THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ

47 708 0
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. 1. Trụ sở chính. - Tên đơn vị: Tổng công ty Sông Đà. - Trụ sở chính: Nhà G10 – Thanh Xuân Nam – Thanh Xuân – Hà Nội. - Điện thoại: (84-4) 8541164 - (84-4) 8543805 - (84-4) 8542578. - E-mail: tctsd@songda.com.vn. - Website: hptt//www.songda.com.vn. 2 . Quá trình hình thành phát triển TCT. - Ngày 01 tháng 6 năm 1961: Tổng công ty Sông Đà được thành lập, Công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà, sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà với nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà có công suất 110MW. Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thuỷ điện Việt Nam. - Từ năm 1979 – 1994: Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên Sông Đà - một công trình thế kỷ. Chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà. - Ngày 15 tháng 11 năm 1995: Theo Quyết định số 966/BXD-TCCB của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà Ngày 11 tháng 3 năm 2002: Theo Quyết định số 285/QĐ-Bộ Xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà giữ tến đó cho đến ngày nay. 1 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 1 Tháng 3 năm 2010 : TCT Sông đà chính thức sát nhập các công ty trong lĩnh vực xây dựng khác như TCT Lilama, Tổng công ty Sông hồng, TCT Licogi…thành lập Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt nam với TCT Sông đà làm nòng cốt. - Lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Yaly (720 MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342 MW), Sơn La (2.400 MW)…; Đường dây 500KV Bắc – Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân… Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện. Từ một đơn vị nhỏ chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với nhiều đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông, kinh doanh điện thương phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, CNV TCT Sông Đà đã được Đảng, Nhà nước khen thưởng các danh hiệu: - Danh hiệu Anh hùng Lao động: 4 tập thể và 13 cá nhân. - 2 Huân chương Hồ Chí Minh cho CBCNV TCT Sông Đà. - 3 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 4 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 6 Huân chương Độc lập hạng Ba cho các tập thể. - Huân chương Lao động hạng Nhất cho 9 tập thể và 11 cá nhân. - Huân chương Lao động hạng Nhì cho 16 tập thể và 25 cá nhân . - Huân chương Lao động hạng Ba cho 76 tập thể và 132 cá nhân. - Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ liên tục từ năm 1996 đến năm 2008. - Và nhiều danh hiệu cao quý khác. 2 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 2 3. Các hoạt động chủ yếu của công ty trong những năm gần đây. Từ một đơn vị chỉ chuyên về thi công xây lắp thủy điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã trở thành nhà thầu chuyên nghiệp với nhiều công trình dự án và trở thành nhà đầu tư lớn các lĩnh vực SXCN, đầu tư kinh doanh bất động sản và dịch vụ khác, . là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và nước ngoài, trong nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau như: • Xây lắp: - Các công trình thủy điện, thủy lợi: Xây dựng các nhà máy thủy điện, các công trình thủy nông, các công trình thủy lợi: trạm bơm, đê, kè, kênh đập - Các công trình đường dây truyền tải điện và trạm biến áp; hệ thống điện công nghiệp và dân dụng - Xây lắp các công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông. - Các công trình công nghiệp: lắp dựng nhà xưởng, xây dựng các nhà máy công nghiệp sản xuất xi măng, thép, giấy, dệt, đường, vật liệu chịu lửa. - Các công trình dân dụng: nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn, chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, trung tâm văn hoá thể thao, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng, . - Các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông: các công trình ngầm, san nền, xử lý và gia cố nền móng, xây dựng các công trình giao thông theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. - Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. - Các hệ thống thoát nước, chống thấm và xử lý nước. - Gia công cơ khí và lắp máy • Sản xuất kinhdoanh công nghiệp: - Sản xuất điện thương phẩm. - Sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, thép, gạch, - Sản xuất kết cấu thép. - Sản xuất bê tông và các cấu kiện bê tông đúc sẵn - Khai thác và kinh doanh: cát, đá, sỏi và vật liệu xây dựng khác. 3 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 3 - Sản xuất và gia công hàng may mặc, vỏ bao xi măng. • Đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp. • Các ngành nghề kinh doanh khác - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ xây dựng; tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. - Tư vấn thiết kế xây dựng. - Xuất khẩu lao động: Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. - Vận tải đường thủy và đường bộ. - Nghiên cứu đào tạo: thuộc các lĩnh vực: xây dựng, giao thông, công nghiệp, công nghệ thông tin. - Và nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác như: dịch vụ tài chính, tin học, . 4. Cơ cấu tổ chức TCT. Tổng công ty Sông Đà tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con. Tổ chức bộ máy của Tổng công ty gồm: - Hội đồng quản trị. - Ban Kiểm soát. - Ban Tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng Tổng công ty. - Các đơn vị sự nghiệp. - Các Ban quản lý; Ban điều hành Dự án. - 57 công ty con và công ty liên kế - 19 công ty cháu có vốn góp của Tổng công ty 4 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 4 Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức của tổng công ty Sông Đà hiện nay (Theo mô hình công ty mẹ - công ty con ) TỔNG CÔNG TY SD-công ty mẹ công ty liên kết công ty cổ phần tổng công ty chi phối công ty tnhh 1 thành viên(ct con) BỘ XÂY DỤNG cơ quan chủ quản Tại công ty Mẹ là nơi tập trung của làm việc của Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc Tổng công ty và hệ thống các phòng ban giúp việc cho ban giám đốc . Cơ cấu tổ chức chức của TCT Sơ lược về các đơn vị hành chính trong tổng công ty: Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công ty mẹ : Công ty mẹ được tổ chức, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Công ty mẹ có cơ cấu tổ chức quản lý như sau : • Hội đồng quản trị (gồm Chủ tịch, các thành viên HĐQT) và Ban Kiểm soát, Ban Nghiên cứu chiến lược phát triển Tập đoàn; • Ban Tổng giám đốc (gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng); • Bộ máy giúp việc gồm các ban chuyên môn, nghiệp vụ. • Các Ban điều hành, quản lý dự án; • Các Chi nhánh, đại diện, Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; • Các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc; • Các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ, đào tạo, tin học… 5 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 5 Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức hiện tại của Tổng công ty Sông Đà Theo mô hình cơ cấu tổ chức này công ty mẹ nắm cổ phân các công ty con, nằm quyền kiểm soát các công ty con và công ty liên kết. Trên Tổng công ty cơ cấu phân chia theo sơ đồ cơ cấu chức năng. Theo cơ cấu này nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các 6 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 6 bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hóa chỉ đảm nhận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định. Bộ máy quản lý của công ty gồm có: Ban Tổng giám đốc : + Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện cho các cổ đông của các công ty con và công ty liên kết. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh các cổ đông của toàn TCT để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là bộ phận có vị trí cao nhất trong TCT, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của ban giám đốc TCT và bản thân công TCT như quyết định liên quan đến việc sở hữu TCT, liên quan tới nhân sự chủ chốt của TCT, liên quan đến cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của TCT… + Ban kiểm soát : Là ban kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính. Can thiệp vào hoạt động của TCT khi cần, kiểm tra bất thường. + Chủ tịch hội đồng quản trị : Là người được đảng và nhà nước giao trách nhiệm đại diện phần vốn của nhà nước trong TCT, là người có quyền cao nhất điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của TCT theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết của hôi đồng cổ đông. Nhiệm vụ là phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn. + Tổng Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của Tổng công ty, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động làm việc của Tổng công ty. Thực hiện theo các phương án kinh doanh đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đồng cổ đông. Trình hội đồng quản trị các báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của TCT , chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của TCT trước đại hội đồng cổ đông. + Phó Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và cùng chỉ đạo các vấn đề tring Tổng công ty mà Tổng giám đốc giao cho. Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng, hoặc được giám đốc ủy quyền để giải quyết và điều hành công tác tổ chức tài chính, sản xuất kinh doanh. - Bộ máy giúp việc gồm các ban chuyên môn nghiệp vụ như sau: 7 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 7 + Văn phòng: Chức năng o Là đầu mối tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo Tổng công ty điều hành , chỉ đạo thống nhất và tập trung trong hoạt động SXKD của TCT. o Quản lý công tác hành chính , quản trị,tiếp tân, cơ sở vật chất , phương tiện làm việc đi lại, phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo TCT và CBCNV Nhiệm vụ: o Tổ chức điều hành công tác thông tin , tổng hợp tình hình ,xử lý công việc theo nhiệm vụ được phân công, giúp lãnh đạo TCT về mặt pháp chế hành chính trong công tác soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy. o Công tác quản lý công văn giấy tờ , tổ chức thực hiện công tác văn thư và công tác lưu trữ. o Tham mưu giúp lãnh đạo TCT trong công tác đối nội, đối ngoại. o Hướng dẫn các đơn vị trong TCT triển khai công tác khen thưởng, đồng thời làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng khen thưởng của TCT. o Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các văn phòng đại diện thực hiện chế độ chức trách và quan hệ công tác , lề lối làm việc theo đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT và các quy chế, chức năng , nhiệm vụ được giao. o Thực hiện công tác quản trị hành chính, quản lý quỹ nhà ở của TCT , quản lý các cơ sở vật chất, tài sản của cơ quan TCT. o Đảm bảo hoạt động bình thường và công tác thực hành tiết kiệm của cơ quan TCT o Tổ chức và triển khai thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ trong cơ quan. o Quản lý và điều hành tổ chức xe con phục vụ việc đưa đón cán bộ đi lại và làm việc đảm bảo an toàn về người và phương tiện. o Mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cơ quan. o Đảm bảo điện thoại, điện nước sinh hoạt trong cơ quan. o Tổ chức phục vụ nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo , tiếp khách , hội họp, hội nghị. o Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ , khám và điều trị bệnh thông thường cho CBCNV cơ quan TCT. 8 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 8 + Phòng quản lý kỹ thuật Tham mưu giúp việc cho cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: o Quản lý công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn. o Quản lý tiến độ thi công xây - lắp. o Quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình. o Quản lý công tác bảo hộ lao động. o Quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ. + Phòng Kế hoạch . Tham mưugiúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty (Công ty Mẹ) trong các lĩnh vực: o Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê. o Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp. o Công tác đấu thầu nội bộ, chỉ định thầu của Công ty Mẹ. + Kinh tế: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: o Quản lý Kinh tế các dự án, các công trình. o Quản trị doanh nghiệp. o Công tác Hợp đồng kinh tế. o Công tác Tiếp thị, đấu thầu. o Công tác quản lý, phát triển Thương hiệu. + Phòng đầu tư Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về công tác quản lý đầu tư của toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ – Công ty con đối với các Dự án đầu tư và xây dựng, Dự án mua sắm máy móc thiết bị, Dự án đầu tư đổi mới công nghệ bao gồm các lĩnh vực sau: 9 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 9 - Công tác xây dựng quy chế quản lý hoạt động đầu tư của Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con. - Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư và xúc tiến đầu tư. - Công tác lập Dự án đầu tư, thẩm định, thẩm tra Dự án đầu tư. - Công tác giám sát, đánh giá Dự án đầu tư. - Công tác liên danh liên kết, hợp tác đầu tư. + Phòng tổ chức – đào tạo: Chức năng: Tham mưu giúpviệc cho HĐQT , TGĐ công ty về các lĩnh vực: o Công tác xây dựng chiến lược , kế hoạch sắp xếp, đổi mới tổ chức và phát triển nguồn nhân lực. o Công tác tổ chức, công tác cán bộ o Công tác chế độ chính sách đối với người lao động. o Công tác đào, Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực. o Công tác thanh tra, kiểm tra một số công tác liên quan Nhiệm vụ: o Công tác soạn thảo và ban hành các văn bản o Công tác xây dựng phát triển nguồn nhân lực o Công tác tổ chức, cán bộ o Công tác chế độ chính sách đối với người lao động. o Công tác đào tạo và tuyển dụng + Phòng tài chính – kế toán: Chức năng o Là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đôc TCT trong lĩnh vực Tài Chính - Kế Toán – Tín Dụng của tổng công ty mẹ o Giúp HĐQT và TGĐ kỉêm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong công ty mẹ theo các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước và của TCT . o Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và TGĐ của TCT quản lý chi phí của công ty mẹ 10 Vũ Thị Vân Anh Quản trị nhân lực 48 10 [...]... tổ chức đào tạo TCT căn cứ vào nhu cầu đào tạo các phòng ban khác gửi về mà lên kế hoạch đào tạo, xắp sếp cho việc đào tạo được diễn ra thuận lợi Dựa vào nhu cầu cầu đào tạo mà các phòng ban có nhu cầu đào tạo gửi về cho phòng tổ chức đào tạo phòng tổ chức đào tạo lên kế hoạch đạo tạo về dự kiến thời gian, tìm nơi để đào tạo và xác định... việc đào tạo Bảng 9: Bản kế hoạch đào tạo hàng năm của nhân viên ở TCT về thời gian đào tạo, nơi đào tạo, hình thức đào tạo T Lĩnh vực đào tạo T Thời Nơi đào tạo Phương thức ĐT ĐH kinh tế quốc dân ĐH chuyên ngành liên quan Chính quy Tại chức Tập trung gian ĐT A 1 2 B Đào tạo cán bộ Trung và dài hạn Thạc sỹ quản trị kinh doanh Tại chức các chuyên ngành Đào. .. bị Nguồn : Phòng tổ chức đào tạo TCT Sông Đà Bản kế hoạch được lập khá chi tết nơi đào tạo, lĩnh vực đào tạo, thời gian đào tạo rất cụ thể Đào tạo cán bộ ở nhiều lĩnh vực từ lĩnh vực kế toán đên lĩnh vực đào tạo, đầu tư Chi phí dành cho đào tạo trên đây chỉ là chi phí cho hình thức đào tạo trong nước, TCT còn cử một số cán bộ đi học thạc... cầu đào tạo là khâu đầu tiên trong quy trình đào tạo và cũng là khâu rất quan trọng, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của hoạt động đào tạo vì có xác định nhu cầu đào tạo đúng thì mới có thể lập kế hoạch đào tạo đúng, việc đào tạo mới cho kết quả cao, cán bộ sau đào tạo mới tăng được hiệu quả làm viêc như tổ chức mong muốn Vậy TCT. .. nghiệp II Các nhân tố liên quan tới đào tạo và phát triển tại TCT Sông Đà 1 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Sông Đà lần thứ IX đã nêu rõ: "Xây dựng và phát triển nguồn lực con người Sông Đà mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới,... Công ty đã cử 7 cán bộ đi học tập thạc sỹ tại Anh năm 2008 tất cả họ đã về nước và hiện đang làm việc, công tác tại TCT 3.2 Chi phí cho việc đào tạo Để thực hiện việc đào tạo và phát triển thì mọi doanh nghiệp đều phải có quỹ đào tạo Quy mô và chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều và quỹ đào tạo Theo thống kê hiện nay, quỹ đào tạo và phát triển của TCT Sông. .. khoảng 3 tỷ cho công tác đào tạo cán bộ nước ngoài Nhưng cán 33 Vũ Thị Vân Anh 33 Quản trị nhân lực 48 bộ TCT chỉ được hưởng mức chi phí khoảng 2 tỷ cho đào tạo trong nước và 2 tỷ cho việc đào tạo nước ngoài phần còn lại là dành cho đào tạo ở các đơn vị thành viên và ở các công ty con khác Trong khi đó thông kê kế hoạch về chi phí đào tạo thì doanh nghiệp... việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên Bên cạnh đó nhu cầu về số lượng cán bộ tham gia đào tạo trung hạn và dài hạn ngày càng ít đi năm 2007 là 10 người đến năm 2010 thì nhu cầu đó giảm chỉ còn 3 người Việc xác định nhu cầu đào tạo của TCT đã gắn được mục tiêu đào vào việc xác định nhu cầu đào tạo, gắn được đào tạo với... phí đào tạo này hàng năm là khoảng 3 tỷ đồng 3.1 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực tại TCT 3.1.1 Các hình thức đào tạo trong nước Công ty luôn coi đây là cơ sở nền tảng để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty trong thời gian tới 3.1.1.1 Đào tạo trong công. .. Sông Đà nhìn chung quỹ đào tạo và phát triển còn khá khiên tốn, chủ yếu được huy động từ các nguồn sau: - Trích từ lợi nhuận sau thuế của TCT - Quỹ đầu tư và phát triển - Các dự án hợp tác đào tạo và đầu tư nước ngoài - Từ ngân sách nhà nước Mỗi năm quỹ đào tạo và phát triển của TCT có khoảng 6 tỷ chi cho hoạt động đào tạo cán bộ trong nước và khoảng 3 tỷ cho công . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. 1. Trụ sở. nghiệp . II. Các nhân tố liên quan tới đào tạo và phát triển tại TCT Sông Đà. 1. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết

Ngày đăng: 18/10/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 9: Bản kế hoạch đào tạo hàng năm của nhân viên ở TCT về thời gian đào tạo, nơi đào tạo, hình thức đào tạo. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ

Bảng 9.

Bản kế hoạch đào tạo hàng năm của nhân viên ở TCT về thời gian đào tạo, nơi đào tạo, hình thức đào tạo Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 11: Kết quả đào tạo và phát triển cán bộ của TCT Sông Đà. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ

Bảng 11.

Kết quả đào tạo và phát triển cán bộ của TCT Sông Đà Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan