Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay

56 9.7K 67
Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thị trường ngoại hối việt nam

1 Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối Nhóm 6 - Nguyễn Ngọc Anh - Bùi Thị Thùy Dung - Nguyễn Thị Huyền - Trần Thanh Nga - Vũ Thị Vân Chương 1 Những vấn đề chung về thị trường ngoại hối 1.1. Khái quát về thị trường ngoại hối 1.1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối a) Khái niệm ngoại hối: Theo Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, thì ngoại hối được hiểu là: Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 2 ∗ Tiền nước ngoài như: tiền giấy, tiền kim loại. ∗ Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác. ∗ Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. ∗ Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung châu Âu, các đồng tiền chung khác dùng trong TTQT và khu vực. ∗ Vàng tiêu chuẩn quốc tế. ∗ Đồng tiền đang lưu hành của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ trong TTQT. Như vậy, ngoại hối không chỉ là ngoại tệ mà còn có thể là các loại giấy tờ hay các công cụ thanh toán hoặc thậm chí cả vàng, quyền rút vốn đặc biệt vì chúng có giá trị và có thể dùng để TTQT. Ngay cả đồng Việt Nam khi chuyển qua biên giới hay được dùng làm phương tiện thanh toán trong quan hệ mua bán với nước ngoài cũng được coi là ngoại hối. Tóm lại, ngoại hối là tất cả các phương tiện có giá dùng để thanh toán giữa các quốc gia. b) Khái niệm thị trường ngoại hối (TTNH): - Một cách tổng quát, thị trường ngoại hối (FOREX) là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. - Theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank do hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu xảy ra giữa các ngân hàng, chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch. 1.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối - Là thị trường vô hình vì các giao dịch mua bán chủ yếu được diễn ra trong một phạm vi không gian rộng lớn, được thực hiện bằng điện thoại, telex, fax, và hệ thống máy tính nối mạng toàn cầu. - Là thị trường toàn cầu vì nó hoạt động liên tục 24/24h trong ngày giữa các khu vực, các châu lục khác nhau bằng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại nên mọi giao dịch có thể thực hiện ngay tức thời. - Trung tâm của TTNH là thị trường liên ngân hàng (InterBank) với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHNN. Doanh số giao dịch trên TTLNH chiếm tới 90% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. - Việc niêm yết giá cả trên thị trường được quốc tế hoá. Hiện nay nhờ có tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin nên các TTNH có thể liên lạc với nhau. Những thông tin về thị trường nói chung, đặc biệt là giá cả được truyền liên tục giữa các quốc gia đã giúp cho việc điều chỉnh giá cả được diễn ra thường xuyên, tạo nên mặt bằng giá cả giữa các thị trường. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 3 - Là thị trường rất nhạy cảm, chịu sự tác động của các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý . nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển. Ngược lại, TTNH cũng có tác động trở lại tới nhiều mặt hoạt động kinh tế - xã hội của một nước, nhất là chính sách điều hành tỷ giá. - Theo Bank For International Settlement doanh số mua bán ròng toàn cầu của TTNH thế giới ước tính khoảng 1.900 tỷ USD/ngày. Thị trường hoạt động tích cực nhất là London sau đó là Newyork, Tokyo, Singapore và Frankfurt. Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch là USD (khoảng 90% giao dịch của thị trường ngoại hối có mặt USD), tiếp theo là EUR và JPY. 1.1.3. Vai trò của thị trường ngoại hối - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phát triển ngoại thương và các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, TTQT của mỗi quốc gia đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị xã hội giữa các nước, các dân tộc trong khu vực và trên thế giới. - Là phương tiện giúp các nhà đầu tư chuyển vốn tới đầu tư trực tiếp ở những thị trường đem lại lợi nhuận cao hoặc rút vốn đầu tư từ những thị trường lợi nhuận thấp. - Cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế. - Là một trong những phương tiện thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN nghĩa là NHNN can thiệp vào TTNH nhằm duy trì trật tự của thị trường hoặc điều chỉnh hướng biến động của thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ. 1.1.4. Các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối a) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) NHNN là cơ quan Chính phủ có trách nhiệm tổ chức điều hành, kiểm soát và ổn định các hoạt động của TTNH, thường xuyên phải can thiệp vào thị trường nhằm duy trì trật tự của thị trường bằng cách mua vào và bán ra nội tệ để ổn định mọi hoạt động của thị trường và TGHĐ. Công cụ mà NHNN can thiệp lên TTNH là chính sách lãi suất. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ lên giá của đồng bản tệ vì nó hấp dẫn các luồng vốn tư bản nước ngoài chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá có xu hướng giảm và ngược lại. Việc điều hành TGHĐ nhằm tạo ra sự ổn định cho thị TTNH, sức mua đồng tiền, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Vai trò của NHNN trên TTNH là rất quan trọng. Trên thực tế hầu hết các quốc gia (kể cả các nước công nghiệp phát triển đã thực hiện thả nổi tỷ giá từ năm 1973) các NHNN vẫn can thiệp vào TTNH bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ nhằm tác động vào tỷ giá theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của NHNN lên TTNH là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá giao động trong một biên độ nhất định, nhờ đó tỷ giá được duy trì cố định theo đúng mục tiêu của NHNN. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 4 Tuy nhiên, cần phải thấy rằng bất kỳ sự can thiệp nào của NHNN đối với TTNH đều tác động lớn đến nền kinh tế trong nước và hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, NHNN phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ để các hoạt động can thiệp của mình thật sự hợp lý và mang lại hiệu quả cao. b) Ngân hàng thương mại (NHTM) Các NHTM là những thành viên chính của TTNH, đóng vai trò to lớn trong việc tạo lập thị trường. Các ngân hàng này hoạt động trên TTNH với hai danh nghĩa: đóng vai trò trung gian chính cho các khách hàng tham gia thị trường và là ngân hàng hoạt động bằng chính danh nghĩa của mình. - Giao dịch KDNT cho chính mình: mua bán ngoại hối nhằm kiếm lời khi tỷ giá có những biến đổi thuận lợi. Khi giao dịch với danh nghĩa bản thân mình, ngân hàng sẽ phải tự gánh chịu rủi ro nếu như tỷ giá biến động không có lợi. - Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: NHTM tham gia vào TTNH với tư cách là người trung gian trong dịch vụ mua bán hộ ngoại tệ để thu phí, vì thế ngân hàng không phải gánh chịu về rủi ro về tỷ giá và hoạt động này cũng không làm thay đổi cơ cấu bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Nếu trong quá trình làm trung gian này mà xuất hiện trạng thái hối đoái không có lợi cho quá trình giao dịch của mình thì các ngân hàng sẽ tiến hành một hoặc một số giao dịch tiếp theo cho chính mình để cân bằng trạng thái. Lợi nhuận ngân hàng thu được là từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán, từ các khoản thu phí hoa hồng hoặc chênh lệch giữa thời gian nhận tiền và thời gian giao vốn cho người mua đồng tiền đó. Ngân hàng cũng có thể thu lợi nhuận từ dịch vụ chuyển tiền. c) Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers) Các NHTM thường kinh doanh ngoại hối thông qua hoạt động của các nhà môi giới ngoại hối. Những nhà môi giới ngoại hối là những người tham gia trên TTNH với tư cách là trung gian trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng trong từng giao dịch. Những nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua, đặt bán ngoại tệ của các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó họ cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho các ngân hàng có nhu cầu một cách nhanh nhất với giá tốt nhất để thu phí môi giới. Phương pháp giao dịch thông qua môi giới là một phương pháp đang được chú trọng ở những nước có TTNH phát triển. Hình thức mua bán ngoại hối thông qua môi giới phát triển khá mạnh vì phương thức này có nhiều ưu điểm hơn giao dịch trực tiếp. Các nhà môi giới là những người có kiến thức, được đào tạo chuyên sâu về kinh doanh ngoại hối, thông tin chính xác và những phương tiện hiện đại để có thể thực hiện các giao dịch ngoại hối một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những nhà môi giới chính thức thường có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu liên tục 24/24h mỗi ngày. Tại các trung tâm tài chính quốc tế đều có một số các nhà môi giới chuyên nghiệp để giúp các ngân hàng trong việc mua bán ngoại hối. Nhược điểm của giao dịch thông qua môi giới là các bên phải trả cho nhà môi giới một khoản phí, thêm vào đó không phải ai cũng có thể trở thành nhà Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 5 môi giới ngoại hối. Các nhà môi giới khi tham gia TTNH phải có giấy phép hành nghề. Họ không phải những nhà tạo lập thị trường do vậy họ không được phép mua bán ngoại hối cho mình mà chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng để hưởng hoa hồng. d) Các khách hàng mua bán lẻ trên thị trường (Retail Clients) Những người mua bán lẻ bao gồm các công ty trong nước, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho hoạt động của chính mình. Nhu cầu giao dịch ngoại tệ của nhóm khách hàng này rất lớn với nhiều hình thức giao dịch khác nhau, bởi lẽ nhóm này thường xuyên tham gia vào TTNH với mục đích thoả mãn nhu cầu thực sự cho hoạt động kinh doanh của mình mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm chênh lệch giá khi tỷ giá thay đổi. Mặc dù không phải là thành viên chính trên TTNH nhưng nhóm khách hàng mua bán lẻ cũng đóng vai trò to lớn trong hoạt động của thị trường này. Hoạt động giao dịch ngoại hối tích cực của nhóm này đã góp phần làm cho TTNH ngày càng hoạt động sôi nổi và hiệu quả hơn. Nhóm khách hàng mua bán lẻ này thường tham gia vào TTNH bằng cách liên hệ với các ngân hàng và các nhà môi giới có uy tín chứ không giao dịch trực tiếp với nhau vì bản thân họ không được phép giao dịch trực tiếp tại thị trường hoặc không đủ trình độ chuyên môn cũng như nhân sự để có thể tự giao dịch với nhau. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối 1.2.1. Các hoạt động kinh tế đối ngoại (HĐ KTĐN) Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ vật chất và tài chính, các mối quan hệ kinh tế và khoa học công nghệ hình thành giữa các nước với nhau, giữa các nước với các tổ chức kinh tế quốc tế dựa trên sự phân công lao động quốc tế. Các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển sẽ dẫn đến hình thành thị trường thế giới thống nhất và nền kinh tế thế giới mang tính toàn cầu mà ngoại thương đóng vai trò nổi bật và là cơ sở, tiền đề cho các quan hệ kinh tế quốc tế khác. Hoạt động ngoại thương Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong mấy năm gần đây, tuy nhiên lượng hàng hoá xuất khẩu còn rất hạn chế do hàng hoá của nước ta kém sức cạnh tranh hơn so với một số nước trong khu vực, chính điều này đã dẫn đến vị thế của đồng Việt Nam còn rất yếu kém trên lĩnh vực TTQT và khả năng chuyển đổi thấp. Do đó dẫn đến hoạt động ngoại thương bị hạn chế, việc TTQT chủ yếu sử dụng đồng đô la Mỹ làm phương tiện trung gian tính toán và thanh toán tiền hàng nhập khẩu. TTNH là nơi tập trung giải quyết cung cầu về ngoại tệ và căn cứ vào tỷ giá trên TTNH để các nhà kinh doanh xuất khẩu có thể quyết định việc xuất khẩu hay nhập khẩu sao cho có lợi nhất. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 6 Cơ chế tác động của TTNH vào xuất nhập khẩu thông qua công cụ tỷ giá diễn ra như sau: - Khi tỷ giá của ngoại tệ so với đồng Việt Nam tăng thì sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được tăng lên là do giá trị ngoại tệ thu được sau khi bán hàng xuất khẩu đổi ra tiền Việt Nam được nhiều hơn lúc tỷ giá ngoại tệ chưa tăng. Ngược lại, nhập khẩu bị hạn chế vì phải chi phí nhiều đồng Việt Nam hơn để đổi lấy một lượng ngoại tệ mua hàng nhập khẩu để bán với mức giá không đổi hoặc thay đổi ít ở trong nước. - Nếu đồng Việt Nam tăng giá tức là tỷ giá của ngoại tệ so với đồng Việt Nam giảm thì sẽ diễn ra tình trạng ngược lại, xuất khẩu giảm do giá trị ngoại tệ thu được sau khi bán hàng xuất khẩu đổi ra tiền Việt Nam được ít hơn. Nhập khẩu tăng do giá trị hàng nhập vào Việt Nam được bán ra với chi phí ngày càng thấp hơn vì giá trị quy đổi của đồng Việt Nam ra đồng đô la Mỹ lớn hơn. 1.2.2. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường Với nền kinh tế ngày càng phát triển của nước ta, song song với các hoạt động kinh tế đối ngoại gia tăng thì cung cầu về các loại ngoại tệ càng lớn và phong phú cho ta thấy rõ vai trò của TTNH có tầm quan trọng như thế nào đến việc điều tiết cung cầu, phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó sự hình thành và hoạt động điều tiết TTNH là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Một khi thị trường đã hình thành và lớn mạnh thì các hoạt động, nghiệp vụ ngoại hối cũng đa dạng, việc quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại tệ cũng tốt hơn. Việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý thì sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho nước nhà, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoạithúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 1.2.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài Với nền kinh tế ngày càng phát triển của nước ta, song song với các hoạt động kinh tế đối ngoại gia tăng thì cung cầu về các loại ngoại tệ càng lớn và phong phú cho ta thấy rõ vai trò của TTNH có tầm quan trọng như thế nào đến việc điều tiết cung cầu, phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó sự hình thành và hoạt động điều tiết TTNH là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Một khi thị trường đã hình thành và lớn mạnh thì các hoạt động, nghiệp vụ ngoại hối cũng đa dạng, việc quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại tệ cũng tốt hơn. Việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý thì sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho nước nhà, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoạithúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 1.2.4. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về tiền tệ do NHNN trực tiếp điều hành nhằm ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ không chỉ điều chỉnh khối tiền tệ tăng giảm theo tín hiệu thị trường, mua ngoại tệ cung ứng cho ngân sách mà còn điều chỉnh khối tiền tệ có sẵn trong lưu thông cho phù hợp với mức tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, phù hợp giữa tổng cung và tổng cầu về mối quan hệ giữa tiền và hàng hoá Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 7 nói chung, không gây thừa hay thiếu tiền so với nhu cầu lưu thông. Chính sách tiền tệ hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng giảm tiền cung ứng, làm tăng giảm khối lượng tiền tệ. Qua đó ta thấy rằng chính sách tiền tệ kết hợp chặt chẽ với chính sách ngoại hối góp phần ổn định tiền tệ, bảo vệ giá cả đối nội và đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát được giá cả, cân bằng cán cân TTQT, ổn định TGHĐ. 1.2.5. Chính sách lãi suất TTNH gắn chặt với chính sách lãi suất, đây chính là phương pháp mà NHNN thường sử dụng để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường. Với phương pháp này khi TGHĐ đạt tới mức báo động trên thị trường cần phải can thiệp thì NHNN nâng cao lãi suất chiết khấu lên. Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách lãi suất chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định vì mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động qua lại một cách gián tiếp chứ không phải là quan hệ trực tiếp nhân qủa, mà các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, vì vậy mà biến động lãi suất không nhất thiết kéo theo biến động của tỷ giá. Lãi suất cao có thể làm cho việc thu hút vốn ngắn hạn từ nước ngoài thuận lợi hơn, nhưng nếu điều kiện kinh tế chính trị không ổn định thì khó có thể thực hiện được và vấn đề đặt ra lúc này không phải là thu được bao nhiêu lãi mà lại là vấn đề an toàn về vốn và tránh được các rủi ro do tỷ giá gây ra. 1.3. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối Căn cứ vào tính chất của các giao dịch ngoại hối và cách tổ chức của thị trường người ta chia các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thành 5 loại chính sau: Nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ quyền chọn và nghiệp vụ tương lai. Trong đó, nghiệp vụ giao ngay hình thành trên TTNH giao ngay còn gọi là thị trường cơ sở. Còn các nghiệp vụ còn lại hình thành trên thị trường phái sinh tức là bắt nguồn từ thị trường giao ngay. Trong 5 nghiệp vụ trên thì nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn và nghiệp vụ hoán đổi được thực hiện qua quầy (theo Over The Counter-OTC); nghiệp vụ quyền chọn có thể được thực hiện qua quầy (OTC) hoặc là thực hiện trên sở giao dịch (The Interchange); nghiệp vụ tương lai chỉ được thực hiện trên sở giao dịch. 1.3.1. Nghiệp vụ giao ngay a) Khái niệm: Nghiệp vụ giao ngay là một nghiệp vụ mua bán ngoại hối mà việc thanh toán và giao dịch ngoại hối xảy ra đồng thời với ngày ký kết hợp đồng. Tuy vậy, trong thực tế thời hạn thanh toán được kéo dài từ 1 đến 2 ngày làm việc kể từ sau ngày ký kết hợp đồng nhằm kiểm tra hoàn tất các giấy tờ và thủ tục thanh toán. b) Mục đích của giao dịch: Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 8 - Kiếm lời thông qua kinh doanh chênh lệch tỷ giá trên các thị trường khác nhau. - Dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng bán lẻ và hưởng phí dịch vụ. Nghiệp vụ giao ngay được thực hiện trên thị trường phi tập trung (OTC). Các thành viên tham gia thị trường bao gồm các NHTM, các công ty tài chính lớn, các nhà môi giới và các NHNN liên hệ với nhau qua điện thoại, telex, fax, mạng máy tính và hệ thống Swift. Họ hoạt động trên các trung tâm tài chính lớn hầu như 24/24h mỗi ngày như London, Newyork, Tokyo, để nắm bắt được mọi diễn biến của TTNH toàn cầu trong suốt thời gian các thị trường khác hoạt động bình thường. Tính hiệu quả của thị trường giao ngay được thể hiện ở chỗ chênh lệch tỷ giá mua và bán rất hẹp và do tốc độ truyền tin nhanh chóng cho nên những thay đổi của thị trường đã ảnh hưởng tức thời đến tỷ giá làm cho tỷ giá luôn biến động nhanh chóng phản ánh kịp thời những thay đổi của thị trường. Các nhà kinh doanh không thể bỏ qua những thay đổi có tính đột biến trên một thị trường toàn cầu rất sôi động như TTNH. Những nhà kinh doanh ngân hàng là những người tạo lập của TTNH luôn luôn theo dõi màn hình vi tính để nắm bắt thông tin và giá cả mới nhất. Những thông tin này do các công ty chuyên nghiệp cung cấp như: Dowjones Telerates và Reuter, chúng được truyền đi với tốc độ rất nhanh như gọi điện thoại hay sóng vô tuyến điện. c) Lợi ích của nghiệp vụ giao ngay - Đối với doanh nghiệp: Giao dịch giao ngay là một giao dịch mua thực bán thực, đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của khách hàng. Thông qua giao dịch này các doanh nghiệp có thể thoả mãn nhu cầu ngoại tệ cấp thiết thanh toán cho đối tác nước ngoài. - Đối với các ngân hàng: Giao dịch giao ngay chiếm vị trí quan trọng nhất trong các giao dịch ngoại tệ của các NHTM. Trong một ngày giao dịch, họ phải thực hiện liên tục các giao dịch giao ngay để cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình đồng thời thông qua đó các ngân hàng có thể đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại hối theo quy định của NHNN. 1.3.2. Nghiệp vụ kì hạn a) Khái niệm: Các giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay thì được gọi là giao dịch kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn được xem như một công cụ để mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định, tại một tỷ giá nhất định và ở một thời điểm xác định trong tương lai. Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng của họ, hoặc giữa các ngân hàng với nhau. Giao dịch kỳ hạn cũng không diễn ra trên cơ sở giao dịch mà diễn ra trên thị trường OTC. Bộ phận liên ngân hàng của thị trường kỳ hạn hoạt động liên tục thông qua việc đấu giá mở 2 Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 9 chiều giữa các thành viên tham gia, nghĩa là mỗi ngân hàng yết tỷ giá kỳ hạn mua vào và bán ra liên tục cho các ngân hàng khác và ngược lại. Những nhà môi giới trên thị trường kỳ hạn đóng vai trò tương tự như trên thị trường giao ngay, đó là đối chiếu các lệnh đặt mua và các lệnh đặt bán giữa các ngân hàng nhằm đưa ra "giá tay trong" tốt nhất cho khách hàng. a) Phân loại: - Hợp đồng Outright là hợp đồng thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng không phải ngân hàng, nhằm mục đích phòng chống rủi ro. Trong hợp đồng này tỷ giá kỳ hạn được yết theo kiểu mua đứt, bán đứt. - Hợp đồng có kỳ hạn khi khách hàng là các ngân hàng (tức giao dịch giữa hai ngân hàng với nhau) thì sẽ yết giá theo phương pháp điểm nghĩa là yết tỷ giá giao ngay và các điểm gia tăng hay khấu trừ với các kỳ hạn khác nhau. c) Lợi ích của giao dịch kỳ hạn: - Đối với doanh nghiệp: đây là công cụ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu cần mua thực bán thực của một doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra nghiệp vụ kỳ hạn còn giúp các doanh nghiệp phòng ngừa và bù đắp rủi ro trước sự biến động của tỷ giá. - Đối với các ngân hàng: nghiệp vụ kỳ hạn giúp các ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ cho khách hàng, vì thế mở rộng được cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ này các ngân hàng còn có thể thu hút được các luồng ngoại tệ, vận động nó linh hoạt hơn, làm giảm sức ép tâm lý đối với cầu ngoại tệ và làm cho hoạt động đầu cơ mất dần áp lực gây biến động giá. Ngoài các lợi ích nêu trên, thị trường kỳ hạn cũng là nơi hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ nhằm mục đích kiếm lời. Do đó, trên thế giới thị trường này hiện nay đang hoạt động rất hiệu quả. 1.3.3. Nghiệp vụ hoán đổi a) Khái niệm: Giao dịch hoán đổi (Swap) là việc đồng thời mua và bán một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau theo tỷ giá ấn định ngay khi ký kết hợp đồng. b) Đặc điểm: - Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay. - Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này là bằng nhau trong cả 2 vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi. - Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và bán ra là khác nhau. Một giao dịch Swap có thể là kết hợp của một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn hoặc là kết hợp 2 giao dịch kỳ hạn có kỳ hạn khác nhau. Cả hai giao dịch cấu thành phải được ký kết cùng một lúc. Do giao dịch hoán đổi dạng “kỳ hạn- kỳ hạn” ít được sử dụng trong thực tế nên chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu giao dịch hoán đổi dạng “giao ngay- kỳ hạn”. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối 10 c) Lợi ích của nghiệp vụ hoán đổi: - Xử lý hiệu quả các luồng tiền dư thừa hay thiếu hụt mà không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, tức là không làm thay đổi trạng thái ngoại hối. Giao dịch này đảm bảo bù đắp vốn vì nó kết hợp hai giao dịch trên thị trường. Do vậy, Swap có thể sử dụng đồng thời với giao dịch giao ngay để đảm bảo vốn thanh toán cho một giao dịch ngoại hối kỳ hạn. Giao dịch Swap cũng không ảnh hưởng đến khả năng vay và trả nợ của các bên tham gia bởi nó chỉ là trao đổi các đồng tiền chứ không phải là trao đổi các khoản vay, cho vay. Giao dịch này không ảnh hưởng đến bảng cân đối do đó không ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của các bên. - Là công cụ hưu hiệu để các nhà đầu tư, người đi vay ngoại tệ và các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro ngoại hối hoặc kinh doanh thu lợi nhuận. NHNN các nước cũng sử dụng Swap như là một biện pháp để hỗ trợ tỷ giá cho đồng nội tệ. Giao dịch Swap còn góp phần tích cực làm cho các thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính quốc tế liên kết với nhau. 1.3.4. Nghiệp vụ quyền chọn a) Khái niệm: Nghiệp vụ quyền chọn mới chỉ xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, song hiện nay nó đã thành một nghiệp vụ quen thuộc của TTNH. Nghiệp vụ quyền chọn là sự thoả thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về quyền chọn mua (Call Option) hay quyền chọn bán (Put Option) một loại ngoại tệ nhất định với một số lượng nhất định, theo một tỷ giá cố định vào một thời điểm trong tương lai. b) Đặc điểm: - Khi thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, những người tham gia sẽ ký kết một hợp đồng quyền chọn (Option Contract) với ngân hàng và trả cho ngân hàng một khoản phí gọi là phí quyền chọn. Đó là khoản tiền người mua phải trả cho người bán để dành cho mình quyền được thực hiện hay không thực hiện hợp đồng. - Cho phép người mua có quyền mua hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã thoả thuận trước trong hợp đồng tại thời điểm trong tương lai. - Có 2 kiểu hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng kiểu Mỹ cho phép người mua có quyền thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào trước khi hợp đồng hết hạn. Còn hợp đồng kiểu châu Âu chỉ cho phép người mua thực hiện hợp đồng tại ngày đáo hạn. - Kỳ hạn của quyền chọn thường nằm trong khoảng 1÷12 tháng. Kỳ hạn càng dài thì phí mua quyền chọn càng lớn. Việc thực hiện quyền chọn phải được thực hiện trước 4h chiều ngày cuối cùng của kỳ hạn. Việc giao ngoại tệ và thanh toán được thực hiện 2 ngày sau. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hốiViệt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối . các thị trường. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay và đánh giá sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối. phí giao dịch rất thấp. Chương 2 Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay 2.1. Lịch sử thị trường ngoại hối Việt Nam 2.1.1. Giai đoạn trước 1991

Ngày đăng: 10/10/2013, 21:22

Hình ảnh liên quan

Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy trong giai đoạn gần đây, hợp đồng kì hạn và hoán đổi chỉ chiếm dưới 20% trong tổng doanh thu ngoại hối của Việt  Nam - Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay

ua.

bảng trên, ta có thể nhận thấy trong giai đoạn gần đây, hợp đồng kì hạn và hoán đổi chỉ chiếm dưới 20% trong tổng doanh thu ngoại hối của Việt Nam Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.3- Cơ cấu cho vay ngoại tệ và nội tệ của các NHTMVN - Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam hiện nay

Bảng 2.3.

Cơ cấu cho vay ngoại tệ và nội tệ của các NHTMVN Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan