Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê

12 399 0
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê 1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới Trong những năm qua, ngành Than Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc “Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá” đất nước. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2005 và xu hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (đến năm 2010). Sau khi cân đối các nguồn lực về lao động, tài nguyên, vốn và trang thiết bị kỹ thuật hiện có. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới với những chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Bảng 12. Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh (2006-2010) TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1 Sản lượng (tấn) 1.750.00 0 1.860.00 0 2.000.00 0 2.100.00 0 2.200. 000 2 Doanh thu (tr.đ) 642.894 683.304 734.736 771.473 808.21 0 3 Chi phí kinh doanh (tr.đ) 633.251 669.638 720.041 756.043 792.04 5 4 Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 9.643 13.666 14.695 15.429 16.164 5 Nộp ngân sách Nhà nước (tr.đ) 12.858 17.083 18.368 19.287 20.205 6 Số lao động bình quân (người) 5.800 5.858 5.917 5.976 6.573 7 Thu nhập bình quân (đồng) 4.100.00 0 4.305.00 0 4.520.25 0 4.746.26 3 4.983. 576 (Nguồn: Phòng Kế hoạch) Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong 5 năm tới (2006-2010) của Công ty than Mạo Khê, ta thấy: - Về sản lượng sản xuất: phấn đấu đạt sản lượng sản xuất năm 2006 là 1.750.000 tấn than; năm 2007 đạt 1.860.000 tấn than; năm 2008 tăng lên 2.000.000 tấn; sang năm 2009 tăng lên 2.100.000 tấn than và đến năm 2010 đạt 2.200.000 tấn than, tăng 27% so với năm 2005. - Về doanh thu: chỉ tiêu năm 2006 đề ra là 642.894 triệu đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2005; năm 2007 đạt 683.304 triệu đồng; sang năm 2008 kế hoạch đề ra tăng lên 734.736 triệu đồng; năm 2009 tiếp tục tăng lên 771.473 triệu đồng và phấn đấu đến năm 2010 đạt 808.210 triệu đồng, tăng 34% so với thực hiện năm 2005 và tăng 26% so với năm 2006. - Về chi phí sản xuất kinh doanh, năm 2006 thực hiện khoán chi phí là 633.251 triệu đồng; năm 2007 là 669.638 triệu đồng; năm 2008 là 720.041 triệu đồng; sang năm 2009 là 756.043 triệu đồng và đến năm 2010 chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến sẽ là 792.045 triệu đồng. - Về lợi nhuận: năm 2006 phấn đấu đạt 9.643 triệu đồng, so với thực hiện năm 2005 tăng 26%; năm 2007 đạt 13.666 triệu đồng; sang năm 2008 phấn đấu đạt 14.695 triệu đồng; năm 2009 kế hoạch đề ra 15.429 triệu đồng và phấn đấu đến năm 2010, lợi nhuận đạt 16.164 triệu đồng, tăng gần gấp 2 lần thực hiện năm 2005. - Về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước: dự kiến năm 2006 là 12.858 triệu đồng; năm 2007 là 17.083 triệu đồng; năm 2008 tăng lên 18.368 triệu đồng; sang năm 2009 tăng lên 19.287 và đến năm 2010 phấn đấu nộp ngân sách Nhà nước 20.205 triệu đồng. - Về lao động bình quân, dự kiến tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty năm 2006 là 5.800 người; năm 2007 là 5.858 người; sang năm 2008 tăng lên 5.917 người; năm 2009 kế hoạch là 5.976 người và đến năm 2010 tổng số lao động bình quân toàn Công ty là 6.573 người. - Về thu nhập bình quân của người lao động: phấn đấu năm 2006 đạt 4.100.000 đồng/người/tháng; năm 2007 tăng lên 4.305.000 đồng/người/tháng; năm 2008 tiếp tục tăng lên 4.520.250 đồng/người/tháng; sang năm 2009 tăng lên 4.746.263 đồng/người/tháng và đến năm 2010, phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động tăng lên 4.983.576 đồng/người/tháng. - Tích cực và triệt để hơn nữa trong công tác thu hồi vốn để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời sử dụng vốn (nhất là vốn lưu động) hợp lý, đảm bảo có lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. - Công ty từng bước đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, điều hành sản xuất cho phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh. Đồng thời mở rộng quy mô kinh doanh với các bạn hàng cũ cũng như tìm kiếm thêm bạn hàng mới. Mặt khác, chủ động sáng tạo trong việc tìm đối tác kinh doanh, thu hút vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đầu tư máy móc kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, chi phí đầu vào (giá thành), đồng thời không ngừng quan triệt tiết kiệm toàn diện để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả hơn. - Ngoài ra, công ty tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt những quy định của Nhà nước cũng như nội quy, quy chế của Công ty đề ra về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, tiếp tục tạo ổn định việc làm cho người lao động, đóng góp các quỹ phúc lợi, cải thiện đời sống văn hoá tình thần cho cán bộ công nhân viên, nhằm động viên khích lệ ngưòi lao động yên tâm công tác, nhiệt tình tâm huyết có trách nhiệm, góp phần đưa Công ty phát triển lên tầm cao mới, ổn định và bền vững hơn. 2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1. Tăng cường công tác quản trị chiến lược kinh doanh 2.1.1. Vai trò Nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế vừa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa làm cho tính biến động của môi trường kinh doanh ngày càng lớn hơn. Đặc biệt khi mà các hiệp định thương mại được ký kết giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới đang ngày càng xoá đi rào cản thuế quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự thâm nhập trực tiếp của các doanh nghiệp ở các nước vào thị trường của nhau. Trong môi trường kinh doanh này để chống đỡ với sự thay đổi không lường trước của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược (hay kế hoạch) sản xuất kinh doanh mang tính chất động và tấn công. Chất lượng của công tác hoạch định và quản trị chiến lược tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Nội dung - Xây dựng chiến lược (kế hoạch) kinh doanh theo quy trình khoa học, có tính linh hoạt cao, thể hiện được các mục tiên cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội, các nguồn lực và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị trường. - Xây dựng chiến lược (kế hoạch) dựa trên cơ sở các điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có của Công ty cũng như các kết quả đã đạt được trong nhiều năm qua. Từ đó chiến lược (kế hoạch) mới được lập với điều kiện sát với thực tế, khả năng thực hiện thành công với tỷ lệ cao, phù hợp với quy mô và sự phát triển của Công ty trong tương lai. - Trong quá trình xây dựng và hoạch định chiến lược (kế hoạch) phải thể hiện sự kết hợp hài hoà chiến lược (kế hoạch) tổng quát (của công ty) và các chiến lược (kế hoạch) bộ phận (của các phân xưởng sản xuất) - Công tác triển khai thực hiện chiến lược (kế hoạch) phải chú ý đến chất lượng thực hiện chiến lược, biến chiến lược (kế hoạch) kinh doanh thành các chương trình, các kế hoạch và chính sách kinh doanh phù hợp và chủ động sáng tạo điều chỉnh chiến lược, kế hoạch kịp thời nếu chiến lược, kế hoạch không còn phù hợp với điều kiện sản xuất và tình hình thị trường tại thời điểm nhất định. 2.1.3. Điều kiện thực hiện - Đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên môn nhất định, có sự chủ động, linh hoạt sáng tạo trước những thay đổi của quá trình sản xuất kinh doanhcủa thị trường; thường xuyên được đàotạo bồi dưỡng nâng cao cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm lập và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Có mạng lưới thông tin đầy đủ và kịp thời cho công tác nghiên cứu, lập và thực hiện chiến lược. 2.1.4. Lợi ích - Có được mục tiêu, định hướng nhất định dẫn đến công tác điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi và thống nhất. - Thực hiện tốt chiến lược, kế hoạch kinh doanh sẽ giảm được chi phí sản xuất kinh doanh dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động 2.2.1. Vai trò Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà Công ty phải hết sức quan tâm. Đặc biệt đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, chủ động đối phó với những thay đổi bất thường và liên tục của môi trường kinh doanh. 2.2.2. Nội dung - Công ty phải xây dựng được cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đầy đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. - Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với công việc. - Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các điều kiện cần thiết để người lao động có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời cần lưu ý đảm bảo sự cấn đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường kinh doanh. - Phải chú trọng công tác an toàn vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn, bảo hộ lao động. - Thực hiện và duy trì khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Thực hiện công tác trả lương, thưởng công bằng, công khai, dân chủ. - Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu tinh thần cho người lao động 2.2.3. Điều kiện thực hiện - Các cấp lãnh đạo, bộ máy quản trị cần phải quan tâm đến công tác này. - Có điều kiện nhất định về vốn để đầu tư cho hoạt động này. 2.2.4. Lợi ích Làm cho người lao động có thể yên tâm công tác, phát huy tối đa năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự tâm huyết vào nhiệm vụ được giao, dẫn đến năng suất lao động tăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3. Cân đối năng lực sản xuất, bố trí hợp lý để nâng cao năng suất lao động 2.3.1. Vai trò Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tổ chức sản xuất, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của người lao động… Do đó mọi doanh nghiệp đều phải không ngừng phấn đấu nâng cao năng suất lao động. Mặt khác năng suất lao động là kết quả của quá trình sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất kết hợp với chất lượng đầu tư về máy móc thiết bị, về lao động cũng như các điều kiện khác vào quá trình sản xuất kinh doanh. 2.3.2. Nội dung - Sử dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các nguồn lực hiện có cùng với công tác đầu tư về máy móc thiết bị, về lao động… - Bố trí sản xuất hợp lý, cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu, các bộ phận cấu thành dây chuyền sản xuất. - Không ngừng thực hiện tiết kiệm toàn diện các nguồn lực sản xuất như tài nguyên, lao động, máy móc thiết bị…để giảm tốt thiểu chi phí sản xuất. - Sử dụng phù hợp và linh hoạt công tác vận hành máy móc thiết bị của người lao động. Bố trí sắp xếp lao động và máy móc thiết bị phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời không ngừng bồi dưỡng và nâng cao khả năng chuyên môn hoá của người lao động. 2.3.3. Điều kiện thực hiện - Có sự đánh giá đầy đủ về chất lượng năng suất lao động. - Cần thực hiện một cách nghiêm túc, có sự tính toán chi tiết và chính xác. 2.3.4. Lợi ích Năng suất lao động không ngừng được nâng cao; tiết kiệm được chi phí sản xuất; sử dụng hết các nguồn lực dẫn đến đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác quản trị 2.4.1. Vai trò Bộ máy quản trị là nơi điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp; là nơi ra các quyết định quản trị có ảnh hưởng quan trọng tới phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Vai trò này ngày càng trở lên quan trọng khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong môi trường đầy biến động của nền kinh tế thị trường. Do vậy, bộ máy quản trị gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết và có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.4.2. Nội dung - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty phải thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị và phải được quy định rõ ràng trong điều lệ cũng như hệ thống nội quy của Công ty. - Phải quán triệt nguyên tắc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản trị. - Thiết lập hệ thống thông tin và phải đảm bảo thông tin luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời của hoạt động quản trị nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Việc thiết lập hệ thống thông tin cho công tác điều hành sản xuất và các hoạt động khác phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, đảm bảo thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết đến đúng các địa chỉ nhận tin. +Tăng cường chất lượng công tác thu nhận, xử lý thông tin, đảm bảo thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin. + Phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác thông tin của Công ty. + Đảm bảo chi phí kinh doanh cho công tác thu thập, xử lý, khai thác và sử dụng thông tin là thấp nhất. + Phù hợp với trình độ phát triển công nghệ tin học, từng bước hội nhập với hệ thống thông tin trong nước và quốc tế. 2.4.3. Điều kiện thực hiện - Công ty phải có đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản trị có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. - Có một kế hoạch, chiến lược kinh doanh linh hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh và mọi sự biến đổi của bộ máy quản trị đều xuất phát từ đòi hỏi mang tính tất yếu của hoạt động sản xuất kinh doanhcủa kinh tế thị trường. 2.4.4. Lợi ích - Công tác chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục với chất lượng quyết định quản trị tương đối cao, đáp ứng đầy đủ và kịp thời sự thay đổi trong hoạt động sản xuất. - Hạn chế tối đa vấn đề chồng chéo trách nhiệm giữa các phòng ban. - Tiết kiệm được chi phí quản lý của Công ty. 2.5. Đầu tư theo chiều sâu và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh 2.5.1. Vai trò Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay có trình độ công nghệ kỹ thuật rất lạc hậu, máy móc thiết bị quá cũ kỹ làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không bảo đảm dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp hoặc kinh doanh không có hiệu quả. Mặt khác, nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn; đầu tư đúng hay sai sẽ tác động tới hiệu quả lâu dài trong tương lai. 2.5.2. Nội dung - Phải phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ kỹ thuật phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh và có hiệu quả về kinh tế, môi trường. - Nâng cao chất lượng quản trị công nghệ kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. - Nghiên cứu, đánh giá để có thể chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. - Nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với trình độ kỹ thuật, các điều kiện tài chính; từng bước quản trị và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có. - Có giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn đúng đắn. Nếu dự án đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật không được đảm bảo bởi các điều kiện huy động và sử dụng vốn đúng đắn cũng đều tiềm ẩn nguy cơ thất bại, không đem lại hiệu quả. 2.5.3. Điều kiện thực hiện - Đội ngũ công nhân viên phải có một trình độ chuyên môn nhất định và không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo thêm để có thể sử dụng tốt, có hiệu quả trang thiết bị hiện có và các công nghệ mới đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Có điều kiện về vốn để có thể đầu tư vào công nghệ mới nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến các lĩnh vực khác. - Có điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất để có thể sử dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. 2.5.4. Lợi ích - Nâng cao được năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. - Tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định qua việc sử dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. 2.6. Tăng cường công tác Marketing; củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 2.6.1. Vai trò Với khoảng thời gian trung và ngắn hạn một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất. Trong thực tế, nhịp độ cũng như các diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của hoạt động tiêu thụ trên thị trường. Vậy trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động rất quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.6.2. Nội dung - Chủ động nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường để có các hoạt động đầu tư, các chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp. - Tăng cường sự hợp tác ổn định và lâu dài với các bạn hàng cũ; tích cực tìm kiếm bạn hàng, đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm mới. - Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ. - Sử dụng triệt để lợi thế về hoạt động cung ứng sản phẩm đến khách hàng. - Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà Công ty phải tận tuỵ phục vụ và thông qua đó, Công ty mới có cơ hội thu được lợi nhuận. - Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của Công ty trên thị trường, trong nhiều lĩnh vực. Chính uy tín và danh tiếng là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho Công ty. - Giải quyết tốt các mối quan hệ với các Công ty trong ngành, các đơn vị đối tác; các cơ quan quản lý nhà nước… làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh doanh mới gắn liền với hiệu quả xã hội. 2.6.3. Điều kiện thực hiện - Có một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, nhất là về lĩnh vực quản trị kinh doanh. - Có nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 2.6.4. Lợi ích - Giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến chi phí kinh doanh giảm, do đó hiệu quả kinh doanh được nâng cao. - Từng bước chuyên môn hoá công tác Marketing, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ. Kết luận Nằm lọt giữa vùng nông thôn và miền núi, trở thành trung tâm công nghiệp và là nơi có truyền thống cách mạng, Công ty than Mạo Khê đã trở thành mảnh đất tốt, tạo điều kiện cho mọi người hoạt động, công tác và lao động sản xuất. [...]... đổ nát, sản xuất hoàn toàn thủ công, đến nay đã cơ bản cơ giới hoá nhiều khâu, trở thành dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh Nhà ở, nhà làm việc, nhà mẫu giáo, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí khang trang sạch đẹp Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty là cơ sở tạo nên thị trấn Mạo Khê sầm uất ngày nay Để đạt được những kết quả trên, Công ty than Mạo Khê đã không ngừng phấn đấu, giải quyết hiệu quả các... thiện năng lực sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý, giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chú trọng công tác an toàn lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất kinh doanh Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân có tay nghề cao Là sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc... tại Công ty than Mạo Khê, một trong những Công ty có lịch sử phát triển hào hùng và là nơi có truyền thống cách mạng của tỉnh Quảng Ninh nói chung và trong ngành than nói riêng đã giúp tôi thêm kiến thức thực tế rất nhiều Từ đó vận dụng tổng hợp kiến thức đã được học vào việc giải quyết các vấn đề quản trị thực tiễn tại Công ty nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện các công. .. năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao tại đơn vị mình đang công tác Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Quản trị kinh doanh tổng hợp, Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga, cùng các cán bộ của Công ty than Mạo Khê đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao Mặc... nhiệm vụ được giao Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song với thời gian và kiến thức có hạn, bản báo cáo này còn có nhiều khiếm khuyết, rất mong sự động viên và đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ công nhân viên Công ty than Mạo Khê cùng anh chị em trong lớp QTKD tổng hợp – K6 để bản báo cáo này được hoàn chỉnh và có chất lượng hơn Xin trân trọng cảm ơn ! . Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê 1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. thể sử dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. 2.5.4. Lợi ích - Nâng cao được năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tiết

Ngày đăng: 18/10/2013, 01:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 12. Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh (2006-2010) - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê

Bảng 12..

Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh (2006-2010) Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan