GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ

4 538 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng CLKD cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010-2015 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ Tên giao dịch: CANTCIMEX Tên viết tắt: CCM Trụ sở chính: Quốc lộ 80, xã Thới Thuận, Thốt Nốt, TP. Cần Thơ Điện thoại: (07103) 859316 - 859216 Fax: (07103) 859562 Email: ximangcantho@vnn.vn Website: http://www.ximangcantho.vn Vốn điều lệ: 27.500.000.000 đồng 3.1. GIỚI THIỆU Các cơ sở lý thuyết về việc xây dựng chiến lược kinh doanh đã được trình bày trong chương hai. Chương ba này giới thiệu về Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ với các phần cụ thể như sau: (1) quá trình hình thành và phát triển, (2) thị trường tiêu thụ xi măng, (3) tình hình sản xuất kinh doanh xi măng. 1 BỊÊN HÙNG BIỆN 3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Năm 1986, xí nghiệp Xi Măng Hậu Giang được thành lập. Năm 1987, xí nghiệp đã tiến hành lập dự án xây dựng nhà máy xi măng mới tại Phước Thới, Ô Môn, Hậu Giang với công suất ban đầu 5.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ nghiền xi măng mới với công suất 2tấn/giờ được sản xuất tại nghiệp Caric, TP.HCM. Tháng 04/1987 UBND Tỉnh phê duyệt dự án công trình Nhà máy Xi măng Hậu Giang, cơ sở tại Phước Thới, Ô Môn. Sau gần một năm vừa hoạt động sản xuất vừa xây dựng, đến tháng 10 năm 1988 các dây chuyền mới cũng được lắp đặt hoàn chỉnh tại phân xưởng Phước Thới, và cũng từ đây nghiệp Xi măng Hậu Giang hoạt động sản xuất chính trên hai cơ sở tại Thốt Nốt và Ô Môn. Năm 1999 nghiệp đã đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất, triển khai lắp đặt dây chuyền nghiền xi măng khép kín do Tập đoàn cơ khí Nặng Triều Dương, Trung Quốc sản xuất. Trên cơ sở các nghiệp và đơn vị trực thuộc, ngày 01/12/1992 Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ chính thức cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu số 5706000015 cho Công ty Sản xuất Kinh doanh – Vật liệu xây dựng Cần Thơ (Sadico). Năm 2004, nghiệp Xi Măng Cần Thơ, trực thuộc Công ty Sản xuất Kinh doanh – Vật liệu xây dựng Cần Thơ (Sadico), tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000096 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 22 tháng 04 năm 2004. Sau hơn 5 năm cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ không chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh mặt hàng xi măng mà còn mở rộng sang một số lĩnh vực như: sản xuất hơi kỹ nghệ, kinh doanh xăng dầu, vận tải hàng hóa đường thủy và đường bộ, xây dựng dân dụng, đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu dân cư… Trong phạm vi bài nghiên cứu này tập trung phân tích lĩnh vực xuất kinh doanh mặt hàng xi măng. 3.3. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ XI MĂNG Tỷ trọng về sản lượng tiêu thụ xi măng tại các thị trường chính của Công ty qua hai năm 2008 và 2009 như sau. Nguồn: P. Kế hoạch tài vụ, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, 2009.  Khu vực miền Tây Nam Bộ: Phần lớn sản phẩm của Xi măng Cần Thơ được tiêu thụ ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ chiếm đến 50.82% năm 2008 và 49.92% năm 2009. Công ty có hệ thống phân phối tại hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ (ĐBSCL) như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.  Khu vực miền Đông Nam Bộ: Thị trường các tỉnh miền Đông như: Bình Dương, Bình Phước, Đak Nông, Biên Hòa, Tây Ninh, Bình Thuận. Đồng thời Công ty còn mở các trạm phân phối ở các tỉnh miền Đông để đảm bảo sự lưu thông hàng hóa liên tục và nhanh chóng trên khu vực này.  Khu vực TP. Hồ Chí Minh: Thị trường TP. Hồ Chí Minh đang có các mặt hàng xi măng: HT1, Sao Mai, Fico, Thăng Long, Công Thanh, Chin Phong. Khách hàng chia làm 03 nhóm chính: - Các công ty xây dựng chủ yếu sử dụng: HT1, Sao Mai, vì tính an toàn và vì yêu cầu của nhà đầu tư. - Các cửa hàng sử dụng chủ yếu là Fico, giá thành thấp và chương trình khuyến mãi đa dạng nên thu hút được nhiều của hàng. - Các nhà phân phối: sử dụng nhiều loại mặt hàngnhưng đa số đều có mối quan hệ làm ăn trước đó. Các dòng sản phẩm chính là Hạ Long, Công Thanh, Thăng Long, Fico. Một số khó khăn tại thị trường ĐB SCL: - Sản phẩm chưa có thương hiệu, chưa được biết đến nên gặp nhiều khó khăn khi mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu. Đa phân k/h y/c sản phẩm có thương hiệu. - Các công trình xây dưng đều sử dụng những mặt hàng truyền thống (HT; SM). - Số lượng cửa hàng trên địa bàn không nhiều nên khó tìm tìm được thị truờng để tiêu thụ và quảng bá thương hiệu Nhìn chung không có sự biến động lớn về tỷ trọng sản lượng tiêu thụ giữa các thị trường. 3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH XI MĂNG: Hoạt động sản xuất của công ty bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó sản xuất và kinh doanh xi măng mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận chính chiếm hơn 95% tổng doanh thu và lợi nhuận, cụ thể: Hình 3.1. Tỷ trọng tiêu thụ xi măng tại các thị trường năm 2008 Hình 3.2. Tỷ trọng tiêu thụ xi măng tại các thị trường năm 2009 Hình 3.3 Doanh thu hoạt động kinh doanh xi măng từ năm 2006 – 2009 Nguồn: P. Kế hoạch tài vụ, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, 2009. Lợi nhuận sau thuế (hoạt động kinh doanh xi măng) của Công ty năm 2006 và 2007 không có nhiều biến đổi. Riêng năm 2008, lợi nhuận sau thuế giảm chỉ đạt 10.739 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là Công ty phải trả lãi vai do trước đây đã vai nợ của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng trong quá trính chuyển đổi thành công ty cổ phần. Năm 2008, công ty phải trả hơn 8,1 tỷ đồng chi phí lãi vai đã làm cho lợi nhuận giảm đi đáng kể. Năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do giá nguyên liệu đầu vào biến động khó lường trong khi giá sản phẩm không đổi, môi trường kinh doanh suy giảm khiến cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều gặp khó khăn. Tuy vậy, Công ty vẫn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận 49,91% và doanh thu 3,61% so với cùng kỳ năm 2008. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp 04 lần so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh xi măng đạt 19,511 tỷ đồng, vượt 100% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2009 (9,75 tỷ). 3.5. TÓM TẮT Thành lập từ năm 1986, Công ty đã trãi qua quá trình phát triển lâu dài. Đến nay, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa 05 năm và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, sản xuất kinh doanh xi măng được xác định là ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu hàng năm. Thị trường tiêu thụ xi măng chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh. . vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010-2015 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG. Nguồn: P. Kế hoạch tài vụ, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, 2009. Lợi nhuận sau thuế (hoạt động kinh doanh xi măng) của Công ty năm 2006 và 2007 không

Ngày đăng: 19/10/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan