Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.doc

43 1.1K 2
Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT- BCTC: Báo cáo tài chính- BGĐ: Ban giám đốc- CMKT: Chuẩn mực kiểm toán- CTKT: Công ty kiểm toán.- HĐQT: Hội đồng quản trị- KTĐL: Kiểm toán độc lập- KTV: Kiểm toán viên.- NĐT: Nhà đầu tư- VACPA: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.- VAA: Hội Kế toánKiểm toán Việt Nam- UBCK: Uỷ ban chứng khoán.- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.Trần Yến Phương Kiểm toán 48A LỜI MỞ ĐẦUHoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển hơn 17 năm nay ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực hoạt động đặc thù - lấy người sử dụng báo cáo tài chính làm đối tượng phục vụ chính yếu, bởi vậy chất lượng của các báo cáo kiểm toán ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau. Từ một loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay kiểm toán độc lập đã được xã hội thừa nhận, vai trò và vị trí của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác, từ đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình.Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kiểm toán độc lập quan trọng như vậy, cho nên việc nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cấp thiết. Và càng nóng hơn nữa sau vụ việc sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm của Công ty Bông Bạch Tuyết, nhiều nhà đầu tư đã có những hoài nghi về chất lượng kiểm toán. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: ”Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” để thực hiện đề án môn học. Trên cơ sở các tài liệu trong các năm gần đây, cùng với kiến thức đã được đào tạo tại Nhà trường, em đã hoàn thành bản Đề án môn học kiểm toán với các nội dung cơ bản như sau:Trần Yến Phương Kiểm toán 48A - PHẦN I: Lý luận chung về kiểm toán độc lập và báo cáo tài chính- PHẦN II: Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay- PHẨN III: Một số ý kiến nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nayDo thời gian nghiên cứu còn ngắn và khả năng bản thân còn hạn chế nên bản Đề án không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để hoàn thiện hơn.Trần Yến Phương Kiểm toán 48A PHẦN ILÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1. Một số vấn đề về lý luận về kiểm toán và kiểm toán độc lập1.1.1. Lịch sử hình thành kiểm toán và kiểm toán độc lậpTrên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, thuật ngữ này xuất hiện từ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong BCTC, kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinh tế. Kiểm toán có gốc từ La tinh là Audit nghĩa là Nghe. Cho đến nay, ý nghĩa này chỉ mang tính lịch sử. Ở thời điểm xuất xứ, thế kỷ III trước Công nguyên từ Audit có ý nghĩa thật của nó. Khi đó, các nhà cầm quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyết trình của họ về kết quả kiểm tra độc lập.Ra sau thêm vài trăm năm nữa, kỹ năng nghe của kiểm toán, dần dần đi vào trong một hệ thống, khi lúc này trên thế giới, sự ra đời của các công ty chứng khoán, các hoạt động thương mại trở nên đa dạng và phức tạp, quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng dẫn đến sự tách rời quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành quản lý. Vì vậy các chủ sở hữu tìm kiếm những cách thức mới để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi gian lận của các nhà quản lý và những người làm công. Đáp ứng nhu cầu đó, KTĐL bắt đầu xuất hiện và phát triển.Từ hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớn được thực hiện bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi chấp nhận. Cho đến nay, thực tiễn kiếm toán đã phát triển cao, đặc biệt ở Bắc Mỹ và Tây Âu bằng sự xuất hiện của nhiều loại hình kiểm toán, nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu của kiểm toán vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Kiểm toán phát triển mạnh ở các nước có nền Trần Yến Phương Kiểm toán 48A1 kinh tế thị trường phát triển, đại diện là các công ty được thành lập từ những năm cuối của thể kỷ 19 phát triển đến hiện nay và trở thành những CTKT hàng đầu thế giới như công ty Ernst & Young, công ty Price WaterhouseCooper, công ty KPMG Peat Marwich, công ty Deloitte Touche (Big Four).Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có văn phòng kiểm toán của các CTKT quốc tế hoạt động ở Sài Gòn. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động kiểm toán của các văn phòng này không còn thích hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung lúc bấy giờ. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất, định sẵn. Cùng với chế độ sở hữu tập thể đã dẫn đến việc xác định quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng các cấp lãnh đạo khác không rõ ràng. Việc kiểm tra các thông tin kinh tế ở thời kỳ này mang tính tuân thủ là chủ yếu và việc kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan chức năng (thuế, tài chính, cơ quan chủ quản .). Các thông tin này là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Mặt khác với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì không thể tồn tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào được xem là độc lập để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm toán. Do vậy vào thời kỳ này không xuất hiện nhu cầu về kiểm toán. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp theo các hình thức sở hữu khác nhau được thành lập và phát triển mạnh, các doanh nghiệp này đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế, đồng thời các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập. Với sự chuyển đổi này cho thấy đã xuất hiện đầy đủ các điều kiện và yêu cầu cho sự ra đời của hoạt động KTĐL, đó là:Một là, Do có sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tất sẽ phát sinh nhu cầu cần phải có hoạt động kiểm toán cũng như nhu cầu tư vấn của bản thân Trần Yến Phương Kiểm toán 48A2 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thông lệ và cũng là yêu cầu của công ty mẹ. Mặt khác về phía quản lý Nhà nước cũng cần phải có được thông tin đáng tin cậy để đánh giá thực trạng đầu tư cũng như thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong khi không thể áp dụng các hình thức duyệt quyết toán như đối với các doanh nghiệp Nhà nước.Hai là, Khi tính chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp được phát huy, các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, theo đó các yêu cầu thông tin kinh tế trung thực và đáng tin cậy là hết sức quan trọng. Các thông tin này không chỉ phục vụ cho cho một đối tượng là Nhà nước mà còn phục vụ cho nhiều các đối tượng khác như Ngân hàng (tư cách là người cho vay), đối tác kinh doanh, .1.1.2. Bản chất và đặc trưng của KTĐLTrên thế giới hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toáncác nước không hoàn toàn giống nhau. Ở mỗi nước luật pháp quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán, thừa nhận sự khách quan và độc lập của kiểm toán… vì thế mà xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về KTĐL:Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (International Federation of Accountants - IFAC) thì “Kiểm toánviệc các KTV độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản BCTC”.Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker thì:“ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.Trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall: “Kiểm toán là thủ pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm Trần Yến Phương Kiểm toán 48A3 tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi KTV hoặc thiết lập bởi thực hành chung. Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc đi đến kết luận về cái được kiểm toán”.Ở Việt Nam, theo Nghị định 105 của Chính phủ ngày 30/4/2004: “KTĐL là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”.Đặc điểm của KTĐL thể hiện ở những điểm sau đây :Một là, Đối tượng KTĐL là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà KTV sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện kiểm toán. Các thông tin kinh tế được kiểm toán có thể là các BCTC tổng hợp, chi tiết hàng năm, báo cáo quyết toán giá trị công trình, báo cáo xác định giá trị vốn góp của các bên đối tác, hoặc một nội dung, chỉ tiêu kinh tế nào đó như về tình hình kê khai nộp thuế, tình hình sử dụng vốn đầu tư, . Đối với các dự án thì ngoài các thông tin về tài chính như trên còn các thông tin kinh tế khác như các thông tin về tình hình thực hiện dự án, nội dung và đánh giá hiệu quả dự án, . Có thể tập hợp các thông tin kinh tế là đối tượng kiểm toán thành các nhóm sau:- Thông tin kinh tế là các BCTC.- Thông tin kinh tế mang tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị. Các thông tin này liên quan đến các thủ tục và phương pháp hoạt động của một bộ phận hay của toàn đơn vị kinh tế với tư cách là chủ thể kiểm toán.- Thông tin kinh tế liên quan đến việc tuân thủ các quy định mang tính chất pháp lý hoặc đã được thống nhất trước mà đơn vị kinh tế đó phải tuân theo. Ví dụ như việc thực hiện các quy định về quản lý lao động, tiền lương, các chính sách quản lý tài chính, .Trần Yến Phương Kiểm toán 48A4 Hai là, Chủ thể KTĐL là các KTV được cấp chứng chỉ hành nghề hợp pháp thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Theo tiêu chuẩn của IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) và luật pháp các nước thành viên đều quy định các yêu cầu cơ bản của KTV là: Có kỹ năng và khả năng nghề nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trong bí mật. Ở nước ta, các quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản của KTV được quy định cụ thể trong Quy chế KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định 07/CP của Chính phủ và CMKT số 200 (đoạn 14,15). Các quy định này về cơ bản không khác với các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn của IFAC.Ba là, Khách thể kiểm toáncác bộ phận đơn vị có diễn ra hoạt động kiểm toán. Khách thể của KTĐL gồm 2 loại là khách thể bắt buộc và khách thể tự nguyện. Trong đó khách thể bắt buộc gồm: Các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các CTCP niêm yết kinh doanh trên thị trường chứng khoán; các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng,ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế; các tổ chức tài chính; doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; doanh nghiệp Nhà nước (nếu trong năm không là khách thể của Kiểm toán Nhà nước). Khách thể tự nguyện là tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán.Bốn là, Mục đích của kiểm toánkiểm tra, xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp, trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên BCTC phục vụ cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Nói cách khác, mục đích của KTĐL là để có được những thông tin đáng tin cậy.Trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy, chính xác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong các hoạt động kinh tế. KTĐL hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu này của nền kinh tế. Luật pháp nhiều nước khẳng định rằng, chỉ những báo cáo đã được xem xét và có chữ ký của KTV độc lập mới được coi là hợp pháp, làm Trần Yến Phương Kiểm toán 48A5 cơ sở cho Nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm khác đưa ra các quyết định kinh tế trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Ở nước ta, trong Quy chế về KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Sau khi có xác nhận của KTV chuyên nghiệp thì các tài liệu, số liệu kế toánbáo cáo quyết toán của các đơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính Nhà nước xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản phải nộp khác của đơn vị đối với ngân sách Nhà nước, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổ chức, cá nhân xử lý các mối quan hệ”.Năm là, Phạm vi của KTĐL: Để hình thành ý kiến nhận xét về các BCTC, KTV phải có được các căn cứ vững chắc cũng như các thông tin cốt yếu trong công việc ghi chép kế toáncác nguồn số liệu đáng tin cậy khác đã được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các BCTC, hay nói cách khác, KTV phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do vậy phạm vi kiểm toán sẽ là những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà KTV xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như CMKT là để đạt được mục tiêu kiểm toán. Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểm toán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sở CMKT, phù hợp với yêu cầu của Hiệp hội nghề nghiệp, phù hợp với pháp luật và các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.Xác định phạm vi kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, mà trước hết các đơn vị được kiểm toán cần có những hiểu biết nhất định về kiểm toán, yêu cầu của kiểm toánviệc tiến hành chặn công việc của KTV đều dẫn đến việc phạm vi kiểm toán bị giới hạn, trong trường hợp này, nếu KTV không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế khác một cách hợp lý, khi Trần Yến Phương Kiểm toán 48A6 [...]... vụ tài chính kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp Vì vậy các chủ doanh nghiệp thường kiểm soát các nghiệp vụ tài chính kế toán cho người phụ tá Để biết được một cách chính xác, trung thực tình hình tài chính kế toán của mình vào kì hạn nào đó, người chủ doanh nghiệp thường mời các kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bảng BCTC của doanh nghiệp mình do người... thì các báo cáo tài chính phải được kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã được kiểm toán mới là căn cứ tin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý Việc các qui định mang tính pháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trước khi công bố phải được kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế Kiểm toán độc lập không thể thiếu được của hoạt động kinh tế trong. .. nghề trong hoạt động quản lý kiểm toán đã Trần Yến Phương 28 Kiểm toán 48A có tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán độc lập cung cấp Cùng với sự phát triển về số lượng công ty và thị trường dịch vụ, các dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp không ngừng được đa dạng hoá với các nhóm dịch vụ như: dịch vụ kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán. .. kinh doanh chứng khoán Theo Quyết định này, các báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty đầu tư chứng khoán cũng phải được kiểm toán từ các công ty độc lập Đồng thời, để được chấp thuận kiểm toán các công ty tổ chức nói trên, các công ty kiểm toán phải thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Có vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu tối thiểu là 2 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp. .. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp Trần Yến Phương 11 Kiểm toán 48A hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìm được... cho doanh nghiệp vay vốn cũng ở trong tình thế bất cân xứng về thông tin so với các nhà quản lý và các chủ sở hữu Các chủ sở hữu, các nhà quản lý có thể làm đẹp các báo cáo tài chính, che giấu các rủi ro trong kinh doanh, nhằm mục đích ký được các hợp đồng vay vốn của ngân hàng – chủ nợ Vì vậy, các ngân hàng thận trọng thường yêu cầu được kiểm toán xác nhận rằng các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. .. Có thể thấy gì qua số lượng, chất lượng và kết quả kinh doanh từ báo cáo của các doanh nghiệp hiện nay Báo cáo tài chính vẫn còn những hạn chế, bất cập về ba mặt - Báo cáo vẫn còn thiếu các chỉ tiêu chủ yếu và chi tiết theo quy định, nên việc đánh giá thông tin về doanh nghiệp khó đầy đủ, toàn diện - Báo cáo còn chậm, nhiều công ty nộp báo cáo chưa đúng hạn - Chất lượng báo cáo cũng còn những băn... hoạt động hàng năm của doanh nghiệp đều không thể hiện trên báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doanh nghiệp - người có trách nhiệm lập BCTC đều muốn che dấu các phần yếu kém hoặc khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên bảng báo cáo tài chính đó Trái lại những... chính Chất lượng của thông tin tài chính được quyết định bởi các yếu tố sau: - Hệ thống kế toán mà DN đang áp dụng trong việc ghi chép giao dịch và lập báo cáo tài chính Một hệ thống kế toán được xây dựng và ban hành phù hợp với nền kinh tế thị trường sẽ tạo nền tảng để các báo cáo tài chính phản ánh một các nhất quán và đầy đủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của DN dựa trên các. .. 2009 đối với KTV Công ty TNHH Tư vấn kế toánKiểm toán Việt Nam (AVA) và Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC) Cụ thể, do vi phạm trong việc kiểm toán BCTC năm 2006, 2007 của CTCP Nồi hơi Việt Nam, KTV Bùi Thiện Tá của AVA không được UBCK chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận năm 2009 Trong khi đó, với việc vi phạm trong việc kiểm toán BCTC năm 2006, 2007 của CTCP Sách và Thiết bị trường học Quảng . bày báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc soát xét thường có tính minh bạch cao hơn so với các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình .Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kiểm toán độc lập quan trọng như vậy, cho nên việc nâng cao vai trò

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan