Bài tập nhóm luật hình sự việt nam 1

25 77 0
Bài tập nhóm luật hình sự việt nam 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1 NHÓM THẢO LUẬN HÌNH SỰ 1 THÀNH VIÊN NHÓM: 1 HOÀNG THỊ DIỆU LINH – LKT K24 A2 – 19A51010113 2 VŨ KIM NGÂN – LKT K24 A1 – 19A51010086 3 ĐINH ĐỨC PHÚC SƠN – LKT K24 A2 – 19A51010006 4 HOÀNG THỊ THOA – LKT K24 A2 – 19A51010270 5 HÀ THỊ SIM TÍM – LKT K24 A2 – 19A51010255 6 NGUYỄN THỊ KIỀU TRINH – LKT K24 A2 – 19A51010027 7 NGUYỄN NGỌC TUÂN – LKT K24 A2 – 19A51010159 8 LÊ THỊ NGUYỆT VI – LKT K24 A2 – 19A51010236 Câu 1 a, Hiệu lực BLHS Việt Nam 2015 theo thời gian: Bộ luật Hình sự số: 100/2015/QH13 (hay còn gọi là Bộ luật hình sự 2015) và Luật số: 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số: 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 Hiệu lực theo thời gian: - Khái niệm: Là phạm vi áp dụng BLHS 2015 đối với hành vi phạm tội trong khoảng thời gian nhất định - Cơ sở pháp lý: Điều 7 BLHS Việt Nam 2015 - Nội dung: 1 Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện 2 Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành 3 Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành Ví dụ: Công văn 80/TANDTC-PC năm 2016 về xử lý hành vi đánh bạc trái phép dưới 5.000.000 đồng do Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn quy định áp dụng Điều 25 Bộ luật Hình sự 1999 nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử kể từ ngày 09-12-2015 (ngày công bố Bộ luật hình sự năm 2015) đến hết ngày 30-6-2016 đối với người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng Bộ luật Hình sự 1999 thì không Một người thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vào trước thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (trước ngày 01/01/2018) thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự b, Thời điểm xảy ra vụ án là ngày 7/11/2016, việc áp dụng BLHS 1999 và BLHS 2015 trong cùng một vụ án khi quyết định hình phạt là phù hợp Bởi vì: Vụ án xảy ra ngày 7/11/2016, tức là khi BLHS năm 1999 đang có hiệu lực và BLHS năm 2015 chưa có hiệu lực nên đương nhiên phải áp dụng BLHS 1999 để giải quyết vụ việc và quyết định hình phạt Tuy nhiên sau đó BLHS 2015 được áp dụng vào vụ án bởi vì tại BLHS 2015 các quy định mới có lợi hơn đối với người phạm tội Đây gọi là hiệu lực trở về trước Trong pháp luật hình sự hiện hành, không quy định hiệu lực trở về trước đối với điều luật mới không có lợi cho người phạm tội Riêng đối với điều luật mới có lợi cho người phạm tội thì áp dụng hiệu lực trở về trước (Cụ thể tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.) Khoản 1 Điều 152Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: "1-Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy địnhhiệu lực trở về trước" Quy định cho phép áp dụng hiệu lực trở về trước này, một mặt mang tính nhân đạo đối với người phạm tội; mặt khác, khi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không còn hoặc giảm đáng kể nên tội phạm đó đã được đã xoá bỏ trong BLHS mới hoặc quy định hình phạt nhẹ hơn thì việc trừng trị người phạm tội như trước đây không còn cần thiết  Như vậy, việc áp dụng cả 2 BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 trong vụ án này để quyết định hình phạt là hợp lí và phù hợp Ví dụ: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người tham gia đánh bạc với mức tiền từ 2 triệu đồng trở lên là phải chịu trách nhiệm hình sự (phạm tội đánh bạc) Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người tham gia đánh bạc với mức tiền 5 triệu đồng trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự Bộ luật Hình sự năm 2015 được công bố ngày 19/12/2015 và ngày có hiệu lực là ngày 01/01/2018 Kể từ ngày bộ luật hình sự mới được công bố, 2 năm tiếp theo tuy chưa có hiệu lực nhưng quy định mới về mức tiền 5 triệu đồng là quy định có lợi cho những người có hành vi đánh bạc nên nếu họ đã tham gia với mức tiền 2 triệu đồng trở lên nhưng chưa tới 5 triệu đồng thì họ không bị kết tội đánh bạc Quy định này được áp dụng cho cả những người đã tham gia đánh bạc trước ngày công bố luật mới mà sau ngày công bố luật mới mới bị phát hiện hoặc bị xem xét xử lý Câu 2 a, * Các vấn đề trong khái niệm tội phạm: - Thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội : Có thể nói đây là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm Bởi vì tội phạm trước hết phải là hành vi, không có hành vi thì không có tội phạm Đối với luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm đối với những âm mưu, ý nghĩ, dự định chưa được thể hiện ra thế giới bên ngoài bằng hành vi.Đồng thời tội phạm phải là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội thể hiện ở mặt đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho xã hội.Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về vật chất, tinh thần, thể chất hoặc những thiệt hại khác mà hành vi gây ra cho xã hội - Thứ hai, hành vi của tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện: Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của tội phạm Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.Một hành vi được coi là tội phạm khi hành vi đó do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và đạt độ tuổi nhất định do luật định Như vậy người thực hiện hành vi dù có nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Như người bị tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự - Thứ ba, hành vi của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự có nghĩa là tội phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự: Đây còn được gọi là dấu hiệu hình thức của tội phạm Theo quy định tại điều 2 Bộ luật Hình sựnăm 2015 thì chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự Quy định này nhằm bảo đảm cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, bảo đảm cho quyền chính đáng của công dân tránh sự tùy tiện nghi phạm từ các cơ quan có thẩm quyền - Thứ tư, tội phạm phải chịu hình phạt: Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng bị áp dụng một hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự Một người thực hiện các hành vi có đủ 4 dấu hiệu trên thì được coi là tội phạm * Các yếu tố của tội phạm: - Thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội: hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được hiểu là hành vi đó gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…” Như vậy, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không Một hành vi bị coi là tội phạm bản chất trong hành vi ấy đã chứa đựng tính nguy hiểm cho xã hội Để xác định tính nguy hiểm cho xã hội, thường dựa vào các căn cứ sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại; Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội Mức độ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội; Tính chất và mức độ lỗi; Động cơ và mục đích của người phạm tội; Các căn cứ khác như hoàn cảnh xã hội, nhân thân người phạm tội, - Thứ hai, tính có lỗi: lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của chủ thể đối với hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó dưới hình thức vô ý hoặc cố ý Bản chất của lỗi thể hiện ở việc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được nguy hiểm đó nhưng tự mình lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích của xã hội Lỗi được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý Theo đó lỗi cố ý bao gồm: Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Lỗi vô ý bao gồm: Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó - Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm nếu “ được quy định trong luật hình sự” Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau: “1 Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự 2 Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” Như vậy hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu của tội phạm Bất cứ hành vi nào không được quy định là một tội trong Bộ luật Hình sự thì việc thực hiện hành vi đó không bị xem là tội phạm - Thứ tư, tính phải chịu hình phạt: Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng đều bị áp dụng hoặc đe dọa áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt Hình phạt được coi là cơ chế răn đe, giáo dục đối với tội phạm * Yếu tố của cấu thành tội phạm: - Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ ,bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại - Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm v.v - Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm,là thái độ tâm lý của người phạm tội.Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi,động cơ, mục đích cuả tội phạm - Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội ,mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự * Phân loại tội phạm và cấu thành tội phạm: - Tội phạm: 4 loại: + Tội phạm ít nghiêm trọng + Tội phạm nghiêm trọng + Tội phạm rất nghiêm trọng + Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng - Cấu thành tội phạm: • CTTP cơ bản • CTTP tăng nặng • CTTP giảm nhẹ • CTTP vật chất • CTTP hình thức • CTTP cắt xén b, Trong vụ án trên thì: - Tội phạm là tội giết người và cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Các yếu tố của tội phạm: + Tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội: Giết người + Tính có lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp + Tính trái pháp luật hình sự: Đã xâm phạm tới khách thể mà luật hình sự bảo vệ đó là quan hệ nhân thân + Tính phải chịu hình phạt: Hình phạt 11 năm tù - Tội phạm trong vụ án là loại tội phạm rất nghiêm trọng - Cấu thành tội phạm loại cơ bản vì nó thoả mãn đủ các dấu hiệu của 1 CTTP đó là tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật Câu 3: a) 1 Khái niệm: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước của quá trình thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt 2 Dấu hiệu: Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt 3 Phân loại: quá trình thực hiện tội phạm (lỗi cố ý) có ba giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị phạm tội; - Giai đoạn phạm tội chưa đạt; - Giai đoạn tội phạm đã hoàn thành Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt Cụ thể các giai đoạn phạm tội như sau: Nội dung Chuẩn bị phạm tội Phạm tội chưa đạt Tội phạm hoàn thành Khái niệm Căn cứ khoản 1 Điều 14, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật hình sự 2015 -Thứ nhất, chuẩn bị phạm tội tồn tại dưới Căn cứ Điều 15, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội Tội phạm đã hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm Đặc điểm Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội Căn cứ Điều 16, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản -Thứ nhất, Đã có đầy đủ -Nửa chừng: tức người phạm tội các dấu hiệu phải xảy ra ở đã trực tiếp thực của cấu thành giai đoạn chuẩn dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo điều kiện cần thiết khác (nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm, ), hiện tội phạm qua việc: thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan tội phạm cụ thể quy định trong Bộ luật Hình sự, các dấu hiệu đó là dấu hiệu điển hình phản ánh bản chất của tội phạm, các dấu hiệu đó đều là dấu hiệu bắt buộc bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt -Tự ý, tức phải: +Tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội +Chấm dứt một cách dứtkhoát: triệt để, từ bỏ -Thứ hai, người hẳn ý định phạm tội chưa Như vậy, tội phạm tội thực hiện tội phạm hoàn phạm đến cùng thành chỉ cần (tức chưa hành đáp ứng các vi của họ chưa dấu hiệu cấu -Thứ hai, ý định thỏa mãn hết thành tội phạm phạm tội đã các dấu hiệu về mà không cần được biểu hiện mặt khách quan phải xét đến ra bên ngoài trong cấu thành thời điểm hành Thời điểm tội phạm (dấu vi phạm tội đó muộn nhất của hiệu phân biệt đã hoàn toàn giai đoạn chuẩn với tội phạm chấm dứt trên bị phạm tội là hoàn thành) thực tế hay thời điểm trước chưa lúc người phạm -Thứ ba, nguyên tội thực hiện nhân không Cần phân biệt hành vi khách thực hiện tội tội phạm hoàn quan được quy phạm đến cùng thành với tội định trong cấu là do: phạm kết thúc: thành tội phạm khách quan + Tội phạm (là những dấu ngoài ý muốn hoàn thành: hiệu chung cho hoặc sai lầm của hành vi phạm loại tội phạm cụ người phạm tội tội thỏa mãn thể được quy (về đối tượng hết các dấu định trong luật) tác động hay hiệu về mặt hoặc hành vi đi công cụ, pháp lý quy liền trước hành phương tiện,…) định trong luật vi khách quan Phạm vi trách nhiệm hình sự Mức độ trách nhiệm hình sự như: bắn nhưng đạn không nổ, +Thứ ba, thuốc độc không nguyên nhân đủ liều lượng,… không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài ý muốn (yếu tố giúp phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội) + Tội phạm kết thúc: hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (Điều 15) Mọi hành vi tội phạm hoàn thành về nguyên tắc đều phải chịu trách nhiệm hình sự Hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể (Khoản 2 Điều 57 Bộ luật hình sự 2015) Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình Áp dụng theo quy định tại từng điều luật của tội phạm cụ thể  Hai thời điểm trên có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm (Điều 16) Lưu ý: chỉ là người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, tức vẫn bị coi là tội phạm Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội Ví dụ Đ biết gia đình anh M thường không có ai ở nhà vào buổi sáng Khoảng 9 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2019, Đ phá khóa nhà anh M để lấy tài sản Đ đang dắt chiếu xe máy của anh M ra sân (chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng), đúng lúc đó anh M quay về nhà, phát hiện và hô hoán Đ bị mọi người bắt giữ Đ bị Tòa xử phạt 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản Mặc dù chưa thực hiện hành vi trộm xe máy của anh M nhưng hành vi của Đ đã thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự 2015) Do S có mâu thuẫn với anh T từ trước trong quá trình buôn bán vải ở chợ đầu mối, S đã bàn bạc với C cách thức trả thù T S và C thống nhất đêm 01/6 sẽ mua 03 lít xăng hất vào cửa hàng vải của T rồi châm lửa đốt cháy cửa hàng của T Thực hiện đúng kế hoạch đã bàn bạc, tối 01/6 S và C cùng đi mua xăng cho vào can nhựa rồi lên xe máy đem đến cửa hàng vải của anh T, S và C đã tưới xăng châm lửa đốt cửa hàng nhưng đúng lúc trời mưa rào rất to nên lửa mới bùng lên đã bị dập tắt ngay, khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này Dựa vào đặc điểm của các loại cấu thành tội phạm, có thể rút ra được kết luận về thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành vật chất, cấu thành hình thức và cấu thành cắt xén như sau: - Tội phạm có cấu thành vật chất: hoàn thành khi người phạm tội đã gây hậu quả của tội phạm (Ví dụ: đối với tội giết người thì tội phạm hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy ra) - Tội phạm có cấu thành hình thức: hoàn T là Trưởng phòng maketing của Công ty kinh doanh bất động sản Ông V là Giám đốc Công ty cho rằng T không có năng lực phát triển thị trường và là nguyên nhân chính làm Công ty kinh doanh thua lỗ nên đã quyết định cho T nghỉ việc, cắt toàn bộ chế độ lương, thưởng, không cho T hưởng chế độ trợ cấp thôi việc T bực tức lên cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn mua 01 khẩu súng K54 và 12 viên đạn với ý định khi gặp dịp sẽ tìm gặp Giám đốc Công ty bắn cảnh cáo vào chân Giám đốc quy định tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện này cửa hàng vải không bị cháy, không bị hư hại gì Cửa hàng vải của anh T không bị huỷ hoại do trời mưa to là nguyên nhân xảy ra ngoài ý chí chủ quan của S và C, tuy nhiên S và C đã thực hiện đầy đủ hành vi cấu thành tội phạm nên vẫn đủ điều kiện bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở tội huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội (Ví dụ: tội cướp tài sản, chỉ cần thực hiện hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm hoàn không cần hậu quả chiếm đoạt thành công tài sản) - Tội phạm có cấu thành cắt xén: hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kì nhằm thực hiện hành vi phạm tội (Ví dụ: đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội phạm hoàn thành ngay khi người phạm tội có hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, để trả thù 10 ngày sau T lắp đạn vào súng rồi đến Công ty tìm gặp Giám đốc, tuy nhiên khi đứng đối diện với Giám đốc, T đã suy nghĩ lại, quyết định không trả thù nữa vì biết việc làm này sẽ phải chịu hậu quả trước pháp luật T đem súng và đạn đến chợ sắt Hải Phòng để bán lại cho người khác nhưng đã bị Công an phát hiện, bắt giữ Như vậy T đã tự nhận thức ra hành vi dùng súng gây thương tích cho người khác là trái pháp luật, tự giác không tiếp tục thực hiện hành vi dùng súng gây thương tích nên sẽ không bị truy cứu hình sự ở tội Cố ý gây thương tích Tuy nhiên hành không cần việc thành lập tổ chức đã hoàn thành) vi mua súng, tàng trữ súng của T lại thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015, T sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này b) - Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước của quá trình thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt Xác định giai đoạn phạm tội của Hồ Văn T: - Trong tình huống đã nêu trên, ta có thể xác định được giai đoạn phạm tội của T là giai đoạn tội phạm hoàn thành Sở dĩ nói như vậy là bởi những nguyên nhân sau đây: Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành (Điều 14, Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015) Có thể thấy trong tình huống đã nêu, hành vi của T đã thỏa mãn các dấu hiệu để xác định đó là trường hợp tội phạm hoàn thành “Tội phạm đã hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.” Trước hết cần hiểu hành vi dùng dao để chống trả là trường hợp một hành vi cấu thành 2 tội phạm tội giết người và tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Ta khẳng định tội giết người và tội cố ý gây thương tích do phòng vệ chính đáng là tội có cấu thành tội phạm vật chất; như đã biết, dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức: – Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; – Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội Thứ nhất, T đã bắt đầu thực hiện tội phạm – đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm tội “cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (áp dụng khoản 1 Điều 106 của Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và điểm b, s khoản 1 , khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 - sửa đổi, bổ sung năm 2017), đó là hành vi dùng dao nhọn đâm đâm một nhát trúng vào bụng của Trần T1 để chống trả và đâm một nhát vào lưng anh S khi mà anh S ra can ngăn Thứ hai, T đã bắt đầu thực hiện tội phạm – đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm tội “giết người” (áp dụng khoản 2 Điều 123; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015), đó là hành vi dùng dao nhọn đâm một nhát trúng vào vùng ngực của anh S, toàn bộ phần lưỡi dao ngập vào người anh S, còn phần cán dao và tay của T chạm vào da thịt của anh S Sau đó T vì sợ hãi mà rút dao ra và bỏ chạy về nhà Dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng do vết thương quá nặng nên anh S đã tử vong (tỉ lệ thương tật 83%) T đã thực hiện được hành vi khách quan là đâm nhát dao vào ngực của S và đã gây ra hậu quả của tội phạm Như vậy, hành vi của T đã thực hiện là giai đoạn tội phạm hoàn thành ở cả 2 tội danh là tội “cố ý gây thương tích do vượt quá phòng vệ chính đáng” và tội “giết người” Câu 4 a, Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau: “1 Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm Ý nghĩa của việc phòng vệ chính đáng: Đảm bảo cho mọi công dân có điều kiện để bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình,của người khác, của xã hội, đồng thời phát huy quyền làm chủ tập thể của công dân trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là cơ sở để hướng dẫn hành vi xử sự của mọi người một cách hợp lý phù hợp với những trường hợp cụ thể không vượt quá quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức khác Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng: Là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân.Như vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội Hành vi này có thể xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân khác mà không nhất thiết phải xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phòng vệ Quyền hoặc lợi ích chính đáng bị xâm phạm có thể là an ninh trật tự quốc gia, quyền nhân thân, quyền sở hữu Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này” Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội 1 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm 2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 3 a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; 4 b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên 5 Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm Ví dụ: “A cầm gậy đánh B nhưng B túm được cây gậy và tước được cây gậy từ A, do bực tức, B cầm gậy đánh vào đầu A và khiến A thương tích nặng” Như trong tình huống này, hành vi A cầm gậy đánh B là hành vi vi phạm pháp luật và hành vi tước cây gậy của B là phòng vệ chính đáng tuy nhiên khi đã tước được cây gậy tức là hành vi xâm phạm của A không còn đe doạ đến B nữa nhưng do tức giận B lấy cây gậy tước được từ A đánh vào đầu và khiến A bị thương nặng là hành vi vượt quá mức cần thiết của phòng vệ và được coi là vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng Trong thực tế, xảy ra rất nhiều trường hợp người chống trả sau khi đã thoát khỏi sự đe doạ xâm phạm hay đã chống trả khiến người xâm phạm không còn khả năng đe doạ xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình, của người khác, lợi ích xã nội nữa nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người xâm phạm Đây được coi là hành vi chống trả không cần thiết hay quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm b, Những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ của anh Hồ Văn T: Khách thể cần bảo vệ: bảo vệ tính mạng Mức độ thiệt hại: thiệt hại về sức khoẻ (84%) Vũ khí: + bị cáo( Hồ Văn T ): dao + bị hại( Trần T1): tay, chân đấm Cường độ sự tấn công với phòng vệ: Hành vi dùng dao đâm của anh T rõ ràng là nguy hiểm hơn hành vi dùng tay chân đấm của a Trần T1 Hoàn cảnh nơi xảy ra sự việc: tại đám cưới nhà ông Huỳnh Văn B ( nơi đông người ) Tâm lý người phòng vệ: trong trường hợp này anh Hồ Văn T bị chặn lại bất ngờ nhưng a có đầy đủ các điều kiện để lựa chọn được chính xac phương pháp và phương tiện chống trả thích hợp Vd: hô hoán, bỏ chạy  Từ các mặt trên ta nhận thắy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện phương pháp quá đáng và gây thiệt hại quá mức (anh Trần T1 thương tích 84% ) đối với anh Trần T1 là người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Do anh Hồ Văn T gây thương tích và tổn hại sức khoẻ anh Trần T1 mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì bị phạt tù từ 3 tháng đến hai năm ( Đ106 BLHS 1999) Chính vì vậy, việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đág của toàn án cấp sơ thẩm hoàn toàn đúng Câu 5 a, Căn cứ quyết định hình phạt bao gồm những nội dung sau:  Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự; Theo Luật hình sự Việt Nam thì nội dung các quy định của Bộ luật Hình sự mà Toà án phải tuân thủ nghiêm chỉnh khi quyết định hình phạt bao gồm: o Các quy định có tính nguyên tắc về tội phạm và hình phạt trong Phần chung của Bộ luật Hình sự o Điều luật quy định hình phạt đối với tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Trước khi quyết định hình phạt, Toà án phải xác định xem bị cáo bị xét xử về tội gì và trên cơ sở điều khoản nào của Bộ luật Hình sự Sau khi định tội, Toà án quyết định hình phạt đôi với người phạm tội và việc quyết định hình phạt phải căn cứ vào các qui định của Phần chung Bộ luật Hình sự như “nguyên tắc xử lý” (Điều 3 Bộ luật Hình sự), vấn đề chuẩn bị phạm tội (Điều 17 Bộ luật Hình sự), phạm tội chưa đạt (Điều 18 Bộ luật Hình sự), vấn đề đồng phạm (Điều 20 Bộ luật Hình sự) Ngoài một số quy định đã nói trên, còn có các quy định khác có tính nguyên tắc của Phần chung Bộ luật Hình sự mà Toà án cũng phải xem xét Đó là mục đích hình phạt (Điều 27 Bộ luật Hình sự), nội dung, phạm vi và điều kiện của từng loại hình phạt (các điều từ 29 đến Điều 40 của Bộ luật Hình sự)… Tuân thủ nghiêm chỉnh Điều luật quy định mức hình phạt đối với tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm có ý nghĩa rất lớn khi quyết định hình phạt Bởi lẽ, Toà án chỉ được phép quyết định hình phạt trong phạm vi chế tài mà Điều luật đã quy định cho tội mà bị cáo đã phạm  Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm: Thực tiễn xét xử cho thấy, khi cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, Toà án cần xem xét các yếu tố sau: o Hành vi (hành động hay không hành động) nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện; o Tội phạm được thực hiện dưới hình thức gì (một người đồng phạm hay tội phạm có tổ chức); o Giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành); o Thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian phạm tội… o Hậu quả thiệt hại; o Hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích, động cơ phạm tội…  Xem xét nhân thân người phạm tội: Theo Luật hình sự Việt Nam, những đặc điểm về nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến tội phạm được coi là những đặc điểm mang tính chất pháp lý và được quy định là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong hình phạt (như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp hay không; là ngươi chưa thành niên hay người đã thành niên; có thái độ ăn năn hối cải, lập công chuộc tội hay là ngoan cố không chịu cải tạo…) Những đặc điểm khác tuy không mang tính chất pháp lý cũng phải được xem xét một cách toàn diện, nếu chúng có tính chất bền vững nói lên bản chất của người phạm tội và có ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội Trong đó phải chú ý đến những đặc điểm có quan hệ đến ý thức chính trị, ý thức lao động, trình độ nhận thức, hiểu biết của người phạm tội (như thành phần, quá trình hoạt động chính trị – xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…), hoặc những đặc điểm có quan hệ đến các đối tượng của chính sách lớn của Đảng và Nhà nước (như người phạm tội thuộc dân tộc ít người; thuộc gia đình liệt sĩ, là nhân sỹ, trí thức có tên tuổi, là chức sắc tôn giáo…) Ngoài ra còn một số đặc điểm, tuy phản ánh hoàn cảnh thực tế của người phạm tội, nhưng nhiều khi cũng có ý nghĩa quan trọng (như họ đang bị bệnh hiểm nghèo, là người già yếu, là phụ nữ có thai hoặc con nhỏ, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản thân hoặc của gia đình…)  Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự: Khi quyết định hình phạt thì Toà án phải cân nhắc đồng thời cả hai loại tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm cho các trường hợp phạm tội cụ thể của một tội phạm khác nhau về mức độ nguy hiểm Các tình tiết này không có tính chất bắt buộc như những tình tiết định tội và định khung mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt, có tác dụng làm tăng hoặc giảm hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt nhất định Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự không được ghi trong các điều khoản của Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự như các tình tiết định tội hoặc định khung nhưng được quy định tại các Điều của Phần chung Bộ luật Hình sự (Điều 46 và Điều 48 Bộ luật Hình sự) b, Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 44/2018/HS-ST ngày 28/11/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Hồ Văn T phạm tội “Giết người” và tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”  Căn cứ vào Bộ luật hình sự: Áp dụng khoản 2 Điều 123, điểm b, khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Xử phạt bị cáo Hồ Văn T 11 năm tù về tội “Giết người ” Áp dụng khoản 1 Điều 106 của BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), điểm b, khoản 1 khoản 2 Điều 51 của BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Xử phạt bị cáo Hồ Văn T 6 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” Theo khoản 1 Điều 106 của BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm” Bị cáo Hồ Văn T cố ý gây thương tích cho a Trân T1 tỷ lệ thương tật là 83%, và khiến cho a Nguyễn Trường S thiệt mạng Áp dụng khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 theo điểm a khoản 1 Điều 55 quy định‘Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;’ tổng hợp hình phạt từ 2 tội trên bị cao Hồ Văn T sẽ chịu hình phạt lag 11 năm 6 tháng tù  Căn cứ vào hành vi nguy hiểm: “ giết người” và “cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là hành vi nguy hiểm cho xã hội Thủ đoạn: được bị cáo Hồ Văn T khai nhận trong quá trình điều tra vụ án Hậu quả thiệt hại: làm anh Nguyễn Trường S thiệt mạng và anh Trần T1 thương tật 83% Hình thức lỗi: cố ý trực tiếp , mức độ lỗi nghiêm trọng  Nhân thân người phạm tội: Có trình độ văn háo 10/12 Chưa có tiền án tiền sự Theo tôn giáo Các tình tiết giảm nhẹ: Tòa án áp dụng điểm b, khoản 1 Điều 51 vì:  Theo điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 quy định “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậy quả” Sau khi đâm anh S, bị cáo Hồ Văn T sợ quá rút con dao và bỏ chạy về nhà, ngừng thực hiện hành vi phạm tội  Theo điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 quy định “người phạm tội thành khẩn khai báo ăn năn hối cải” Trong quá trình điều tra thi hành án bị cáo Hồ Văn T đã khai báo một cách chi tiết tường tận về quá trình thực hiện hành vi phạm tội Tòa án áp dụng điểm b, s khoản 1 khoản 2 Điều 51 BLHS 2015 vì: Khi bị Trần T1, Nguyễn Thành T2 và Trần Văn Q xông vào dùng tay, chân đánh Hồ Văn T đã lùi lại và rút con dao trong túi ra, cầm dao bằng tay phải, bấm nút cho con dao bật ra rồi dùng con dao quơ qua quơ lại từ phải sang trái Khi Trần T1 xông vào đã đánh bị cáo đã dung dao đâm 1 nhát vào trúng vùng bụng của anh Trần T1 c, Theo em không thể áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 để quyết định hình phạt theo hướng giảm nhẹ đối với tội “cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng” Vì: hành vi là cố ý gây thương tích nên việc giảm nhẹ ở điểm này là không hợp lý d, Không thể sửa quyết định hình phạt của Tỏa án Sơ thẩm đối với tội "Giết người" theo hướng tăng nặng "Có tính chất côn đồ" được, vì: Thứ nhất: Là theo quy định việc kháng nghị không làm tăng tội mà toà án đã tuyên Thứ hai: Theo hướng nhân đạo của pháp luật hiện nay, việc kháng nghị như vậy là không đúng Thứ ba: Tính chất côn đồ sẽ thuộc vào phần tình tiết định tội vì vậy cho vào tình tiết tăng nặng là không được Cần phân biệt dấu hiệu định tội, định khung và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ e, Theo điều 101 tù có thời hạn quy định “mức phạt tù áp dụng đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội”: Đối với ngườitừ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội với hình phạt cao nhất không quá ¾ mức phạt tù điều luật quy định  Nên anh Hồ Văn T bị phạt ở mức 8 năm rưỡi (11 x ¾ + 6 x ¾)      ... Hiệu lực BLHS Việt Nam 2 015 theo thời gian: Bộ luật Hình số: 10 0/2 015 /QH13 (hay cịn gọi Bộ luật hình 2 015 ) Luật số: 12 /2 017 /QH14 sửa đổi, bổ sung số điều Bộ luật Hình số: 10 0/2 015 /QH13 có hiệu lực... lực Bộ luật Hình 2 015 sửa đổi bổ sung 2 017 (trước ngày 01/ 01/ 2 018 ) người khơng phải chịu trách nhiệm hình b, Thời điểm xảy vụ án ngày 7 /11 /2 016 , việc áp dụng BLHS 19 99 BLHS 2 015 vụ án định hình. .. Bộ luật hình sự: Áp dụng khoản Điều 12 3, điểm b, khoản 1, khoản Điều 51 Bộ luật Hình năm 2 015 (sửa đổi bổ sung năm 2 017 ) Xử phạt bị cáo Hồ Văn T 11 năm tù tội “Giết người ” Áp dụng khoản Điều 10 6

Ngày đăng: 28/07/2020, 14:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan