Tuần 18 tiết 33+34 HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

5 503 1
Tuần 18 tiết 33+34 HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

giáo án đại số 9 tuần 18

Đại số 9 Tuần 18 tiết 33 Chương III: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN §1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó. - Hiểu tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó. * Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ đồ thị, tính toán, suy luận. * Tư tưởng: HS tích cực học tập, cẩn thận khi vẽ hình. II. CHUẨN BỊ: - GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ. - HS: Thước thẳng, compa, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp (1’) 2. Bài mới (35’) Đvđ: Giới thiệu phương trình bậc nhất hai ẩn thông qua bài toán cổ. Gọi số gà là x, số chó là y ta có: x + y = 36; 2x + 4y = 100 là các ví dụ về phương trình bậc nhấthai ẩn số  GV giới thiệu nội dung chương III. Chuẩn KT-KN Hoạt động của GV và HS Nội dung -Hiểu khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. -Nhận biết và cho được ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn. -Biết được khi nào một cặp số (x 0 ; y 0 ) là một nghiệm của phương trình - GV: Từ ĐVĐ, tổng quát phương trình bậc nhất hai ẩnhệ thức dạng ax + by = c , trong đó a, b, c là các số đã biết (a ≠ 0 hoặc b ≠ 0) - GV gọi HS đọc định nghĩa. +HS: Đọc định nghĩa và ghi nhớ. -GV: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất hai ẩn: 4x – 5y=0; 3x 2 + x = 5; 0x + 8y = 8 ; 2x + 0y = 0; 0x + 0y = 2; x+y–z = 3 + HS trả lời miệng tại chỗ. - GV cho HS nghiên cứu vd1– SGK. + HS tự nghiên cứu VD1 Sgk tr 5. -GV: Thế nào là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn? + HS đọc khái niệm. -GV yêu cầu HS nghiên cứu VD2. + HS tự nghiên cứu VD2 Sgk. + GV đọc chú ý – SGK. -GV yêu cầu HS làm ?1 -GV gọi 2 HS lên bảng làm. + 2 HS đại diện cùng lên làm. HS dưới lớp làm vào vở 1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn: • Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng: ax + by = c (1) (a, b, c là các số đã biết, a≠0 hoặc b≠0) * Ví dụ 1: SGK tr 5. • Nếu giá trị của vế trái tại x =x 0 và y = y 0 bằng vế phải thì cặp số (x 0 ; y 0 ) được gọi là một nghiệm của phuong trình (1). Ta viết: Phương trình (1) có nghiệm là (x; y) = (x 0 ; y 0 ) * Ví dụ 2: SGK tr 5. • Chú ý: SGK tr 5. ?1 Cho phương trình 2x – y = 1 a) Cặp số (1 ; 1) là một nghiệm của phương trình vì VT = 2.1 – 1 = 1 = VP Tương tự cặp số (0,5; 0) là một nghiệm của phương trình. 1 Đại số 9 Chuẩn KT-KN Hoạt động của GV và HS Nội dung ax+by=c. -Biết viết nghiệm tổng quát của phương trình bậc nhất ax+by=c. -Biết cách vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ (từng trường hợp a≠0 và b≠0; a≠0 và b=0; -GV: Yêu cầu HS làm tiếp ?2 SGK. +HS trả lời miệng. -GV: Thế nào là hai phương trình tương đương, phát biểu quy tắc chuyển vế? + HS trả lời miệng tại chỗ -GV: Phương trình bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm. Cách biểu diễn tập nghiệm như thế nào? +HS tự đọc ví dụ Sgk. Làm ?3 Sgk trên bảng phụ. -GV: Đường thẳng y = 2x – 1 còn gọi là đường thẳng 2x – y = 1. -GV: Giới thiệu tập nghiệm và nghiệm tổng quát của phương trình 2x – y = 1. +HS chú ý. - GV gọi HS lên bảng vẽ đường thẳng y = 2x + 1 trên hệ trục toạ độ. +HS: 1 em lên bảng vẽ hình. Cả lớp làm vào vở. -GV: Tìm nghiệm tổng quát của các phương trình: 0x + 2y = 4; x + 0y = 1,5; +HS: trả lời. -GV: Vậy phương trình bậc nhất hai b) Một số nghiệm khác của phương trình: (0 ; -1) ; (2 ; 3), . ?2 Phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm, mỗi nghiệm là một cặp số. 2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn: ?3 Xét phương trình 2x – y = 1 ( 2) ⇒ y = 2x – 1 x – 1 0 0,5 1 2 2,5 y = 2x – 1 – 3 – 1 0 1 3 4 -Tập nghiệm của phương trình (2) là: S ={(x ; 2x – 1) /x∈R} Pt (2) có nghiệm tổng quát là ( x ; 2x – 1) với x tùy ý (x∈R) hay 2x 1 x R y ∈   = −  (3) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm biểu diễn của phương trình (2) là đường thẳng y = 2x – 1. Tập nghiệm của (2) được biểu diễn bởi đường thẳng (d) hay đường thẳng (d) được xác định bởi phương trình 2x – y = 1 . Viết gọn là (d): 2x – y = 1 -Phương trình 0x + 2y = 4 có nghiệm tổng quát là (x ; 2) với x ∈ R. Tập nghiệm là đường thẳng y = 2. -Phương trình x + 0y = 1,5 có nghiệm tổng quát là (1,5 ; y) với y ∈ R. Tập nghiệm là đường thẳng x = 1,5 * Tổng quát: (Sgk) - Phương trình bậc nhất hai ẩn ax+by = c 2 y x Đại số 9 Chuẩn KT-KN Hoạt động của GV và HS Nội dung a=0 và b≠0). -Biết cách giải phương trình bậc nhất hai ẩn. ẩn có bao nhiêu nghiệm? Tập nghiệm của nó được biểu diễn như thế nào? Khi a≠0, b≠0 thì phương trình có dạng như thế nào? Khi a≠0 và b =0 thì phương trình dạng như thế nào? Khi a=0 và b≠0 thì phương trình dạng như thế nào? +HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời từng câu. luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax+by = c, kí hiệu (d). - Nếu a≠0 và b≠0 thì đường thẳng (d) chính là đồ thị của hàm số bậc nhất a c y x b b = − + Nếu a≠0 và b =0 thì phương trình trở thành ax = c hay c x a = , đường thẳng (d) song song hoặc trùng với trục tung. Nếu a=0 và b≠0 thì phương trình trở thành by = c hay c y b = , đường thẳng (d) song song hoặc trùng với trục hoành. 3. Củng cố - Dặn dò: (9’) *Củng cố: -Thế nào là phương trình bậc nhất hai ẩn? Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn là gì? - Phương trình bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm? - Làm bài 1; 2a, d, e, f Sgk tr 7. *Dặn dò: - Học bài, làm bài 2 (b, c), 3 Sgk tr 7. - Tiết sau trả bài kiểm tra học kì I phần đại số. ************************************* Tuần 18 tiết 34 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS thấy được những ưu điểm, tồn tại của mình qua bài kiểm tra học kì, biết tự sửa chữa những sai sót sau khi được sửa bài. - Kỹ năng : Nhận biết những dạng toán làm được và chưa làm được. - Thái độ : HS tích cực học tập II. CHUẨN BỊ: -GV: Bài kiểm tra đã chấm, đáp án, bảng phụ. -HS: Dụng cụ học tập, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Tổ chức lớp (1’) 2. Bài mới (43’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Nhận xét chung - Nêu những phần HS làm được và chưa làm được trong bài kiểm tra (phần đại số). - Nêu những lỗi mà HS thường mắc phải khi làm bài. Hoạt động 2: Sửa bài kiểm tra phần đại số - Lắng nghe để rút kinh nghiệm. 3 Đại số 9 - Sửa theo thứ tự các câu trong phần đại số của đề kiểm tra. - Công bố điểm từng mục. I. Phần trắc nghiệm: (mỗi đáp án được 0,25đ) 1. - Theo dõi và sửa bài vào vở. - Có thể tự chấm điểm cho bài làm của mình. Cột A Cột B 4x − xác định khi x = 2 Nếu 9 . 3 4 x = thì x = 4 Nếu 2 32 8x = − thì x > 4 x ≥ 4 2. Câu 2.1 2.2 2.3 Đáp án c d a II. Phần tự luận: 4. (2đ) 4.1. (1đ) 3 3 48 5. 25 3 + = 3 3 48 5.25 16 125 4 5 9 3 = + = + = + 4.2. (1đ) ( ) ( ) 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 : 1 : 1 1 1 1 x x x x x x x x   + − +   + −     + − + =  ÷  ÷ + +     − −     2 2 1 1 1 1 1 1 1 x x x x x   + − − + = ×   + + −     1 x= − (với –1 < x < 1) 5. (1,5đ) 5.1. Hàm số y = (m – 3)x + 1 đồng biến khi m – 3 > 0 ⇔ m > 3. (0,25đ) Hàm số y = (m – 3)x + 1 nghịch biến khi m – 3 < 0 ⇔ m < 3. (0,25đ) 5.2. Với m = 5 ta được y = 2x + 1. *Cho x = 0 ⇒ y = 1 ⇒ A (0 ; 1) ∈ đồ thị của hàm số. (0,25đ) Cho y = 0 ⇒ x = –0,5 ⇒ B (–0,5 ; 0) ∈ đồ thị của hàm số. (0,25đ) (Hoặc cho x = 1 ⇒ y = 3 ⇒ B’ (1 ; 3) ∈ đồ thị của hàm số). Đường thẳng AB là đồ thị của hàm số y = 2x + 1. *Vẽ đồ thị: (0,5đ) 4 A B Đại số 9 Hoạt động 3: GV trả bài, HS xem bài. - Trả bài kiểm tra, lưu ý HS không được sửa vào bài. - Rút kinh nghiệm cho HS - Nêu tỉ lệ đúng của từng câu. - Nhận bài để xem lại, nhìn nhận những thiếu sót hay sai lầm trong bài làm. - Xem lại điểm các phần. - Lắng nghe. 3. Dặn dò: (1’) - Rút kinh nghiệm những sai lầm thường mắc phải trong bài kiểm tra để chuẩn bị tốt hơn cho học kì II. - Xem trước bài Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. ********************************************* Tuần 19 tiết 35 §2. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm được khái niệm nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Khái niệm hai hệ phương trình tương đương. - Kỹ năng: Biết dùng phương pháp minh họa hình học tìm tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Nhận biết được hai hệ phương trình tương đương. - Thái độ: Cẩn thận chính xác, tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ, phấn màu. - HS: Ôn cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất. Khái niệm hai phương trình tương đương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra (6’ ) a. Định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn. Cho ví dụ. b. Cho phương trình : 3x – 2y = 6. Viết nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình. Câu hỏi thêm cho cả lớp: Biểu diễn tập nghiệm của phương trình 2x + 2y = 9 trên mặt phẳng tọa độ của bài b. Xác định tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng và cho biết tọa độ của nó là nghiệm của phương trình nào ?  GV vào bài 3. Bài mới (33’ ) 5 KÝ DUYỆT . số 9 Tuần 18 tiết 33 Chương III: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN §1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nắm được khái niệm phương. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm được khái niệm nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Khái niệm hai hệ phương trình

Ngày đăng: 19/10/2013, 20:17

Hình ảnh liên quan

Làm ?3 Sgk trên bảng phụ. - Tuần 18 tiết 33+34 HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

m.

?3 Sgk trên bảng phụ Xem tại trang 2 của tài liệu.
-GV: Bài kiểm tra đã chấm, đáp án, bảng phụ.      -HS: Dụng cụ học tập, vở ghi. - Tuần 18 tiết 33+34 HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

i.

kiểm tra đã chấm, đáp án, bảng phụ. -HS: Dụng cụ học tập, vở ghi Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan