Kế hoạch hoạt động của trường tiểu học An Điền năm 2010 ( Sửa đổi )

10 1.1K 7
Kế hoạch hoạt động của trường tiểu học An Điền năm 2010 ( Sửa đổi )

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT THẠNH PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /QĐ-THAĐ An Điền, ngày tháng năm 2010. QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Tiểu học An Điền HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN Căn cứ thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị trường Tiểu học An Điền, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Qui chế tổ chức và hoạt động của trường Tiểu học An Điền. Điều 2. Các Ông (Bà) bộ phận Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Điền và các thành viên có liên quan căn cứ quyết định thi hành. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các quyết định trước đây trái với nội dung Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 2 (thực hiện); - Lưu: TCCB. HIỆU TRƯỞNG Phạm Thành Được PHÒNG GD-ĐT THẠNH PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc An Điền, ngày tháng năm 2010. QUY CHẾ Tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học An Điền (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-PGD&ĐT ngày tháng năm 2010 của Hiệu trưởng trường tiểu học An Điền) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Quy chế này quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, mối quan hệ trong công tác của Trường Tiểu học An Điền, đồng thời quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Ban lãnh đạo Trường nhằm thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp UBND xã An Điền trong công tác giáo dục ở địa phương. Chương II VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Điều 2. Vị trí, chức năng: Trường Tiểu học An Điền là cơ quan chuyên môn trực thuộc Phòng Giáo dục Thạnh Phú, tham mưu giúp UBND xã An Điền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của trường theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ trường Tiều học. Trường Tiểu học An Điền chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạnh Phú. Trường Tiểu học An Điền chịu sự lãnh đạo về công tác tư tưởng của Đảng Ủy xã An Điền, chịu sự chỉ đạo của UBND xã An Điền, huyện Thạnh Phú về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điều 3. (trích điều 3 của Điều lệ trường Tiểu học) Nhiệm vụ, quyền hạn: 2 - Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Huy động trẻ vào lớp 1, vận động học sinh bỏ học đến trường; thực hiện kế hoạch phổ cập tiểu học ở địa phương xã An Điền; - Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh; - Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chánh theo quy định của pháp luật; - Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong phạm vi tuyển sinh để thực hiện các hoạt động giáo dục; - Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng; - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; Chương III CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN VIÊN CHỨC, TỔ CHUYÊN MÔN Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Trường Tiểu học An Điền: 1. Trường Tiểu học Điền có 1 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng. 2. Cán bộ chuyên trách: gồm chuyên trách thư viện, chuyên trách phổ cập giáo dục tiểu học- xoá mù chữ- thủ quỹ. 3. Nhân viên văn phòng gồm: hành chính- văn thư, kế toán- thống kê. 4. Các tổ chuyên môn gồm tổ khối 1, 2, 3, 4, 5. Điều 5. Nhiệm vụ của cá nhân: 1. Hiệu trưởng: có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; b. Tổ chức bộ máy của trường; thành lập và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, tổ hành chính- quản trị; thành lập và cử các chủ tịch các hội đồng trong nhà trường; c. Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên; đề nghị với Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạnh Phú về quyết định phê duyệt tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt giáo viên, nhân viên của trường; khen thưởng, thi thành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo qui định của Nhà nước; d. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; 3 đ. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường; e. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; f. Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trường học; được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo qui định. 2. Phó hiệu trưởng: có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công; b. Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan đến nhà trường; c. Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền; d. Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trường học; được hưởng các quyền lợi của phó hiệu trưởng theo quy định. 3. Giáo viên tổng phụ trách Đội: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4. Tổ trưởng chuyên môn: có những nhiệm vụ sau: a. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho cả tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. b. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; c. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên; d. Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động khác. 5. Tổ phó chuyên môn: thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của tổ trưởng chuyên môn. 6. Giáo viên bộ môn: có những nhiệm vụ sau đây: a. Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm; kiểm tra đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; 4 b. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương; c. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục; d. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; e. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp; f. Chủ động phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục; g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; 7. Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên bộ môn còn phải: a. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; b. Cộng tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh; chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh; c. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện thêm về học lực và hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; d. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng. 8. Bộ phận văn phòng: theo dõi việc nghỉ phép của cán bộ, giáo viên; thống kê, thiết lập, sử dụng và quản lý các loại sổ sách theo quy định tại điều 28 Điều lệ trường tiểu học; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước; trình hiệu trưởng xử lý các văn bản cấp trên gởi đến, tổng hợp báo cáo các định kì, báo cáo đột xuất. Chương IV CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC Điều 6. Trường Tiểu học An Điền làm việc theo chế độ Thủ trưởng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. 5 Trách nhiệm của hiệu trưởng: - Là người có thẩm quyền cao nhất trong việc thực hiện toàn bộ nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường; - Là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của nhà trường trước pháp luật và cấp trên; quản lý các hoạt động của giáo viên trong và ngoài nhà trường; - Là người tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường, những chủ trương của địa phương, những chỉ đạo của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạnh phú. - Là người chịu trách nhiệm về việc sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản nhà trường, thực hành tiết kiệm và công khai tài chính. Việc mua sắm các tài sản, trang thiết bị trường học của trường phải thực hiện đúng quy định. - Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, xử lý và tạo điều kiện để tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng trong nhà trường. - Đề nghị xét nâng bậc lương, cử cán bộ, giáo viên dự học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đề nghị cán bộ giáo viên làm nhiệm vụ thi cử, đề nghị khen thưởng cá nhân, tập thể của nhà trường có thành tích trong công tác theo thẩm quyền được phân cấp. Điều 7. Trách nhiệm của các phó hiệu trưởng: chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những nhiệm vụ được phân công hoặc được uỷ quyền phụ trách thực hiện. Điều 8. - Các bộ phận và từng cán bộ, giáo viên, nhân viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Tuy nhiên, trong những trường hợp có bộ phận công việc quá nhiều, hiệu trưởng sẽ phân công thêm người hỗ trợ, giúp nhau hoàn thành công việc. - Cán bộ, giáo viên và nhân viên công tác tại Trường Tiểu học An Điền có trách nhiệm chấp hành theo sự phân công của hiệu trưởng, nỗ lực làm việc để hoàn thành nhiệm vụ theo chương trình mục tiêu, kế hoạch của nhà trường và ngành giáo dục đề ra. - Mối quan hệ làm việc giữa cán bộ, giáo viên và nhân viên dựa trên tinh thần đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều 9. Chế độ lập chương trình công tác: Trường Tiểu học An Điền làm việc có kế hoạch cả năm học, học kỳ, tháng, tuần. Hàng tháng có họp Hội đồng Liên tịch, họp Hội đồng sư phạm để kiểm điểm công tác đã qua, phổ biến công tác sắp tới và phân công phối hợp hoàn thành nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện. 6 Điều 10. Thời gian giải quyết công việc: Đối với đơn khiếu nại, tố cáo thì thực hiện đúng theo luật khiếu nại tố cáo của Nhà nước. Các công việc khác thực hiện theo kế hoạch tuần, tháng. Chương V CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VÀ MỐI QUAN HỆ Điều 11. 1. Họp Hội đồng Liên tịch, họp Hội đồng sư phạm vào ngày 30 hàng tháng, (Hội đồng Liên tịch thống nhất nội dung trước khi họp Hội đồng sư phạm). Hội đồng Liên tịch gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổng phụ trách Đội, Bí thư chi bộ, chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi đoàn. Hội đồng sư phạm gồm: toàn thể cán bộ, công chức trong nhà trường. 2. Tổ chuyên môn hai tuần họp một lần vào tuần thứ hai và thứ tư trong tháng. Điều 12. Mối quan hệ công tác: 1. Đối với ngành chuyên môn chủ quản: Trường Tiểu học An Điền chịu sự lãnh chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạnh Phú, Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre về chủ trương, chính sách, chuyên môn. 2. Đối với Đảng ủy xã và UBND xã: Trường Tiểu học An Điền chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã An Điền về công tác tư tưởng chính trị, chịu sự lãnh chỉ đạo của UBND xã về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh,… 3. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa Chi bộ Trường Tiểu học An Điền, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, BCH Công đoàn cơ sở, BCH Chi đoàn, Liên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để cùng động viên cán bộ công chức, đảng viên, công đoàn viên tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao cho cơ quan. Chương VI KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT Điều 13. Cán bộ công chức, viên chức cơ quan có nhiều thành tích trong công tác sẽ được đề nghị khen thưởng kịp thời theo quy định Nhà nước. Đồng thời có thể được nâng lương trước thời hạn theo quy định. Điều 14. Cán bộ công chức, viên chức cơ quan nếu sai phạm kỷ luật thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: 7 1. Khiển trách 2. Cảnh cáo 3. Hạ bậc lương 4. Hạ ngạch 5. Cách chức 6. Buộc thôi việc Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15. Quy chế này gồm 7 chương, 15 điều và có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy chế ban hành trước đây trái với bản quy chế này đều bãi bỏ. Việc bổ sung, sửa đổi nội dung quy định trong quy chế này do Hiệu trưởng trường tiểu học An Điền quyết định./. HIỆU TRƯỞNG Phạm Thành Được 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠNH PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN    QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE An Điền, ngày 18 tháng 10 năm 2010 9 10 . An Điền, ngày tháng năm 2010. QUY CHẾ Tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học An Điền (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-PGD&ĐT ngày tháng năm 2010. THẠNH PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN    QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE An Điền, ngày 18 tháng 10 năm 2010 9 10

Ngày đăng: 16/10/2013, 22:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan