Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá

235 74 0
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mía là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có phạm vi thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). Trên thế giới mía được trồng ở hầu hết các quốc gia, trong đó các nước Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc… là những nước có diện tích và sản lượng mía lớn nhất thế giới. Mía là nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Năm 2017 sản lượng đường thế giới đạt 168,373 triệu tấn, doanh thu đạt 60 tỷ USD, chiếm 85% doanh thu chất tạo ngọt của thế giới (OECD/FAO, 2017). Tại Việt Nam, mía là cây trồng có sự gắn kết chặt chẽ nhất giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những ngành thiết yếu, quan trọng phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Nó không chỉ là một ngành kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp kinh tế vùng nông thôn phát triển, ổn định xã hội, gia tăng việc làm. Vụ 2015 - 2016 cả nước có 41 nhà máy đường phân bổ khắp từ Bắc đến Nam. Diện tích mía nguyên liệu đạt 284.000 ha chiếm 5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước. Toàn ngành sản xuất được 1.237.300 tấn đường, doanh thu đạt 24,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,53% GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng đường so với ngành đường thế giới (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017). Thanh Hóa là tỉnh có ngành công nghiệp đường mía phát triển. Cây mía đã và đang được xác định có lợi thế cạnh tranh trong cơ cấu cây trồng trên các loại đất đồi dốc, khô hạn của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có ba nhà máy đường đang hoạt động (Lam Sơn, Việt Đài, Nông Cống) với tổng công suất chế biến 18.600 tấn mía/ngày, diện tích mía hàng năm đạt khoảng 30.000 ha, được trồng ở 18 trong tổng số 27 huyện, gồm 200 xã, thị trấn, 17 nông, lâm trường. Năm 2017 sản lượng đường đạt trên 160.000 tấn, chiếm 25% sản lượng đường của khu vực Bắc miền Trung. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất mía đường, song các vùng trồng mía trong tỉnh vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn do giá đường trên thị trường thế giới thấp, đường nhập khẩu và đường lậu tràn vào nước ta với giá rẻ; giá vật tư, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, công lao độngtrồng mía tăng cao trong khi năng suất, chất lượng mía các vùng trồng mía trong tỉnh chậm được cải thiện (Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, 2017b). Vùng mía Lam Sơn được quy hoạch trên địa bàn 11 huyện thuộc khu vực trung du, miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích đất trồng mía là 11.001,16 ha chiếm 49,54% diện tích mía trong cả tỉnh. Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đã đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, có hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ người dân trồng mía nên vùng mía Lam Sơn có diện tích và năng suất mía cao hơn 2 vùng trồng mía trong tỉnh là Việt Đài và Nông Cống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây năng suất mía trung bình của vùng mía Lam Sơn tăng chậm, năm 2015 là 56,4 tấn/ha, năm 2017 là 57,8 tấn/ha (Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, 2017b). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất mía tăng chậm là do chưa khai thác được hết tiềm năng của các loại đất cũng như chưa khắc phục được hạn chế của các loại đất trồng mía trong vùng. Ngọc Lặc là huyện có diện tích trồng mía lớn nhất vùng Lam Sơn với 2.285,30 ha chiếm 19,89% diện tích mía của toàn vùng, được phân bố hầu hết các xã trong huyện (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017a). Hàng năm nhu cầu mía nguyên liệu để sản xuất của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thực tế sản xuất năm 2017 mía nguyên liệu toàn vùng cung cấp cho nhà máy chỉ đạt 77,32%. Trong đó, Ngọc Lặc là huyện có sản lượng mía lớn nhất với 140.546 tấn chiếm 18,18% sản lượng mía của 11 huyện trồng mía trong vùng (Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2017b). Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” khẳng định mía là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: Lúa, ngô, rau an toàn, hoa, cây cảnh, mía, cây ăn quả và trồng cỏ chăn nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích đất trồng mía của huyện có xu hướng giảm nhanh do trong huyện có nhiều dự án phát triển cây trồng khác, người dân đã tự phát chuyển sang trồng các loại cây trồng mang tính thị trường: Sắn, chanh leo, gai… Diện tích mía giảm trong khi năng suất mía của huyện lại tăng chậm (năm 2010 là 59,96 tấn/ha; năm 2017 là 68,05 tấn) dẫn đến sản lượng mía chung toàn huyện thấp (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017a). Vậy vấn đề đặt ra đối với huyện Ngọc Lặc cũng nhưvùng mía Lam Sơn là làm thế nào để ổn định diện tích đất trồng mía và tăng năng suất, chất lượng mía để đảm bảo sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thích hợp đất đai và đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; - Định hướng sử dụng đất trồng mía và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC PHỤC VỤ VÙNG NGUN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, TỈNH THANH HĨA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2020 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng .vii Danh mục hình .ix Trích yếu luận án .x Thesis abstract xii Phần Mở đầu .1 1.1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .3 1.3.1 Đối tượng 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Đóng góp luận án 1.5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Phần Tổng quan tài liệu 2.1 Cơ sở lý luận sử dụng đất trồng mía 2.1.1 Sử dụng đất nông nghiệp hiệu sử dụng đất .5 2.1.2 Yêu cầu sử dụng đất mía loại trồng xen .9 2.2 Tình hình sản xuất tiềm phát triển mía nguyên liệu phục vụ công nghệ chế biến đường giới Việt Nam 17 2.2.1 Tình hình sản xuất mía ngun liệu giới .17 2.2.2 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu Việt Nam .23 2.2.3 Thực trạng xu hướng phát triển thị trường mía đường Việt Nam tác động đến vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn .27 2.3 Đánh giá đất giới Việt Nam 28 2.3.1 Đánh giá đất giới 28 2.3.2 Đánh giá đất theo FAO Việt Nam 31 2.3.3 Các cơng trình nghiên cứu đánh giá đất trồng mía giới Việt Nam 33 2.4 Một số cơng trình nghiên cứu sử dụng đất trồng mía giới Việt Nam 35 2.4.1 Trên giới 35 2.4.2 Ở Việt Nam .37 2.4.3 Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất trồng mía Thanh Hóa .38 2.5 Nhận xét chung tổng quan tài liệu định hướng nghiên cứu đề tài .40 2.5.1 Nhận xét chung tổng quan vấn đề nghiên cứu .40 2.5.2 Hướng nghiên cứu đề tài 40 Phần Nội dung phương pháp nghiên cứu 42 3.1 Nội dung nghiên cứu 42 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 42 3.1.2 Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 42 3.1.3 Đánh giá thích hợp đất đai mía địa bàn huyện Ngọc Lặc .42 3.1.4 Đánh giá hiệu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 42 3.1.5 Đề xuất sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 43 3.2 Phương pháp nghiên cứu 43 3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp .43 3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 43 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 44 3.2.4 Phương pháp lấy mẫu đất phân tích mẫu đất .44 3.2.5 Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO 45 3.2.6 Phương pháp xây dựng đồ 45 3.2.7 Phương pháp đánh giá hiệu sử dụng đất trồng mía 48 3.2.8 Phương pháp lựa chọn theo dõi mơ hình .52 3.2.9 Phương pháp phân tích SWOT 53 3.2.10 Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh .54 Phần Kết thảo luận .55 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía địa bàn huyện Ngọc Lặc 55 4.1.1 Điều kiện tự nhiên .55 4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 60 4.1.3 Nhận xét chung tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Ngọc Lặc việc sản xuất mía 62 4.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 64 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc 64 4.2.2 Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 65 4.2.3 Thực trạng nguồn lực sách hỗ trợ cho phát triển mía vùng nghiên cứu 75 4.3 Đánh giá thích hợp đất đai mía địa bàn huyện Ngọc Lặc .79 4.3.1 Điều tra bổ sung đồ đất 79 4.3.2 Xây dựng đồ đơn vị đất đai 81 4.3.3 Phân hạng thích hợp đất đai kiểu sử dụng đất trồng mía .93 4.4 Đánh giá hiệu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 110 4.4.1 Đánh giá hiệu kiểu sử dụng đất địa bàn huyện 110 4.4.2 Hiệu mơ hình sử dụng đất trồng mía 117 4.4.3 Phân tích Swot sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc .124 4.5 Đề xuất sử dụng đất trồng mía hiệu phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn .130 4.5.1 Cơ sở đề xuất sử dụng đất trồng mía 130 4.5.2 Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc đến năm 2025 131 4.5.3 Một số giải pháp sử dụng hiệu đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa .135 Phần Kết luận kiến nghị 139 5.1 Kết luận 139 5.2 Kiến nghị 140 Danh mục cơng trình cơng bố có liên quan đến luận án 141 Tài liệu tham khảo 142 Phụ lục 151 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt BVTV Bảo vệ thực vật CP Cổ phần DTTN Diện tích tự nhiên ĐVHC Đơn vị hành FAO Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) KHKT Khoa học kỹ thuật KSD Kiểu sử dụng LMU Đơn vị đồ đất đai (Land Mapping Unit) LUT Loại sử dụng đất (Land Use Type) MH Mơ hình TTg Thủ tướng TB Trung bình QĐ Quyết định STT Số thứ tự UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG 2.1 Yêu cầu sử dụng mía .12 2.2 Tình hình sản xuất mía vùng ngun liệu Việt Nam năm 2016 24 2.3 Tiêu chuẩn để phân loại tính chất đất để trồng mía .36 3.1 Phân cấp độ phì nhiêu đất huyện Ngọc Lặc 47 3.2 Phân cấp tiêu đánh giá hiệu kinh tế kiểu sử dụng đất mía 49 3.3 Phân cấp tiêu đánh giá hiệu xã hơ kiểu sử dụng đất mía 50 3.4 Phân cấp tiêu đánh giá hiệu mơi trường kiểu sử dụng đất mía .51 3.5 Phân tích SWOT sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 54 4.1 Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 67 4.2 Hiện trạng diện tích đất trồng mía phân theo loại đất địa hình .68 4.3 Cơ cấu giống mía niên vụ 2017 - 2018 huyện Ngọc Lặc 70 4.4 Các yếu tố tác động đến suất mía huyện Ngọc Lặc 72 4.5 Đặc điểm nguồn nhân lực hộ điều tra 76 4.6 Những khó khăn kỹ thuâ ôt, dịch vụ hô ô trồng mía huyện Ngọc Lặc 79 4.7 Diện tích nhóm đất phân bố địa bàn huyện Ngọc Lặc 80 4.8 Chỉ tiêu phân cấp tiêu xây dựng đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc 82 4.9 Diê nơ tích loại đất đánh giá huyện Ngọc Lặc 84 4.10 Diê ơn tích đất đánh giá phân theo đô ô dày tầng đất huyê ôn Ngọc Lặc 85 4.11 Diê ơn tích đất đánh giá phân theo thành phần giới huyê ôn Ngọc Lặc .85 4.12 Diê ơn tích đất đánh giá phân theo cấp đô ô dốc huyện Ngọc Lặc 86 4.13 Đặc tính, tính chất số phẫu diện đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 86 4.14 Diê ơn tích đất đánh giá phân theo độ phì đất huyện Ngọc Lặc .87 4.15 Diê ôn tích đất đánh giá phân theo chế đô ô tưới huyê ôn Ngọc Lặc 87 4.16 Đặc tính đơn vị đồ đất đai huyện Ngọc Lặc 90 4.17 Tổng hợp đơn vị đất đai theo loại đất huyện Ngọc Lặc .91 4.18 Yêu cầu sử dụng đất kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc .94 4.19 Mức độ thích hợp đất đai mía 95 4.20 Diện tích mức độ thích hợp đất đai mía huyện Ngọc Lặc 96 4.21 Mức độ thích hợp đất đai mía xen lạc 98 4.22 Diện tích mức độ thích hợp đất đai mía xen lạc huyện Ngọc Lặc 99 4.23 Mức độ thích hợp đất đai mía xen đậu tương 101 4.24 Diện tích mức độ thích hợp đất đai mía xen đậu tương huyện Ngọc Lặc 102 4.25 Mức độ thích hợp đất đai mía xen đậu xanh 104 4.26 Diện tích mức độ thích hợp đất đai mía xen đậu xanh huyện Ngọc Lặc 105 4.27 Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp đất đai kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 107 4.28 Tổng hợp kiểu thích hợp đất đai kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 108 4.29 Hiê ôu kinh tế kiểu sử dụng đất trồng mía .110 4.30 Hiê ơu xã hô ôi kiểu sử dụng đất trồng mía 111 4.31 Hiệu mơi trường kiểu sử dụng đất mía 113 4.32 Tổng hợp hiệu kinh tế, xã hội, môi trường kiểu sử dụng đất mía 116 4.33 Hiệu kinh tế mơ hình trồng mía 121 4.34 Phân tích SWOT sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 124 4.35 Định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc .132 4.36 So sánh diện tích trồng mía trạng diện tích định hướng trồng mía huyện Ngọc Lặc 134 DANH MỤC HÌNH 2.1 Một số quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu giới năm 2017 18 2.2 Sơ đồ phân bố Công ty đường nước 24 2.3 Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO 30 4.1 Sơ đồ vị trí huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 55 4.2 Một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Ngọc Lặc từ năm 2010 - 2017 58 4.3 Cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Lặc năm 2018 61 4.4 Cơ cấu sử dụng đất huyện Ngọc Lặc năm 2018 64 4.5 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ngọc Lặc năm 2018 65 4.6 Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, năm 2017 66 4.7 Biến động diện tích, suất, sản lượng mía huyện giai đoạn 2007-2017 73 4.8 Hiện trạng diện tích kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc năm 2017 75 4.9 Kết xây dựng đồ đơn tính huyện Ngọc Lặc 88 4.10 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc 89 4.11 Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía huyện Ngọc Lặc .97 4.12 Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen lạc huyện Ngọc Lặc 100 4.13 Sơ đồ phân hạng thích hợp mía xen đậu tương huyện Ngọc Lặc 103 4.14 Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen đậu xanh huyện Ngọc Lặc 106 4.15 Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng kiểu sử dụng đất mía huyện Ngọc Lặc 109 4.16 Người dân đốt mía sau thu hoạch 116 4.17 Ảnh mơ hình mía trồng vụ 1, vụ vụ 117 4.18 Ảnh mơ hình mía xen lạc 119 4.19 Ảnh mơ hình mía xen đậu tương .120 4.20 Ảnh mơ hình mía xen đậu xanh .121 4.21 Mơ hình mía giai đoạn thu hoạch – Thu hoạch lạc 122 4.22 Sơ đồ định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc .133 10 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Loan Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng đề xuất sử dụng hiệu đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hố Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Tên sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá thích hợp đất đai hiệu sử dụng đất số kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc Trên sở đề xuất định hướng giải pháp sử dụng hiệu đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp lấy mẫu đất phân tích mẫu đất; Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO; Phương pháp xây dựng đồ GIS; Phương pháp đánh giá hiệu sử dụng đất trồng mía; Phương pháp lựa chọn theo dõi mơ hình; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh Kết kết luận - Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện năm gần cho thấy suất mía có phần tăng (từ 59,96 tấn/ha năm 2010 lên 68,05 tấn/ha năm 2017) diện tích lại giảm nhanh (năm 2015 2.633,2 ha, năm 2017 giảm 2.285,30 ha) dẫn đến sản lượng mía giảm - Đánh giá thích hợp đất trồng mía địa bàn huyện xác định kiểu sử dụng đất mía trồng có mức thích hợp (S2) 10.033,40 ha, mức thích hợp (S3) 13.123,33 khơng thích hợp (N) 12.471,27 ha; kiểu sử dụng đất mía xen lạc có mức thích hợp (S2) 8.045,55 ha, mức thích hợp (S3) 19.045,54 khơng thích hợp (N) 8.536,91 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương có mức thích hợp (S2) 8.744,21 ha, mức thích hợp (S3) 17.824,75 khơng thích hợp (N) 9.059,04 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu xanh có mức thích hợp (S2) 7.472,62 ha, mức thích hợp (S3) 19.454,03 khơng thích hợp (N) 8.701,35 11 Phụ lục 21 Sơ đồ thành phần giới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Phụ lục 22 Sơ đồ độ dốc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Phụ lục 23 Sơ đồ độ phì nhiêu đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Phụ lục 24 Sơ đồ chế độ tưới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Phụ lục 25 Thơng tin phẫu diện đồ đất huyện Ngọc Lặc, Thông tin phẫu diện MT1 Địa điểm: Thôn 10, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: đồi thoải; độ dốc 3º Hiện trạng thảm thực vật: mía trồng xen lạc năm 2015, mía lạc phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình Ký hiệu: Fdh Thời gian lấy mẫu: 11/6/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu nâu sét ẩm, rễ cây, tơi bở, có đá kết von lẫn, chuyển lớp không rõ, 20 - 40 cm: Nâu sẫm, nhiều đá lẫ tầng trên, ẩm tầng trên, kết von lẫn, chuyển lớp không rõ, 40 - 70 cm: Đất có màu nâu sẫm, kết cấu chặt, bí lẫn đá đen kết von Thơng tin phẫu diện MS1 Địa điểm: Thôn Giữa, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám glây điển hình Ký hiệu: Xg Thời gian lấy mẫu: 12/6/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu xám thẫm, kết cấu bở, lẫn đá, có lẫn vết xám đen, chuyển lớp rõ, Mặt thành phẫu diện giữ nguyên có gốc mía lẫn cỏ 20 - 40 cm: Đất có màu xám vàng, kết cấu chặt bí hơi, lẫn đá, có vết loang lổ đỏ vàng, kết cấu bở chuyển lớp khơng rõ 40 - 70 cm: Đất có màu xám vàng, kết cấu bở tầng tích tụ, lẫn nhiều đá, chuyển lớp không rõ Thông tin phẫu diện MS2 Địa điểm: Thôn Muỗng, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: phẳng; độ dốc 3º Hiện trạng thảm thực vật: đậu tương xen mía năm 2015; mía, đậu tương phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình Ký hiệu: Fdh Thời gian lấy mẫu: 12/6/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu bở, thịt pha sét, khô, chuyển lớp từ từ 20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu chặt bí hơi, màu sắc tương đối đồng chuyển lớp từ từ 40 - 70 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu chặt tầng trên, đồng màu sắc cấu trúc, Thông tin phẫu diện PG1 Địa điểm: Thôn Bãi, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua Ký hiệu: Prc Thời gian lấy mẫu: 29/10/2016 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu xám vàng, thịt pha sét, ẩm, kết cấu chặt, cấu trúc khối, có kết von đá ong 20 - 40 cm: Đất có màu xám vàng, kết cấu chặt, tỷ lệ sét giảm so với tầng 1, có vết loang lổ đỏ vàng, chuyển lớp từ từ 40 - 70 cm: Đất có màu xám, kết cấu chặt, hàm lượng sét nhiều, có kết von đá ong, chuyển lớp từ từ Thông tin phẫu diện PG2 Địa điểm: Làng Chuối, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám ferralit điển hình Ký hiệu: Xfh Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu nâu xám, thịt pha sét, ẩm, kết cấu chặt, có nhiều rễ cây, 20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết loang lổ màu đen, chuyển lớp rõ 40 - 70 cm: Đất có nâu vàng, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết loang lổ màu đen, chuyển lớp từ từ Thông tin phẫu diện PG3 Địa điểm: Làng Lau, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám ferralit đá lẫn nông Ký hiệu: Xfsk1 Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu nâu xám, ẩm, kết cấu tơi xốp, có nhiều rễ cây, có nhiều đá to màu đen, 20 - 40 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết loang lổ màu đỏ, đá nhiều đá nhỏ, chuyển lớp rõ 40 - 70 cm: Đất có đỏ, kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, đất lẫn đá có nhiều vết loang lổ màu đỏ, chuyển lớp từ từ Thông tin phẫu diện VA1 Địa điểm: Thôn Tráng, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình Ký hiệu: Fdh Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu nâu nhạt, kết cấu tơi xốp, có nhiều rễ cây, đất khơ 20 - 40 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết cấu chặt tầng 1, có lẫn đá nhỏ, chuyển lớp từ từ 40 - 70 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết cấu tơi xốp, đất lẫn nhiều đá to kết von màu đen, chuyển lớp từ từ Thông tin phẫu diện VA2 Địa điểm: Thôn Khén, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: phẳng; độ dốc 3º HIện trạng thảm thực vật: mía trồng năm 2015, mía phát triển tốt Tên đất Việt Nam: Đất xám kết von đá lẫn nông Ký hiệu: Xfesk1 Thời gian lấy mẫu: 26/5/2017 Người điều tra: Nguyễn Thị Loan Đặc điểm hình thái phẫu diện: - 20 cm: Đất có màu xám, kết cấu chặt, có nhiều rễ cây, tỷ lệ sét cao, đất ẩm 20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng, kết cấu tơi xốp tầng 1, kết von đá đỏ vàng, chuyển lớp rõ 40 - 70 cm: Đất có màu xám, kết cấu chặt, đất lẫn nhiều đá kết von màu đen, chuyển lớp rõ Phụ lục 26 Sơ đồ điểm nghiên cứu khu vực nghiên cứu huyện Ngọc Lặc Phụ lục 27 Sơ đồ trạng khu vực trồng mía năm 2017 huyện Ngọc Lặc ... hội huyện Ngọc Lặc việc sản xuất mía 62 4.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc 64 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc 64 4.2.2 Thực trạng sử dụng. .. giá hiệu kiểu sử dụng đất địa bàn huyện 110 4.4.2 Hiệu mơ hình sử dụng đất trồng mía 117 4.4.3 Phân tích Swot sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc .124 4.5 Đề xuất sử dụng đất trồng mía. .. trồng mía hiệu phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn .130 4.5.1 Cơ sở đề xuất sử dụng đất trồng mía 130 4.5.2 Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc đến

Ngày đăng: 16/06/2020, 08:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Anh (2011) về Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tích hợp GIS và ALES để đánh giá thích nghi tự nhiên cây mía theo 4 tính chất đất đai bao gồm loại đất, tầng dày của đất, khả năng tưới và lượng mưa. Kết quả cho thấy trên diện tích được đánh giá là 431.891,73 ha, chỉ có 0,01% diện tích có mức thích nghi cao. Diện tích khu vực ứng với mức thích nghi trung bình, kém và không thích nghi chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,75%, 17,46% và 61,78%. Sau khi chồng lớp với bản đồ sử dụng đất năm 2005, nghiên cứu đề xuất diện tích thích hợp cho trồng mía trên địa bàn tỉnh Long An vào khoảng 61.040,79 ha, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

    • - Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía thông qua phiếu điều tra nông hộ:

    • + Hiệu quả kinh tế;

    • + Hiệu quả xã hội;

    • + Hiệu quả môi trường.

    • - Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc theo công cụ phân tích SWOT.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan