Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

36 490 0
Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Đó là một vị thế mới trên bước đường phát triển kinh tế hoà chung với sự đi lên tất yếu của cả nước.Mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng hiện nay là trở thành một trung tâm kinh tế-văn hoá lớn của miền Trung và cả nước với chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung, là thành phố cảng, là đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải của cả nước và quốc tế .Và một trong những định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng là một việc làm cần thiết cấp bách để tạo đà cho sự phát triển chung của thành phố. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành kinh tế.Năm 1999 GDP ngành công nghiệp chế biến chiếm 20,33%, năm 2000 là 19,57%, năm 2001 là 20,58%. Như vậy ngành công nghiệp chế biến được đặt vào vị tríngành mũi nhọn của thành phố hiện nay và trong những năm tới. Kinh tế thành phố Đà Nẵng có nhịp độ phát triển liên tục, chỉ tiêu GDP trong giai đoạn 1997-2001 tăng trưởng bình quân 10,6%/năm.Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến từ 32,2% năm 1996 tăng lên 42,9% năm 2000. Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế biến hiện nay tại thành phố Đà Nẵng nên em chọn đề tàiPhân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng qua ba năm 1999-2001” làm chuyên đề kiến tập. 1 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê Việc phân tích đề tài này sẽ giúp em sáng tỏ hơn về chỉ tiêu giá trị tăng thêm. Nó phản ánh được hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội và cũng là chỉ tiêu cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. Đi sâu vào đề tài giúp em hiểu hơn về hiệu quả sử dụng nguồn lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản cố định .cũng như vai trò của các ngành kinh tế, các sản phẩm công nghiệp cơ bản ảnh hưởng đến cơ cấu VA như thế nào. Em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hương và các cô chú trong phòng công nghiệp, nông lâm nghiệp, xây dựng cơ bản tại cục thống kê thành phố Đà Nẵng đã quan tâm giúp đỡ em tận tình trong thời gian kiến tập. Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu hoàn thành đề tài nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong cô giáo hướng dẫn và các cô chú ở cục thống kê chỉ bảo thêm.Xin cảm ơn. 2 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ TĂNG THÊM VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG A. Những vấn đề lí luận về giá trị tăng thêm 1. Khái niệm và ý nghĩa giá trị tăng thêm a. Khái niệm: Giá trị tăng thêm (VA- Value Added) là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Qui mô giá trị tăng thêm là chỉ tiêu tuyệt đối thời kì, được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành, so sánh và cố định). b. Ý nghĩa: Giá trị tăng thêm là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Đó là nguồn gốc mọi khoản thu nhập, nguồn gốc sự giàu có và phồn vinh của xã hội. Đó cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất theo chiều rộng, là một trong những cơ sở quan trọng để tính chỉ tiêu kinh tế khác. Giá trị tăng thêm là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nghiên cứu khả năng tích luỹ, huy động vốn, tính toán các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư, so sánh quốc tế, xác định trách nhiệm của mỗi nước đối với các tổ chức quốc tế… 2. Nguyên tắc tính giá trị tăng thêm Là một bộ phận của tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm được tính theo các nguyên tắc sau: 3 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê a. Nguyên tắc thường trú (hay theo lãnh thổ kinh tế ): chỉ được tính vào giá trị tăng thêm của các đơn vị thường trú. b. Nguyên tắc tính theo thời điểm sản xuất: kết quả sản xuất của thời kì nào được tính vào giá trị tăng thêm của thời kì đó. c. Nguyên tắc tính theo giá thị trường. 3. Phương pháp tính giá trị tăng thêm Là một chỉ tiêu biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, giá trị tăng thêm vận động trải qua hai giai đoạn: Được sản xuất ra trong các ngành sản xuất và được phân phối để hình thành các khoản thu nhập. Tương ứng với hai giai đoạn vận động của nó có hai phương pháp tính giá trị tăng thêm: phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối. a. Phương pháp sản xuất: Giá trị tăng thêm được tạo ra ở giai đoạn sản xuất, vì vậy ở giai đoạn này ta có thể tính trực tiếp giá trị tăng thêm. Công thức tính giá trị tăng thêm theo phương pháp sản xuất: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian VA = GO - IC Trong đó: VA : giá trị tăng thêm GO : giá trị sản xuất IC : chi phí trung gian Giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất của một xí nghiệp, một ngành, một địa phương hay của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao). Đó là chi phí sản phẩm các ngành khác nhau để sản xuất sản phẩm của một ngành nào đó. 4 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê Do yêu cầu của đề tài và thời gian hạn hẹp, ở đây không thể trình bày rõ hơn về giá trị sản xuất và chi phí trung gian. b. Phương pháp phân phối: Theo thống kê, yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất gồm vốn và lao động. Người sở hữu vốn và lao động thì được tham gia phân phối. Giá trị tăng thêm sau khi được tạo ra ở giai đoạn sản xuất nó tham gia vào quá trình phân phối, gồm phân phối lần đầu và phân phối lại. Tham gia vào quá trình phân phối lần đầu chỉ có chủ sở hữu các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, kết thúc phân phối lần đầu tạo ra thu nhập lần đầu. Tham gia vào quá trình phân phối lại bao gồm tất cả các thành viên trong xã hội, kết thúc phân phối lại tạo ra thu nhập cuối cùng. Công thức tính giá trị tăng thêm theo phương pháp phân phối: Giá trị = Thu nhập của + Thuế sản xuất + Khấu hao + Thặng dư tăng thêm người lao động và hàng hoá tài sản cố định sản xuất VA = Tổng thu nhập lần đầu của người lao động, doanh nghiệp, nhà nước Thu nhập lần đầu là thu nhập nhờ sản xuất mà có, bao gồm cả thu nhập nhân tố sản xuất. Thu nhập của người lao động gồm:  Tiền lương và các khoản có tính chất lương.  Trả công lao động (bằng tiền và bằng hiện vật)trong kinh tế tập thể.  Trích bảo hiểm xã hội. 5 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê  Thu nhập khác (ăn trưa, ca ba, phụ cấp độc hại, phụ cấp đi đường, lưu trú trong công tác phí, phong bao hội nghị, trang bị bảo hộ lao động dùng trong sinh hoạt ngoài thời gian làm việc).  Thu nhập hỗn hợp trong kinh tế phụ và kinh tế cá thể. Thu nhập lần đầu của các đơn vị kinh tế (thăng dư sản xuất ) gồm:  Lợi tức vốn sản xuất đóng góp.  Lợi tức về thuê đất đai, vùng trời, vùng biển phục vụ sản xuất.  Lợi tức kinh doanh…  Khấu hao tài sản cố định để lại doanh nghiệp.  Trả lãi đi vay. Thu nhập lần đầu của Nhà nước gồm:  Thuế gián thu: Thuế sản xuất và hàng hoá gồm thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế sản xuất khác, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế vốn…  Khấu hao tài sản cố định nộp ngân sách. 4. Phương pháp phân tích giá trị tăng thêm a. Phân tích kết cấu giá trị tăng thêm  Kết cấu theo ngành  Kết cấu theo khu vực thể chế  Kết cấu theo vùng, địa phương  Kết cấu theo yếu tố  Kết cấu theo mục đích sử dụng b. Phân tích xu thế biến động  Vận dụng phương pháp dãy số thời gian  Vận dụng phương pháp đồ thị c. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng  Phương pháp hồi qui tương quan 6 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê Trong mô hình hồi qui-tương quan, giá trị tăng thêm đóng vai trò tiêu thức kết quả-biến phụ thuộc, còn các nhân tố ảnh hưởng đóng vai trò tiêu thức nguyên nhân-biến độc lập. Biến độc lập có thể là các nhân tố lượng hoá, được phi lượng hoá, biến tương tác (nhân tố kết hợp) hay mô hình hỗn hợp bao gồm các loại biến trên. Trong mô hình hồi qui tương quan, giá trị tăng thêm cũng có thể đóng vai trò tiêu thức nguyên nhân-biến độc lập, còn các nhân tố ảnh hưởng đóng vai trò tiêu thức kết quả-biến phụ thuộc.  Phương pháp chỉ số Các hệ thống chỉ số: Mô hình 1: Phân tích biến động giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của hai nhân tố giá (p)và lượng VA (r) Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ×= 00 10 10 11 00 11 rp rp rp rp rp rp )()( rppr III ×= Về tuyệt đối : ( ) ( ) ∑∑∑∑∑∑ −+−=− 001010110011 rprprprprprp )()( rprpprpr ∆+∆=∆ Trong đó: ∑ 11 rp :VA kì nghiên cứu ∑ 00 rp :VA kì gốc ∑ 10 rp : VA theo giá so sánh Ipr : tốc độ phát triển VA )( p I : tốc độ phát triển VA do giá )(r I : tốc độ phát triển VA do lượng VA pr ∆ : lượng tăng giảm tuyệt đối VA )( p pr ∆ : lượng tăng giảm VA do giá )(r pr ∆ : lượng tăng giảm VA do lượng VA Mô hình 2 7 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê Phân tích biến động về giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của hai nhân tố năng suất lao động cá biệt từng bộ phận (W) và chi phí lao động (T) Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ×== 00 10 10 11 00 11 0 1 TW TW TW TW TW TW pr pr )()( TWWT III ×= Về tuyệt đối: ( ) ( ) ∑∑∑∑∑∑ −+−=− 001010110011 TWTWTWTWTWTW )()( TWTWWTWT ∆+∆=∆ Trong đó: WT I : tốc độ phát triển VA )(W I : tốc độ phát triển VA do năng suất lao động )(WT I : tốc độ phát triển VA do tổng số lao động Mô hình 3 Phân tích biến động giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của hai nhân tố: năng suất lao động bình quân toàn tổng thể nghiên cứu ( W ) và tổng mức chi phí lao động ( ∑ T ) Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ×== 00 10 10 11 00 11 0 1 TW TW TW TW TW TW pr pr = pr I )( )( ∑ × T W II Về tuyệt đối: 00110101 )()( WTTTWWprpr ∑∑∑∑∑ −+−=− )( )( ∑ ∆+∆=∆ T W pr Mô hình 4 Phân tích biến động giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của ba nhân tố: năng suất lao động cá biệt từng bộ phận, kết cấu lao động hao phí và tổng mức chi phí lao động. Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ××== 00 10 10 101 101 11 00 11 0 1 TW TW TW TW TW TW TW TW pr pr 8 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê Về tuyệt đối: 0011001101101 )()()( WTTTWWTWWprpr ∑∑∑∑∑∑ −+−+−=− Mô hình 5 Phân tích biến động giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của hai nhân tố: hiệu suất sử dụng tài sản cố định cá biệt từng bộ phậngiá trị tài sản cố định Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ×== 00 10 10 11 00 11 0 1 GH GH GH GH GH GH pr pr Về tuuyệt đối: )()( 0010101101 ∑∑∑∑∑∑ −+−=− GHGHGHGHprpr Mô hình 6 Phân tích biến động giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của hai nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản cố định bình quân toàn tổng thể nghiên cứu và tổng giá trị tài sản cố định Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ×== 00 10 10 11 00 11 0 1 GH GH GH GH GH GH pr pr Về tuyệt đối: 00110101 )()( HGGGHHprpr ∑∑∑∑∑ −+−=− Mô hình 7 Phân tích biến động giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của ba nhân tố: hiệu suất sử dụng tài sản cố định cá biệt từng bộ phận, kết cấu tài sản cố định và tổng giá trị tài sản cố định Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ××== 00 10 10 101 101 11 00 11 0 1 GH GH GH GH GH GH GH GH pr pr Về tuyệt đối: 0011001101101 )()()( HGGGHHGHHprpr ∑∑∑∑∑∑ −+−+−=− Mô hình 8 Phân tích biến động giá trị tăng thêm do ảnh hưởng của ba nhân tố: hiệu suất sử dụng tài sản cố định bình quân toàn tổng thể nghiên cứu, mức trang bị tài sản cố định bình quân cho một lao động và tổng mức chi phí lao động. Về tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ××= 000 100 100 110 110 111 0 1 TTRH TTRH TTRH TTRH TTRH TTRH pr pr 9 Chuyên đề kiến tập Khoa Tài Chính-Thống Kê Về tuyệt đối: 000110011101 )()()( TRHTTTHTRTRTTRHHpr ∑∑∑∑ −+−+−=∆ B. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng 1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15 0 15’ đến 16 0 14’ vĩ Bắc, 107 0 18’ đến 108 0 20’ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp biển Đông. Với vị trí ở vào trung độ của đất nước nằm trên trục giao thông Bắc-Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Đà Nẵng là một trong những của ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á. Trong những năm tới, khi thực hiện tự do hoá thương mại với các nước trong khu vực ASEAN thì với vị trí địa lí là một thành phố cảng Đà Nẵng có một lợi thế rất quan trọng trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, có điều kiện thuận lợi để trở thành thành phố trọng tâm của khu vực miền Trung. Theo số liệu năm 2000, dân số của thành phố Đà Nẵng hiện nay là 716282 người trong đó dân số thành thị chiếm 80%, nông thôn chiếm 20%.Trong độ tuổi lao động là 319400 người, chiếm 42%. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế thành phố là 300000 người. Như vậy thành phố Đà Nẵng có một nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn lao động cho ngành công nghiệp chế biến. Trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ năm 1997, thành phố Đà Nẵng đã có một vị thế mới trên bước đường phát triển hoà chung với sự đi lên tất yếu của cả nước. Kinh tế thành phố có mức tăng trưởng liên tục và khá ổn định, gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, nâng cao mức sống 10 . PHỐ ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM (1999- 2001) A. Phân tích xu hướng biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng qua 3 năm (1999- 2001) . đồng.Từ năm 1999 đến năm 2001 giá trị tăng thêm theo giá so sánh năm 1994 của ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên

Ngày đăng: 11/10/2013, 10:46

Hình ảnh liên quan

Trong mô hình hồi qui-tương quan, giá trị tăng thêm đóng vai trò tiêu thức kết quả-biến phụ thuộc, còn các nhân tố ảnh hưởng đóng vai trò tiêu thức  nguyên nhân-biến độc lập - Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

rong.

mô hình hồi qui-tương quan, giá trị tăng thêm đóng vai trò tiêu thức kết quả-biến phụ thuộc, còn các nhân tố ảnh hưởng đóng vai trò tiêu thức nguyên nhân-biến độc lập Xem tại trang 7 của tài liệu.
1. Tình hình biến động giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm (1999-2001)biến qua 3 năm (1999-2001) - Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

1..

Tình hình biến động giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm (1999-2001)biến qua 3 năm (1999-2001) Xem tại trang 16 của tài liệu.
1. Tình hình biến động giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm (1999-2001)biến qua 3 năm (1999-2001) - Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

1..

Tình hình biến động giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm (1999-2001)biến qua 3 năm (1999-2001) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng: Cơ cấu VA theo các sản phẩm công nghiệp cơ bản ĐVT: % - Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

ng.

Cơ cấu VA theo các sản phẩm công nghiệp cơ bản ĐVT: % Xem tại trang 18 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên nhận xét như sau: - Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

ua.

bảng số liệu trên nhận xét như sau: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên nhận xét như sau: - Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố đà nẵng qua ba năm 1999 2001

ua.

bảng số liệu trên nhận xét như sau: Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan