Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc

62 1K 4
Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN PHẦN MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀITrong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện. Song bên cạnh đó vẫn còn một phần không nhỏ dân cư sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đời sống kinh tế văn hoá - xã hội còn rất nhiều khó khăn còn về vật chất lẫn tinh thần. Do vậy, đòi hỏi phải có một chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp để giải quyết khó khăn, ổn định phát triển kinh tế xã hội khu vực này. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ (TTCP) đã ký quyết định số 135 / 1998/ QĐ - TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiện đời sống, cơ sở vật chất, hạ tầng… Cho Đại bộ phận nhân dân, xoá đói, giảm nghèo. Chương trình 135 đã chính thức đi vào thực hiện từ năm 1999, đến nay đã được 7 năm với nhiều thành quả đáng kể.Võ Nhai là một huyện vùng cao, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên. Cùng với sự phát triển của đất nước đời sống kinh tế văn hoá - xã hội của huyện đang ngày một nâng lên và bước đầu ổn định. Với vị trí địa lý là một huyện cách thành phố Thái Nguyên 37km, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thành phố Thái Nguyên. Đây là điều kiện để huyện Nhai phát triển năng động nền kinh tếTiến tới xoá đói giảm nghèo, khắc phục được những hậu quả mà nghèo đói gây ra cho xã hội, cho gia đình và từng thành viên từ đó đề ra những biện pháp đúng đắn, hiệu quả nhất sát với thực tế của huyện nhằm giúp dân thoát nghèo, lạc hậu chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước góp phần nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội mang tính đại biểu cho một Huyện với nền nông nghiệp là chủ yếu của khu vực trung du miền núi. Đặc biệt sau những năm đổi mới đất nước, huyện Nhai là một huyện còn gặp nhiều khó khăn, có xuất phát điểm thấp. Toàn Huyện có 14 1 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN xã và 1 thị trấn, 62876 nhân khẩu với 13817 hộ. Mặc dù đã được đầu hỗ trợ nhiều những huyện Nhai vẫn gặp phải nhưng trở ngại về ngành nghề, vốn, lao động ,đất đai, cơ chế và trình độ quản lý nên số hộ nghèo trong huyện còn cao. Do vậy xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết. Đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự phối hợp của chính quyền và ý thức tự vươn lên của người dân.Nhận được sự đầu hỗ trợ của Nhà nước từ chương trình 135, Huyện Nhai đã tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình trên địa bàn huyện, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT), dự án quy hoạch xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX) miền núi, vùng cao, dự án đào tạo cán bộ Bản, Làng, Phum, Sóc . Cho đến nay các dự án này đã và đang được thực hiện và theo kế hoạch đã hoàn thiện vào cuối năm 2005, chương trình 135 đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân các xã 135 của huyện Nhai.Với mục đích thấy được những chuyển biến trong đời sống nhân dân, ưu nhược điểm của việc thực hiện chương trình 135 trong những năm qua,tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Nhai Thái Nguyên”.1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU- Tìm hiểu hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng của 14 xã ĐBKK thuộc chương trình 135 của Chính phủ tại huyện Nhai qua 7 năm thực hiện chương trình, nhận nguồn vốn đầu hỗ trợ từ nguồn vốn 135.- Tìm được những thuận lợi cũng như khó khăn của huyện Nhai trong công tác thực hiện chương trình 135 tại địa bàn các xã ĐBKK của huyện.- Đánh giá kết quả đạt được và tìm ra những bài học để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình trong những năm tiếp theo.2 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN - Đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn và phát huy hiệu quả hơn lợi ích từ chương trình 135 trên địa bàn huyện Nhai.1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu là kết quả thực hiện chương trình 135 tại địa phương trong 7 năm, từ 1999 đến 2005.1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨUVới sự hạn chế về kiến thức và thời gian tôi chỉ nghiên cứu trên địa bàn 14 xã ĐBKK (xã 135) của huyện Nhai trong thời gian 4 tháng và chỉ tập trung nghiên cứu tình hình và kết quả thực hiện.1.5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨUVới số liệu thống kê về tình hình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Nhai từ năm 1999 đến năm 2005.3 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN CHƯƠNG ITỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀIĐói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của các quốc gia trên toàn thế giới. Đây là vấn đề đã và đang được các chính phủ các nhà lãnh đạo và các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên đó mới chỉ là trên lí thuyết, thực tế cho thấy gần như không thể hoàn toàn xoá được đói nghèo trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là không thể xoá bỏ được khoảng cách giàu nghèo mà khoảng cách này đang có xu thế ngày càng dãn ra, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày càng lớn hơn. Không hoàn toàn xoá được đói nghèo nhưng các nhà lãnh đạo các nước vẫn đang không ngừng tìm và có các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tới mức có thể đói nghèo.Việt Nam là một nước nghèo, chính phủ Việt Nam coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn trên phạm vi cả nước. Chương trình 135 là một trong những giải pháp thiết thực đó. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và được chính phủ chỉ đạo thực hiện.1.1.1 Cơ sở lí luận Khái quát về chương trình 135Ngày 31/7/1998, TTCP có quyết định số 135/1998/ QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế- xã hội của các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là chương trình 135). 4 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN Chương trình là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, đầu tập trung nhằm phát triển kinh tế- xã hội tổng hợp cho vùng này.Vậy: chương trình 135chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.1.1.1.1. Mục tiêu tổng quát của chương trìnhNâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, chậm hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.1.1.1.2 Nhiệm vụ của chương trình- Quy hoạch, bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết- Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư.- Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.- Đào tạo cán bộ bản, làng, Phum, Sóc,…1.1.1.3. Một số chính sách chủ yếu bổ trợ thực hiện chương trình- Chính sách đất đai.- Chính sách tín dụng- Chính sách phát triển nguồn nhân lực.- Chính sách thuế- Nhiệm vụ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình.5 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN 1.1.1.4. Các dự án thành phần của chương trình.1- Dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng2- Dự án xây dựng trung tâm cụm xã3- Dự án quy hoạch sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết4- Dự án ổn định, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.5- Dự án đào tạo cán bộ Bản, Làng,Phum, Sóc,…1.1.2. Cơ sở thực tiễn1.1.2.1. Tình hình thực hiện chương trình 135 trên phạm vi cả nướcHiện nay, trong cả nước có 2374 xã được nhà nước công nhận - đây là các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa thuộc 320 huyện, 49 tỉnh, trong đó có 67 xã ATK, 388 xã biên giới hải đảo và 1919 xã miền núi, vùng sâu vùng xa với hơn 1.100.000 hộ, trên 6 triệu người.Năm 1997, đời sống kinh tế- xã hội của đồng bào các dân tộc trong khu vực này tồn tại những khó khăn mang tính đặc thù: Kinh tế tự cung tự cấp, đời sống khó khăn, tỷ lệ đói nghèo từ 50% -60% cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng rất thấp kém còn hơn 600 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, dân trí thấp, số người mù chữ, thất học chiếm 50% -60%. Ngoài ra những vùng này còn ẩn chứa những yếu tố thiếu ổn định như tôn giáo, tệ nạn xã hội. Chương trình 135 được TTCP phê duyệt và đi vào triển khai thực hiện từ năm 1999 trên phạm vi cả nước, ban đầu ngân sách Nhà nước đầu cho 1000 xã của 91 huyện trọng điểm trong cả nước và bước đầu có hiệu quả nên mặc dù ngân sách (NSNN) còn khó khăn, TTCP đã quyết định đầu ra các xã biên giới, xã an toàn khu (ATK), và đặt cả các xã ĐBKK, còn lại, co vậy số xã 135 được nhận đầu của NSNN đến nay là 2374 xã. Để chương trình 135 có thể thành công đạt mục tiêu đề ra vào năm 2005 Chính phủ đã có quyết định số 138/2001/QĐ - TTg về tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình 135, đã thực hiện hàng loạt các chính sách, hiệu pháp nhằm dồn sức 6 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN cả nước để phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn nhất, đói nghèo nhất cả nước hiện nay.Chương trình 135 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được Chính phủ chỉ đạo với quyết tâm cao và bằng những quyết sách đặc biệt.* Chương trình 135 được chỉ đạo thực hiện theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu ( 1999 2000): Tập trung xây dựng cơ chế giải pháp vận hành chương trình, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã và TTCX, xoá hộ đói kinh niên, giảm mỗi năm từ 4% - 5% hộ nghèo, phát triển văn hoá, thông tin, phát triển giao thông đến trung tâm cụm xã.- Giai đoạn tiếp theo (2001 2005): Triển khai trên tất cả các xã 135, hoàn thiện cơ chế chính sách, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án. Thực hiện đồng bộ các dự án thành phần chú trọng chuyển mạnh cơ cấu đầu theo hướng ưu tiên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống: Hầu hết các xã có đường giao thông đến trung tâm xã, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt, phát triển y tế, giáo dục, văn hoá - xã hội, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường, tuyên truyền, đưa kinh nghiệm sản xuất, khoa học kĩ thuật, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã 135 xuống dưới 25%.Sau 7 năm triển khai thực hiện chương trình 135 đã đạt những thành tựu cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.+ Kinh tế: Chương trình 135 đã xây dựng được hàng ngàn công trình cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK và các trung tâm cụm xã. Hệ thống cơ sở vật chất miền núi, vùng cao được hình thành và cải thiện rõ rệt so với trước đây đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển. Nhiều vùng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện mạo nông thôn vùng 135 đã có nhiều chuyên biến to lớn, cơ chế thị trường đã hình thành là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 7 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành quả: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23,8% năm 2004 so với năm 1998 là 50% - 60%, về cơ bản khồng còn hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm từ 4 5 % hộ nghèo, nhiều địa phương giảm từ 7% - 9% như Cao Bằng, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nghệ An,… Nhiều tỉnh đã đạt mục tiêu giai đoạn 2001 2005 “Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã 135 xuống còn 25% vào năm 2005” như: Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Đồng Nai,…+ Văn hoá - Giáo dục: Chương trình 135 đã đầu tăng thêm 4150 công trình trường học, xoá mù chữ và nâng cao dân trí ở nhiều địa phương, đến nay đã đạt 92% - 95% học sinh bậc tiểu học đến trường, hầu hết các xã đạt chuẩn giáo dục tiểu học và xoá mà chữ, có nhiều tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở các xã 135. + Y tế: Chương trình đã đầu thêm 373 trạm y tế, phòng khám và mua sắm trang thiết bị y tế. Các Trạm y tế cơ sở này đã góp phần nâng cao sức khoẻ người dân, giảm tải cho tuyến trên, giảm và phòng tránh kịp thời, một số bệnh dịch hiểm nghèo, bệnh xã hội như: Bứu cổ, đau mắt hột,…Thành quả đạt được trong 7 năm qua đã cho thấy chương trình 135chương trình hợp lòng dân và được nhân dân tích cực hưởng ứng, ủng hộ do chương trình xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở và ý thức trách nhiệm của cộng đồng, chương trình 135 thể hiện được bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Cùng với sự cố gắng không ngừng của các cấp từ Trung ương đến địa phương. Chương trình 135 đã được đưa vào thực hiện trên 49 tỉnh thành trong cả nước.1.1.2.2. Tình hình thực hiện chương trình 135 tại tỉnh Thái NguyênTỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, trong đó Nhai là 1 huyện vùng cao. Tổng diện tích tự nhiên hơn 3.541km2, dân số gần 1,1 triệu người ,trong đó đồng bào dân tộc tiểu số chiếm gần 8 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN 25% (với 7 dân tộc là : Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa) tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi, vùng cao là: Nhai, Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ. Theo số liệu đến 31/12/2004 toàn tỉnh có 245.414 hộ , trong đó hộ đồng bào dân tộc tiểu số là 71.611 hộ chiến 29,18%. Chương trình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu và vùng xa theo quyết định số 135/ 1998/ QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của thủ tướng chính phủ (gọi tắt là chương trình 135) là chính sách lớn của Đảng và nhà nước đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc tiểu số còn nhiều khó khăn .Đến năm 2005,tỉnh Thái Nguyên có 52 xã được hưởng thụ từ chương trình 135 ( trong đó 28 xã đặc biệt khó khăn ,24 xã ATK), cụ thể : - Năm1999: Có 11 xã thuộc huyện Nhai - Năm 2000: Thêm 10 xã (huỵện Nhai: 3 xã; huyện Đồng Hỷ: 2 xã; huyện Định Hoá : 5 xã) -Năm 2002: Thêm 15 xã (huyện Định Hoá :13xã ; huyện Đồng Hỷ: 2xã ) -Năm 2005: Thêm 16 xã (huyện Đại Từ :10 xã; huyện Phú Lương: 1 xã ; huyện Định Hoá : 5 xã )Nhìn chung nền kinh tế ở vùng núi ,vùng đồng bào dân tộc tiểu số chậm phát triển ,tập quán canh tác lạc hậu ,sản xuất nhỏ lẻ ,phân tán ,tự cấp tự túc ,chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp kém ,tiêu thụ khó khăn .Một số hộ còn thiếu đất sản xuất ,đất ở .Hạ tầng cơ sở một số xã vùng cao ,vùng sâu vùng xa , vùng căn cứ cách mạng (ATK),nhất là ở các xóm ,bản còn rất khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong vùng là 28,48%, chất lượng giáo dục và đào tạo thấp ,nhất là việc đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc tiểu số.Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ở vùng sâu ,vùng xa còn nhiều hạn chế. Một số bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc tiểu số đang bị mai một .9 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN Năng lực,trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị , cơ sở ở vùng núi, vùng dân tộc nhìn chung còn yếu. Công tác phát triển Đảngchậm. Cấp uỷ,chính quyền và các đoàn thể ở một số nơi hoạt động chưa đồng đều, hiệu quả hạn chế. 1.1.2.3.Tình hình thực hiện chương trình 135 tại huyện NhaiThực chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Nhai có 11 xã thuộc phạm vi triển khai chương trình. Năm 2001thực hiện quyết định số 42/2001/QĐ-TTg. Huyện Nhai được bổ xung thêm 3 xã, nâng tổng số xã thực hiện chương trình 135 là 14 xã trong phạm vi toàn huyện.Qua 7 năm thực hiện,được sự giúp đỡ của UBND tỉnh, các ngành liên quan ở tỉnh,sự chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, sự năng động của UBND và ban quản lý dự án 135 huyện, sự ủng hộ của nhân dân cũng như sự phối hợp chỉ đạo thực hiện cấp uỷ,chính quyền các xã, chương trình đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đến nay các xã trong huyện đã có đường giao thông đến trung tâm xã,4 trung tâm cụm xã đã có chợ trung tâm thương mại,điều này đã đem lại hiệu quả thiết thực về đời sống, kinh tế xã hội của nhân dân, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các xã trong huyện với bên ngoài. Bộ mặt nông thôn thay đổi cơ bản. Nhân dân các xã thuộc chương chình 135 đã nâng cao ý thức tổ chức,quản lý khai thác sử dụng tốt các công trình đã hoàn thành + Dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT). Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình trong thời gian 7 năm qua. Đến nay toàn huyện đã thi công hoàn thành 85 công trình bao gồm : 26 công trình trường học,27 công trình đường giao thông và cầu, 14 công trình thuỷ lợi, 9 công trình đường điện 0,4kv và các công trình khác là 9 công trình .10 [...]... 135 của huyện trước và sau khi thực hiện chương trình 135 - Phương pháp điều tra điển hình : Lấy ý kiến của người dân tại điểm nghiên cứu là những người trực tiếp hưởng lợi từ chương trình và ý kiến của cán bộ thực hiện chương trình 135 về hiệu quả, lợi ích do chương trình đem lại CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN NHAI (GIAI ĐOẠN 1999 2005) 3.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC... định & PTSX Chương trình khuyến nông khuyến lâm 31 Dự án đào tạo cán bộ… Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN Nguồn vốn từ hội phụ nữ, hội nông dân,… Chương trình phát triển giao thông nông thôn, y tế, giáo dục 3.1.2 Đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình 135 tại huyện Nhai Là cơ quan giúp việc của BCĐ chương trình 135 tại huyện Nhai, kho bạc của huyện đã chỉ đạo thực hiện việc... 3.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN NHAI Từ năm 1999, sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135, UBND huyện Nhai và các cơ quan chức năng khác có liên quan đã tiến hành điều tra, thực nghiệm, thăm nắm tình hình và tiến hành làm tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt, công nhận các xã ĐBKK của huyện Nhai là xã 135 và được Nhà nước đầu... từ đó đã góp phần nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật riêng và chăm sóc một số cây trồng chính, kỹ thuật chăn nuôi gia súc và gia cầm cho cán bộ thôn bản Thực hiện quyết định 138 về vấn đề lồng ghép các chương trình trên cùng địa bàn, kết quả đào tạo cán bộ từ năm 2002 được đưa vào kết quản của chương trình 135 Việc triển khai thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Nhai đã làm cho bộ mặt nông... được đầu của Chính phủ, trong những năm qua huyện Nhai đã tổ chức chỉ đạo và thực 29 Khoá luận tốt nghiệp  Chuyên ngành KTNN hiện chương trình với các công việc cụ thể theo đúng tinh thần của chương trình 135 đã đề ra 3.1.1 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình Thực hiện Quyết định số 135/ 1998/QĐ-TTg ngày 31 / 7 / 1998 về việc thành lập chương trình 135, Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày... nhanh năm 2000 là 28,87% đến năm 2005 còn 14,17%, lương thực bình quân trên đầu người đạt mức 445kg/người /năm Trên đây là những kết quả khái quát về tình hình thực hiện chương trình 135 trong phạm vi cả nước, tỉnh Thái Nguyên, huyện Nhai Mặc dù đã đạt được nhiều thành quả đáng kể nhưng vẫn cần tiếp tục cố gắng không ngừng của Đảng, Nhà nước nói chung và nhân dân huyện Nhai nói riêng Để ổn định... các xã 135 huyện Nhai được bổ xung thêm 3 xã, nâng tổng số xã thực hiện chương trình 135 là 14 xã trong phạn vi toàn huyện Căn cứ thông liên tịch số 416/1999TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD hướng dẫn quản lý đầu và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu , vùng xa Dự án quy hạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã 135 huyện Nhai là dự án mang tính chất chủ chốt của chương trình 135, ... nguốn vốn 135, nguồn vốn đầu các chuơng trình, các dự án, các quỹ hội tại địa phương đã góp sức cùng hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK của huyện Sơ đồ 1: Công tác lồng ghép các chương trình trên địa bàn huyện CHƯƠNG TRÌNH 135 Chương trình nước sinh hoạt & vệ sinh môi trường Chương trình xoá đói giảm nghèo & giải quyết việc làm Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Dự án xây dựng TTCX Chương trình kiên... ,xã có công trình ,dân có việc làm tăng thu nhập Để đạt mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như đã đề ra ban đầu ,ngoài quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 từ cấp huyện đến địa phương thì một công việc không kém phần quan trọng quyết định thành công của chương trình đó là tổ chức lồng ghép một cách hiệu quả các dự án, chương trình đã và đang thực hiện trên... quân / người tăng từ 2,967 triệu đồng/ năm 2003 lên 3,5 triệu đồng/ năm 2005 tuy con số chưa phải là cao so với các vùng khác nhưng với vùng 135 thu nhập đạt 3,5 triệu đồng /năm là một con số đang vui mừng Năm 2005 số họ giảu là 1960 hộ tăng 102 hộ so với năm 2003, số hộ nghèo giảm 1100 hộ so với năm 2003 Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 28,87% năm 1999 xuống còn 21.15% năm 2003 và còn 14,17% năm 2005 ( theo tiêu . năm qua,tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên .1.2.. của Nhà nước từ chương trình 135, Huyện Võ Nhai đã tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình trên địa bàn huyện, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:31

Hình ảnh liên quan

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội - Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc

2.1.2..

Tình hình kinh tế xã hội Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 02: Tình hình số hộ nghèo của huyện năm 2005 - Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc

Bảng 02.

Tình hình số hộ nghèo của huyện năm 2005 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Qua bảng ta thấy trong 5 năm qua dự án đã tổ chức được 26 lớp bồi dưỡng, đào tạo các hệ với hơn 2581 lượt người - Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc

ua.

bảng ta thấy trong 5 năm qua dự án đã tổ chức được 26 lớp bồi dưỡng, đào tạo các hệ với hơn 2581 lượt người Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan