GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG

17 592 0
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG Mở rộng thị trường luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công ty cổ phần Thăng Long. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường các thành phần kinh tế đang cạnh tranh gay gắt với nhau để thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Trước tình hình đó công ty luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng nhiều giải pháp để mở rộng thị trường. Bên cạnh đó công ty luôn đề ra những mục tiêu phát triển đề nhằm thực hiện tốt hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là những mục tiêu phát triển trong năm của công ty: + Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000-2001 và HACCP trong sản xuất sản phẩm. + Cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, qui trình sản xuất sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất. + Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân viên. + Không ngừng thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thêm thị trường mới và phục vụ tốt khách hàng ở những khu vực thị trường cũ. Dưới đây là những giải pháp để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trên và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP BÊN TRONG DOANH NGHIỆP 3.1.1. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng luôn phấn đấu để thể hạ giá thành sản phẩm vì điều này ý nghĩa rất to lớn đối với doanh nghiệp: + Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp + Tăng mức cạnh tranh + Tạo điều kiện hạ giá bán nhằm kích thích tiêu dùng. + Tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp Ta có: Giá thành đơn vị sản phầm = Tổng chi phí Tổng sản lượng sp sản xuất Từ công thức tính giá thành đơn vị tổng quát trên ta thấy để hạ giá thành sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp phải tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất và tăng sản lượng sản xuất. Để thể giảm được chi phí, tăng sản lượng sản xuất ra công ty cổ phần Thăng long cần chú ý quan tâm đến những vấn đên sau: + Nghiên cứu rõ mức cầu về sản phẩm của công ty trên thị trường để lập kế hoạch sản xuát và tiêu thụ hợp lý. + Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm làm giảm lượng lao động thủ công và tăng công suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nó là nhân tố mà doanh nghiệp thể dựa vào để thu hút khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu hoặc dịch vụ của khách hàng. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì chất lượng sản phẩm sẽ kích thích khả năng tiêu thụ, tăng khả năng sinh lời, tạo ra sự tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp và tạo ra những hình ảnh đẹp cho sản phẩm của doanh nghiệp. Trong công tác mở rộng thị trường thì chất lượng tạo ra lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp và khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng. Thực tế giá bán sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long còn cao hơn so với giá bán các loại rượu vang cùng loại khác trên thị trường. Nhưng sản phẩm của công ty vẫn được ưa chuộng và ngày càng chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng. Kết quả đạt được đó là do tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chất lượng cao sẽ tạo được lòng tin với khách hàng và góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ cuả doanh nghiệp. Vấn đề chất lượng luôn được coi là sự sống còn của công ty. Công ty cổ phần Thăng Long luôn chú trọng quan tâm hàng đầu đến chất lượng của sản phẩm và để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần nghiên cứu và thực hiện tốt hơn các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm. + Kiểm tra kỹ việc thu mua nguyên liệu để tạo hương quả + Đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. + Tìm hiểu và khẩn trương ứng dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất sản phẩm như ISO 9001-2000. tiêu chuẩn chất lượng HACCP . 3.1.3. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề người lao động: Muốn tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, công ty cần đội ngũ cán bộ quản lý giầu kinh nghiệp, công nhân viên giỏi chuyên môn, sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh Công ty thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên. Đội ngũ bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của công ty. Nâng cao ý thức và thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên sẽ dễ dàng gây thiện cảm với khách hàng, tạo mối quan hệ với khách hàng tốt hơn, do đó sẽ thúc đẩy quá trình bán hàng diễn ra thuận lợi hơn. * Ba yếu tố hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao tay nghề người lao động đều tác động trực tiếp hay dán tiếp đến việc mở rộng thị trường của công ty. Sản phẩm của công ty muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng mức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác, mang lại lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu để thể giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để thể hạ giá bán nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nhưng việc hạ giá thành sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nhiều doanh nghiệp nước ngoài để thể tồn tại và phát triển. Sự hội nhập sẽ tạo ra nhiều hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình đó, sản phẩm Vang Thăng Long của công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều sản phẩm cùng loại của các hãng sản xuất trong và ngoài nước. Do đó, để thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ra nhiều khu vực thì ngoài việc thực hiện các giải pháp trong nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp về marketing sau. 3.2.1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường: Trong chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì công tác điều tra nghiên cứu thị trường cũng được chú trọng hàng đầu theo nguyên tắc “ Bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mà ta có”. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp . Nó đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm hiểu tình hình thật sâu sắc, nhìn nhận đúng sự biến động của thị trường. Vấn đề nghiên cứu thị trườngcông việc hết sức cấp bách mà bất kỳ một công ty nào muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cũng cần thực hiện. Nội dung của công tác nghiên cứu thị trường chính là xác định qui cấu thị trường. Xác định qui cấu thị trường tức là nắm bắt được số lượng khách hàng nhu cầu thụ sản phẩm của công ty, khả năng thanh toán của họ ra sao. Để làm được điều này công ty phải nguồn tin về dân số, mức sống, trình độ văn hoá, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, chế độ chính trị, Công ty cần xây dựng một hệ thống thông tin và xử lý thông tin để thể thu thập thông tin từ phía khách hàng và các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên số liệu, thông tin thu thập được phải sức thuyết phục và phản ánh đúng thực trạng thị trường. Nếu chỉ dựa vào các số liệu về mức sống, trình độ văn hoá, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, , chất lượng sản phẩm, mẫu mã thì chưa đủ. Vì điều này chỉ cho ta thấy một bức tranh chưa đầy đủ về thị trường, ngoài những yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác như chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, môi trường luật pháp, thể chế chính trị. Nghiên cứu thị trường là một công tác tổng hợp giúp doanh nghiệp nhận định đúng, nắm bắt và ra quyết định sản xuất kinh doanh chính xác và nhanh chóng. Việc nghiên cứu thị trường cũng giúp công ty tầm nhìn xa đồng thời ứng phó kịp thời với những thay đổi bất thường của thị trường. Để công tác điều tra nghiên cứu thị trường hiệu quả người ta chia thị trường thành hai đối tượng - Thị trường đầu vào - Thị trường đầu ra * Thị trường đầu vào Nguyên liệu nhập vào phải đảm bảo các yếu tố sau: - Chất lượng tốt - Giá cả và cước phí vận chuyển hợp lý - Thời gian thanh toán chậm Công ty chủ động trong việc nhập nguyên vật liệu Muốn đảm bảo được các yếu tố đầu vào trên công ty phải thực hiện tốt các bước sau: - Nghiên cứu thị trường thường xuyên và phải chọn những đối tác cung ứng nguyên vật liệu lớn, uy tín để sản phẩm của công ty chất lượng cao, giá cả hợp lý. - Giữ được quyền chủ động chống việc gây sức ép của các nhà cung cấp nguyên vật liệu. - Ký hợp đồng mua bán nguyên vật liệu của nhiều nhà cung cấp để chống việc các nhà cung cấp gây sức ép. Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cổ phần Thăng Long chủ yếu là các loại quả như nho, vải, dứa, sơn tra, mận . được trồng tên đất vườn đồng bằng , đất đồi trung du và miền núi nên năng xuất, chất lượng còn phụ thuộc vào thời tiết. Mặt khác việc thu mua nguyên liệu còn nhỏ lẻ, chi phí thu mua lớn. Điều này dẫn đến việc thu mua rất dễ bị ép giá. Do vậy, để nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo được số lượng và chất lượng hàng năm thì công ty phải xây dựng được nguồn cung cấp nguyên liệu và thành lập ban kiểm soát chất lượng từ khâu thu hát, bảo quản để tránh trường hợp mua phải nguyên liệu đã sử dụng nhiều chất kích thích, bảo quản làm ảnh hưởng tới nước cốt từ quả và làm giảm chất lượng vang. *Thị trường đầu ra: Công ty phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời tổ chức tốt các dịch vụ sau bán, thực hiện công tác quảng cáo nhằm giới thiệu những sản phẩm mới, những tính năng, lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm đồng thời tạo cho họ những hình ảnh đẹp về công ty. Việc xây dựng các chiếm lược marketing, xây dựng hệ thống thông tin nhằm thu thập và xử lý các thông tin để đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp 3.2.2. Cải tiến mẫu mã sản phẩm: Hoạt động này thực chất là nhằm tạo ra sản phẩm những tính năng khác biệt sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, tạo một hình ảnh riêng, gây ấn tượng đối với khách hàng. Cải tiến mẫu mã và chế tạo sản phẩm mới còn nhằm cạnh tranh với các sản phẩm sẵn của đối thủ cạnh tranh trên thị trường và chiếm lĩnh một thị trường mới. Sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long ngày càng được cải tiến rõ rệt. Nhãn mác của sản phẩm đạt trình độ in tiên tiến, chai ngoại, nút ngoại theo truyền thống tiêu dùng quốc tế. Sản phẩm đạt chất lượng tốt và được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm. Nhưng để cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại khác ngày càng đa dạng trên thị trường công ty cần nghiên cứu cải tiến hơn bao bì, mẫu mã, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày một tốt hơn. 3.2.3. Xác định chính sách giá hợp lý: Cần phân tích sự tác động của giá đối với cầu, ở vùng nông thôn số lượng người nhiều song khả năng thanh toán hạn chế vì vậy công ty nên định giá ở mức thu lời ít để bán được khối lượng hàng hoá nhiều, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Giá thành sản phẩm sở để xác định giá cả của sản phẩm và nó cũng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ đến chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên thị trường ý nghĩa trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc mở rộng thị trường nói riêng. Mặt khác trong cạnh tranh thì chiến lược về giá được nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhất là ở các quốc gia thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp thì chiến lược về giá lại hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp được lợi thế trong cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chính sách giá linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng sẽ giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty. Xác định cấu sản phẩm thích ứng với cấu thị trường: Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp cần phải giải quyết ba vấn đề sau: - Quyết định sản xuất cái gì? - Sản xuất như thế nào? - Sản xuất cho ai? Đây là ba vấn đề mà bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh cũng cần phải giải quyết. Nó giúp cho doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần đáp ứng và họ cần cái gì để doanh nghiệp ra quyết định sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào. 3.2.4. Phát triển kênh phân phối bán hàng: Phát triển kênh phân phối bán hàng là biện pháp quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kênh phân phối phát triển sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng, tiếp cận dễ dàng với khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ nhanh hơn. Hệ thống kênh phân phối bán hàng đóng một vai trò quan trọng trong mắt xích thông tin từ doanh nghiệp đến khách hàng. Các hoạt động quảng cáo, thống báo, tuyên truyền . dựa rất nhiều vào hệ thống các cửa hàng. Các ý kiến phản hồi của các khách hàng cũng bắt đầu từ đây. Công ty cổ phần Thăng Long tổ chức mạng lưới tiêu thụ thông qua các kênh bán hàng sau: Kênh bán hàng một cấp ( kênh phân phối ngắn): Sản phẩm vận động từ người sản xuất đến người tiêu dùng chỉ qua một cấp trung gian thường là nhà bán buôn hay bán lẻ. Kênh phôi phối nhiều cấp ( kênh phân phối dài): Sản phẩm vận động từ người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua nhiều cấp trung gian. Các trung gian tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Các nhà trung gian chủ yếu là nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà phân phối. Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho những trung gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc người sử dụng công nghiệp. Nhà bán lẻ: Là những người trung gian bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng. Đại lý và môi giới: Là những trung gian quyền hàng động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất. Nhà phân phối: Dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp, đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhà bán buôn Sơ đồ kênh bán hàng của công ty cổ phâng Thăng Long. Người sản xuất ( Công ty cổ phần Thăng Long) Lực lượng bán h ngà của người sx Nh phôi phà ối, nh à đầu tư hoặc đại lý Với công ty cổ phần Thăng long thì cần chú ý phát triển hệ thống các đại lý bán hàng, những người mua buôn của công ty, lực lượng bán hàng của công ty Các đại lý bán hàng: Họ thể đại diện cho nhà sản xuất bán hàng cho những người mua buôn, người bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thực hiện hình thức bán hàng qua đại lý và họ đã rất thành công. Theo cách này các đại lý sẽ bán hàng của công ty và họ được hưởng một khoản chiết khấu về giá hay hoa hồng theo thoả thuân của hai bên. Công ty thể cử nhân viên của mình đến đứng bán ở đại lý, qua đó các nhân viên hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phản ánh những thông tin cần thiết từ khách hàng và các đối thủ cạnh tranh với ban lãnh đạo công ty. Ban lãnh đạo sẽ xem xét và đưa ra những phương án sản xuất – tiêu thụ hữu hiệu hơn. Đây là hình thức bán hàng rất khả thi đối với công ty cổ phần Thăng Long. Do đó công ty cần xem xét để mở rộng các đại lý bán hàng trong thời gian tới. Những người mua buôn của công ty: Những người mua buôn của công ty cổ phần Thăng Long thường là những bạn hàng quen và thường xuyên mua hàng của công ty. Họ là khâu trung gian quan trọng trong hệ thống kênh phân phối bán hàng của công tycông ty tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm. Do đó, công ty cần những chính sách bán hàng hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều những nhà buôn tham ra vào kênh phân phối của công ty. Lực lượng bán hàng của công ty: thể là những cửa hàng, quầy hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty hoặc những nhân viên bán hàng thông qua hình thức tiếp thị. Các cửa hàng, quầy hàng của công ty là nơi bán và giới thiệu sản phẩm của công ty, công ty những chi nhánh bán và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng như: chi nhánh cửa hàng Đông Đô, chi nhánh cửa hàng Kinh Doanh Tổng Hợp, chi nhánh sản xuất Hàng Nhựa. Khách hàng thể tìm hiểu về sản phẩm và dặt hàng tại các chi nhánh này. Người bán buôn Người bán lẻ Ngườ i bán Người tiêu dùng Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nhièu công ty đã sử dụng phương thức bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị tại các khu vực họp chợ, các khách sạn, nhà hàng v.v. Bằng cách này nhân viên bán hàng phải gặp gỡ trực tiếp với khách hàng và thuyết phục họ dùng sản phẩm của hãng mình. Thông qua việc gặp gỡ trực tiếp, tiếp xúc với khách hàng, nhân viên bán hàng thể giới thiệu sản phẩm mới của hàng mình, thuyết phục khách hàng mua sản phẩmthu thập được những thông tin về kỳ vọng của họ đối với sản phẩm của công ty. Trong xu thế hiện nay, công ty cần nghiên cứu và phát triển hình thức bán hàng này. Bán hàng qua điện thoại, internet: Đây là hình thức bán hàng rất phổ biến ở các nước nền kinh tế phát triển nhưng nó lại rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi thu thập được những thông tin cần thiết về bạn hàng, doanh nghiệp thể sử dụng phương thức bán hàng này. Hơn nữa, trong một xã hội hiện đại, đây sẽ là một hình thứ bán hàng rất hữu hiệu. Nó cho phép con người ta thể trao đổi, thoả thuận với đối tác nhanh chóng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Nó giúp cho việc ra và nhận quyết định rất nhanh đối với các vụ làm ăn xuyên quốc gia. Việc bán hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi cho việc giao hàng và thực hiện những dịch vụ sau bán. Do vậy, việc xem xét và phát triển kênh bán hàng này là cần thiết trong tương lai đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và với công ty cổ phần Thăng Long nói riêng. * Với những phân tích nêu trên thì công ty cổ phần Thăng Long cần chú trọng những vấn đề sau để phát triển tốt các kênh bán hàng. + Nghiên cứu và phát triển thêm các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. + những chính sách khuyến khích nhân viên bán hàng và hỗ trợ đại lý như: trang bị cửa hàng, đào tạo bồi dưỡng nhân viên bán hàng, chính sách thi đua, thưởng . cần được điều chỉnh bổ xung. + Khuyến khích phát triển các hình thức bán lẻ, bán tại nhà, qua điện thoại, qua mạng internet. + những chính sách bán hàng riêng cho từng khu vực. + Cần chú ý đến năng lực của cán bộ quản lý các kênh bán hàng và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho các nhân viên bán hàng tại các kênh phân phối. 3.2.5. Giảp pháp về xúc tiến hỗn hợp: Thị trường càng cạnh tranh thì vai trò của xúc tiến hỗ hợp càng quan trọng. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhièu khó khăn, thử thách. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện những hoạt động xúc tiến hỗn hợp để phát triển doanh nghiệp mình. Với công ty cổ phần Thăng Long giải pháp mở rộng thị trường qua xúc tiến hỗn hợp bao gồm những giải pháp sau: Thứ nhất: Tăng cường các hoạt động quảng cáo, thông tin tuyên truyền và xây dựng quan hệ cộng đồng để đưa thông tin đầy đủ nhất tới tất cả các khách hàng, mở rộng thị trường tiềm năng. + Quảng cáo là còn đường làm cho hãng nhanh chóng tên tuổi. Quảng cáo nhắc chúng ta thể mua thứ hàng gì, ở đâu, bằng phương tiện gì và vào lúc nào thì hiệu quả nhất. Mục đích của quảng cáo là để thuyết phục khách hàng hiện tại của mình tiếp tục dùng hàng của hãng và thuyết phục khách hàng tiềm năng đến mua hàng. Dù quảng cáo bằng phương tiện gì hãng cũng phải chỉ ra được tính hữu ích của sản phẩm, giá cả hợp với túi tiền cuả đối tượng tiêu dùng và thể là hợp với phong tục tập quán của họ. Chỉ quảng cáo thì mới hi vọng thành đạt trong sản xuất kinh doanh- định nghĩa đó luôn luôn là phương châm qúi giá mà các ông chủ lớn trên thế giới sử dụng nó một cách tài tình để ngày càng đem lại những trận mưa vàng cho họ. Những ông chủ của những hãng lớn như: Sonny, Honda. Tiger, Heineken . đã mau chóng trở thành tỷ phú rõ ràng là nhờ quảng cáo. Với công ty cổ phần Thăng Long, hoạt động quảng cáo ngày càng được chú trọng phát triển. Hàng năm công ty trích khoảng 10% lợi nhuận để xây dựng các chương trình quảng cáo và hoạt động khuyến mãi. Công ty sử dụng nhiều phương thức quảng cáo. sản phẩm của công ty được quảng cáo ngay trên bao bì, nhãn mác, qua báo trí,các phương tiện thông tin đại chúng, qua các buổi gặp mặt tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Công ty những quầy hàng bán và giới thiệu sản phẩm ngay tại công ty và các chi nhánh cửa hàng. Đây là một phương thức quảng cáo rất hữu hiệu khi khách hàng đến và mua sản phẩm. Hiện nay vô số những chiêu thuật quảng cáo. Công ty nên tham khảo những chiêu thuật quảng cáo khác nhau của các hãng và đối thủ cạnh tranh để tìm ra chiêu thức hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình, tác động mạnh mẽ đến khách hàng nhất. Hiện nay hình thức quảng cáo thông qua việc tài trợ các cuộc thi đấu thể thao, trình diễn thời trang, các buổi ca nhạc, các hoạt động từ thiện, các trò [...]... nhận thấy công tác nghiên cứu thị trườngtiêu thụ sản phẩmcông ty nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại Công ty cổ phần Thăng Long là doanh nghiệp lớn nhất ở Việt Nam về sản xuất và kinh doanh vang quả nhiệt đới Do đó khâu tìm kiếm thị trường để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ là vô cùng quan trọng Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được thì... tài này với mong muốn công ty lưu ý tham khảo để hỗ trợ việc tìm ra giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày một phát triển Đề tài này của em không tham vọng xây dựng một hệ thống mở rộng thị trường tiêu thụ hoàn chỉnh mà chỉ nhằm phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp và đưa ra một phương pháp luận về tiến trình... tiêu thụ nhanh các hàng hoá và tăng uy tín của hãng Do đó để quảng cáo mang lại hiệu quả, công ty cần phải nghiên cứu rõ nhu cầu của thị trường tiêu thu sẽ thu hút đến đâu sản phẩm của công ty, mạng lưới tiêu thụ đã phân bố hợp lý chưa, khả năng tài chính của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty, tiêu thụ ở đâu và vào lúc nào thì hiệu quả nhất? Trả lời được những câu hỏi nêu trên thì công ty. .. bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác phát triển được tức là mới đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động của công ty Công ty đã và đang nghiên cứu, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ Thị trường vang Thăng Long đã được mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở rất nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Tuy nhiên để mặt trên thị trường vang quốc tế, công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, cải... bán, củng cốmở rộng kênh phân phối, thực hiện dự trữ tiêu thụ, phân phối thường xuyên và liên tục nhằm mở rộng mùa vụ tiêu dùng cho sản phẩm tiêu thụ Công ty cổ phần Thăng Long đã rất thành công trong việc sử dụng nhóm công cụ xúc tiến sau: + Nhóm công cụ thúc đẩy hoạt động của các trung gian trong kênh phân phối: - Công ty dùng kỹ thuật nhằm tăng cường sự hợp tác đẩy mạnh tiêu thụ của các nhà phân... được điều này công ty cổ phần Thăng Long đã xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của công ty mình Thương hiệu Vang Thăng Long đã được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến Ngoài ra để sản phẩm của công ty mặt trên thị trường quốc tế, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu Vang Thăng Long là điều tất yếu Nhiều người tiêu dùng đã quá... lớn đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thực hiện tốt ba vấn đề nêu trên sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất – tiêu thụ hàng hoá phát triển, tạo dựng chỗ đứng vững chức cho công ty trên thị trường KẾT LUẬN Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chế thị trường sự quản lý của nhà nước Nhiều thành phần kinh tế đã và đang phát triển ở Việt Nam Các thành phần kinh tế... hàng giả Hiện nay trên thị trường rất nhiều loại rượu vang giả Nếu quan sát bên ngoài thì sản phẩm giả này giống hệt sản phẩm Vang Thăng Long của công ty nhưng chất lượng kém xa Các loại rượu giả này bán với giá rẻ hơn chút xíu hoặc tương đương với sản phẩm của công ty Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Do đó công ty cần phối hợp với các... Thông qua những hoạt động này công ty đã thu thập được nhiều thông tin từ phía khách hàng, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín của công ty trên thị trường - Trưng bày sản phẩm tại nơi bán để gây sự chú ý của khách hàng về sản phẩm của công ty Ngoài việc sử dụng tích cự những công cụ xúc tiến bán hàng trên công ty cần chú đến chiến lược của các đối thủ cạnh tranh... cải tiến mẫu mã, xây dựng uy tín cho thương hiệu sản phẩm của công ty Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty không ngừng nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và nâng cao tay nghề người lao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm, chế tạo sản phẩm mới để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng Qua thực tế tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học Em đã mạnh . GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG Mở rộng thị trường luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của. động của công ty. Công ty đã và đang nghiên cứu, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ. Thị trường vang Thăng Long đã được mở rộng và có mạng lưới tiêu thụ

Ngày đăng: 07/10/2013, 21:20

Hình ảnh liên quan

Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nhièu công ty đã sử dụng phương thức bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị tại các khu vực họp chợ, các khách sạn, nhà hàng v.v - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG

rong.

tình hình cạnh tranh hiện nay, nhièu công ty đã sử dụng phương thức bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị tại các khu vực họp chợ, các khách sạn, nhà hàng v.v Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan