Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả phẫu thuật gãy C1-C2 do chấn thương

35 52 0
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,  chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả phẫu thuật gãy C1-C2 do chấn thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận án mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy mất vững C1 - C2 do chấn thương. Đánh giá kết quả phẫu thuật làm vững C1 - C2 bằng vít khối bên C1 và chân cung C2 kết hợp ghép xương đồng loại.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO               BỘ QUỐC PHỊNG HỌC VIỆN QN Y KIỀU VIẾT TRUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,  CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT  QUẢ PHẪU THUẬT GÃY C1­C2 DO CHẤN  THƯƠNG   Chun ngành : Mã số : Ngoại khoa 97 20104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI ­ 2020 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương cột sống cổ  cao là một tổn thương đặc biệt   nghiêm trọng trong chấn thương nói chung và chấn thương cột sống  nói riêng. Tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề do chấn thương  cột sống cổ gây ra là rất cao. Cột sống cổ cao bao gồm đốt đội (C 1) và  đốt trục (C2) là vùng chuyển tiếp giữa hộp sọ và cột sống, một trong  các khớp nối có cấu trúc phức tạp nhất của cơ thể.  Tại khoa phẫu  thuật thần kinh, bệnh viện Đà Nẵng, chúng tơi đã áp dụng kỹ thuật  trên trong khoảng 10 năm gần đây điều trị chấn thương mất vững C1,  C   đồng thời thay đổi lựa chọn loại xương ghép từ  xương tự  thân  (xương chậu) sang xương đồng loại Nhằm đánh giá hiệu quả  của  việc sử  dụng xương đồng loại  cùng cấu hình vít khối bên C1  + vít  chân cung C2,  góp  phần  cho q trình chẩn đốn, lựa chọn phương   pháp, kế hoạch điều trị chấn thương mất vững C1 – C2, chúng tơi tiến  hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh  và đánh giá kết quả phẫu thuật gãy C1 ­ C2 do chấn thương”, nhằm  2 mục tiêu: 1. Mơ tả  đặc điểm lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh gãy mất   vững C1 ­ C2 do chấn thương 2. Đánh giá kết quả  phẫu thuật làm vững C1  ­ C2 bằng vít  khối bên C1 và chân cung C2 kết hợp ghép xương đồng loại Đóng góp mới của luận án:  ­ Đưa ra chỉ số kích thước khối bên C1, cuống đốt C2. Từ đó  đưa ra kích thước vít phù hợp trong phẫu thuật cố định C1­ C2 vững chắc ­ Đưa ra hiệu quả của một phương pháp phẫu thuật và việc  xử  dụng chất liệu ghép xương đồng loại, giúp bệnh nhân  khơng đau nơi lấy xương ghép, cuộc mổ rút ngắn thời gian,   tỷ lệ liền xương đạt 100% ­ Đưa ra được kết quả  xa sau mổ (thời gian theo dõi dài, 18   tháng): các chỉ  số  VAS, NDI, ASIA cải thiện có ý nghĩa  thống kê so với trước mổ (11,24% so với 52,8%)  Bố cục của luận án: luận án gồm 137 trang. Trong đó có 45   bảng, 68 hình và 4 biểu đồ. Phần đặt vấn đề  (3 trang); chương 1:   tổng quan tài liệu (35 trang); chương 2: đối tượng và phương pháp  nghiên  cứu   (26  trang);   chương   3:   kết     nghiên  cứu   (28   trang);  chương 4: bàn luận (41 trang); kết luận (2 trang); Kiến nghị (1 trang);   danh mục các cơng trình cơng bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận   án (1 trang); tài liệu tham khảo (128 tài liệu gồm; 7 tài liệu tiếng Việt,   121 tài liệu tiếng Anh); các phụ lục CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1.  Giải phẫu cột sống cổ  1.1.1. Cấu trúc xương 1.1.1.1.  Đốt đội C1 Đốt  C1  là đốt sống khơng có thân, hình như  một cái vịng  nhẫn, gồ ghề, khơng bằng phẳng với hai khối bên rộng có hố khớp  trên để khớp với lồi cầu xương chẩm và có hố khớp dưới để khớp  với đốt sống trục C2. Cấu trúc đốt đội gồm: cung trước, cung sau,   khối bên, củ trước, củ sau, mỏm ngang, lỗ ngang diện khớp với lồi  cầu chẩm, diện khớp với đốt trục.  Cung trước và cung sau mỏng  dần về  hai bên, nơi tiếp giáp với khối bên là nơi mỏng nhất   do   vậy đây là điểm yếu, dễ gãy khi bị chấn thương 1.1.1.2.  Đốt trục C2 Đốt trục là đốt sống dày và khỏe nhất trong các đốt sống   cổ, giống hình con ngỗng, phía trước   giữa mặt trên của thân C2  nhơ  lên một  mỏm  gọi là mỏm răng  Mỏm  răng có hình cột trụ  hướng thẳng lên trên, cao khoảng 16,6 mm, rộng khoảng 9,3mm   Trên cùng mỏm răng là đỉnh nha, mặt trước của đỉnh nha có diện  khớp tiếp khớp với hõm khớp của mặt sau cung trước đốt đội và   mặt sau đỉnh nha có diện khớp tiếp khớp với dây chằng ngang tạo  nên khớp đội trục giữa 1.1.2.  Hệ thống khớp và dây chằng giữa C1 ­ C2 1.1.2.1 .  Khớp đội trục giữa  Là khớp giữa mỏm răng đốt trục với một vịng trịn do cung  trước đốt đội và dây chằng ngang đốt đội  Dây chằng hình chữ  thập gồm hai phần, dây chằng ngang  nối mặt trong của hai khối bên đốt đội, các bó dọc nối bờ trên của dải  ngang với xương chẩm và bờ dưới của dải ngang với đốt trục.  Dây chằng ngang đốt đội khoẻ hơn mỏm răng, do vậy khi   gặp   chấn   thương,   mỏm     thường   bị   gãy   trước     đứt   dây   chằng này. Tuy vậy, dây chằng ngang ở một số người khơng khoẻ  như bình thường và là một trong những ngun nhân bệnh lý gây ra  mất vững của khớp đội trục.  1.1.2.2. Khớp đội ­ trục bên  Là khớp hoạt dịch phẳng giữa diện khớp trên đốt trục với  diện khớp dưới đốt đội. Các cử  động của khớp đội ­ trục xảy ra  đồng thời cả ba mặt khớp và hầu như chỉ là cử động xoay.  1.1.3. Thần kinh: Tuỷ cổ bắt đầu từ lỗ chẩm tiếp theo hành tuỷ. Tuỷ  cổ rộng ra ở  C3 và rộng nhất ở C6   với chu vi 38mm. Tuỷ gồm chất   trắng và chất xám có thể phân biệt được trên phim chụp cộng hưởng   từ. Tủy cổ vùng cột sống cổ cao chỉ chiếm 2/3 chu vi  ống sống vùng  này, do vậy khi tổn thương mặc dù có trật, di lệch cấu trúc của cột   sống, nhưng triệu chứng lâm sàng về thần kinh rất nghèo nàn 1.1.4. Mạch máu:  Tương quan của động mạch đốt sống và vùng cột sống cổ cao Động mạch đốt sống đoạn chẩm cổ có đặc điểm giải phẫu  rất khác biệt so với đoạn đi qua lỗ ngang C6 ­ C3, uốn khúc phức tạp.  Các tác giả  phẫu tích trên xác nhận ra hầu như khơng thấy sự  trùng   lặp tuyệt đối giữa từng cá thể về đường đi, chiều dài và đường kính   của động mạch đốt sống. Đồng thời, hình dạng, kích thước và vị  trí   động mạch ở rãnh phía sau diện khớp trên đốt trục, cung sau đốt đội  cũng có rất nhiều biến thể. Đường kính động mạch khoảng 2,3 ­  7,4mm (trung bình 4,2mm), dọc theo đường đi động mạch ln được  bao phủ  bởi đám rối tĩnh mạch lớn, lớn nhất tại vị  trí ngang diện  khớp C1  ­ C2  Đoạn động mạch đi qua vùng cổ cao có thể chia làm 3  phân đoạn: ­ V1: từ lỗ ngang đốt sống C3  đến lỗ ngang đốt sống C2. Ở  đoạn này, hướng đi lên trên và ra trước, tạo thành rãnh động mạch  ở thân đốt C2 trước khi chui vào lỗ ngang đốt sống C2 ­ V2: đi từ lỗ ngang đốt sống C2 đến lỗ ngang đốt sống C1,  đoạn này có uốn khúc đổi hướng đi và liên quan chặt chẽ với hạch  của rễ thần kinh cổ C2 ­ V3: thốt ra khỏi lỗ ngang C1, động mạch đổi hướng ra  phía sau 1 góc 90 độ đi vào rãnh động mạch nằm ở bờ trên cung  sau C1 rồi đi vào lỗ chẩm, đoạn này có liên quan với rễ thần kinh  cổ C1 Một số biến thể động mạch đốt sống đoạn cổ cao Các dạng bất thường của động mạch cột sống vùng này có  thể gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong q trình giải ép hoặc   đặt dụng cụ. Thường gặp là ống động mạch trong cung sau C1 làm  rộng cung sau giả tạo và có thể tổn thương động mạch khi giải ép   cung sau C1 hay bắt vít khối bên trực tiếp lên cung sau. Dạng bất   thường quan trọng khác là động mạch đốt sống cho nhánh liên đốt  đầu tiên đi giữa C1 và C2 tại vị trí bình thường chỉ có rễ C2 1.2. CƠ SINH HỌC CẤU TRÚC C1 ­ C2   Hầu hết cử  động xoay và một phần cử  động cúi ngửa, nghiêng  bên của đầu diễn ra  ở cột sống cổ cao (C 0­C1­C2). Sự  lỏng lẻo các  khớp cho phép cột sống cổ xoay quanh trục gần 50%. Sức căng đủ để  bảo vệ các cấu trúc tinh xảo của tủy sống và các mạch máu, và đủ  mạnh để chịu được trọng lượng của đầu cùng với lực của các cơ đối  kháng.  1.3.  TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TỔN THƯƠNG CỘT SỐNG  C1 – C2 Triệu chứng lâm sàng chấn thương C1  – C2  thường nghèo  nàn, chủ yếu thấy các biểu hiện: đau vùng cổ gáy, cứng cổ, đau lan   tê bì vùng chẩm, hạn chế  vận động   quay, cúi cổ. Những trường  hợp chấn thương C1  – C2  kèm theo chấn thương tuỷ  nặng, bệnh   nhân thường chết trước khi vào viện. Ngun nhân do đụng dập   tuỷ cổ cao dẫn đến tổn thương các trung tâm hơ hấp, tuần hồn tại  hành tuỷ 1.4   TRIỆU   CHỨNG   HÌNH   ẢNH   CHẤN   THƯƠNG   CỘT  SỐNG C1 ­ C2 1.4.1. Hình ảnh X ­ quang quy ước 1.4.1.1. X ­ quang thường quy Trên hình ảnh X ­ quang quy ước cột sống cổ thẳng nghiêng,  và X ­ quang thẳng há miệng có giá trị  nhất định trong xác định tổn  thương vùng C1 ­ C2.   Chỉ  số  Spence  được tính bằng tổng khoảng di lệch khối   bên C1  hai  bên  so với  C2,  bình thường dưới  6,9mm.  Khi   số  Spence > 6,9mm, chẩn đoán xác định đứt dây chằng ngang và tổn  thương này mất vững cần điều trị phẫu thuật Trật C1 – C2 được chẩn đoán dựa vào đo khoảng cách giữa  bờ  trước mỏm răng và bờ  sau cung trước C 1, gọi là  chỉ  số  ADI.  Bình thường chỉ  số ADI  

Ngày đăng: 23/07/2020, 00:59

Hình ảnh liên quan

CH N ĐOÁN HÌNH  NH ẨẢ  VÀ ĐÁNH GIÁ K TẾ   QU  PH U THU T GÃY CẢẪẬ 1­C2 DO CH NẤ  - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,  chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả phẫu thuật gãy C1-C2 do chấn thương

1.

­C2 DO CH NẤ  Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tuổi trung bình: 35,55 ± 15,01 tuổi, 95% CI: 30,22 - 40,87

    • Đặc điểm

    • Số lượng (n)

    • Tỷ lệ %

    • Vỡ C1 đơn thuần

    • 2

    • 6,1

    • Gãy mỏm răng đơn thuần

    • 21

    • 63,6

    • 21,2

    • 3,0

    • Phối hợp

    • Gãy mỏm răng + vỡ C1

    • 2

    • 6,1

    • Tổng

    • 33

    • 100

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan