50 cau hỏi thường gặp trong phỏng vấn

61 1.6K 1
50 cau hỏi thường gặp trong phỏng vấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

50 cau hỏi thường gặp trong phỏng vấn

50 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Với các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn, bạn nên trả lời súc tích và chân thành, không nên đánh giá thấp thành công của mình và ngược lại, không phóng đại công việc bạn đã hoàn thành. 1. Hãy nói về bạn? 2. Tại sao bạn lại nghỉ việc cho công việc bạn làm gần đây nhất? 3. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này? 4. Bạn có nghĩ rằng bạn thành công trong cuộc phỏng vấn này không? 5. Ðồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn? 6. Ban biết gì về công ty này? 7. Bạn đã làm gì để nâng cao kiến thức của bạn trong năm vừa qua? 8. Ngoài công việc này bạn có xin việc ở một nơi nào khác không? 9. Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty này? 10. Bạn có biết ai đang làm việc cho công ty này không? 11. Bạn muốn mức lương như thế nào? 12. Bạn có thể là người làm việc đồng đội không? 13. Bạn nghĩ bạn sẽ làm việc bao lâu với chúng tôi, nếu bạn được chấp nhận? 14. Bạn có phạt ai bao giờ chưa? Bạn có cảm nhận như thế nào về vấn đề đó? 15. Triết lý làm việc của bạn là gì? 16. Có bao giờ bạn bị cho thôi việc chưa? 17. Bạn nhận xét và đánh giá công ty này như thế nào? 18. Tại sao chúng tôi phải nhận bạn vào làm việc? 19. Hãy nói về một đề nghị mà bạn đã có? 20. Mối "quan hệ" của bạn với đồng nghiệp như thế nào? 21. Ðiểm mạnh (ưu điểm) của bạn là gì? 22. Hãy nói về nghề nghiệp mơ ước của bạn? 23. Tại sao bạn nghĩ bạn sẽ làm tốt công việc này? 24. Khi tìm việc thì những điều gì bạn sẽ quan tâm? 25. Những loại người nào mà bạn sẽ từ chối làm việc chung? 26. Ðiều gì quan trọng nhất đối với bạn? 27. Những điểm mạnh mà sếp của bạn nói về bạn là gì? 28. Hãy cho biết những vấn đề khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc với sếp của bạn? 29. Nhứng điều gì làm bạn lo lắng khi làm một công việc? 30. Hãy cho biết khả năng của bạn khi làm việc dưới môi trường áp lực? 31. Kỹ năng của bạn phù hợp với công việc này hay tương tự công việc này? 32. Những yếu tố động viên nào giúp bạn làm việc tốt nhất? 33. Bạn có sẵn sàng làm việc ngoài giờ? Ban đêm? Ngày nghỉ cuối tuần? 34. Ðiều gì làm cho bạn biết bạn thành công trong công việc? 35. Bạn có sẵn sàng đi làm việc ở nơi khác theo yêu cầu của công ty hay không? 36. Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi của công ty trên quyền lợi cá nhân hay không? 37. Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn? 38. Bạn đã làm gì và học gì cho một lần thất bại trong công việc? 1 39. Những môn học nào bạn học kém nhất? 40. Nếu như công ty nhận bạn vào công việc này, bạn sẽ bắt đầu ra sao? 41. Bạn có nghĩ rằng bạn quá giỏi, khả năng cao cho công việc này hay không? 42. Bạn có những kế hoạch gì để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm của bạn? 43. Những phẩm chất nào ở người sếp mà bạn mong muốn có? 44. Hãy nói về trường hợp khi bạn giúp đỡ giải quyết một mối bất hòa giữa 2 người? 45. Vị trí nào bạn mong muốn làm việc trong một đội, khi đội làm việc cho một công trình? 46. Hãy mô tả nguyên tắc làm việc của bạn? 47. Trong công việc, điều thật vọng lớn nhất mà vạn gặp phải là gì? 48. Hãy nói về một trường hợp mà bạn cảm thấy vui vẻ nhất trong công việc? 49. Bạn có những câu hỏi nào cho tôi không? 50. Nếu như bạn có đầy đủ tiền bạc, và có ai đó khuyên bạn nên nghỉ hưu đi, bạn có đồng ý không, tại sao? Một ý tưởng hay là bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho người phỏng vấn. Các câu hỏi thích hợp bao gồm: 1. Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này? 2. Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ? 3. Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên? 4. Xin hãy cho biết văn hóa tổ chức và phong cách quản lý của cổng ty 5. Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai? 6. Các hoạt động của công ty tại Việt Nam phù hợp như thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới? Hãy mang danh sách câu hỏi đến cuộc phỏng vấn. Hãy tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn và bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn muốn tìm hiểu. Câu hỏi: “Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?” Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của Quý vị, mà là muốn tìm hiểu xem Quý vị có được thành công như thế nào. Quý vị cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ: "Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể. Thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình. Cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao. Câu hỏi: “Câu hỏi: “Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở Công 2 ty chúng tôi?” Muốn trả lời được câu hỏi này, Quý vị cần phải nghiên cứu tìm hiểu về Công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc Quý vị tin tưởng rằng Công ty có thể tạo cho Quý vị một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (Công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. “Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể Công ty”. Câu hỏi: “Anh (chị) thu xếp công việc như thế nào?” Quý vị cần phải thể hiện mình là người biết sử dụng thời gian. Không ai muốn nhận một nhân viên nào ngồi cho qua ngày, vì vậy Quý vị cần phải thể hiện tính chủ động của mình trong công việc. Quý vị có thể kết thúc như sau: “Sau một ngày hoàn tất công việc và chuẩn bị về nhà, tôi luôn thu dọn chỗ làm việc, và chuẩn bị kế hoạch cho công việc ngày mai”. Câu hỏi: “Với công việc của Công ty hiện nay, anh (chị) có những kinh nghiệm gì?” Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để Quý vị giới thiệu mình. Nhưng trước hết, Quý vị cẩn phải hiểu được mong muốn của nhà tuyển dụng. Vị giám khảo không chỉ đang tìm một kỹ sư, một kế toán có năng lực mà là họ đang tìm một người biết giải quyết vấn đề. Trước câu hỏi này, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói cho từng người biết khái quát về tình hình công việc. Những thông tin mà Quý vị có được sẽ làm Quý vị trả lời mạch lạc, khoa học hơn. Như một Công ty đang đứng trước vấn đề vận chuyển hàng hoá bằng đường tàu thuyền thì họ sẽ rất vui khi nghe câu trả lời: “Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, rất thông thạo các thiết bị mà Quý Anh/Chị có, điều nãy sẽ làm tôi nhanh chóng hoà nhập với công việc. Tôi hiểu về 3 những yêu cầu kế hoạch giao hàng và vận chuyển hàng hoá bằng tàu thuyền. Điểm cuối cùng là tôi luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế, luôn cố gắng hạn chế việc hỏng hóc các linh kiện và tránh không bị trả lại hàng”. Câu hỏi: “Anh (chị) thích và không thích điểm gì ở công việc?” Vị giám khảo đang muốn tìm một điểm yếu của Quý vị. Nếu một sinh viên tốt nghiệp trường Luật lại nói là mình không thích tranh luận nhiều với các đồng nghiệp thì điều đó đã khiến sinh viên đó bị trừ điểm. Vì vậy phải trả lời là Quý vị thích tất cả những việc trước kia, nói rằng công việc trước kia đã tạo cho Quý vị có được rất nhiều kinh nghiệm Quý báu. Nếu Quý vị chỉ trích sếp cũ của mình thì rất có thể Quý vị cũng sẽ bị mất điểm. Tiếp đó, Quý vị hãy nói: “Tôi rất thích công việc này. Quý Anh/Chị xem, trước đây Công ty chúng tôi phân công công việc rất tỷ mỷ, nhấn mạnh tính chuyên môn hoá. Còn đối với Công ty Quý Anh/Chị, tôi luôn mong muốn được cống hiến nhiều hơn ở mọi lĩnh vực”. Câu hỏi: “Qua quá trình làm việc, anh (chị) đã học được những điều gì?” Quý vị cần phải trả lời xoay quanh tình hình chuyên môn và nghiệp vụ. Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem Quý vị có khả năng tìm kiếm và chấp nhận những ý kiến mang tính xây dựng hay không, thái độ lao động có xuất phát từ lợi ích cơ bản của Công ty hay không? Hay là cá nhân có những suy nghĩ thiên kiến riêng tư. “Điều quan trọng là tôi đã hiểu lợi ích của tôi thống nhất với lợi ích của Công ty”. Câu hỏi: “Anh (chị) cảm thấy thế nào với những kết quả của ngày hôm nay?” Người phỏng vấn hỏi câu này không chỉ đơn giản là để đánh giá sự tiến bộ của Quý vị mà còn muốn đánh giá về sự tự khẳng định của Quý vị. Quý vị cần phải có câu trả lời khẳng định, song không nên tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng là hình như mình đã làm xong hết mọi công việc rồi. Quý vị 4 cần phải cho người phỏng vấn tin rằng, Quý vị coi mỗi một ngày là một cơ hội để học tập và để giành được thành công, coi Công ty này là một môi trường tốt để Quý vị phát triển khả năng của mình. “Chỉ cần giành được một chút tiến bộ thì tôi cũng không tự thỏa mãn, càng có được nhiều tiến bộ thì tôi càng muốn làm việc và học hỏi nhiều hơn”. Câu hỏi: “Anh (chị) hãy nói sơ qua về việc anh (chị) đã được thăng tiến ở Công ty cũ?” Trả lời câu hỏi này khá phức tạp. Câu trả lời này phải phản ánh được cá tính, mục tiêu, quá khứ và tương lai của Quý vị và cả việc Quý vị có say mê công việc hay không. Trong khi nói, Quý vị nên thiên về đặc điểm quan trọng của cá tính. Khi nói về việc thăng tiến, Quý vị sẽ thể hiện được kết quả của quá trình phấn đấu chăm chỉ, thành tích và cơ hội tốt của Quý vị. Câu hỏi: “Anh (chị) hãy nói qua về việc giải quyết những vấn để gai góc của mình?” Người phỏng vấn hỏi Quý vị câu này là muốn tìm hiểu khả năng, đặc biệt là khả năng phân tích của Quý vị. Khi xử lý vấn đề khó khăn, tôi thường chia thành 4 bước. Một là, xem xét vấn đề.Hai là, nêu ra những biện pháp giải quyết. Ba là, tính toán sự được mất của mỗi một biện pháp giải quyết và xác định ra phương án tốt nhất. Bốn là, tôi phản ánh vấn đề này với cấp trên đồng thời nêu ra phương án của mình và ghi nhận những ý kiến khác của các đồng sự. Sau đó Quý vị hãy nêu ra một ví dụ thực tế về một vấn đề và cách giải quyết vấn đề đó. Câu hỏi: “Trong công việc trước kia, anh (chị) đã có những quyết định và biện pháp nào?” Câu trả lời của Quý vị nên đề cập đến sự thật: Những quyết định của Quý vị đều căn cứ vào công việc cụ thể. Có thể người phóng vấn sẽ muốn tìm hiểu thêm Quý vị sẽ phải chịu trách nhiệm đến mức độ nào, và cũng muốn biết xem Quý vị có vượt quyền hạn hay không. Đây là một cơ hội tốt để Quý vị thể hiện thành tích của mình, tuy nhiên đối với công việc 5 thì Quý vị cần phải chừng mực hơn một chút. Ví dụ: “Khi phụ trách bộ phận thu mua, công việc của tôi luôn đảm bảo để mọi người được nhận thông tin một cách kịp thời. Quy định của công việc này rất nghiêm ngặt, các quyết định của tôi không có gì khó khăn. Hơn một năm trước, tôi đã chú ý rằng: Vào 10h00sáng mỗi ngày khi tôi đi phân phát các giấy tờ thì công việc của những người khác phải dừng lại 20 phút. Tôi lấy một ví dụ và báo cáo lại với cấp trên. Sếp của tôi đã thống nhất với tổng giám đốc và từ đó về sau tôi sẽ đi phân phát các giấy tờ vào trước giờ ăn trưa. Ông tổng giám đốc cho rằng, tôi đã chú ý nâng cao hiệu quả công việc tiết kiệm thời gian, ông ấy mong rằng tất cả mọi người trong Công ty, ai cũng sẽ có được ý thức này”. Câu hỏi: “Anh (chị) tìm việc trong bao nhiêu lâu?” Nếu như Quý vị đang có việc làm thì trả lời thế nào cũng không quan trọng. Quý vị chỉ cần nói là Quý vị muốn tìm một công việc, một Công ty phù hợp với bản thân mình, tìm kiếm những cơ hội và thách thức mới. Nếu như Quý vị đang đợi xin việc thì trả lời như thế nào lại trở nên vô cùng quan trọng. Quý vị sẽ không giành được điểm nào nếu trả lời tùy tiện. Vì vậy, Quý vị chỉ nên trả lời là đã tìm việc khoảng nửa năm hoặc lâu hơn một ít thôi, và hãy nhớ thêm vào những câu như: “Tôi đã tìm việc làm hơn 2 năm rồi. Trong khoảng thời gian ấy cũng có người giới thiệu việc làm cho tôi và cũng có Công ty đã đồng ý nhận, nhưng tôi luôn cho rằng công việc phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân mỗi người là vô cùng quan trọng, nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng" . Câu hỏi: “công việc của chúng tôi hiện nay có thể so sánh với các công việc trước đây mà anh (chị) đã làm hay không?” Quý vị không cần phải nghiền ngẫm xem dụng ý của người phỏng vấn là gì mà có thể thẳng thắn nói: “Không có công việc nào hoàn toàn giống công việc nào. công việc hiện nay 6 tất nhiên là khác với nhũng công việc tôi đã từng làm”. Nếu người đối diện cần Quý vị giải thích rõ ràng hơn, Quý vị hãy nói: “Để trả lời câu hỏi của Quý Anh/Chị được kỹ càng tôi xin hỏi một vài vấn đề liên quan đến công việc của Quý Công ty”. Câu hỏi: “Anh (chị) có thể đảm đương công việc cho chúng tôi mà người khác không làm được không?” Câu trả lời của Quý vị cần phải nêu bật về những yếu tố có liên quan đến nhu cầu hiện nay của Công ty, cũng như những vấn để liên quan đến Quý vị. Hãy tổng kết những giải thích của người phỏng vấn đối với công việc và đối chiếu năng lực của Quý vị với từng nhu cầu. Khi kết thúc nên nói: “Tôi có đầy đủ các điều kiện mà Quý Anh/Chị cần (Hãy liệt kê ra). Ngoài ra, Quý Anh/Chị có yêu cầu gì nữa không?” Câu hỏi: “Cấp trên có đánh giá tốt với những biểu hiện công việc của anh (chị) hay không ?” Nếu như Công ty trước đây đã từng yêu cầu Quý vị viết một bản tổng kết chính thức về công việc thì Quý vị nên viết. Khi không còn làm ở Công ty đó nữa, Quý vị nên đề nghị họ giúp Quý vị viết một lá thư giới thiệu. Tuy nhiên, Quý vị không được đường đột nhét lá thư xin việc này vào tay của người phỏng vấn. Họ sẽ có thái độ nghi ngờ với bất cứ một loại văn bản không hỏi mà đưa. Khi họ hỏi đến, Quý vị nên đường hoàng đưa cho họ. Nếu như không có văn bản thì Quý vị có thể nói: “Cấp trên của tôi luôn đánh giá tốt về những gì tôi đã làm ông ấy luôn cho rằng tôi có thể đảm nhận được trách nhiệm to lớn”. Câu hỏi: “Trách nhiệm công việc của một nhân viên thống kê (hoặc là kế toán, kỹ sư) là gì?” Đây là một câu hỏi được người phỏng vấn đề cập đến nhiều nhất. Thứ nhất, nó đòi hỏi người xin việc cần phải có đầu óc tính toán về hiệu quả công việc, nó đòi hỏi Quý vị phải hiểu 7 được công việc của chính Quý vị, đồng thời còn phải hiểu được làm như thế nào để thích ứng với tất cả công việc. Thứ hai, trả lời câu hỏi này sẽ phản ánh được mức độ Quý vị bằng lòng chấp nhận mệnh lệnh và sắp xếp công việc như thế nào. Thứ ba, đây là một câu hỏi có sự lựa chọn rất cao, nếu như thiếu hiểu biết về toàn diện vấn đề thì Quý vị sẽ bị loại ngay từ vòng đầu. Câu trả lời này còn có thể phản ánh được sự hiểu biết của Quý vị với công việc, nhưng cần nhớ không nên cứ xoay quanh các chi tiết về chuyên môn: Như ở Công ty này thì là một nhân viên thống kê nhưng sang một Công ty khác có thể Quý vị sẽ là một thực tập viên về mạng. Câu hỏi: “Hãy nói rõ về mối quan hệ công việc của anh (chị) với mục tiêu của phòng, của Công ty?” Câu hỏi này của người phỏng vấn nhằm khảo sát mức độ hiểu biết của Quý vị đối với nhiệm vụ cá nhân, của phòng và của Công ty; đồng thời cũng xem xét năng lực làm việc của Quý vị, cũng như tác dụng của Quý vị trong tập thể câu trả lời của Quý vị cần phải thể hiện như sau: “Tất nhiên tôi cản phải hoàn thành 100% nhiệm vụ của mình. Nhưng chất lượng công việc của tôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của người khác. Vì vậy là một thành viên của tập thể, tôi cần phải quan tâm đến những người khác. Ngoài ra,tôi cần phải ghi nhớ về mục tiêu của Công ty. Để thực hiện được mục tiêu đó, tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà Công ty cần”. Câu hỏi: “Anh (chị) cho rằng vấn đề nào trong công việc là quan trọng nhất?” Câu bỏi này nhằm xác định xem người trả lời phỏng vấn sẽ sắp xếp thời gian ra sao nắm vững nghệ thuật điều chỉnh công việc một, cách phù hợp nhất. Quý vị cần phải phân tích đầy đủ về công việc của mình, vấn đề quan trọng của công việc là khai thác, nghiên cứu hay là thiết kế. Đó là tiêu thụ, quy hoạch hay là đào tạo. Đó là chất lượng, tiến độ hay là an 8 toàn? . Tất cả những điều đó Quý vị cần phải nắm chắc trong đầu, đồng thời cũng không được coi nhẹ bất cứ vấn đề nào khác. Câu hỏi: “Anh (chị) có chấp nhận đi xa, khi mà Công ty yêu cầu hay không?” Nếu Quý vị không muốn phải đi đến một nơi xa xôi thì có thể hỏi bằng cách: “Quý Anh/Chị muốn nói đó là đi công tác hay là chuyển đến đó làm việc? Hay là Quý Anh/Chị muốn đào tạo chúng tôi ở nước ngoài?”. Hãy hỏi rõ ngọn ngành, và câu trả lời của Quý vị nên là: “Đồng ý”. Quý vị có thể không chấp nhận công việc này, nhưng nếu Quý vị không được tuyển dụng thì Quý vị cũng không có sự lựa chọn như vậy. Câu hỏi: “Thành tích lớn nhất trong công việc của anh (chị) là gì?” Câu trả lời của Quý vị cần xoay quanh chủ đề công việc. Nếu Quý vị có thể trả lời bằng các con số, hoặc Quý vị là người phụ trách chính thì câu trả lời thật dễ dàng. Nhưng nếu Quý vị không thể trả lời được như vậy, hoặc Quý vị chỉ là một nhân viên bình thường thì không nên thổi phồng cống hiến của mình đối với một công việc nào đó. Khi ấy, Quý vị nên bắt đầu trả lời là: “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi đã cố hết sức mình trong tập thể, và qua đó đã học được nhiều điều. Chúng tôi cố gắng làm việc, đoàn kết với nhau và hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra”. Câu hỏi: “Anh (chị) đã tổ chức, quy hoạch những công việc quan trọng như thế nào?” Quy hoạnh một công việc có hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự suy nghĩ chu đáo (yếu tố con người, Công ty cụ để hoàn thành công việc. Việc đó sẽ được hoàn thành vào ngày nào, tiến độ ra sao? sẽ hoàn thành vào giờ nào ngày nào?). Quy hoạch có hiệu quả còn bao gồm cả phần kinh phí. Quý vị cần phải thể hiện được một số yếu tố cơ bản mà Quý vị đã suy nghĩ đến. 9 Câu hỏi: “Anh (chị ) theo đuổi công việc mới bởi những mục đích gì?” Quý vị cần một Công ty để bản thân phát huy sở trường và khả năng chuyên môn của mình. Quý vị đừng bao giờ nói rằng, mình đòi hỏi Công ty này sẽ đem lại cho Quý vị cái gì, mà cần phải nói Quý vị mong muốn làm được gì cho Công ty. Điều quan trọng nhất của câu trả lời chính là “cống hiến” tức là Quý vị cống hiến cho Công ty bằng cách chăm chỉ làm việc, thông qua công việc để nâng cao khả năng chuyên môn của mình. Câu hỏi: “ Anh (chị) đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong công việc bằng biện pháp nào?” Đây là một câu hỏi quan trọng hay gặp nhất. Người phỏng vấn đang tìm kiếm một thực tế trong việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của Quý vị. Vì vậy, Quý vị cần phải nói rõ bằng những ví dụ thực tế. Cách trả lời sau đây sẽ thể hiện được tính trung thực, biết lắng nghe ý kiến của người khác và sự chín chắn của Quý vị. Một phần trong đó có thể kết hợp với kinh nghiệm cá nhân của Quý vị. Khi trả lời, cần phải chú ý đến nơi chốn và thời gian. “Khi tôi vừa nhận công việc đó thì cấp trên cũng đã chỉ bảo cho một đôi điều. Thời gian trôi qua, tôi được đảm nhận trách nhiệm lớn hơn (hãy nêu ra một vài ví dụ). Bây giờ mỗi sáng gặp nhau, chúng tôi thường thảo luận đến tiến độ công việc, như vậy tôi cũng hiểu được cấp dưới. Tôi cho rằng điều này không những thể hiện được sự tiến bộ của tôi mà còn cho thấy khả năng phán đoán trong công việc quản lý của bản thân mình. Từ đó, tôi càng tin tưởng vào khả năng làm việc của mình một khi được đảm nhận những trách nhiệm lớn lao hơn”. Câu hỏi: “Anh (chị) có sẵn sàng mang hết khả năng của mình để hoàn thành tốt công việc được giao không?” Muốn trả lời được những câu hỏi loại này, Quý vị cần phải nói rõ cá tính của mình. Đối với những câu hỏi đặc biệt như vậy thì khi trả lời, Quý vị cần phải thể hiện được tinh thần: 10

Ngày đăng: 04/10/2013, 14:48

Hình ảnh liên quan

Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”,  chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách. - 50 cau hỏi thường gặp trong phỏng vấn

i.

ám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan