THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TẬP ĐOÀN

33 382 3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TẬP ĐOÀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TẬP ĐOÀN 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tập Đoàn. 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty. Công ty cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tập Đoàn được thành lập ngày 24 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng. Tên giao dịch của công ty là : Công ty cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tập Đoàn Tên viết bằng tiếng Anh : GROUP SERVICE TRADING JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: GST Số dăng ký kinh doanh : 0203003322 do Phòng Đăng ký kinh doanh -Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải phòng cấp ngày 24 tháng 7 năm 2007 Địa chỉ: Số 18/262 , Phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Điện thoại giao dịch: (0313)717091. Fax: 0313717091. Email: hieusodd@yahoo.com Vốn điều lệ của công ty: 1.800.000.000đ Mệnh giá cổ phần: 100.000đ Số cổ phần: 18.000 cổ phần. Trị giá: 1.800.000.000đ Bảng 1: Danh sách cổ đông Sáng lập: STT Tên cổ đông Loại cổ phần Số cổ phần Giá trị cổ phần ( triệu đồng) Tỷ lệ góp vốn ( %) 1 Bùi Trung Hiếu Phổ thông 10.800 1.080 60 2 Phan Đức Hoàng Phổ thông 4.500 450 25 3 Quốc Việt Phổ thông 2.700 270 15 ( Nguồn : phòng hành chính tổng hợp ) • Để mở rộng thị trường kinh doanh của công ty thì công ty đã thành lập Văn phòng đại diện cho công ty tại địa bàn thành phố Hải Phòng. *Văn phòng đại diện Công ty Dịch vụ Thương Mại Tập Đoàn được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 2007, hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp Công ty cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tập Đoàn. Tên giao dịch là: Văn phòng đại diện Công ty Dịch vụ Thương Mại Tập Đoàn. Địa chỉ văn phòng đại diện: 22/14 Cầu Đất - Ngô Quyền - Hải Phòng. Điện thoại: (0313)201518 Email: Haphan_114@yahoo.com Số đăng ký kinh doanh: 0203003322 Nội dung hoạt động: Giao dịch với khách hàng theo ủy quyền của công ty. 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. - Dịch vụ xuất nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu, ký gửi hàng. - Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch. - Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, ngoại tỉnh. - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy. - Tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại. - Tổ chức các sự kiện, hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn. 2.1.3. cấu tổ chức của công ty . 2.1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Sơ đồ cấu tổ chức của công ty. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 2.1.3.2. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban trong công ty. * Đại hội đồng cổ đông : Là quan thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyền và nhiệm vụ chủ yếu như sau : Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị. Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán, quyết toán tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần, quyết định cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của công ty, quỹ lương và thù lao cho thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát. * Hội đồng quản trị: Thực hiện các chức năng lãnh đạo, quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của công ty, Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông công ty bầu ra, quyền nhân danh công ty để giải quyết, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. * Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.Ban kiểm soát BAN KIỂM SOÁTĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Phòng hành chính tổng hợp Phòng tài chính kế toán Bộ phận vận tải Bộ phận xuất nhập khẩu Bộ phận kinh doanh lữ hành giúp Đại hội đồng cổ đông thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật của nhà nước. Ban kiểm soát phải báo cáo với Đại hội đồng cổ đông theo định kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình, kịp thời phát hiện và báo cáo ngay cho Đại hội đồng cổ đông về những hoạt động không bình thường, dấu hiệu phạm pháp trong công ty. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát của mình khi chưa được Đại hội đồng cổ đông cho phép, phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi vi phạm pháp luật. * Ban giám đốc: Giám đốc được bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc quy định cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, mối quan hệ của các đơn vị trực thuộc công ty. Đồng thời thực hiện chính sách đối với cán bộ, công nhân viên chức của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công hoặc ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc ủy quyền thực hiện. * Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: chức năng giúp ban lãnh đạo về chỉ huy, phân cấp việc tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chon các hình thức trả lương, thưởng, thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật. Quyết định các mức lương thưởng cho người lao động trên sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, chi phí dịch vụ và hiệu quả lao động của toàn công ty. Tổ chức hướng dẫn thi hành các chế độ chính sách liên quan tới chế độ, quyền lợi người lao động. Đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần người lao động, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho người lao động. Kiến nghị khen thưởng kỉ luật CBCNV vi phạm nếu có. Tham mưu cho giám đốc xây dựng mô hình tổ chức và quản lý doanh nghiệp, quy hoạch cán bộ. Quản lý hồ sơ nhân sự trong toàn doanh nghiệp, cũng như các văn bản, giấy tờ khác liên quan tới doanh nghiệp. * Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty như : Theo dõi, ghi chép chi tiêu của công ty theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán của nhà nước , theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của công ty. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh đạo biện pháp xử lý kịp thời. * Bộ phận xuất nhập khẩu: thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, với chức năng nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu theo giấy phép đăng ký kinh doanh. *Bộ phận kinh doanh lữ hành : Kinh doanh các tour du lịch phục vụ khách đi tham quan du lịch, lễ hội, . trong và ngoài nước, cho thuê xe du lịch, làm hộ, chiếu visa… *Bộ phận vận tải : Kinh doanh vận tải đường thủy đường bộ, vận chuyển hành khách trong và ngoài tỉnh,… 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008. Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 Đơn vị: nghìn đồng TT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2008 1 2 3 4 5 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 11.536.000,000 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 57.705,200 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 11.478.294,8 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 8.984.388,900 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 2.493.905,900 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7 Chi phí tài chính 22 8 Chi phí bán hàng 24 490.302,400 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 960.000,000 10 Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh 30 1.034.603,500 11 Thu nhập khác 31 12 Chi phí khác 32 13 Lợi nhuận khác 40 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1.034.603,500 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 292.208,980 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 52 742.394,520 17 Lãi bản trên cổ phiếu 60 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua kết quả trên ta thấy, công ty kinh doanh cũng đã đạt được kết quả khá khả quan, tuy lợi nhuận thu lại chưa cao nhưng chứng tỏ công ty cũng đã cố gắng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì trong năm 2008 nhìn chung các doanh nghiệp trong nước ta đều đứng trước những khó khăn do tình hình lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang lại. Bên cạnh đó công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tập Đoàncông ty mới được thành lập ( tháng 7 năm 2007), nên công việc kinh doanh chưa đi vào quỹ đạo cụ thể, các khách hàng truyền thống chưa có, chi phí ban đầu cho việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, chi phí cho việc quảng cáo thương hiệu của công ty, đưa hình ảnh của công ty tới các khách hàng đã làm chi phí của công ty tăng cao trong khi doanh thu chưa ổn định. Tuy vậy công ty cũng đã rất cố gắng tiếp cận với khách hàng nên công ty đã ký kết được khá nhiều hợp đồng với khách hàng, những hợp đồng này không lớn nhưng giúp cho công ty được những bạn hàng quen thuộc, mở rộng được các mối quan hệ. Trong thời gian tới, công ty cần phải điều chỉnh lại phương thức kinh doanh cũng như cải tiến hoàn thiện lại cách thức kinh doanh để công ty hoạt động đạt hiệu quả cao hơn nữa. Bảng 3 : Doanh thu 3 bộ phận của công ty năm 2008. Đơn vị : nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Cuối năm / Đầu năm % Doanh thu lữ hành. 2.386.400 1.635.000 -751.400 -31,49 Doanh thu XNK 938.650 718.250 -220.400 -23,48 Doanh thu vận tải 2.866.350 2.991350 125.000 4,36 Tổng doanh thu 6.306.200 5.229.800 -1.076.400 -17,07 ( nguồn : phòng kế toán ) Biểu 1 : Biểu đồ so sánh doanh thu các bộ phận của công ty năm 2008. Đơn vị : nghìn đồng Nhận xét : Qua biểu trên nhìn chung doanh thu của công ty ở 6 tháng cuối năm giảm so với 6 tháng đầu năm. 6 tháng đầu năm doanh thu đạt được là 6.306.200 nghìn đồng, 6 tháng cuối năm là 5.229.800 nghìn đồng, giảm 1.076.400 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm là 17,07 %. Đi sâu vào từng bộ phận ta thấy, tỉ lệ giảm của bộ phận kinh doanh lữ hành là lớn nhất, điều này chứng tỏ tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng rất lớn đối với công ty. 6 tháng đầu năm thường đúng vào mùa lễ hội và mùa hè nên lượng khách của công ty lớn, do đó doanh thu đạt được cũng lớn. Còn 6 tháng cuối năm lượng khách của công ty giảm hẳn bởi không vào chính vụ của ngành du lịch. Doanh thu lữ hành 6 tháng đầu năm là 2.386.400 nghìn đồng, thì 6 tháng cuối năm chỉ 1.635.000 nghìn đồng, giảm 751.400 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm là 31,49 %. Ở bộ phận xuất nhập khẩu doanh thu 6 tháng cuối năm cũng giảm là 220.400 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ giảm là 23,4 %. thể nói sự sụt giảm ở bộ phận xuất nhập khẩu do chịu tác động của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, vào những tháng cuối năm khủng hoảng kinh tế tác động mạnh mẽ tới tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam. Và việc xuất khẩu hàng hóa của công ty cũng bị ngưng trệ, hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó thì doanh thu của bộ phận vận tải lại sự gia tăng đôi chút, với doanh thu 6 tháng đầu năm là 2.86.350 nghìn đồng, 6 tháng cuối năm là 2.991.350 nghìn đồng, tăng 125.000 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 4,36 %. Để đạt được kết qua cao hơn nữa trong kinh doanh thì công ty cần những chính sách nhằm tăng doanh thu của các bộ phận vào những tháng cuối năm. 2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tập Đoàn. 2.2.1. Tổng hợp số lượng lao động và cấu lao động. Bảng 4 : cấu nhân lực của công ty năm 2007 – 2008. STT Các bộ phận Số lượng người Tỉ trọng Năm 2007 Năm 2008 tuyệt đối % 1 Hội đồng quản trị 3 3 - - 2 Giám đốc 1 1 - - 3 Phó giám đốc 1 1 - - 4 Bộ phận lữ hành 7 11 4 57,14 5 Bộ phận xuất nhập khẩu 6 4 - 2 -33,33 6 Bộ phận vận tải 7 7 - - 7 Phòng hành chính tổng hợp 2 2 - - 8 Phòng tài chính kế toán 3 2 - 1 -33,33 9 Tổ bảo vệ 1 1 - - Tổng 31 32 1 3,22 ( Nguồn : phòng hành chính tổng hợp) Nhìn vào biểu trên chúng ta thấy rằng số lượng lao động của cả công ty trong năm 2007, năm 2008 không sự thay đổi lớn. Mặc dù công ty mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2007 số lượng lao động của toàn công ty là 31 người, năm 2008 là 32 người chỉ tăng 3,22 %, số lượng lao của toàn công ty nhìn chung không biến động nhiều nhưng đi sâu vào tình hình cụ thể từng bộ phần ta thấy rõ sự thay đổi. Bộ phận kinh doanh lữ hành năm 2007 là 7 người thì năm 2008 là 11 người tăng 57,14 %. Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2007 là 6 người, năm 2008 giảm 2 người còn 4 người tương ứng với tỉ lệ giảm là 33,33 %. Phòng tổ chức tài chính kế toán năm 2007 là 3 nhân viên, năm 2008 giảm đi 1 người, tương ứng với tỉ lệ giảm là 33,33 %. Sự thay đổi về số lượng lao động ở mỗi bộ phận thay đổi thể giải thích bởi lý do sau : Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tập Đoàncông ty mới thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đi vào quỹ đạo ổn định, nên cán bộ nhân viên giữa các bộ phận chưa được sắp xếp một cách hợp lý, cách thức tổ chức điều động nhân viên của công ty cũng chưa kinh nghiệm. Mặt khác vào cuối năm 2008 công ty cũng chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc kinh doanh của công ty cũng gặp khó khăn, đặc biệt là đối với bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu, việc xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty dường như bị ngưng trệ, hoạt động kém hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó thì lĩnh vực kinh doanh lữ hành và kinh doanh vận tải của công ty lại là thế mạnh mặc dù vẫn chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. 2.2.2. Đánh giá chất lượng nhân lực của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tập Đoàn. 2.2.2.1. Đánh giá chất lượng lao động theo trình độ đào tạo. Để đánh giá và phân tích chất lượng nhân lực đang làm việc trong công ty thì trước hết thì chúng ta sẽ xem xét cấu lao động của công ty theo trình độ đào tạo. Từ số liệu thu thập được của năm 2007- 2008 ta bảng cấu lao động theo trình độ đào tạo như sau: [...]... của công ty hết sức quan tâm đến trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên trong công ty, những con số biết nói về trình độ được đào tạo của nhân viên trong công ty là một điều hết sức thuận lợi cho công ty để công ty hoạt động kinh doanh hiêu quả Biểu 2 : Biểu đồ trình độ nhân lực của công ty Đơn vị: Người Đối với một công ty kinh doanh đa ngành nghề như công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tập Đoàn. .. lớn nhất của công ty, bởi sử dụng một lượng tài sản lớn của công ty Như vậy qua việc phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực thì nhìn chung việc sử dụng lao động trong công ty hiệu quả đặc biệt là lao động ở bộ phận vận tải 2.3.3 Kết luận về thực trạng sử dụng nhân lực của công ty Nhìn chung lực lượng lao động của công ty tương đối ổn định, đội ngũ nhân viên phần lớn là... đối với nhân viên đang tập sự thì việc đánh giá được tiến hành ngay trước khi hết hạn tập sự Thông qua việc đánh giá nhân viên sẽ giúp cho công ty rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và điều chỉnh lại kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình Sau đây là mẫu phiếu đánh giá nhân viên của công ty Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tập Đoàn Phiếu đánh giá nhân viên Tên nhân viên... là nhân viên trong công ty - Mở hồ sơ cho nhân viên mới, chính thức bổ sung những nhân viên mới vào danh sách nhân viên trong công ty - Chuẩn bị các biểu mẫu nhân sự và hợp đồng lao động cho nhân viên Việc tuyển dụng lao động của công ty được thực hiện trình tự theo các bước trên Nguồn lao động đó thể là đề bạt nội bộ hoặc tuyển mộ từ bên ngoài Với một quy trình tuyển dụng như thế này, công ty sẽ... đó để trả công Nhân viên nữ nghỉ sinh con trong vòng 6 tháng và trong thời gian đó nhân viên được hưởng lương BHXH theo quy định của công ty Trong trường hợp kết hôn hoặc cha mẹ, vợ chồng, các con của nhân viên qua đời thì sẽ được nghỉ 7 ngày hưởng nguyên lương Ngày sinh nhật, ngày lễ, nhân viên đều được nhận quà của công ty Công ty đã chính sách khuyến khích các bộ công nhân trong công ty thúc đẩy... việc trong 3 tháng , trong quá trình thử việc nhân viên được hưởng 80% lương Với chính sách tuyển dụng như hiện nay, công ty sẽ chọn lựa được những người thực sự tài, sẽ cho phép khai thác sử dụng tài nguyên nhân lực một cách linh hoạt và hiệu quả Công tác tuyển dụng này kích thích khả năng làm việc, tinh thần trách nhiệm đối với công việc của nhân viên trong công ty Họ luôn ý nghĩ muốn tồn tại trong. .. tranh đối với các công ty kinh doanh cùng ngành nghề trên thị trường Bên cạnh những điểm mạnh đó công ty còn những khó khăn cần phải tháo gỡ Điểm nổi bật trong công ty hiện nay là số lượng cán bộ công nhân viên giỏi, khả năng làm tốt chỉ làm việc tại công ty trong thời hạn tạm thời sau đó thời cơ, hội họ sẽ rời bỏ công ty chuyển sang công ty khác nên một số bộ phận trong công ty thiếu người,... việc Nhận thức được vấn đề này, công ty đã xây dựng một nền văn hoá, một môi trường làm việc lành mạnh, bình đẳng và hoà thuận giữa mọi người lao động, và đã được toàn thể nhân viên trong công ty chấp nhận, tạo tinh thần làm việc thoải mái trong công ty Về bản việc đãi ngộ nhân lực tại công ty đã thực hiện tốt, chặt chẽ theo quy chế của công ty Đối với tất cả các nhân viên khi đã kí kết hợp đồng... quát về trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên trong công ty, thì những con số trên thể hiện trình độ ngoại của người lao động trong công ty khá cao, thể nói là phù hợp hay rất lý tưởng cho một công ty vừa kinh doanh dịch vụ vừa kinh doanh thương mại Xem xét một cách chi tiết thì năm 2007 số cán bộ công nhân viên biết ngoại ngữ là 19 người chiếm 61,29 % Trong đó số người biết ngoại ngữ ở trình... trong công ty lâu dài thì phải phấn đấu học hỏi hơn nữa nhưng đôi khi cũng làm cho người lao động căng thẳng và mệt mỏi 2.2.2.5 Công tác sắp xếp, sử dụng, đánh giá nhân lực Trong bất kỳ một công ty nào, việc sử dụng và sắp xếp lao động bao giờ cũng là vấn đề hết sức khó khăn Nguồn nhân lực là nguồn mang tính chiến lược Việc quản lý nguồn nhân lực liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững của công . THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TẬP ĐOÀN 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tập Đoàn. 2.1.1 quyền của doanh nghiệp Công ty cổ phần Dịch vụ Thương Mại Tập Đoàn. Tên giao dịch là: Văn phòng đại diện Công ty Dịch vụ Thương Mại Tập Đoàn. Địa chỉ văn phòng

Ngày đăng: 19/10/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan