Tiểu luận cao học, môn truyền thông đại chúng, đạo đức và trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội(khảo sát việc cải cách hành chính tại thành phố hồ chí minh)

20 123 0
Tiểu luận cao học, môn truyền thông đại chúng, đạo đức và trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội(khảo sát việc cải cách hành chính tại thành phố hồ chí minh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 4 1.1.Báo chí và đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí 4 1.2. Chức năng giám sát xã hội 9 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 2.1.Mặt tích cực 13 2.2.Một số hạn chế 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21   MỞ ĐẦU Hoạt động giám sát xã hội có vai trò quan trọng trong thực hành dân chủ, góp phần năng động hoá nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của người dân. Tuy vậy, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của giám sát xã hội, nhất là trong điều kiện thiếu hệ thống thể chế, luật pháp cần thiết, cán bộ, công chức và nhân dân chưa có nhiều thời gian rèn luyện dân chủ. Giám sát xã hội cần phải được đặt trong mối quan hệ tương tác với giám sát, kiểm tra và phê bình trong Đảng; giám sát, thanh tra, kiểm soát và phê bình trong bộ máy nhà nước... Tất cả cùng hợp thành một cơ chế hỗn hợp kiểm soát quyền lực, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo vệ bản chất dân chủ của chế độ. Trong các nội dung của giám sát xã hội thì việc giám sát cải cách hành chính được coi là một trong những nội dung trọng tâm hiện nay. Qua đó báo chí thể hiện vai trò rất to lớn, là lực lượng quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên thực tế, do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau thì đôi khi một bộ phận báo chí còn chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ vai trò giám sát xã hội của mình. Đê tìm hiểu rõ hơn về ván đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Đạo đức và trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội(khảo sát việc cải cách hành chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh)” làm tiểu luận kết thúc môn học.  

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 4 1.1.Báo chí và đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí 4 1.2 Chức năng giám sát xã hội 9 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 2.1.Mặt tích cực 13 2.2.Một số hạn chế 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 1 MỞ ĐẦU Hoạt động giám sát xã hội có vai trò quan trọng trong thực hành dân chủ, góp phần năng động hoá nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của người dân Tuy vậy, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của giám sát xã hội, nhất là trong điều kiện thiếu hệ thống thể chế, luật pháp cần thiết, cán bộ, công chức và nhân dân chưa có nhiều thời gian rèn luyện dân chủ Giám sát xã hội cần phải được đặt trong mối quan hệ tương tác với giám sát, kiểm tra và phê bình trong Đảng; giám sát, thanh tra, kiểm soát và phê bình trong bộ máy nhà nước Tất cả cùng hợp thành một cơ chế hỗn hợp kiểm soát quyền lực, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo vệ bản chất dân chủ của chế độ Trong các nội dung của giám sát xã hội thì việc giám sát cải cách hành chính được coi là một trong những nội dung trọng tâm hiện nay Qua đó báo chí thể hiện vai trò rất to lớn, là lực lượng quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội Tuy nhiên thực tế, do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau thì đôi khi một bộ phận báo chí còn chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ vai trò giám sát xã hội của mình Đê tìm hiểu rõ hơn về ván đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Đạo đức và trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội(khảo sát việc cải cách hành chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh)” làm tiểu luận kết thúc môn học 2 NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Báo chí và đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí 1.1.1.Báo chí Báo chí là gì? Theo quan niệm từ trước đến nay, báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ đến với đông đảo công chúng Ngoài ra, Báo chí còn là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay Tại Việt Nam, Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên, phát hành từ năm 1865 đến 1910 tại Sài Gòn Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ, như nhật báo hay tạp chí Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình Khái niệm này cũng áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo điện tử) Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu để làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn hóa; mục đích là để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phân tích tin tức Đây là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn đề Chính vì thế, báo chí thường được gọi là quyền lực thứ tư Quyền lực này, nếu được nhân dân sử dụng đúng, thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói lên nguyện vọng của người dân, qua đó, cải tiến bộ máy xã hội Theo nhóm tác giả TS Hà Huy Phượng, ThS Đinh Ngọc Sơn, ThS Vũ Thúy Bình, ThS Lê Thanh Xuân, ThS Đỗ Phan Ái trong các loại hình báo chí, thì báo chí gồm nhiều thể loại như báo in, ảnh báo chí, phát thanh (báo nói), truyền hình, báo mạng điện tử; và mỗi loại đều có những ưu điểm riêng của mình, tuy nhiên đều có chung các chức năng của báo chí 3 Theo Luật Báo chí năm 1999, Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân Ngoài ra, từ báo chí bắt đầu từ hai chữ: báo (thông tin), chí (giấy) Tên gọi có gốc thuần Việt Trong tiếng Anh Journalism bắt nguồn từ Journal - Nhật ký, điều này cũng nói lên rằng nhà báo- ký giả, chính là những người ghi lại lịch sử trong cuộc sống hàng ngày Nói một cách khác, các ký giả chính là những sử gia, ghi chép lại các sự kiện trong cuộc sống thường nhật Cuộc sống chúng ta có rất nhiều câu chuyện diễn ra mỗi ngày và báo chí có nhiệm vụ ghi lại những sự kiện đó, chứng kiến, thêm lời bình Báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin, giao tiếp, giải trí và nhận thực của con người và có ảnh hưởng rộng lớn tới đời sống xã hội Lịch sử phát triển của báo chí chính là sự gia tăng các tiện ích của quá trình thu nhập, xử lý và tiếp nhận thông tin dành cho số đông trong xã hội Thông tin báo chí có tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt gắn với nhiệm vụ hết sức to lớn và nặng nề, nhất là trong bối cảnh thế giới phức tạp, yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi phải nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tri thức cho mọi hoạt động của công chúng Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn và TS Phạm Văn Thấu trong chuyên đề nghiên cứu về Cơ sở lý luận báo chí, xuất bản, khái niệm báo chí được định nghĩa trên ba phương diện: “Báo chí là một trong những hệ thống xã hội” (định danh), “báo chí là một hoạt động chính trị xã hội” (định tính), “báo chí là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chính trị, tác động vào xã hội để tạo sự can thiệp gián tiếp vào đời sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo dục ý thức và góp phần tích cực vào việc hình thành các khuynh hướng, các phong trào chính trị - xã hội” (mục đích) Đặc điểm nổi bật của báo chí là tính công khai, chân thật, chính xác và sự lang tỏa nhanh chóng, rộng khắp; gắn liền với những thông tin thời sự, những vấn đề, sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ, có sự phân tích, mỗ xẻ nhằm rộng đường dư luận Từ 4 đó, PGS.TS Dương Xuân Sơn và TS Phạm Văn Thấu đã đưa ra khái niệm báo chí như sau: Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông xuất bản 2011, tác giả Dương Xuân Sơn quan niệm “báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội” và chú trọng đến các khái niệm thông tin và thông tin báo chí Tương tự quan niệm này, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (PGS, TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên), các tác giả xem xét khái niệm báo chí gắn liền với những đặc trưng chính yếu của hoạt động báo chí gồm sự hình thành và phát triển của báo chí; báo chí - hoạt động thông tin đại chúng và báo chí - một loại hình hoạt động chính trị xã hội Còn theo TS Đỗ Chí Nghĩa trong Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội thì cho rằng: Báo chí là loại hình các phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ truyền tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn Chúng ta thấy rằng, báo chí là một loại hình truyền thông phổ biến hiện nay và có ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội hết sức rộng lớn và sâu sắc Tính chất công khai, rộng rãi và nhanh chóng đã khiến báo chí trở thành một loại vũ khí sắc bén trong xã hội; trở thành một thứ quyền lực - quyền lực của trí tuệ, nhận thức Để thực sự trở thành một thứ quyền lực trong xã hội, báo chí phải gắn liền với những thông tin mang tính thời sự, phản ánh khách quan, chân thật Công chúng tìm đến báo chí tức là tìm kiếm thông tin, mà trong đó, tin thời sự đóng vai trò quan trọng Ví dụ như những sự kiện liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, cứ mỗi lần cơ quan chức năng phát hiện vụ án tham nhũng, cũng là lúc công chúng mong đợi những thông tin, diễn biến vụ việc xét xử; như vụ án PM18, Vinashing vv… Khi nhìn nhận xã hội như một hệ thống trong tổng thể 5 đang vận hành, báo chí cũng cần được tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hoặc hệ thống con) Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, thì quan niệm về báo chí có nhiều gốc nhìn khác nhau, từ hàn lâm đến đời thường được gắn với truyền thông xã hội; giới báo chí có thể gọi chung là giới truyền thông Từ đó, PGS.TS đã phân tích những, đánh giá, so sánh các khái niệm báo chí phương Tây và những nước khác, trong đó có Việt Nam và cho rằng báo chí truyền thông là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế… 1.1.2.Đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin: Thông tin tác động trực tiếp đến đời sổng xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người; do đó, làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của con người Nó tạo ra dư luận và áp lực xã hội đối với một hiện tượng, sự kiện cụ thê Vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực, khách quan và có tính định hướng xây dựng cao Nêu thông tin bị bóp méo, cắt xén, xuyên tạc sẽ đưa đến những hậu quả xã hội khôn lường, sẽ làm tổn hại đến uy tín cá nhân, cơ quan, đoàn thể, làm phá sản các doanh nghiệp và khiến hàng ngàn lao động mất việc làm Bên cạnh đó, có những thông tin dù là đúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm lý hoang mang, hoảng sợ, ghê tởm, mât lòng tin vào con người, vào đời sống; vì thế, khi đưa tin cũng cần có liều lượng hợp lý và cách tiếp cận cụ thể Thông tin báo chí, xét đến cùng, là hướng tới giúp xã hội, con ngưòi ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, cao đẹp hơn Vì vậy, những 6 thông tin dẫn đến những hậu quả trái với điều này đều là phản tuyên truyền, độc hại, chông lại con người Trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân: Nâng cao dân trí là trách nhiệm xã hội to lớn của báo chí nước ta Trong điểu kiện dân trí, trình độ văn hóa thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, giáo dục còn nhiều bất cập, hơn mọi loại hình truyền thông khác, báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong công tác nâng cao dân trí và sự hiếu biêt của mọi tầng lớp nhân dân Qua báo chí, người dân ngay tại nhà mình, địa phương mình có thể tiêp cận được các nguồn thông tin, tri thức quý báu cho đời sông và cho sản xuất, kinh doanh Nâng cao dân trí và sự hiếu biết của nhân dân thực chất là xây dựng nền tảng tinh thần cho sự phát triển của con người và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa Trách nhiệm củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội: Một xã hội bất ổn thì không thể phát triển được Vì vậy, trong khi tác nghiệp, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí cần thực hiện đúng định hướng, tích cực tuyên truyền phô biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền những thành tựu to lớn của công cuộc đôi mới; có chính kiến mạnh mẽ bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh chông những thế lực cơ hội chính trị, phản động lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyển xuyên tạc sự thật, kích động, gây hận thù, chia rẽ dân tộc, tôn giáo tạo bất ổn, bạo lực lật đố và thực hiện “diễn biến hòa bình” Đây thực sự là những nhân tố tiêu cực, làm mất ổn định xã hội, phá hoại đời sốngbình yên của nhân dân, phá hoại sự nghiệp đổi mới đang phát triển mạnh mẽ của đất nước Báo chí cách mạng cần tích cực góp phần xây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới và chế độ xã hội chủ nghĩa 1.2.Chức năng giám sát xã hội 7 Giám sát có thể được hiểu là theo dõi, kiểm tra những quy định pháp luật đã được ban hành; và nó bao gồm 2 quá trình: theo dõi và kiểm tra Hoạt động này có một ý nghĩ rất quan trọng trong nhiệm vụ tham gia quản lý xã hội của báo chí Giám sát phải được tiến hành bởi một lực lượng độc lập mới đảm bảo tính khách quan Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế… Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 lần 2 Khóa VIII (2/1999), đã nêu chức năng giám sát của công luận, báo chí, khi nói về việc thực hiện đồng bộ 4 hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên, trong đó có giám sát của các cơ quan 26 thông tin đại chúng - “Giám sát bằng công luận” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1/2011) cũng khẳng định chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức, phản biện xã hội của báo chí, trên cơ sở nhấn mạnh “vì lợi ích nhân dân và đất nước Như vậy, có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội: bộ máy nhà nước và công dân; mà báo chí là một bộ phận không thể tách rời trong GSXH Thực chất, GSXH là sự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hành động của các cơ quan, tổ chức, các các nhân nắm giữ và thực thi quyền lực Nhà nước Đồng thời, nó cũng phát hiện, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót hạn chế, những hành vi sai trái, những vấn đề bất 8 hợp lý, lỗi thời, không còn phù hợp với định hướng và bản chất xã hội Mặt khác, hoạt động GSXH cũng là phương tiện có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị Nó có ý nghĩa như sự răn đe, cảnh báo thường xuyên những nguy cơ và khả năng vi phạm pháp luật Nhà nước, vi phạm tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức người cán bộ Nó cũng có ý nghĩa quản lý, nhắc nhở cán bộ công chức về trách nhiệm công tác, kỷ luật lao động, kỉ cương của cơ quan công quyền, thái độ tôn trọng người dân và ý thức nghiêm chỉnh gương mẫu thực hiện pháp luật Nhà Nước Hoạt động GSXH không chỉ mang tính chất phê phán mà còn có tác dụng biểu dương những nhân tố tiên tiến tích cực trong xã hội Thông qua GSXH, nhiều kết quả hoạt động của các cơ quan công quyền, những thành tựu và hiệu quả thực tế của bộ máy quản lí, nhiều thành tích và năng lực công tác của các cán bộ và nhất là những người lao động được làm sáng tỏ Đó là cơ sở khách quan, điều kiện quan trọng cho việc biểu dương các nhân tố mới, không ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan lãnh đạo quản lý Thực tiễn cho thấy báo chí đã tham gia giám sát và quản lý xã hội, bởi giám sát là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí Ở phương Tây chức năng này được đề cao như một thứ “quyền lực thứ tư”, bên cạnh các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong xã hội Việt Nam hiện nay, báo chí được xác định là cơ quan ngôn luận của Đảng và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân Hệ thống báo chí và các loại hình truyền thông đại chúng nói chung là phương tiện quan trọng có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu dân chủ hóa, góp phần quan trọng để giải quyết vấn đề chung của quốc gia trong tiến trình vận động và phát triển Báo chí tham gia việc hoạch định và tổ chức thực hiện 9 các chính sách của Đảng và Nhà Nước trên phạm vi xã hội hay trong những lĩnh vực rộng lớn Báo chí có vai trò như một hệ thống xã hội cung cấp thông tin, dữ liệu cho chủ thể quản lí xã hội; kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả của các chính sách xã hội Xã hội càng phát triển, dân trí và quan trí càng nâng cao thì dân chủ càng được mở rộng và do đó sẽ hạn chế lạm dụng quyền lực thông qua cơ chế giám sát xã hội GSXH là phương cách đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà Nước pháp quyền, xã hội công dân Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể theo chương trình kế hoạch đã đề ra Báo chí giám sát sự vận hành của các tiến trình chính trị kinh tế xã hội, phát hiện và cảnh báo kịp thời những nguy cơ, những khó khăn phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển chung Sự giám sát này trước hết nhằm vào những cơ quan, tổ chức quyền lực của bộ máy Nhà Nước, các cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy công quyền, trong hệ thống kinh tế nó vừa phát hiện răn đe những biểu hiện sai trái không cho chúng mở rộng phạm vi ảnh hưởng tích cực trong xã hội Thực tế cho thấy nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình hiệu quả nhất là thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng Ở Việt Nam, trong văn kiện chính thức của mình tại Nghị quyết Trung Ương 6 lần 2 khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi nhận, khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội Đây là bước phát triển quan trọng trong lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng Đó cũng là một dấu mốc quan trọng của thực hiện mở rộng dân chủ Về thực chất, đó là sự xác định và đề cao hơn quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời trao cho nhân dân công cụ sắc bén trong việc thực hiện quyền giám sát xã hội của mình GSXH của báo chí có thể hiểu là bao gồm nhiều nội dung phong phú Một là huy động nguồn 10 lực trí tuệ xã hội, động viên khích lệ năng lực sáng tạo của nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật Hai là giám sát quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như sự phù hợp của các văn bản ấy với Hiến pháp với lợi ích căn bản của nhân dân Ba là tuyên truyền tri thức, giáo dục luật pháp cũng như ý thức chấp hành luật pháp và chính sách của Nhà Nước cho cộng đồng Bốn là cổ vũ việc thực hiện và giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đối với mọi tổ chức cá nhân trong xã hội để kịp thời phát hiện những nơi làm tốt, làm hay cũng như những nơi làm dở vi phạm pháp luật…Năm là tham gia tổng kết thực tiễn góp phần làm phong phú thêm những tri thức, những kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính sách cũng như hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện môi trường pháp lí GSXH của báo chí-truyền thông đại chúng là giám sát chủ yếu bằng tai mắt của nhân dân, giám sát bằng DLXH Đó là quá trình giám sát mọi lúc, mọi nơi Vai trò và sức mạnh GSXH của báo chí trước hết là xã hội hóa những việc tốt cũng như các sai phạm của các tổ chức hoặc cá nhân để khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hoặc chỉ trích tạo áp lực dư luận xã hội và buộc các cơ quan công quyền giải quyết trước công luận Đó là việc báo chí quyền được thông tin, quyền được biết của nhân dân về mọi vấn đề liên quan đến họ, là công cụ thực hiện sự công khai và minh bạch-cơ sở và dấu hiệu thực hiện quyền dân chủ của nhân dân Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11 2.1.Mặt tích cực Báo chí TP HCM đã trở thành một lực lượng tiên phong trong định hướng dư luận xã hội; tham gia quản lý xã hội, phản ánh kịp thời, xác thực những vấn đề mà xã hội đang quan tâm Qua khảo sát tại các cơ quan báo chí trên, sự quan tâm đối với công tác CCHC đã góp phần giải tỏa những vấn đề bức xúc của người dân đối với những quyền lợi mà minh vốn phải được phụ vụ Các cơ quan báo chí của TP HCM đã làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phản ảnh các vấn đề nổi bật về CCHC của TP HCM Phán ánh tình trạng CBCC còn thơ ơ, nhũng nhiễu đối với dân Các đề tài liên quan đến CCHC mà các báo khai thác rất được dư luận quan tâm Từ đó có thể thấy, báo chí TP.HCM đã đạt được hiệu quả nhất định trong việc tác động lên ý thức và hành vi của cộng đồng động; truyền tải thông điệp cùng xây dựng một nền hành chính phục vụ dân; tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến công tác CCHC Báo chí giám sát, phản biện xã hội việc ban hành các văn bản cải cách hành chính Trong những năm qua, báo chí Thành phố đã làm tốt vai trò GSXH đối việc thực hiện những chính mới của các cấp chính quyền Như báo SGGP phát hành từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần gồm các mục thời sự; kinh tế - đô thị; giáo dục; chính trị - xã hội; nhịp cầu nhân ái; văn hóa nghệ thuật; thể thao; đời sống tỉnh thành; phóng sự - hồ sơ Hầu hết thông tin về CCHC được tập trung vào phần trang 3 tương đối đều đặn Tuy nhiên, những thông tin về thực hiện chức năng GSXH đối với lĩnh vực CCHC còn quá ít, nhất là ở cấp phường xã Nội dung phản ánh chủ yếu được tập vào các Sở, Ngành, hoặc cơ quan cao hơn, chưa đi sâu vào việc giám sát thực hiện chủ trương, chính sách của CBCC ở cấp phường Không chỉ đối với báo SGGP, báo Tuổi trẻ TP.HCM cũng phát hành từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần Riêng số báo thứ 2 hiện nay có 20 trang nội dung, gồm các mục thời sự, kinh tế, bạn đọc và tuổi trẻ, nhịp sống trẻ, giáo dục - khoa học, sống khỏe, văn hóa - nghệ thuật giải 12 trí, thể thao, phóng sự, thế giới hôm nay… chưa đi cố định tin bài về CCHC ở trang chuyên đề Nội dung thông tin về CCHC cũng tương tự như SGGP Tuy 52 nhiên, phải thừa nhận rằng một khi báo Tuổi trẻ TP HCM đưa tin về một sự kiện, hay một vấn đề xã hội thì hầu như đã tạo được sự quan tâm của công chúng; và từ đó đã có những tác động đến việc xem lại công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của cơ quan chức năng Ví dụ như vụ “tra tấn” trẻ tại cơ sở giữ trẻ không phép ở quận 9, TP.HCM, được báo đưa tin vào cuối năm 2015 Từ đây, không chỉ các cấp chính quyền ở địa phương vào cuộc, mà hầu hết trên cả nước đều phải nhìn lại công tác quản lý đối với các cơ sở giữ trẻ trên địa phàng phường, xã; tạo ra một luồng dư luận, giám sát xã hội đối với công tác quản lý nhà nước của UBND ở cấp phường, xã, nhất là quy trình cấp giấy phép hoạt động của nhóm trẻ gia đình, cơ sở giữ trẻ ngoài công lập (loại hình này do UBND cấp phường, xã cấp) Từ việc giám sát thực hiện chính sách tại cơ sở, báo chí Thành phố đã phát hiện và biểu dương những mô hình, cá nhân có những cải tiến trong việc thực hiện chính sách ở địa phương Bài viết “người trẻ phải đi đầu trong cải cách” của Kim Anh (Tuổi Trẻ) đã biểu dương gương điển hình của công chức UBND phường 9 quận Phú Nhuận, TP HCM trong thực hiện CCHC tại cơ sở Bài báo cũng nhấn mạnh, từ việc thực hiện tốt các chính sách pháp luật của nhà nước tại địa phương, đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, điều đặc biệt là tạo thêm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Đối nghịch với bài trên, tác giả Hoàng Điệp (Tuổi Trẻ ngày 19/12/2015) trong bài “22 năm không thực hiện xong một quyết định” đã phản ánh tình trạng một Quyết định được ban hành đã hơn 22 năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực hiện Cụ thể là UBND xã Phước Thạnh, Huyện Củ Chi, TP.HCM ban hành Quyết định 19/QĐ -UB về thu hồi và giao trả đất cho người dân; nguyên nhân vẫn rơi vào tình trạng đùn đẩy trách nhiệm thi hành giữa các cơ quan hành chính nhà nước Đây cũng là một tình trạng mà 13 nhiều địa phương chưa khắc phục, nhất là các xã trên địa bàn Thành phố Điều này chắc chắn sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền Ngoài Chương trình “cải cách hành chính” được phát định kỳ (19 phút), HTV còn xây dựng nhiều chuyên mục, chương trình có lòng ghép nội dung liên quan đến CCHC như “kính đa tròng”, các bản tin thời sự… đã góp phần thông tin, tuyên truyền về những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân, đặc biệt là sau khi xem các chương trình này, CBCC có thể tích lũy thêm những kiến thức cơ bản về các quy định mới được ban hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị Báo chí thông tin về những chính sách mới, tiếp theo là việc GSXH Riêng về lĩnh vực CCHC, hầu hết các cơ quan báo chí Thành phố đã cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ đến công chúng; giúp cho công chúng nắm bắt được những vấn đề mới đối với lĩnh vực này Bài viết “Giảm hơn 20% thủ tục hành chính liên quan đến dân” phát hành thứ bảy, 26/01/2015 của tác giả Hoài Nam (SGGP) đưa tin về Hội nghị tổng kết công tác CCHC năm 2012 Từ thông tin này, người dân được biết năm 2012 Thành phố đã giảm hơn 20% TTHC so với năm 2011; trong đó, nhiều TTHC về nhà đất, cấp phép xây dựng, tư pháp, hộ tịch được giảm đáng kể; đã có nhiều hình thức giải quyết TTHC được áp dụng tận nhà, gửi kết quả qua bưu điện, tiếp nhận trong ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc đã tạo thuận lợi cho người dân; và năm 2015, Thành phố đề ra mục tiêu giảm thêm khoảng hơn 20% TTHC Bài “thủ tục hành chính thiếu ổn định” của Nhung Nguyễn (ngày 05/11/2015, SGGP) đã có đánh giá kết quả cải cách TTHC trong cấp giấy chứng nhận đầu tư; quản lý, sử dụng đất và cấp phép xây dựng tại TP UBND TPHCM trong năm 2015, Thành phố đã rà soát, bãi bỏ 30 TTHC trong số 60 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên - Môi trường Đây là lĩnh vực mang tính “nhạy cảm và có chỉ số tham nhũng cao”; đồng thời tiếp tục rà soát và thẩm định 164 TTHC liên quan đến cấp giấy hoạt động của doanh nghiệp và các dự án 14 đầu tư… tiết kiệm được hơn 110 tỷ đồng Tuy nhiên, tác giả cũng đã nhận định các quy định pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng rất nhiều TTHC, nhưng lại thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nên ảnh hưởng đến tính ổn định của TTHC đã được công bố; bên cạnh đó, các quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất đã dẫn đến nhiều vướng mắc Bài viết này đã cho thấy, mặc dù nhiều TTHC được bãi bỏ, tuy nhiên “sự ra đời các thủ tục khác” vô hình trung đã ảnh hưởng đến việc thực hiện CCHC ở cơ sở, nhất là các TTHC liên quan đến cấp giấy chứng nhận nhà đất, cấp phép xây dựng… Hầu hết các nội dung mà các báo trên địa bàn thành phố hầu hết đều tập trung vào việc phổ biến những chính sách mới của Đảng và Nhà nước đến công chúng Bên cạnh đó, báo chí Thành phố trong những năm qua thực hiện tốt vai trò của mình trong GSXH các mặt trong đời sống xã hội không chỉ trên địa bàn Thành phố, mà còn giới thiệu cho nhân Thành phố nói riêng, cả nước nói chung những nhân tố tích cực, phê phán cái tiêu cực trong xã hội đã và đang diễn ra Trong lĩnh vực CCHC, báo chí TP.HCM đã thể hiện vai trò tiêu phong trong việc tìm những mô hình mới, hay, hợp lòng dân để giới thiệu cho công chúng, cho các cơ quan khác, cho hệ thống chính trị để học tập, noi gương; đồng thời cũng là một cách để “tham mưu” cho lãnh đạo các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chung đối với công tác cải cách hành chính hiện nay Trong năm 2015, báo SGGP tiếng việt phát hành hàng ngày có tổng cộng khoảng 70 bài, tin liên quan đến lĩnh vực CCHC; tuy nhiên, các tin, bài phản ánh mang tính GSXH về lĩnh vực này ở cấp phường, xã còn rất ít Mặc dù vậy, các tác phẩm báo chí liên quan đến nội dung này phần lớn cũng đã phản ánh đúng thực trạng hiện nay; năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức phường xã, đến sự điều hành cơ quan quản lý nhà nước của cấp lãnh đạo phường Tích cực: có, thái độ còn thờ ơ với công dân, với công việc: có Trong bài viết “Ngày đầu tiên làm việc sau nghỉ Tết Nguyên đán: Dân chờ 15 cán bộ vui xuân” ngày 19/2/2015 của nhóm phóng viên chính trị xã hội báo SGGP, đã phản ánh một thực trạng cố hữu là sau tết, tình hình vui xuân kéo dài của một bộ phận không nhỏ CBCC từ Sở, Ngành, Quận, Huyện đến phường ở vài địa phương đã phản ánh đúng thực trạng hiện nay Ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết dài ngày nhưng không khí làm việc ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị tại TP HCM khá tất bật Báo chí Thành phố trong thời gian qua không chỉ dừng lại phản ánh về công tác CCHC trên địa bàn, mà còn thực hiện chức năng GSXH cả ở các vùng, miền trên cả nước; từ những bài học kinh nghiệm của nhiều địa phương, báo chí đã góp phần thông tin đến các tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện chính sách tại địa phương, nhất là vai trò của người lãnh đạo trong công tác kiểm tra, giám sát Bài viết “Hồ sơ thương binh nằm ngăn kéo …17 năm” của nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ TP HCM (ngày 8/11/2015) phản ánh tình trạng “quên hồ sơ” của CBCC xã Sự việc xảy ra tại xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú, Bến Tre từ năm 1996 đến 2015 do tình cờ lục hồ sơ lưu trữ thì thấy hồ sơ của ông Trần Thanh Hoàng, 72 tuổi, ngụ ấp Quý An Hòa, xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, gửi đến xã Hòa Lợi từ ngày 9/5/1996 đề nghị giám định tỉ lệ thương tật để ông hưởng chế độ thương binh Bài báo cũng phản ánh tình trạng “hẹn nhiều lần” của cán bộ thực hiện chính sách có công của xã này; “hỏi thì cán bộ trả lời là đã chuyển hồ sơ lên Huyện, lên Huyện thì nói chưa nhận được hồ sơ … đi tới đi lui hoài mệt mỏi quá nên tôi bỏ luôn” Hình ảnh ảnh không phải là hiếm thấy ở nhiều cơ quan hành chính nhà nước, mà còn là mang trính phổ biến ở nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố Trách nhiệm phục vụ dân không chỉ dừng lại ở người cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách, mà còn là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo của từng đơn vị Đó là việc kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộc quyền Dĩ nhiên, sự việc trên phải được giải quyết theo quy định pháp luật sau khi được báo chí đưa tin Bài viết này đã thể hiện được chức năng của báo chí Thành 16 phố trong vai trò GSXH của mình trên lĩnh vực CCHC; từ giám sát, bài báo đã phản biện xã hội một cách có khoa học, chia sẻ một số khó khăn đối với cấp phường, xã thường thấy như: việc luân chuyển, tuyển dụng mới cán bộ thiếu sự bàn giao hồ sơ, cũng như trách nhiệm … dẫn đến sự kế thừa không được đảm bảo Suy cho cùng thì phần thiệt thòi vẫn là người dân 2.2.Một số hạn chế Số lượng tin chưa nhiều, tần suất đưa tin chưa cao, nhất là chưa đề cập nhiều đến việc thực hiện công tác CCHC tại cơ sở (cấp phường, xã) Qua điều tra xã hội học tại một số cơ sở đã cho thấy, nơi nào CBCC thực hiện tốt công tác tác này, đồng nghĩa với việc người dân sẽ được thụ hưởng mọi quyền lợi hợp pháp theo pháp luật quy định, người dân sẽ ngày càng tin tưởng vào chế độ, với nhà nước Và ngược lại, sự thờ ơ, nhũng nhiễu đối với dân sẽ làm nhân dân mất niềm tin, không còn tin tưởng vào những chính sách mới của mNhà nước Điều đặc biệt là nếu như báo chí thiếu sự quan tân đến công tác CCHC trong vai trò GSXH của mình, chắc chắn tạo một “khoảng trống” trong việc kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân trong thực hiện các chính sách tại địa phương, nhất là lĩnh vực CCHC Theo kết quả điều tra xã hội học và thực hiện phỏng vấn sâu đã cho thấy, trong số công chúng quan theo các nội dung liên quan đến CCHC còn rất thấp Phần lớn số lượng công chúng quan tâm đến nội dung thông tin về CCHC trên báo đài khi cần thiết, không ổn định, thiếu tính thường xuyên Thông tin tuy kịp thời, đề tài phong phú nhưng lại kém hấp dẫn Qua khảo sát công chúng cho thấy, báo chí cần có lượng thông tin, chỉ dẫn nhiều hơn về công tác CCHC Vì nó gắn liền đến quyền và nghĩa vụ của công dân Mặc dù báo SGGP và HTV có số lượng thông tin về CCHC nhiều hơn 02 cơ quan báo chí được khảo sát lại, tuy nhiên sự quan tâm của công chúng về lĩnh vực CCHC chỉ ở chừng mực nào đó ( 30% cho rằng là cần thiết; trong khi có tới 65% cần thiết khi có sự việc liên quan) Khảo sát cho 17 thấy 65% báo chí có cung cấp thông tin bổ ích nhưng không nhiều trên lĩnh vực này Riêng đối với HTV, dù số khán giả chiếm ưu thế, tuy nhiên chỉ có 12,5% là có quan tâm thường xuyên về lĩnh vực CCHC Đối với SGGP, số lượng độc giả phần lớn rơi vào các đối tượng nằm trong hệ thống chính trị (12,5% theo dõi; 10% cho rằng thông tin chất lượng hợp lý và có đến 42,5% cho rằng thông tin thiều sáng tạo, không lôi cuốn), mặc dù số lượng tin, bài về CCHC nhiều, phong phú, tuy nhiên chất lượng về GSXH chưa sâu, đôi khi còn mang tính “một chiều” 18 KẾT LUẬN GSXH được xem là chức năng quan trọng của báo chí, đây chính là sự thể hiện tính chính trị của báo chí Ở đó, đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo được đem ra thử thách Qua thực tiễn cho thấy GSXH đối với công tác CCHC là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì nó góp phần thành công cho công cuộc CCHC của cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng Báo chí sử dụng chức năng GSXH của mình làm một vũ khí sắc bén để đấu tranh trên mặt trận tư tưởng; phê phán cái tiêu cực, phát hiện và biểu hương cái tích cực liên quan đến lĩnh vực này, nhằm để giới thiệu cho công chúng biết những gì đã và đang xảy ra trong lĩnh vực này Bên cạnh đó, với chức năng này, báo chí thực sự đã xây dựng được một niềm tin đối với công chúng trên mặt trận đấu tranh phòng chống tham nhũng Từ thông tin báo chí TP HCM, sự tác động đã làm thay đổi hành vi, nhận thức của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước, của từng CBCC… đã góp cho công cuộc CCHC ở TP.HCM đạt hiệu quả tích cực trong thời gian vừa qua 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS, TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Đức Dũng, Lê Thanh Xuân (2008), Tác phẩm báo chí tập 2, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2 PGS, TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội 3 PGS, TS Nguyễn Văn Dững (2012), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), Nxb Lao động, Hà Nội 4 PGS, TS Nguyễn Văn Dững (2012), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 5 Nguyễn Thị Trường Giang (2008), Báo mạng điện tử - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 6 Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 7 Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức và nghề nghiệp của nhà báo, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội 20 ... giám sát xã hội Đê tìm hiểu rõ ván đề này, tác giả lựa chọn đề tài: ? ?Đạo đức trách nhiệm xã hội báo chí việc thực chức giám sát xã hội( khảo sát việc cải cách hành Thành Phố Hồ Chí Minh)? ?? làm tiểu. .. hiệu thực quyền dân chủ nhân dân Chương THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11 2.1.Mặt tích cực Báo chí. .. cơng tác CCHC Báo chí giám sát, phản biện xã hội việc ban hành văn cải cách hành Trong năm qua, báo chí Thành phố làm tốt vai trò GSXH đối việc thực cấp quyền Như báo SGGP phát hành từ thứ đến

Ngày đăng: 11/06/2020, 18:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

    • 1.1. Báo chí và đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí

    • 1.1.1.Báo chí

    • 1.2.Chức năng giám sát xã hội

    • Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

      • 2.1.Mặt tích cực

      • 2.2.Một số hạn chế

      • KẾT LUẬN

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan