nguyên tắc bảo vệ người lao động

3 11.2K 67
nguyên tắc bảo vệ người lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nguyên tắc bảo vệ người lao động

BÀI LÀMBảo vệ NLĐ là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong pháp luật Lao động hiện hành. Sở dĩ nguyên tắc bảo vệ NLĐ được Luật lao động ghi nhận là xuất phát từ các cơ sở sau: trước hết là xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước, xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là NLĐ”, “phải tăng cường bảo vệ NLĐ, trọng tâm là các doanh nghiệp”; thứ hai, tài nguyên sức lao động là quý giá mà bất kỳ một quốc gia nào cũng cần, do đó cần có cơ chế để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này; thứ ba, xuất phát từ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các quy luật trong nền kinh tế thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, pháp luật lao động cần có biện pháp để hạn chế sự khốc liệt của nó, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ; thứ tư: trong quá trình làm việc, NLĐ có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc có hại cho sức khỏe, tính mạng, do đó cần có sự bảo vệ của pháp luật để ngăn ngừa và giảm bớt rủi ro; và cuối cùng NLĐ bao giời cũng bị phụ thuộc vào NSDLĐ, do đó luật lao động cũng phải quan tâm bảo vệ NLĐ đúng mức để sử dụng sức lao động hợp lí, hạn chế xu hướng lạm quyền của NSDLĐ.Nội dung nguyên tắc bảo vệ NLĐ:- Về việc làm, pháp luật lao động bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc, không bị phân biệt đối xử, Điều 5 BLLĐ quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”. Nội dung của các quy định này là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho NLĐ trong phạm vi khả năng, nguyện vọng của mình có được cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền làm việc và không bị phân biệt đối xử. Pháp luật lao động bảo vệ việc làm cho NLĐ, thể hiện ở việc Luật lao động luôn có các quy định hướng tới việc đảm bảo để NLĐ thực hiện đúng công việc đã thỏa thuận; nếu các bên muốn thay đổi hoặc NSDLĐ muốn tạm thời điều động, chuyển làm việc khác, tạm thời đình chỉ công việc .đều phải tuân thủ những điều kiện luật định. Luật lao động có các quy định để bảo vệ việc làm lâu dài, đúng thời hạn thỏa thuận cho NLĐ; Luật lao động khuyến khích các bên ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hạn chế giao kết hợp đồng ngắn hạn, chỉ trong những trường hợp cần thiết, ví dụ: Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký 1 kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn .- Về thu nhập: Luật lao động bảo vệ thu nhập và đời sống cho NLĐ. Tùy từng tính chất, đặc điểm khác nhau của từng loại lao động mà Nhà nước quy định chế độ tiền lương hợp lý, và phải quán triệt các nguyên tắc như lao động có trình độ chuyên môn cao, thành thạo, chất lượng cao, làm việc nhiều thì được trả công cao và ngược lại, những lao động ngang nhau phải được trả công ngang nhau, bảo vệ tiền lương cho lao động nữ, lao động tàn tật, lao động vị thành niên được tương đương với lao động khác trên cơ sở công việc. BLLĐ quy định tiền lương của NLĐ do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, không hạn chế mức tối đa. NLĐ được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội để bảo đảm vật chất cho NLĐ, tham gia bảo hiểm để bù đắp cho NLĐ không bị giảm, mất thu nhập do mất việc làm hoặc gặp rủi ro. NLĐ được trả lương hoặc bồi thường tiền lương trong trường hợp bị ngừng việc, tai nạn lao động .mà trong thời hạn hợp đồng và do lỗi của NSDLĐ. NLĐ được ứng tiền lương trong một số trường hợp luật định, việc khấu trừ lương của NLĐ cũng bị pháp luật giới hạn ở tỷ lệ nhất định. NLĐ được hưởng các chế độ trợ cấp để ổn định cuộc sống trong hầu hết các trường hợp NLĐ thôi việc, bị mất việc làm vì lý do kinh tế .Như vậy pháp luật lao động thể hiện quan điểm bảo vệ thu nhập và đời sống cho NLĐ ở mức hợp lý.- Luật lao động bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ trong lĩnh vực lao động: thể hiện trước hết ở các quy định của pháp luật lao động về việc đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho NLĐ. Điều này xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước qua các văn kiện Đại hội Đảng và Hiến pháp 1992 (Điều 56). BLLĐ 2007 dành riêng một chương quy định về “an toàn lao động, vệ sinh lao động”. Theo đó, các quy định về chế độ bảo hộ lao động đối với NLĐ được chú trọng, NLĐ được làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động, được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm .; được đảm bảo điều kiện cấp cứu, điều trị, điều dưỡng .để phục hồi sức khỏe nếu bị tai nạn lao động.Trong quá trình lao động, NLĐ còn được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, “NSDLĐ có nghĩa vụ .tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với NLĐ”. Thân thể, danh dự, nhân phẩm của NLĐ được bảo vệ ngay cả khi họ vi phạm kỷ luật; khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai thì NSDLĐ phải xin lỗi công khai và khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho NLĐ. Quyền nhân thân của NLĐ còn được bảo vệ thông qua các chế định về HĐLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ 2 ngơi, bảo hiểm xã hội; các quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên; chế định về công đoàn .v.v Ý nghĩa của nguyên tắc bảo vệ NLĐXuất phát từ tầm quan trọng của nhân tố con người nói chung và nguồn lao động nói riêng, có thể khẳng định vai trò của nguyên tắc bảo vệ NLĐ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội là cực kì quan trọng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nguyên tắc bảo vệ NLĐ đóng một vai trò quan trọng trong định hướng phát triển nguồn nhân lực, do đó việc bảo vệ NLĐ, bảo vệ nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà quan trọng hơn là đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế trong tương lai. Bảo vệ NLĐ là để phát huy nhân tố con người, phát huy khả năng sáng tạo, và để tái sản xuất sức lao động của NLĐ. Việc NLĐ luôn ở vị thế phụ thuộc vào người SDLĐ nên việc bảo vệ NLĐ là cần thiết, nhằm bình ổn quan hệ lao động ở cán cân ngang bằng, do đó nguyên tắc bảo vệ NLĐ thể hiện tinh thần nhân đạo và đảm bảo công bằng xã hội. Kết luậnCó thể nói pháp luật lao động hiện hành ở nước ta đã dành sự quan tâm tương đối đúng mức đối với vấn đề bảo vệ NLĐ, điều này được thể hiện khá rõ nét trong các chế định liên quan của BLLĐ và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, đã thể hiện rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Tuy nhiên, khoảng cách từ Luật thực định đến thực tiễn trong điều kiện hiện nay của pháp luật lao động vẫn đang là vấn đề cần quan tâm, bởi sự cần thiết và thiết thực hơn hết là các chế định của pháp luật bảo vệ NLĐ phải được đưa vào thực thi, quyền và lợi ích của NLĐ phải được bảo vệ trên thực tế. Mà vấn đề này thì ở Việt Nam hiện nay thực trạng vẫn cho thấy nhiều bất cập. Điển hình đó là hiện tượng NLĐ do bị vi phạm quyền lợi, bức xúc và đình công tự phát diễn ra, cho thấy các quy định của Luật lao động về đình công và giải quyết đình công, tổ chức Công đoàn v.v có lúc chưa đi đến với nhận thức của NLĐ và cũng chưa phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó còn liên quan đến các vấn đề khác như việc thực thi pháp luật không hiệu quả đặc biệt là từ các cơ quan quản lý lao động, các địa phương vì muốn thu hút đầu tư mà có lúc “hy sinh” quyền lợi NLĐ, quy định về mức lương tối thiểu chưa hợp lý của Chính phủ .Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay vẫn là làm sao để nguyên tắc bảo vệ NLĐ thể hiện trong Luật lao động được thực hiện hiệu quả trên thực tế, đúng như tinh thần của Luật. 3 . BÀI LÀMBảo vệ NLĐ là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong pháp luật Lao động hiện hành. Sở dĩ nguyên tắc bảo vệ NLĐ được Luật lao động ghi nhận. vệ NLĐ đúng mức để sử dụng sức lao động hợp lí, hạn chế xu hướng lạm quyền của NSDLĐ.Nội dung nguyên tắc bảo vệ NLĐ:- Về việc làm, pháp luật lao động bảo

Ngày đăng: 29/10/2012, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan