Nguyên tắc trưng bày nội dung trong Web Thương mại điện tử (part 1)

5 461 0
Nguyên tắc trưng bày nội dung trong Web Thương mại điện tử (part 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyên tắc trưng bày nội dung trong Web TMĐT (part 1) Hãy tưởng tượng, bạn có một cửa hàng bán hàng tiêu dùng. Một cửa hàng nằm hun hút trong con hẻm bé tí tẹo giữa con phố chen chúc cửa hàng, siêu thị. Bạn không giàu có gì để hợp tác thương hiệu hay làm đại lý phân phối cho một thương hiệu nổi tiếng. Ngày ngày, bạn cặm cụi đi nhặt hàng từ các đại lý lớn và tự hào bày chúng lên những cái kệ còn thơm mùi sơn. Con hẻm tuy nhỏ nhưng thỉnh thoảng vẫn có khách hỏi mua. Một tháng, hai tháng rồi một năm trôi qua, doanh thu vẫn mấp mé ở mức đủ để bạn không nợ tiền hàng, và dần dần bạn bắt đầu ăn cụt cả vốn liếm. Cứ thế này có đảm bảo tương lai của mình hay không? Ngày qua ngày, bạn suy để thoát khỏi bế tắc, sự vất vả trong công việc khiến bạn dễ nổi cáu hơn với mọi người. Một ngày đẹp trời nọ, nhân dịp cúi nhặt một đồng xu rơi trên con phố đó, bạn có thời gian ngắm nhìn vạn vật xung quanh và nhận ra trên các ngã tấp nập người qua lại có những cô bé cậu bé tay cầm hàng xấp giấy quảng cáo, mặt niềm nở ấn vào tay từng người qua lại. Một ý tưởng chợt loé lên, bạn bấm bụng in ra vài nghìn tờ quảng cáo và cũng hấp hởi lao ra con phố. Bỗng nhiên két . két . két hự. Tiếng ô tô phanh gấp. Mồ hôi đầm đìa, bạn tỉnh dậy thấy . mình thật may mắn khi không lâm vào tình trạng đó. Nhưng bạn có biết hầu hết các Website định hướng TMĐT hoặc chí ít là Brochureware tại Việt Nam đang lâm vào hoàn cảnh như vậy không? Nhà giàu thì quảng cáo, PR trên Web site có lượng truy nhập lớn, nhắm đúng thị trường mục tiêu hay kết hợp với các phương tiện truyền thông khác; nhà nghèo thì spam qua thư điện tử, trên diễn đàn, mạng xã hội, SEO và hàng trăm thủ thuật không một mảnh nối khác. Trong bài viết này tôi tập trung khai thác khía cạnh tự marketing của Site mà một thể hiện dễ nhận thấy của nó là Trưng bày nội dung. Nghe to tát vậy thôi nhưng chiếu theo Marketing truyền thống, trong Customer Insight tôi nhận thấy 3 chữ C: Customer's want & need, Communication và Convenience bao phủ vấn đề này. Vậy chúng ta đã có lý thuyết hỗ trợ để mổ xẻ vấn đề Trưng bày nội dung trên Internet rồi phải không nào! Một cụm từ để mô tả chuẩn xác cho vấn đề chúng ta sẽ bàn đến là Visual Display, tương đương với nó trong Marketing truyền thống có cụm từ Store Display để nói đến Brick 'N Mortar Store. Phần tôi đề cập đến sẽ là giao diện của Website - đầu ra của những công việc cực nhọc của bộ phận Product & User Experience (không liên quan đến lập trình), những công việc tiêu tốn rất nhiều tiền của một dự án Website, công việc đấu tranh dành quyền lợi cho khách hàng, hay nói tóm lại là một thứ gì đó rất mỹ miều phủ ngoài một cỗ máy quái vật bên trong. Trong bài viết tôi sử dụng Web Amazon và một số hình ảnh phương Tây để minh hoạ các lý thuyết của tôi. Có thể bạn hơi thất vọng, nhưng chúng ta đành tạm sử dụng các minh hoạ này do chúng thể hiện rất tốt những gì tôi muốn nói, trong khi đồ nhà chưa chàng nào đạt được đến vậy. Nào bạn uống trà hay café. Sẵn có nước sôi mời bạn một tách cafe đen để không ngủ gật khi đọc tiếp bài viết này. Căn nhà ảo để trưng bày sản phẩm Hãy quên đi sự ồn ào tấp nập của con phố bên ngoài căn phòng trưng bày nội dung, chúng ta hãy cùng xem căn phòng này có đáp ứng được yêu cầu để làm một siêu thị hay không? Để các lý thuyết xa lạ gần hơn với trải nghiệm marketing truyền thống, tôi sẽ sử dụng các từ ngữ Marketing & bán hàng để mô tả. Vừa cười vừa nói, anh bạn đồng nghiệp đẩy tay sang ngang. Gần như không cần nhìn, anh ta vẫn lượm được ba túi bột giặt trước khi khoe với tôi đây là một trong những nhãn anh đang quản lý. Sau một thời gian không gặp, trông bạn béo ra. Tôi cũng mừng khi anh khá hài lòng với cương vị hiện tại, nhưng cũng lo trước gần chục nhãn hàng anh đang quản lý. Tuy nhiên ngày hôm nay anh hồ hởi kể cho tôi kết quả nghiên cứu & khảo sát trưng bày hàng hoá trong siêu thị của Doanh nghiệp mình làm tôi cũng bớt lo phần nào. Lắng nghe anh nói, tôi chợt nhận ra sao siêu thị giống Website TMĐT đến vậy? Giờ tôi ngồi ngắm trang Amazon và suy ngẫm về những gì anh nói. Trong phần tiếp theo tôi sẽ cho bạn biết những siêu thị ảo như Amazon hay cửa hàng ảo của Việt Nam cần những gì để đáp ứng điều kiện kinh doanh trực tuyến. Chiều dài cửa hàng ảo. Chiều dài của cửa hàng ảo hay trang Web không giới hạn tuy nhiên chúng bị ràng buộc bởi độ lớn của nội dung và khả năng đọc được của người tiêu dùng trực tuyến. Biểu đồ dưới thể hiện mối quan hệ của nội dung và khả năng đọc được của người tiêu dùng. Hình minh hoạ 1 Hình bên trái mô tả: với một số lượng từ trên Web thì người tiêu dùng mất bao lâu để đọc. Số lượng từ trên một trang Web càng nhiều người đọc phải tốn nhiều thời gian để đọc hơn. Cứ 4.4 giây có 100 từ được đọc. Y = 0.044*X + 25.0 <Excel> X: Số lượng từ trên Web Y: Thời gian trung bình của mỗi lần truy nhập Web Hình bên phải mô tả: với một số lượng từ trên Web thì người tiêu dùng có khả năng đọc bao nhiêu phần trăm. Số lượng từ càng lớn, khả năng đọc của người dùng càng thấp. Người đọc chỉ có thể đọc tốt nhất nếu số lượng từ trên một trang Web nhỏ hơn hoặc bằng 111 từ. Y = 2.48* power(X, -0.34) <Excel> X: Số lượng từ trên Web Y: Tỉ lệ phần trăm số từ có thể đọc được trên Web Nguyên tắc trên được áp dụng đối với những trang Web có không nhiều các văn bản có nội dung không liên quan nhau. Với TMĐT, giới hạn số lượng từ giúp người tiêu dùng có khả năng đọc cao còn thấp hơn. . Nguyên tắc trưng bày nội dung trong Web TMĐT (part 1) Hãy tưởng tượng, bạn có một cửa hàng bán hàng tiêu dùng. Một cửa hàng nằm hun hút trong con. bài viết này. Căn nhà ảo để trưng bày sản phẩm Hãy quên đi sự ồn ào tấp nập của con phố bên ngoài căn phòng trưng bày nội dung, chúng ta hãy cùng xem căn

Ngày đăng: 19/10/2013, 19:15

Hình ảnh liên quan

Hình minh hoạ 1 - Nguyên tắc trưng bày nội dung trong Web Thương mại điện tử (part 1)

Hình minh.

hoạ 1 Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan