Tiết kiệm điện

11 296 0
Tiết kiệm điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ Năm, 12/08/2010 - 15:15 Cần tránh bệnh hình thức trong việc sử dụng giáo án điện tử Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy hiện nay là xu thế tất yếu. Tuy nhiên cần căn cứ vào đặc thù từng môn học, từng tiết học, từng đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất cụ thể để sử dụng giáo án điện tử trong thực tiễn giảng dạy. Thời gian gần đây, ở các trường học, đặc biệt là vùng đồng bằng và thành phố, việc sử dụng giáo án điện tử diễn ra khá phổ biến. Điều này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học. Đây đồng thời là một chủ trương lớn do Bộ GD$ĐT phát động trong các năm học qua. Việc sử dụng giáo án điện tử được tiến hành với nhiều môn học khác nhau. Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, bên cạnh những ưu thế rõ rệt so với giáo án thông thường, việc sử dụng giáo án điện tử trong các tiết dạy cũng gây một số khó khăn trong việc dạy của thầy và việc học của trò. Những ưu thế nổi bật từ việc sử dụng giáo án điện tử đã được thực tiễn kiểm nghiệm và khẳng định. Ưu thế nổi trội nhất là tiết kiệm thời gian ghi bảng, từ đó giáo viên có điều kiện dành nhiều thời gian hơn cho các phương pháp truyền thụ bổ trợ như đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh. Đặc biệt với cách trình bày sinh động, cách tạo hiệu ứng với những hình ảnh minh hoạ đã góp phần tạo sức lôi cuốn đối với học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, việc sử dụng giáo án điện tử cũng gây một số khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Về phía người dạy, để chuẩn bị một tiết dạy bằng giáo án điện tử, người giáo viên phải tốn khá nhiều thời gian, công sức, thường là nhiều hơn từ hai đến ba lần so với soạn giáo án theo phương pháp truyền thống. Mặt khác để thường xuyên lên lớp bằng giáo án điện tử, mỗi giáo viên phải tự sắm cho mình phương tiện để thực hiện đó là máy tính cố định hoạc máy tính xách tay. Đối với giáo viên vùng đồng bằng, thành phố, việc mua một chiếc máy tính là không quá khó khăn nhưng đối với giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vệc mua một chiếc máy tính cũng làm tốn một số tiền khá lớn trong khi thu nhập của người giáo viên nhìn chung còn eo hẹp. Đó là chưa nói đến việc nhà trường phải trang bị hệ thống phòng học có máy chiếu đồng bộ. Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, khi sử dụng giáo án điện tử, người giáo viên thường chỉ quanh quẩn bên chiếc máy tính ít có điều kiện đi lại quan sát, do đó khả năng bao quát học sinh ít nhiều bị hạn chế. Về phía người học, học sinh thường gặp khó khăn trong khâu ghi chép. Việc sử dụng quá nhiều hình ảnh minh hoạ cũng khiến học sinh bị giảm khả năng tập trung. Bên cạnh đó, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh không phải ở đâu cũng giống nhau, nhất là đối với học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa khả năng tiếp cận với công nghệ dạy học tiên tiến còn có một khoảng cách khá xa so với học sinh ở khu vực đồng bằng, thành phố. Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy hiện nay là xu thế tất yếu nhằm ứng dụng ưu thế của công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên cần căn cứ vào đặc thù từng môn học, từng tiết học, từng đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất cụ thể để sử dụng giáo án điện tử trong thực tiễn giảng dạy. Tránh việc sử dụng giáo án điện tử theo phong trào - một biểu hiện của bệnh hình thức đang tồn tại trong một số nhà trường hiện nay. Bùi Minh Tuấn (Giáo viên trường THPT Kim Liên – Nam Đàn- Nghệ An) Thứ Bẩy, 07/08/2010 - 11:20 Nên xem xét lại cách giáo dục ở thành phố Khá nhiều học sinh con nhà nghèo đỗ thủ khoa, á khoa. Vậy sao “giáo dục kiểu nhà giàu” ở thành phố không đạt được điều tốt đẹp đó. Phải chăng “Con tàu Giáo dục Thành phố” quá nặng nề, chất đầy sự phù phiếm, tiêu cực đã không thể lái nổi trên con đường nó cần đi . >> Đáng ngợi khen những thủ khoa con nhà nghèo Tôi hoàn toàn nhất trí với những điều thầy Bùi Minh Tuấn viết và đăng trên Dân Trí. Tôi là một người có đôi chút học thức, đã trưởng thành và đang có con nhỏ theo học ở trường THCS, tiểu học ở Hà Nội. Tôi thấy môi trường học ở Hà Nội, ở một góc độ nào đó, cần được xem xét lại. Nó thật sự gây ra những bức bối mà không dễ nói ra. Tôi biết, tất cả phụ huynh học sinh đều biết, nhưng vẫn phải chung sống, suốt ngày tất bật đưa đón, học đủ thứ hầm bà lằng mà kết quả không cao. Tôi có khoảng 4 năm đấu tranh với vợ, kiên quyết không cho cháu đi học thêm, quyết tâm ở nhà tự học, nhưng chỉ cần 2-3 lần con làm bài kiểm tra ở lớp phải đề bài lạ, các bạn học thêm toàn 9-10, con mình chỉ 5-6, thì tôi đành thua vợ. Thật sự không thể một mình một đường trong một môi trường có quá nhiều tác động. Tôi cũng vẫn thường tự hỏi và trao đổi với vợ tôi (cũng là người có chút học thức) rằng tại sao những cá nhân nổi trội về thành tích học tập, lại rơi vào rất đông con nhà nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. (Cái này tôi đọc trên Dân Trí thời gian gần đây và tự thống kê). Chúng tôi thường hay đùa rằng, hay là gửi các con về cái huyện Ứng Hòa đó, cho vào ở nhà cái bác gì đó, nghèo đến nỗi không có cái ăn, thì các con mình có khi còn giỏi hơn. Ít nhất cũng được đạt 25-26 điểm khi thi vào đại học… Nghĩ ngợi, phân tích nhiều quá, nhiều lúc chúng tôi hoang mang, không biết nên làm thế nào. Tự mình quẫy đạp, thật sự chúng tôi không trông chờ gì vào hệ thống giáo dục chính thống. Thật sự và rất cần thiết có một nghiên cứu kỹ về hiện tượng nhà nghèo mà học giỏi. Tôi không tin cá biệt các em đó “thông minh vốn sẵn tính trời”, mà chủ yếu là sự cần cù, lòng quyết tâm, tự mình vươn lên. Vậy sao giáo dục thành phố, giáo dục nhà giàu không hướng tới được điều đó. Phải chăng con tàu giáo dục quá nặng nề, chất đầy sự phù phiếm, tiêu cực đã không thể lái nổi trên con đường mà nó cần đi. Mức chi phí cho con tôi học rất lớn, có thể gấp 10-20 lần đầu tư cho một thủ khoa nhà nghèo nhưng chưa chắc đạt được mong muốn. Một sự lãng phí rất rất lớn và đáng buồn. Xin được tâm sự đôi điều vậy thôi. Mong Dân Trí thông cảm và tiếp tục cho trao đổi về một vấn đề mà tôi nghĩ rằng rất nhiều người làm cha làm mẹ đang trăn trở. Nguyễn Quang Vinh (Phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) LTS Dân trí - Đã làm cha làm mẹ thì không ai không tâm huyết và đặt nhiều hy vọng vào con cái. Con em chúng ta có thành đạt hay không một phần quan trọng là do biết cách giáo dục đúng để cho con biết tự giác học tập và học tập đúng phương pháp; biết chọn hướng đi đúng trong cuộc đời vừa phù hợp với sở trường bản thân vừa đúng với xu thế phát triển của xã hội. Đương nhiên không thể thóat ly khỏi môi trường giáo dục ở thành phố còn nhiều điều nặng nề, tiêu cực. Nhưng vẫn có thể tạo cơ hội cho con chọn những trường tốt, lớp tốt và những thầy cô giáo đáng tin cậy. Từ xưa ông cha ta đã có những lời dạy chí lý: “Sang sông thì phải lụy đò”; “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Thật ra, không chỉ ở nông thôn mà nhiều gia đình vốn có nền nếp ở thành phố, nhất là những gia đình trí thức thường biết cách nuôi dạy con nên người dù trong hoàn cảnh nào hay xã hội nào. Thứ Năm, 05/08/2010 - 16:30 Đáng ngợi khen những thủ khoa con nhà nghèo Kết quả kỳ thi Đại học vừa qua cho thấy khá nhiều thủ khoa, á khoa không phải là những học sinh vốn sống và học tập ở những thành phố lớn, có điều kiện học tập thuận lợi, mà là học sinh con nhà nghèo ở các vùng quê. >> Niềm vui lẫn nước mắt của tân thủ khoa 30/30 điểm >> Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Đó là những học sinh phải vượt lên trên hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt và học tập, để dành được những kết quả thi thật sự ấn tượng. Điểm mặt một số thủ khoa con nhà nghèo Một trong những thủ khoa con nhà nghèo thật đáng vinh danh với kết quả điểm thi đạt 30/30 là Tăng Văn Bình, thủ khoa trường ĐH Ngọai Thương, khoa Kinh tế - đối ngọai. Sinh năm 1992 trong một gia đình nghèo ở xóm Yên Hoa, Xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Chưa tròn 1 tuổi, Bình không may mồ côi bố, mẹ Bình là giáo viên mầm non của xã, một mình lam lũ nuôi hai con ăn học. Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, trong những năm học phổ thông, Bình có một “bảng vàng” thành tích mà ai cũng phải nể phục: Đạt giải 3 học sinh giỏi môn Văn và Toán lớp 5; giải nhất với điểm số tuyệt đối trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán năm lớp 9; thủ khoa trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 chuyên Toán trường THPT Phan Bội Châu; năm học lớp 12, Bình đạt giải nhất môn Toán trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia và được gọi vào đội tuyển Toán quốc gia đi thi quốc tế. Được biết, khoa Kinh tế - đối ngoại (ĐH Ngoại thương) luôn có điểm chuẩn cao trong những năm gần đây, những học sinh đăng ký thi tuyển vào hầu hết đều có học lực khá, giỏi. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Bình luôn cố gắng nỗ lực khắc phục thiếu thốn để học tập. Trong những năm theo học ở trường chuyên của tỉnh, phải trọ học xa nhà, Bình đã phải chắt chiu từng đồng tiền mẹ gửi lên hàng tháng để chi tiêu, sinh họat. Vị trí thủ khoa với số điểm tuyệt đối là phần thưởng xứng đáng, đầy ý nghĩa mà cậu học trò nghèo xứ Nghệ muốn dành tặng cho người mẹ tảo tần của mình. Cũng xuất thân từ vùng “đất học” xứ Nghệ, Hoàng Thị Thái, sinh năm 1992, trú tại phường Quang Phong thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ là nhân viên y tế xã với đồng lương còm cõi, bố làm ruộng. Biết được hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thái sớm có ý thức vươn lên trong học tập. Trong những năm học tập tại trường chuyên Phan Bội Châu, Thái đặc biệt yêu thích môn tiếng Nga - vốn là môn rất “kén” người theo học. Trong kỳ thi ĐH vừa qua, nỗ lực của cô học sinh lớp C6 chuyên Nga đã có kết quả xứng đáng với 26 điểm dành được, đồng thời “soán” luôn danh hiệu thủ khoa khối D2, khoa Kinh tế - đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương. Qua tìm hiểu được biết, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An – nơi Tăng Văn Bình, Hòang Thị Thái theo học đã lập một kỷ lục mới với 9 thủ khoa, á khoa của các trường ĐH mùa tuyển sinh năm nay. Đáng nói là phần lớn trong số những học sinh xuất sắc ấy, nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, xuất thân từ những miền quê nghèo xứ Nghệ. Thủ khoa ĐHBK Hà Nội Phạm Văn Khánh (trái) và thủ khoa ĐH Y Hà Nội Lê Thị Minh Vượng Lê Thị Minh Vượng là con thứ 3 trong gia đình có 5 chị em ở thôn Tu Lễ, xã Kim Đường, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Cả gia đình có 7 miệng ăn mà chỉ trông chờ vào mẫu ruộng với mấy con gà. Từ khi bị tai nạn lao động, bố của Vượng không còn được khoẻ như trước để cáng đáng việc nhà. Vậy nên, ngoài giờ học Vượng phải thường xuyên ra đồng giúp mẹ. Trong kỳ thi ĐH vừa qua, Vượng đã mạnh dạn đăng ký thi vào 2 trường thuộc “top trên” là ĐH Ngọai Thương và ĐH Y Hà Nội. Kết quả, cả 2 trường vượng đều đạt 29 điểm, đồng thời trở thành tân thủ khoa của truờng ĐH Y Hà Nội. Cùng học với Lê Thị Minh Vượng ở lớp 12A3, trường THPT Ứng Hoà B, huyện Ứng Hoà, Hà Nội còn có Phạm Văn Khánh ở thôn An Cư, Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hoà là thủ khoa của trường ĐH Bách khoa Hà Nội với điểm số 29. Cũng có hoàn cảnh gia đình tương tự như cô bạn thủ khoa trường ĐH Y Hà Nội, gia đình của Phạm Văn Khánh cũng rất nghèo. Bố của Khánh mắc bệnh tâm thần phân liệt từ lâu. Thương mẹ, vào vụ cấy, vụ gặt Khánh đều ra đồng giúp mẹ vì thu nhập của cả nhà chỉ biết nhìn vào mấy sào ruộng, lại còn phải lo tiền thuốc chữa bệnh cho bố của Khánh. Dù hoàn cảnh gia đình éo le như vậy nhưng nghị lực sống và lòng ham học đã là hành trang quan trọng để Khánh vượt “vũ môn” với điểm số ấn tượng. Cũng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nguyễn Lệnh Dũng, sinh năm 1992 tại Hoài Đức, Hà Nội học lớp chuyên toán, trường THPT chuyên, ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn quyết tâm vươn lên học giỏi. Bằng ý chí của mình, Dũng đã đậu thủ khoa trường ĐH Khoa học tự nhiên (khối B) và đậu ĐH Ngoại thương (khối A) cùng với số điểm 28. Nhà nghèo, bố mẹ đều làm ruộng nên từ khi còn học lớp 1, Dũng đã phải bắt đầu làm quen với công việc đồng áng. Trong suốt 12 năm học phổ thông, Dũng luôn là học sinh giỏi, năm lớp 11, Dũng từng được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố làm phụ hồ, đạp xích lô, mẹ làm người giúp việc thuê nhưng Nguyễn Huy, học sinh lớp 12A3 trường THPT Hai Bà Trưng, Tp. Huế vẫn đậu thủ khoa trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng và đạt 24 điểm ngành bác sỹ đa khoa trường ĐH Y Dược Huế. Những năm học phổ thông, không có tiền mua sách mới, Huy đã phải mượn sách cũ hoặc mượn sách của thư viện về phô tô để học. Trong những ngày chờ giấy báo nhập học, Huy vẫn phải cùng bố di phụ hồ để kiếm thêm ít tiền phụ giúp gia đình. Vì sao ngày càng nhiều thủ khoa “chân đất”? Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong những năm gần đây, trong số những thủ khoa các trường ĐH, phần nhiều là học sinh học ở các trường vùng nông thôn hoặc xuất thân từ nông thôn lên thành phố trọ học. Thực tế những mùa tuyển sinh vừa qua cho thấy, ngày càng có nhiều học sinh nông thôn đậu thủ khoa, tỷ lệ học sinh nông thôn đậu ĐH cũng đang có xu hướng “lấn át” thành phố. Đây là một xu hướng tích cực và rất đáng trân trọng. Lý giải hiện tượng tích cực này có thể nhận thấy, về mặt chủ quan, có rất nhiều học sinh ở nông thôn hoặc xuất thân từ nông thôn ra thành phố trọ học có tư chất thông minh, ham học hỏi. So với những học sinh ở thành phố, có đầy đủ điều kiện vật chất, thì những học sinh ở nông thôn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường rất giàu ý chí, nghị lực. Các em đã sớm nhận thức được, chỉ có học mới mong thay đổi được cuộc sống, mới có thể thoát nghèo nên đã chủ động, tự giác trong học tập. Mặc dù không được đủ đầy về vật chẩt, điều kiện sinh hoạt, học tập nhưng bù lại, hầu hết những học sinh nông thôn cố gắng học giỏi luôn nhận được tình yêu thương, sự động viên, khích lệ từ hàng xóm, láng giềng, đặc biệt là từ những người thân trong gia đình. Chính gia đình và sự quan tâm của những người xung quanh là động lực để các em không ngừng nỗ lực vươn lên. Về phía khách quan, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT thực hiện chủ trương “ba chung” trong đó có chung đề thi. Đề thi luôn bám chắc nguyên tắc: cơ bản, nằm trong chương trình, có khả năng phân loại học sinh, không quá khó, không đánh đố, chỉ cần nắm chắc, nhuần nhuyễn kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đậu ĐH. Với những học sinh nông thôn có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, các em không có điều kiện để mua nhiều sách tham khảo, cũng không bị phân tán sức lực vào “cuộc đua” học thêm mà chủ yếu học kỹ, nắm chắc vận dụng sáng tại các kiên thức trong sách giáo khoa và làm thêm các bài tập nâng cao. Bằng cách đó, nhiều em đã thành công. Cần hỗ trợ nhiều hơn những học sinh nghèo học giỏi Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hầu hết những thủ khoa con nhà nghèo trong mùa tuyển sinh vừa qua đều có chung một nỗi niềm: không biết lấy đâu ra tiền cho con lên thành phố nhập học, rồi tiền thuê nhà trọ, tiền ăn trong suốt thời gian học tập dài từ 4 - 6 năm, điều kiện sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ hơn nhiều so với ở nông thôn, số tiền chu cấp hàng tháng của các gia đình nghèo có con học ĐH không phải là nhỏ. Vừa qua, nhiều trường ĐH đã có chủ trương trao học bổng, miễn giảm học phí, cung cấp chỗ ở trong ký túc xá miễn phí… cho những thủ khoa, á khoa. Nhà nước cũng đã có chính sách cho sinh viên vay vốn trang trải việc học tập và sinh hoạt với mục tiêu không để sinh viên nào có hoàn cảnh khó khăn mà phải nghỉ học. Đó là những chủ trương, chính sách đúng đắn. Tuy nhiên, để những sinh viên nhà nghèo nói chung, những thủ khoa, á khoa có hoàn cảnh gia đình khó khăn nói riêng có thể yên tâm học tập, cần nhiều hơn những giải pháp hỗ trợ thiết thực, dài hơi như: tăng mức học bổng hàng tháng, ngoài quỹ học bổng học tập dành chung cho mọi đối tượng sinh viên cần có thêm quỹ học bổng dành riêng cho những sinh viên nhà nghèo mà có thành tích học tập tốt. Các trường ĐH cần dành quỹ đất xây dựng thêm những ký túc xá ưu tiên cho những sinh viên nghèo. Nhà nước có thể xem xét xoá nợ khoản vay ngân hàng phục vụ cho việc học tập cho những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đạt học lực loại giỏi, loại xuất sắc trong toàn khoá học nhằm khuyến khích các em không ngừng vươn lên. Dù cho chặng đường học vấn phía trước còn lắm gian nan, vất vả nhưng cùng với sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm của gia đình và sự hỗ trợ thiết thực của các cấp, các ngành, tin rằng, cánh cửa cổng trường ĐH vẫn luôn rộng mở với những tân sinh viên con nhà nghèo mà giàu nghị lực, ý chí. Bùi Minh Tuấn (Giáo viên trường THPT Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An) LTS Dân trí - Nhiều thí sinh con nhà nghèo đã đỗ thủ khoa, á khoa trong kỳ thi đại học vừa qua không chỉ là niềm vui mừng đối với bản thân và gia đình các em, mà đấy còn là niềm tự hào của các thầy cô giáo và mái trường thân yêu mà các em đã từng học. Làng xóm, quê hương cũng như mọi người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà đều muốn chia vui cùng các em và đều thấy mừng vì kỳ thi đại học vừa qua đã tổ chức khá chu đáo từ việc ra đề thi cho đến coi thi và chấm thi bảo đảm tính khách quan, nghiêm túc, để từ đó đánh giá đúng trình độ kiến thức cũng như sự sáng tạo của thí sinh trong khuôn khổ chương trình chính khóa được học. Qua kết quả đó, những phụ huynh học sinh ở thành phố cũng nên suy nghĩ về cách giáo dục và chăm lo cho con em mình sao cho thích hợp để thi đua học tập và rèn luyện với các bạn học sinh nông thôn, vốn không có điều kiện thuận lợi bằng thành phố mà vẫn đạt kết quả thật đáng tự hào. Thứ Bẩy, 31/07/2010 - 10:55 Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Đó là Phạm Văn Khánh (thủ khoa 29 điểm ĐHBK Hà Nội) và Lê Thị Minh Vượng (thủ khoa 29 điểm ĐH Y Hà Nội, và 29 điểm ĐH Ngoại Thương) cùng học lớp 12A3, trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa. Cả hai đều là con của những người nông dân nghèo vùng quê lam lũ. /c25s25/giaoduc- Thủ khoa ĐHBK Hà Nội Phạm Văn Khánh (trái) và thủ khoa ĐH Y Hà Nội Lê Thị Minh Vượng Ăn mỳ tôm, ngủ trọ 30.000 đ, đỗ thủ khoa ĐH Bách Khoa Phóng viên tìm về nhà Phạm Văn Khánh ở thôn An Cư, xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa. Con đường làng dài khoảng 3km dẫn đến nhà Khánh, nơi hằng ngày em vẫn cắp sách tới trường, trơn trượt và lầy lội sau trận mưa đêm trước. Cái ngõ nhỏ dẫn vào nhà Khánh hoang vu, không cổng, không bờ rào, nước ngập bì bõm, chỉ có vài cây chuối và một đống rơm… Khánh giúp mẹ làm việc nhà Lúc chúng tôi đến nhà, gặp một mình Khánh đang chuẩn bị vo gạo, rút rơm nấu cơm. Bố Khánh, ông Phạm Văn Kha (44 tuổi), mắc bệnh tâm thần phân liệt đã 5 năm nay đang nằm trong nhà, còn mẹ đang làm cỏ ngoài đồng. Ngôi nhà nhỏ xiêu vẹo chỉ rộng chừng 20 m2 vừa để ở vừa là góc học tập của Khánh, đồng thời cũng là cái kho để đồ đạc, xoong nồi, gạo thóc, quần áo của cả nhà. Ra đồng bắt chuyện với mẹ Khánh đang làm cỏ cho lúa - lao động chính của gia đình, chị tâm sự: “Nhà tôi có hai cháu, chị Khánh là cháu Đào đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học Ngoại thương. Nhà nghèo, Khánh ngoài thời gian học tập, vào vụ cấy, gặt đều phải ra đồng. Ngày thường thì ở nhà nấu cơm giúp bố mẹ”. Mẹ Khánh cho biết, nguồn thu nhập chính của gia đình trông cả vào mấy sào ruộng. Hỏi tiền đâu thuốc thang cho bố Khánh, người phụ nữ nghèo nghẹn ngào: “Gia đình cũng chỉ biết đi vay mượn mỗi chỗ một ít. Các cháu lại ham học nên tôi cũng khó nghĩ lắm .”. Nuôi ước mơ giảng đường từ góc học tập đơn sơ. Mẹ Khánh kể, trước khi đi thi Khánh có nói, nếu bố mẹ không có tiền cho con đi thi, con sẽ vay mượn bạn bè, sau này đi làm thêm sẽ trả. Với quyết tâm và nghị lực của con, người mẹ đành vay mượn tạm vài trăm nghìn đồng đưa Khánh lên thành phố dự thi đại học. Hai mẹ con bắt xe hết 40.000 đồng, đến cổng trường Đại học Bách Khoa, hỏi thăm sinh viên tình nguyện nên tìm được phòng trọ giá rẻ 30.000/người/ngày. Hai mẹ con mỗi bữa chỉ dám đặt một suất cơm tại ký túc xá của trường với giá 12.000 đồng, còn lại thì ăn mì tôm. Khánh kể, biết mẹ mấy hôm nay chỉ ăn mì tôm thay cơm, thương quá nên chỉ ăn nửa suất, còn nửa suất dành cho mẹ . Bữa cơm trưa hàng ngày của gia đình thủ khoa Phạm Văn Khánh. “Nhiều hôm, gần 1 giờ trưa, nhìn mẹ đi cấy thuê về người mệt lả, em thương lắm” - Khánh vừa nấu cơm, vừa tâm sự. Bữa trưa, giữa căn nhà ọp ẹp, chứng kiến mâm cơm của gia đình chàng thủ khoa nghèo, chỉ thấy mấy quả cà pháo, một bát nước mắm, một bát canh “không người lái” mà thấy nghẹn lòng. Khánh nói, nhà mình ăn thế quen rồi, chỉ dịp lễ tết mới có thịt. Vừa học bài vừa . bế em, đỗ 2 trường 58 điểm Thi cả hai trường “khủng” và đều đạt 29 điểm, tân thủ khoa ĐH Y Hà Nội, Lê Thị Minh Vượng, có một hoàn cảnh rất khó khăn: bố mẹ đều làm ruộng, nhà đông anh em, nên nhiều lúc em vừa học bài vừa phải bế em. Vừa học bài vừa trông em. Lúc đầu, Vượng chỉ định thi khối A vào ĐH Ngoại thương. Mẹ Vượng chỉ có đủ 300.000 đồng cho con lai kinh, ứng thí. Nhưng cô trò nghèo vẫn âm thầm nuôi khát vọng lớn trở thành bác sĩ, nên đã tự vay thêm tiền người thân, để dự thi tiếp vào ĐH Y. Kết quả, Vượng đạt 29 điểm cả ĐH Y và Ngoại thương, trở thành tân Thủ khoa của ĐH Y Hà Nội. Tiếp chúng tôi trong căn nhà chật hẹp, cô thủ khoa kể: “Hồi chuẩn bị làm hồ sơ, mẹ em còn định không cho đăng ký, vì sợ nếu đỗ, sẽ chả có tiền cho con ăn học”. “Nhưng cháu cứ động viên tôi mãi. Cháu còn bảo mẹ cứ cho tiền mua hồ sơ, rồi đến tết, sẽ góp tiền mừng tuổi để trả” - chị Lan, mẹ của Vượng, cho biết. Thủ khoa ĐH Y Hà Nội lớn lên trong một gia đình lam lũ có đông anh em. Đã rất lâu rồi, kể từ ngày bị tai nạn lao động, bố Vượng không còn khỏe như xưa. Cả nhà có đến 7 miệng ăn mà chỉ trông vào mấy sào ruộng mẹ cầy cấy. Thế nên, ngoài giờ học, cô gái phải thường xuyên ra đồng, giúp mẹ. “Ngày 29 Tết, nó vẫn còn phải đi cấy đấy, anh ạ” - bố Vượng cho chúng tôi biết. Góc học tập của cô bé thi 58 điểm hai trường (khối A và B) là chiếc bàn uống nước cũ kỹ và xiêu vẹo. Bên cái bàn ấy, Vượng vừa ngồi học, vừa phải bế đứa em trai 3 tuổi. Khi được hỏi sẽ chọn trường nào trong hai trường ĐH luôn nằm trong khát khao của biết bao sĩ tử ấy, cô gái nói: “Chắc là em sẽ chọn Y. Em muốn chữa bệnh cho bố mẹ em và những người xung quanh”. Trước khi chia tay, cô thủ khoa nghèo loay hoay mãi mới dám hỏi phóng viên: “Đỗ thủ khoa có được học bổng không anh, vì gia đình em không có tiền cho em ăn học đâu”. Theo Hoàng Tuân - Minh Đức . dụng giáo án điện tử Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy hiện nay là xu thế tất yếu. Tuy nhiên cần căn cứ vào đặc thù từng môn học, từng tiết học, từng. giáo án điện tử trong các tiết dạy cũng gây một số khó khăn trong việc dạy của thầy và việc học của trò. Những ưu thế nổi bật từ việc sử dụng giáo án điện

Ngày đăng: 15/10/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan