Một số biện pháp phát triển năng lực tự học phần giảng văn 12 chương trình cơ bản ở các lớp tự nhiên qua dạy học theo chủ đề

21 58 0
Một số biện pháp phát triển năng lực tự học phần giảng văn 12 chương trình cơ bản ở các lớp tự nhiên qua dạy học theo chủ đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC PHẦN GIẢNG VĂN 12 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN Ở CÁC LỚP TỰ NHIÊN QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Người thực hiện: Đỗ Thị Hoa Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2020 MỤC LỤC Mục 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.2.1 2.3.2.2 2.3.2.3 2.3.2.4 2.3.2.5 2.3.3 2.3.4 3 1 2 Mở đầu Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp Khái niệm dạy học theo chủ đề Các giải pháp cụ thể Xây dựng chủ đề học tập Thực hiện dạy và học theo chủ đề Xây dựng giáo án dạy học theo chủ đề Bài học xâu chuỗi chủ đề Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản Giáo án thực nghiệm Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Kết luận và kiến nghị Kết luận Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD & ĐT ĐÁNH GIÁ Trang 2 3 3 3 3 4 4 5 5 5 6 6 7 9 10 11 11 17 18 18 18 1 1 Mở đầu: 1.1 Lý do chọn đề tài Con đường tiếp thu kiến thức nhanh nhất và hiệu quả nhất là tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn, điều chỉnh của người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn Có thể thấy, việc “cầm tay chỉ việc” càng lúc khiến cho người học càng thụ động, ỷ lại và lười tư duy Điều đó tạo nên một lối mòn trong nếp suy nghĩ của người học, tạo ra một thế hệ con người thiếu năng động, sáng tạo,… gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của toàn xã hội Thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng Vì vậy hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới Từ việc thi thố tài năng bằng việc thuộc lòng những kiến thức đã dần đổi bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết những vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội Trước những đòi hỏi đó, đổi mới giáo dục là một việc làm cần thiết và có tính cấp bách Luật giáo dục công bố năm 2005, điều 28.2 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực hành động, kĩ năng thực hành Để thực hiện các yêu cầu đó, giáo dục Việt Nam đã trải qua các cuộc cải cách với nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn không ít tồn tạo cần từng bước khắc phục Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang chuyển mình từ giáo dục nội dung sang giáo dục phát triển năng lực cho học sinh Ngày nay trong các nhà trường phổ thông lối dạy học "truyền thụ một chiều" đang được chuyển dần sang dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh Trong xu hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục, môn Ngữ văn cũng đã có những biến chuyển, thay đổi theo hướng tích cực hơn, sớm hòa vào dòng chảy chung của nền giáo dục Việt Nam hiện đại Lối dạy truyền thống đã sớm bộc lộ những hạn chế của nó Giáo viên là người đóng vai trò trung tâm trong các tiết học Hoạt động lên lớp dường như chỉ dành cho giáo viên, đồng nghĩa chỉ có giáo viên làm việc Mọi lời nói của giáo viên nhất nhất được học sinh ghi chép, học thuộc, sau đó trả bài ở tiết học sau tạo cho học sinh tâm lý chán nản khi đến mỗi tiết văn Vì vậy, khi có những chủ trương, định hướng mới của Bộ giáo dục đối với chương trình giáo dục phổ thông việc dạy và học văn cũng có những bước chuyển mình Trong đó việc dạy văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được phần lớn giáo viên đồng tình và thực hiện Với xu hướng này dạy văn theo phương pháp dạy học theo chủ đề khá thích 2 hợp Nó giúp giáo viên chủ động trong giảng dạy có thể lựa chọn kiến thức truyền thụ phù hợp đối tượng học sinh Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và tự rèn luyện được nhiều kỹ năng Mặt khác chương trình phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh Điều đó thể hiện rõ trong các đề THPT quốc gia những năm gần đây Hơn nữa, vì chỉ có một kỳ thi THPT quốc gia nên việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng cho học sinh là rất cần thiết, nhất là kỹ năng tự học tập Việc dạy học theo chủ đề rất thích hợp với định hướng phát triển năng lực học sinh Điều này rất cần thiết trong việc giảng dạy và thu nhận kiến thức của học sinh: giáo viên chủ động lựa chọn những nội dung kiến thức căn bản để giảng dạy, học sinh được lĩnh hội một cách hệ thống và dễ nhớ những nội dung kiến thức mới và nhiều ở lớp 12 Đặc biệt, ở các lớp theo khối tự nhiên, học sinh có tâm lý học lệch và không đầu tư nhiều thời gian nhiều cho môn Văn nên việc thay đổi phương pháp là điều cần thiết và mang tính thiết thực cao, góp phần giúp các em có được kết quả cao trong kì thi quốc gia THPT Chính từ những lẽ trên tôi chọn đề tài Phát triển năng lực tự học phần giảng văn 12 ở các lớp tự nhiên qua dạy học theo chủ đề nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng, phát huy tính tự lập, tự học góp phần làm bài thi tốt hơn Qua áp dụng trong thực tế giảng dạy ở lớp 12A1 – một lớp khối tự nhiên, tôi thấy kết quả khảo sát bước đầu khá thành công; các em dần có ý thức tự lập hơn trong học tập Từ đó không khí giờ học văn cũng có thay đổi nhất định Về phía học sinh, các em không còn căng thẳng, ù lì mà đã có sự cởi mở, thoải mái, năng động hơn trong trao đổi, thảo luận trong việc tiếp nhận kiến thức 1.2 Mục đích nghiên cứu Việc rèn luyện cho học sinh (lớp 12 khối tự nhiên) tự học phần giảng văn 12 qua dạy học theo chủ đề với mục đích sẽ giúp các em dần dần thay đổi lối học thụ động một chiều, phát huy tính chủ động, tích cực trong tiếp nhận Từ đó, giúp học sinh trang bị những kĩ năng cần thiết như: kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kĩ năng tích hợp liên môn, xuyên môn, và đặc biệt khả năng tự học để hoàn thiện bản thân 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Công tác giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 12 (cho các lớp theo khối tự nhiên) trong phương diện hướng đến phát triển năng lực, chương trình lớp 12, tại Trường THPT Chu Văn An - Nâng cao năng lực tự học của học sinh lớp 12A1 (khóa 2017 – 2020, trường THPT Chu Văn An) qua việc dạy học theo chủ đề 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được vận dụng để làm rõ một số vấn đề lí luận như dạy học tích cực, dạy học theo chủ đề,… - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp giúp chúng tôi làm rõ các vấn đề về thực trạng học môn Văn một cách bị động, một chiều của 3 học sinh lớp 12A1 thể hiện như thế nào khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, kết quả học tập của học sinh được hướng dẫn tự học phần giảng văn qua dạy học theo chủ đề - Phương pháp thống kê: Thống kê để xử lí số liệu sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả luyện rèn của học sinh qua một số giờ đọc hiểu tác phẩm (đoạn trích) trong chương trình giảng văn Ngữ văn 12 cơ bản, thống kê những ý kiến phản hồi của học sinh qua phiếu điều tra - Phương pháp quan sát: Để đánh giá hiệu quả giờ đọc hiểu, chúng tôi quan sát hứng thú học tập của học sinh và khả năng làm việc theo nhóm của các em, khả năng trình bày những nội dung kiến thức các em tự tìm hiểu trước lớp và khả năng xâu chuỗi kiến thức có liên quan từ các tác phẩm cùng chủ đề 2 Nội dung nghiên cứu 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Với sự phát triển của công nghệ thông tin đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và học Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào học sinh có thể làm chủ, tự chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ:“Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống” Hay “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,tư duy sáng tạo của người học.”Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ” Theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao ý thức chủ thể của học sinh, giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng định “Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…”; “trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành” Đây là quan điểm sư phạm khoa học và đúng đắn và phù hợp với chủ trương chung của nhà nước ta với giáo dục nói chung và đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng 4 Các quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên soạn ở sách giáo khoa theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học tích hợp được Bộ chỉ đạo cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học tập và áp dụng Hơn nữa, môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề Trên đây là những điều kiện tốt để giáo viên thực hiện dạy học theo chủ đề Phương pháp này giúp giáo viên rèn luyện phát triển kỹ năng tự học cho học sinh Dạy học theo chủ đề có những lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống là: Các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ Mức độ hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là Hiểu, Biết, Vận dụng mà còn biết Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá Kiến thức cũng không chỉ là kiến thức mà những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc sống, vận dụng nó như thế nào 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Bộ môn Ngữ văn, đặc biệt phần tác phẩm văn học rất thuận lợi cho việc dạy học theo chủ đề Tuy nhiên, bản thân giáo viên có dạy theo chủ đề nhưng còn nhiều lúng túng về phương pháp tiến hành và thời gian tiến hành nên chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu giáo dục đề ra Phát huy tính tự học của học sinh (công việc còn lạ lẫm đối với cả giáo viên và học sinh) còn khiến giáo viên có tâm lý sợ học sinh không có kiến thức hay hổng kiến thức, thi cử khó khăn Quỹ thời gian lên lớp hạn hẹp, số tiết phải đúng với phân phối chương trình chung của cả tổ chuyên môn nên giáo viên cũng cập rập và khá chật vật trong việc thực hiện các khâu lên lớp và tổ chức học sinh chuẩn bị những nội dung cần thiết ở nhà Học sinh chưa thật sự nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong cùng chủ đề Đồng thời các em còn chưa nhận thức được vai trò to lớn của việc xâu chuỗi nội dung kiến thức các bài học theo chủ đề nên khi giáo viên đưa ra hướng học tập mới, các em tỏ ra thờ ơ, không mấy quan tâm và không nhiệt tình hưởng ứng Đặc biệt, khái niệm tự học theo chủ đề đối với các em học sinh lớp khối tự nhiên là một khái niệm còn xa vời và lạ lẫm Có thể trước đây vì ngại những khó khăn các giáo viên làm lơ cho qua, hoặc có tổ chức hướng dẫn nhưng thực hiện một cách hời hợt, sơ sài Còn học sinh quen học theo lối truyền thụ một chiều, ít tự cảm thụ nên chưa cảm nhận hết được chiều sâu tác phẩm văn học và sức sống lâu bền trong đời sống hiện thực Các em không say mê, không hứng thú mấy hoặc thậm chí chán học giờ văn Việc học sinh chán nản, không hứng thú cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh Vì nếu các em mất kiến thức nền tảng phần giảng văn, các em sẽ khó làm bài văn nghị luận văn học, mà phần này lại chiếm tỷ lệ điểm khá cao (1/2) Nếu tình trạng này kéo dài, các em sẽ rất khó khăn trong việc xét tốt nghiệp trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay 2.3 Giải pháp đối với vấn đề nghiên cứu 2.3.1 Khái niệm dạy học theo chủ đề 5 Dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc Dạy học theo chủ đề ở bậc THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn 2.3.2 Các giải pháp cụ thể: 2.3.2.1 Xây dựng chủ đề học tập - Phía giáo viên: từ đầu năm học tổ bộ môn đã xây dựng các chủ đề trong chương trình học và phân công giáo viên thực hiện ở lớp mình phụ trách, thường xuyên báo cáo tiến trình tiến hành lên lớp, những khó khăn, hướng khắc phục và kết quả thực nghiệm ở những cuộc họp tổ để cả tổ cùng nhau bàn bạc, tìm hướng khắc phục, chấn chỉnh kịp thời Ở chương trình lớp 12 cơ bản, phần giảng văn có những chủ đề lớn như sau: Chủ đề Thời gian thực hiện 1 Thơ Việt Nam đầu TK XX – 1945 Học kì I 2 Văn bản nghị luận Học kì II 3 Truyện Việt Nam1945 – đến hết TK XX Học kì III Dựa vào định hướng chung này, các thành viên trong tổ cùng nhau thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề chi tiết (hay chủ đề theo nội dung) Mỗi giáo viên sẽ chọn dạy theo chủ đề phù hợp với lớp mình dạy Điều quan trọng là đảm bảo kiến thức, phải linh hoạt, phải khơi được trong học sinh thích thú tự khám phá Lúc này giáo viên có vai trò định hướng, khơi gợi cho các em Cách dạy này đòi hỏi người giáo viên đầu tư nhiều thời gian, công sức Thầy cô vừa định hướng cho các em, vừa theo dõi, khuyến khích, giúp đỡ các em học tập Các chủ đề được triển khai cụ thể như sau: Chủ đề Nội dung theo chủ đề 1 Thơ Việt Nam 1945 – hết TK - Hình ảnh người lính (Tây Tiến; Việt 6 XX Bắc; Đàn ghita của Lorca) - Hình ảnh đất nước (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm; Đất nước – Nguyễn Đình Thi) 2 Văn bản nghị luận - Văn chính luận (Tuyên ngôn độc lập) - Văn nghị luận (Nguyễn Đình Chiều – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc; Mấy ý nghĩ về thơ, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc) 3 Truyện, kí Việt Nam từ 1945 – - Chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Rừng đến hết TK XX xà nu, Những đứa con trong gia đình) - Hình ảnh người phụ nữ (Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa) - Vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam (Ai đã đặt tên cho dòng sông, Người lái đò sông Đà) 4 Kịch - Ý nghĩa xã hội (Hồn Trương Ba da hàng thịt) - Phía học sinh: giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập theo chủ đề như đã định hướng trong mục tiêu dạy học theo phân phối chương trình như sau: Chủ đề Tác phẩm Nội dung 1 Thơ Việt Nam Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, - Hình ảnh người lính 1945 – hết TK Đàn ghita của Lorca, Sóng, và - Hình ảnh đất nước XX các bài đọc thêm - Thơ tình yêu 2 Văn bản nghị luận Tuyên ngôn độc lập, - Văn chính luận Nguyễn Đình Chiều – ngôi sao - Văn nghị luận sáng trong văn nghệ dân tộc; Mấy ý nghĩ về thơ, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc 3 Truyện, kí Việt Rừng xà nu, Những đứa con - Chủ nghĩa anh hùng Nam từ 1945 – trong gia đình, Vợ chồng A Phủ, cách mạng đến hết TK XX Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa - Hình ảnh người phụ nữ Ai đã đặt tên cho dòng sông, - Vẻ đẹp đất nước, con 4 Kịch Người lái đò sông Đà người Việt Nam Hồn Trương Ba da hàng thịt - Ý nghĩa xã hội Với hệ thống gợi ý này, học sinh phải tự lực tìm hiểu trước, có thể tổ chức học tập, tìm hiểu theo nhóm nhỏ theo sự phân công của giáo viên trước khi học trên lớp Từ đây hình thành cho các em kỹ năng lập kế hoạch học tập, hoạt động, khơi gợi hứng thú khám phá tác phẩm Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu các chủ đề này ở cả trong các tác phẩm cùng loại (đọc thêm, học ở cấp dưới ) 2.3.2.2 Thực hiện dạy và học theo chủ đề Đây là khâu quan trọng nhất để học sinh vừa lĩnh hội kiến thức vừa rèn 7 luyện kỹ năng Để thực hiện tốt giáo viên phải chọn chủ đề dạy, phương pháp thích hợp - Chọn chủ đề: Giáo viên cần quan tâm để tạo cơ sở cho cả lớp tham gia tích cực vào một chủ đề trong một khoảng thời gian đủ dài Việc hỏi trực tiếp học sinh các câu hỏi khai thác những chủ đề mà các em quan tâm có lẽ là cách tốt nhất để chọn được những chủ đề thú vị với các em Nhưng trước khi giáo viên có thể đưa ra ý kiến về chủ đề, việc quan trọng là học sinh có cơ hội tham gia và quá trình lựa chọn và được khuyến khích tham gia Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ cho học sinh - Phân chia nhóm: chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để các em hợp tác thu thập tìm hiểu kiến thức Giáo viên chú ý đến việc khuyến khích sự phối hợp của các thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, thư kí, người quản lí thời gian,…) nhằm mục đích tạo thói quen hợp tác cho học sinh trong khi tiến hành làm việc nhóm, giúp các em học cách chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập Trong đó mỗi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm thực hiện một phần công việc của mình và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư kí làm việc và ý kiến được tôn trọng còn các thành viên khác đứng ngoài cuộc, chỉ quan sát, không làm việc hoặc không được sử dụng kết quả Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn luyện kĩ năng như: lắng nghe, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định,… - Hệ thống các kiến thức cùng chủ đề ở các văn bản khác để hiểu tác phẩm đang học sâu sắc hơn Trong bước này học sinh sẽ động não về các yếu tố cần giải quyết trong chủ đề Các em có thắc mắc gì? Các em muốn tìm hiểu điều gì về chủ đề? Các em có thể làm gì với chủ đề này? Trong bước này, học sinh và giáo viên cùng hình thành câu hỏi cụ thể, phân công và thống nhất nhiệm vụ - Thu thập thông tin: học sinh sẽ bắt đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu Việc tập hợp gồm một số các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thực tế, tìm hiểu và khám phá các tài liệu khác nhau… Trong bước này, giáo viên là người định hướng, hỗ trợ để học sinh có thể khai thác sâu các yếu tố cho chủ đề, giúp học sinh có được cách tiếp cận sâu hơn với chủ đề - Lập bảng tổng kết: sau mỗi học kỳ giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức - Sáng tạo, tích hợp kiến thức ba phân môn: văn học - tiếng Việt - Làm văn hoặc tích hợp liên môn - Trình bày kết quả: đây là giai đoạn quan trọng trong việc tự học theo chủ đề Việc học sinh cảm thấy tự hào với công việc của mình có ý nghĩa quan trọng giúp các em tự nhận thức năng lực của bản thân mình, đồng thời áp dụng những điều đã học vào thực tế để đưa ra bài học nhận thức cho bản thân, xã hội - Đánh giá kết quả: giáo viên cùng học sinh sẽ nhìn lại những hoạt động đã thực hiện thông qua bài học trên lớp để đánh giá lẫn nhau và rút kinh nghiệm cho hoạt động sau Như vậy, việc giáo viên phân chia công việc để học sinh tự tổ chức làm việc nhóm và tự tiếp cận một tác phẩm văn chương qua việc phân chia theo các chủ 8 đề sẽ tạo ra một không khí mới, một luồng gió mới đối với việc học tập môn Ngữ văn của các em học sinh khối tự nhiên 2.3.2.3 Xây dựng giáo án dạy học theo chủ đề Giáo án chưa ứng dụng Giáo án ứng dụng dạy học theo chủ dạy học theo chủ đề đề 1 Mục - Nêu nhiệm vụ, công việc - Là đích của bài học, học sinh cần đạt tiêu cần làm của giáo viên và được về kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh trong và sau khi học bài học Ví dụ: Giúp học sinh hiểu Ví dụ: học sinh trình bày được tình được thế nào là tình huống huống nhận thức là gì, có thể cho ví dụ nhận thức và phân tích - Mục tiêu bài học được - Mục tiêu của bài học được xác định xác định một cách chung căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, chung căn cứ vào nội yêu cầu về thái độ, các năng lực cần dung SGK được hình thành trong chương trình - Các mục tiêu cần đạt của giáo dục học sinh chưa được lượng - Các mục tiêu được biểu đạt bằng các hóa và không “cân, đong, động từ hành động cụ thể, có thể lượng đo, đếm” được hóa và quan sát được 2 - Liệt kê đồ dùng dạy học - Liệt kê đồ dùng dạy học cho giáo Chuẩn của giáo viên viên, cho cá nhân và nhóm học sinh bị bài - Hướng dẫn học sinh làm - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học học bài tập ở nhà (chuẩn bị bài, làm bài tập, thực hành kĩ - Sử dụng phối hợp các năng gắn kiến thức với thực tiễn, đọc phương pháp dạy học, các tài liệu và chuẩn bị đồ dùng học tập cần hình thức, các kĩ thuật dạy thiết) học thường đơn điệu, chủ - Sử dụng phối hợp các phương pháp yếu là “đọc”, “chép”, dạy học, các hình thức, các kĩ thuật dạy thuyết trình học tích cực khác nhau 3.Tổ - Thường tuân thủ chặt - Thường xuất phát từ mục tiêu bài học chức chẽ từ nội dung học tập kết hợp với vốn kinh nghiệm hiểu biết các trong sách giáo khoa của học sinh hoạt - Tập trung trước hết vào - Tập trung và nhấn mạnh vào hoạt động hoạt động dạy của giáo động của học sinh, sau đó là hoạt động dạy viên dạy của giáo viên nhằm hỗ trợ hoạt học - Tiến trình dạy học theo 5 động của học sinh bước lên lớp: Ổn định lớp; - Tiến trình dạy học theo các hoạt động kiểm tra bài cũ; Học bài học tập của học sinh Các bước ổn định, mới; Củng cố; Bài tập về kiểm tra, đánh giá, củng cố được thực nhà hiện linh hoạt và đan xen nhau trong - Tập trung vào cách thức quá trình dạy học triển khai hoạt động dạy - Tập trung vào cách thức các hoạt của giáo viên, ít chú ý đến động học tập của học sinh Với mỗi hoạt động học tập của học hoạt động chỉ rõ: 9 sinh, nếu có thì thường + Tên hoạt động mang tính áp đặt + Mục tiêu của hoạt động Ví dụ: Giáo viên chuẩn bị + Thời lượng thực hiện hoạt động câu hỏi và chuẩn bị sẵn + Cách tiến hành hoạt động, bao gồm câu trả lời của học sinh cả dự kiến những khó khăn mà học sinh (câu hỏi thường đã có dễ gặp, những tình huống có thể nảy trong SGK) sinh và các phương án giải quyết + Kết luận của giáo viên về: * Nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực của học sinh trong bài học; * Những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; * Những sai lầm thường gặp, những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp,… 2.3.2.4 Bài tập xâu chuỗi chủ đề (áp dụng trong phần ôn tập) Ôn tập phần giảng văn giáo viên hướng các em hệ thống kiến thức theo chủ đề Chẳng hạn: (1) Nội dung chủ đề: hình ảnh đất nước Tác phẩm/ đoạn Tây Tiến Việt Bắc Đất Nước trích Điểm giống nhau Điểm khác nhau Lý giải Điều em tâm đắc (2) Nội dung chủ đề: hình ảnh người phụ nữ Yêu cầu kiến thức: So sánh ba nhân vật phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa Giáo viên giao phiếu học tập cho các em tự tìm hiểu Nhân vật Mị Bà cụ Tứ Người vợ nhặt Người đàn bà hàng chài Điểm giống nhau Điểm khác nhau Lý giải Điều em tâm đắc - Sau khi học sinh thu thập, xử lý thông tin, các em sẽ trình bày trước lớp Bài này yêu cầu các em làm việc theo nhóm, đại diện trình bày, các nhóm khác thảo luận - Giáo viên sẽ ra bài tập cho các em làm tại lớp: Hãy viết khoảng 10 đến 12 câu trình bày chi tiết nào, viết về nhân vật nào làm em xúc động nhất (3) Lập bảng hệ thống kiến thức 10 Tác phẩm, tác Thể loại Hoàn cảnh Nội dung Nghệ thuật giả sáng tác Tuyên ngôn độc lập… 2.3.2.5 Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản - Chia nhóm học sinh có cả các mức giỏi, khá, trung bình, yếu cùng làm bài để tương trợ nhau - Ra đề cho học sinh về nhà lập dàn ý, tìm dữ liệu phục vụ cho bài viết - Ra đề tài thuyết trình để học sinh vừa rèn kỹ năng hợp tác trong học tập vừa rèn kỹ năng phát biểu, trình bày vấn đề - Tất cả các hoạt động giáo viên đều phải theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ học sinh 2.3.3 Giáo án thực nghiệm Bài dạy: VỢ NHẶT (Kim Lân) I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức, kĩ năng: a Kiến thức: - Tình cảnh vô cùng bi thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bề vực của cái chết - Xây dựng tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, tạo không khí và dựng đối thoại b Kĩ năng, thái độ: - Phân tích tình huống truyện, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự - Cảm thông với những số phận bất hạnh trong nạn đói, trân trọng lối sống đẹp của con người VN 2 Phát triển năng lực: - Học sinh hình thành các năng lực sau: + Năng lực tìm kiếm và xử lý tài liệu + Năng lực cảm thụ văn học + Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc điểm thể loại + Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản II-CHUẨN BỊ 1 Phương pháp: Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp 2 Đồ dùng dạy học: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Tài liệu tham khảo III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh) 2 Kiểm tra bài cũ: 3 Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT 11 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung Phát vấn – liên hệ - so sánh –giảng Học sinh đọc trước ở nhà, đặt câu hỏi gợi ý, phát vấn cho các em tìm hiểu về tác giả: - Bắt đầu sáng tác với hai đề tài chính + Không khí ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ của nông dân (Đứa con người vợ lẻ) + Tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở nông thôn như đánh vật, chọi gà,… Qua đó phản ánh tâm hồn phong phú yêu đời - Sau cách mạng tiếp tục hoạt động văn nghệ, viết về đề tài nông thôn với tình cảm của một người con sinh ra từ đồng ruộng - Nhắc về nạn đói 1945 - ấn tượng hãi hùng GV: Chi tiết nào trong cuộc đời của Kim Lân để tác giả viết độc đáo về nạn đói? Tìm hình ảnh, số liệu về nạn đói 1945? => Rèn luyện năng lực thu thập, xử lý tài liệu Vợ nhặt cốt truyện dựa vào tiểu thuyết Xóm ngụ cư trước 1945, mất bản thảo Tái hiện lại nạn đói 1945 và phản ánh trái tim nhân hậu, lòng yêu cuộc sống, niềm tin, lạc quan của người nông dân Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu tác phẩm GV tổ chức học sinh đọc phân vai một vài đoạn => Tạo không khí để học sinh hòa vào câu chuyện - Phân đoạn: Từ đầu… thành vợ thành chồng: Tràng đưa vợ nhặt về Tiếp theo… xe bò về: Tràng nhớ lại việc có vợ Còn lại: Tình thương của người mẹ và I Tìm hiểu chung Tác giả: (1920 – 2007) - Tên thật là Nguyễn Văn Tài - Quê: huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001 - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962 - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc, là nhà văn “một lòng một dạ đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn 2 Tác phẩm: - Tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - Bối cảnh hiện thực: nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) - Là truyện ngắn xuất sắc được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) II Đọc hiểu tác phẩm 1 Tóm tắt 2 Bố cục 3 Nhan đề: - Vợ nhặt: + Nhặt: nhặt một cách ngẫu nhiên, tình cờ, như một món hàng, như rơm như rác => thân phận khốn cùng, rẻ rung + Vợ: sự trân trọng, là người có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm Từ khi người vợ nhặt xuất hiện: mọi người gắn bó, quây quần chăm lo, thu vén cho tổ ấm 12 sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng => Số phận cay nghiệt Tấm lòng nhân ái của người lao động nghèo - HS: Đọc một vài đoạn, tóm tắt tác phẩm, dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt? - GV: Gợi ý cho HS thảo luận và trình bày GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản => Vừa thể hiện thảm cảnh nạn đói vừa bộc lộ sự đùm bọc, cưu mang, khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, niềm tin trong cảnh khốn cùng 4 Tình huống truyện: - Tình huống lạ: + Tràng đang ế vợ, bỗng nhiên có vợ theo, quá dễ dàng: là người nghèo khổ, dân ngụ cư, tính tình ngộc nghệch, xấu trai, chỉ vài ba câu bông đùa, bốn bát bánh đúc bỗng nên vợ nên chồng GV: Vì sao việc Tràng có vợ lại làm mọi + Tràng nuôi thân không nổi, trong người ngạc nhiên, bất ngờ? cảnh đói kém -> đèo bòng chuyện vợ con GV: Cho bài tập nhanh, ghi điểm cộng + Dẫn đến sự ngạc nhiên của mọi Thế nào là tình huống truyện? Có mấy người: dân xóm ngụ cư (đứng trong loại tình huống truyện? cửa nhìn ra bàn tán), bà cụ Tứ, chính => Rèn luyện năng lực tư duy nhanh Tràng cũng ngạc nhiên (Tràng nhìn nhạy và tích hợp kiến thức lý luận thị vẫn còn ngờ ngợ “hắn đã có vợ thật rồi ư?”) - Tình huống éo le, cảm động: + Hạnh phúc được đặt trong bối cảnh nạn đói thê thảm (đêm tân hôn diễn ra giữa “mùi gây xác người”, “mùi khét lẹt của những đống rấm bị đốt”, “tiếng quạ kêu thê thiết ở những cây gạo”…, bữa đón dâu đầu cả nhà ăn cháo cám… Hạnh phúc >< đói kém => Kim Lân đã chọn giây phút rùng mình của nạn đói để miêu tả một đám cưới đặc biệt + Tâm trạng éo le của mọi người: Người dân xóm ngụ cư: rạng rỡ hẳn lên, kèm sau là tiếng thở dài, lo cho vợ chồng trẻ “không biết có nuôi nổi nhau qua cái tao đoạn này” Bà cụ Tứ: vui mừng, buồn tủi, thương lo “năm nay rồi đói to, chúng mày cưới nhau lúc này u thương quá”, “những giọt nước mắt lăn giữa nụ cười” Tràng: chợn nghĩ “thóc gạo này đếm 13 GV: Hình ảnh nhân vật Tràng trong những đoạn văn mở đầu gợi cho em ấn tượng gì? Muốn trả lời được câu hỏi học sinh phải tìm hiểu trước văn bản và tìm đọc những đoạn lượt ở văn bản hoàn chỉnh => Rèn luyện kĩ năng: tìm kiếm, thu thập tài liệu và cảm thụ văn học Nhóm 1: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Tràng? Chứng minh rằng Tràng luôn khao khát hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc - Hành động cho người phụ nữ lạ ăn và dắt về làm vợ thể hiện điều gì ở Tràng? Cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng (lúc quyết định để người đàn bà theo về? Buổi sáng đầu tiên có vợ?) Nhóm 2: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người “vợ nhặt”? (trước và sau khi làm vợ?) Nhân vật này có ý nghĩa như thế nào trong truyện? Nhóm cử đại diện trình bày Nhóm khác theo dõi nhận xét, đặt câu hỏi chất vất => Rèn luyện kĩ năng phản biện, tư duy phản ứng nhanh nhạy Trước khi theo Tràng về làm vợ, người vợ nhặt là người phụ nữ như thế nào? Nhận xét về thái độ, lời nói, hành động, … của nhân vật? Cảm nhận của anh chị về người vợ nhặt khi theo Tràng về làm vợ? (thái độ, ngôn ngữ, tâm trạng,…) Vợ nhặt đã thay đổi như thế nào sau khi về làm vợ Tràng? cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không mà lại đèo bòng” 5 Các nhân vật trong truyện: a Nhân vật Tràng: - Là người có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình,… - Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh đói kém: “chậc kệ” -> không phải là sự liều lĩnh mà là sự cưu mang, lòng nhân hậu, tình thương người trong cảnh khốn cùng - Có sự thay đổi lớn: + Trên đường về nhà: “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”…trong phút chốc quên tất cả tăm tối “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên” + Buổi sáng đầu tiên có vợ: “hắn thấy bây giờ hắn mới nên người” -> có trách nhiệm, gắn bó với tổ ấm của mình b Người vợ nhặt: - Trước khi theo Tràng về: + Là người đàn bà dạn dĩ, ngoa ngoắt, ghê gớm, trơ trẽn, liều lĩnh, thảm hại (từ ngoại hình đến thái độ, ngôn ngữ,…) + Theo Tràng vì miếng ăn, chạy trốn cái đói Trong nạn đói, vì miếng ăn con người có nguy cơ đánh mất chính mình - Trên đường theo Tràng về: vẻ cong cớn biến mất, chỉ còn người phụ nữ tự ý thức về thân phận mình, cư xử đúng mực, tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về làm dâu (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,…) - Buổi sớm mai: dậy sớm, quét tước, dọn dẹp -> Hình ảnh người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, một “người vợ hiền dâu thảo” Chị đã thổi 14 GV: Bà cụ Tứ là người như thế nào? Nhóm 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Bà cụ Tứ khi nghe tin Tràng có vợ? Nhóm cử đại diện trình bày nội dung đã thảo luận trước ở nhà => Rèn luyện năng lực làm việc nhóm, kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng làm văn Tình cảm của người mẹ Nhìn cuộc hôn nhân đầy ấp nỗi lo của người từng trải (nghĩ đến ông lão, con gái út, cuộc đời mình) -> sợ hãi cho con (không biết có nuôi nhau qua cái đận này không) Hạnh phúc của con làm thay đổi mẹ : mặt nhẹ nhỏm hơn, rạng rỡ hơn Nói chuyện mai sau, cũng muốn làm thay đổi cuộc sống của mình Tất cả tâm trạng của bà xuất phát từ đâu? GV: Ở bà cụ Tứ có điều gì đáng trân trọng? Liên hệ với những nhân vật trong các tác phẩm khác mà em biết? Từ đó khái quát về những phẩm chất nổi bật của người phụ nữ Việt Nam => Rèn luyện khả năng liên hệ, tư duy tổng hợp, khái quát một luồng sinh khí mới vào ngôi nhà của Tràng, biến nơi đây thành tổ ấm thực sự và làm niềm hi vọng của mọi người sống lại tràn trề c Bà cụ Tứ: - Nhân vật xuất hiện muộn, là người phụ nữ điển hình cho người mẹ nông thôn, người mẹ từng trải, hiểu cuộc sống, hết mực yêu thương con - Diễn biến tâm trạng: + Ngạc nhiên: khi thấy người đàn bà lạ ở trong nhà, ngồi ở đầu giường con mình, gọi mình là u,… + Trạng thái trái ngược, đan xen nhau: Vui mừng: nhà nghèo, Tràng khó có vợ mà lại có người theo, điều không dám mơ lại trở thành hiện thực Buồn tủi: “người ta dựng vợ gả chồng cho con khi gia đình ăn nên làm nổi Đằng này thì…”, buồn vì phận làm mẹ mà không lo được gì cho con Thương lo: lo lắng cho số phận, tương lai của con => Tất cả tâm trạng của bà cụ Tứ đều xuất phát từ tình mẹ thương con - Vượt lên tất cả là niềm tin, niềm vui vào cuộc sống tương lai: + Ý nghĩ: triết lý dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời” + Lời nói: nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai, bông đùa + Hành động: cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, với niềm vui niềm tin nhà cửa sạch sẽ điều may mắn sẽ đến => Bà cụ Tứ là hiện thân cho nỗi khổ của con người trong xã hội cũ Song sáng ngời lên ở nhân vật là tấm lòng của người mẹ rất mực yêu con, vun vén cho hạnh phúc của con, bao dung nhân hậu, đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào tương la 6 Giá trị hiện thực và giá trị nhân 15 GV: Nêu câu hỏi tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho nhóm 4: Trình bày cảm nhận của anh chị về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm? GV: Suy nghĩ của anh chị về đoạn kết của tác phẩm? => Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chi tiết nghệ thuật của tác phẩm GV: Nạn đói được diễn tả trong tác phẩm như thế nào? Nhận xét về hình ảnh, âm thanh, màu sắc của bức tranh? Có ý kiến cho rằng: bức tranh làng quê ngày đói được kết nối bằng những mảng màu xám xịt Ý kiến của em? Phần này học sinh chuẩn bị và trình bày trước lớp => Rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân GV gợi ý tích hợp kiến thức: nạn đói còn được đề cập đến trong những tác phẩm nào khác? So sánh cách đề cập đó với Kim Lân? Muốn trả lời được , HS phải nắm chắc kiến thức và tái hiện lại được kiến thức cũ: - Tuyên ngôn độc lập: “hơn hai triệu đồng bào ta chết đói” -> dẫn chứng trong văn nghị luận - Vợ nhặt: Tái hiện hiện thực đạo a Giá trị hiện thực: - Phản ảnh tình cảnh thê thảm của người dân lao động nghèo trong nạn đói 1945 + Chuyện cưới xin chỉ bằng vài câu bông đùa, vài bát bánh đúc -> cười ra nước mắt + Hiện thực xã hội: những người tha phương cầu thực đổ về Hà Nội “dắt díu, bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma”, “ người chết như ngả rạ”,… - Phản ánh tấm lòng, nguyện vọng của người dân hướng tới cách mạng: “tiếng trống thúc thuế dồn dập”, những lời trao đổi của vợ chồng Tràng về Việt Minh, “trong óc Tràng hiện lên đoàn người đi trên đê…” -> hiện thực mang tính xu hướng, người dân hướng về cách mạng, chính họ làm nên cách mạng b Giá trị nhân đạo: - Tiếng nói cảm thương trước tình cảnh thê thảm của con người trước nạn đói năm 1945 - Tiếng nói lên án tố cáo bọn thực dân phát xít gây nên nạn đói 1945 - Tiếng nói khẳng định, ngợi ca: bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, tình người - Khẳng định, đề cao khát vọng hạnh phúc gia đình - Khẳng định, đề cao khát vọng sống, niềm tin, hi vọng, niềm tin vào tương lai 7 Thành công về nghệ thuật: - Tình huống truyện: độc đáo, hấp dẫn - Nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm trạng nhân vật - Ngôn ngữ của tác phẩm: ngôn ngữ kể chuyện giản dị tự nhiên, ngôn ngữ nhân vật thể hiện tính cách, ngôn ngữ 16 => Rèn luyện kĩ năng so sánh, tích đối thoại tự nhiên hợp kiến thức liên môn III Tổng kết Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật tác phẩm GV: Trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của anh chị của tác phẩm? Câu chuyện cho em suy nghĩ gì về cách hành xử, thái độ sống của con người trong hoàn cảnh khó khăn? => Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống HS: đọc ghi nhớ SGK E CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Hướng dẫn về nhà: - Học sinh nắm vững chủ đề , giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện: + Chiều sâu của sự phản ánh hiện thực? (Phản ánh được tính chất khủng khiếp của nạn đói năm 1945 và khám phá được khát vọng, niềm tin sâu kín trong tâm hồn người dân lao động nghèo) + Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi nhằm tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó? + Các bước triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi? (giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận; bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi theo định hướng của đề bài; đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó.) - Vận dụng kỹ năng sống: + Tình yêu thương con người, lòng nhân đạo + Trong mọi hoàn cảnh biết vươn lên và khát vọng sống mãnh liệt 2.3.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng trong thực tế giảng dạy ở lớp 12A1 được phân công, chúng tôi tiến hành tổng hợp Dựa vào các bài kiểm tra viết và các phiếu khảo sát sau quá trình thực nghiệm chúng tôi tổng hợp thu được kết quả khả quan Chất lượng bài viết tăng rõ rệt Nhiều em đầu năm học cảm nhận văn học còn kém, viết đoạn, viết bài còn lúng túng thì sau khi áp dụng việc dạy học theo chủ đề, các em đã có những tiến bộ vượt bậc Chẳng những các em có thể trình bày những kiến thức theo trình tự hợp lý mà còn có những cảm nhận theo cách riêng của mình một cách sâu sắc Kết quả cụ thể như sau: - Điểm bài viết số 6 sau khi tiến hành áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tất cả 42 em có điểm trên trung bình (100%) trong đó số em đạt điểm trên 7 và trên 8 tăng nhiều - Kết quả đáng ghi nhận hơn nhất là học sinh có sự hứng thú, say mê và có ý thức hơn trong việc tự học Kết quả như sau : 17 Kết quả bài viết trước thực nghiệm: Điểm Trên 8 Trên 7 Trên 6 Trên 5 Dưới 5 Số lượng 2 7 10 13 10 Tỷ lệ (%) 5 17 24 30 24 Kết quả bài viết sau thực nghiệm: Điểm Trên 8 Trên 7 Trên 6 Trên 5 Dưới 5 Số lượng 10 14 10 8 0 Tỷ lệ (%) 24 33 24 19 0 3 Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Phương pháp dạy học theo chủ đề trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt trong xu hướng đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá Từ việc nghiên cứu, thực nghiệm trong năm học 2019 - 2020 vừa qua tôi nhận thấy học sinh có chuyển biến tích cực hơn, giờ Văn cũng đỡ nhàm chán hơn.Từ đó chính học sinh sẽ chọn cách cảm thụ và rút ra bài học sống phù hợp Giáo viên chỉ có thể giúp các em đạt được mục đích ấy khi đầu tư đúng mức các phương pháp dạy học trong quá trình soạn giảng và lên lớp - Có thể áp dụng ở các lớp khối 10,11 cho tiết dạy về tác phẩm văn học đồng thời mở rộng để học sinh tự tìm hiểu các tác phẩm khác 3.2 Kiến nghị Chúng tôi hy vọng lần thay sách tới đây sẽ có nhiều đổi mới nội dung, phương pháp tạo điều kiện cho thầy và trò trường phổ thông học và dạy tốt hơn Qua chương trình học phổ thông, các em có thể phát huy khả năng tự học tập nhằm đáp ứng những nhu cầu đặt ra của xã hội hiện đại ngày nay XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 26 tháng 06 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Đỗ Thị Hoa 18 19 ... Giải pháp Khái niệm dạy học theo chủ đề Các giải pháp cụ thể Xây dựng chủ đề học tập Thực dạy học theo chủ đề Xây dựng giáo án dạy học theo chủ đề Bài học xâu chuỗi chủ đề Rèn luyện kỹ tạo lập văn. .. học sinh (lớp 12 khối tự nhiên) tự học phần giảng văn 12 qua dạy học theo chủ đề với mục đích giúp em thay đổi lối học thụ động chiều, phát huy tính chủ động, tích cực tiếp nhận Từ đó, giúp học. .. Văn 12 (cho lớp theo khối tự nhiên) phương diện hướng đến phát triển lực, chương trình lớp 12, Trường THPT Chu Văn An - Nâng cao lực tự học học sinh lớp 12A1 (khóa 2017 – 2020, trường THPT Chu Văn

Ngày đăng: 13/07/2020, 18:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan