QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

9 628 5
QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 2.1. QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ ĐẦU VÀO - SẢN XUẤT - TIÊU THỤ 2.1.1. Hoạt động của hệ thống kinh tế Hoạt động của hệ thống kinh tế thực chất được hiểu đơn giản là một chu kỳ khép kín giữa các yếu tố đầu vào (tài nguyên, năng lượng) - sản xuất - tiêu thụ. Trong đó: - Tài nguyên là tất cả các vật chất, tri thức được sử dụng làm đầu vào để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho xã hội. - Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là quá trình con người tác động vào yếu tố đầu vào, biến chúng từ cái chưa có nhu cầu thành cái có nhu cầu, những sản phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sử dụng, hay để trao đổi thương mại. - Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong hệ thống kinh tế, con người sẽ sử dụng những sản phẩm vào những mục đích cụ thể. Theo nghĩa hẹp thì tiêu thụ chính là quá trình diễn ra hình thái sử dụng giá trị của sản phẩm. Như vậy, trong hệ thống kinh tế sẽ hình thành một chu kỳ chuyển hóa của những dòng vật chất năng lượng đi từ nguồn tài nguyên đến sản xuất tiêu dùng. Trong quá trình chu chuyển này luôn đi kèm với vấn đề phát sinh chất thải (phát thải). Đó là những chất thải của nguyên liệu ở quá trình khai thác, những chất thải bị tổn thất từ khâu sản xuất, các sản phẩm khuyết tật, chất thải loại ra từ quá trình tiêu thụ sản phẩm . Trong suốt quá trình vận động của hệ thống kinh tế, một phần tài nguyên sẽ bị tổn thất đưa vào môi trường dưới dạng chất thải. Tuy nhiên, chúng vẫn tuân theo định luật thứ nhất nhiệt động học “năng lượng vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác”, điều này có nghĩa là tổng năng lượng nguồn đầu vào hệ thống kinh tế sẽ luôn cân bằng với tổng lượng đầu ra (bao gồm sản phẩm, chất thải tổn thất năng lượng) trong suốt quá trình vận động của hệ thống kinh tế. 2.1.2. Chức năng của môi trường trong hệ thống kinh tế 2.1.2.1. Môi trường là nơi chứa đựng chất thải Trong suốt quá trình hoạt động, tất cả chất thải của hệ thống kinh tế đều được đưa trở lại môi trường chỉ một phần trong số đó được chúng ta tái tạo lại để sử dụng. Dòng đầu vào Quy trình sản xuất Sản phẩm Chất thải Chất tái chế Môi trường Hình 2.1. Minh họa về phát thải chất thải ra môi trường. Để đem lại phúc lợi về mặt môi trường giảm mức độ tấn công vào tài nguyên, con người luôn tìm cách tận dụng đến mức tối đa các chất thải có thể tái chế hoặc tái sử dụng được (khi mà tái chế vẫn mang lại hiệu quả), bên cạnh đó quá trình phát thải các chất thải không còn khả năng sử dụng cũng diễn ra, đây là quá trình tạo ra chất thải từ quy trình sản xuất. Chẳng hạn như, từ chất thải rắn có thể tận thu được vật liệu tái chế, phân bón hữu cơ, gạch xây dựng, nhiệt, khí đốt từ các công nghệ tương ứng sau: Chất thải rắn Phân hữu cơ (từ công nghệ compost) Gạch, bê tông (từ công nghệ đốt) Vật liệu tái chế (từ khâu phân loại) Nhiệt (từ công nghệ đốt) Khí sinh học (từ công nghệ compost) Hình 2.2. Minh họa về giải pháp tận thu các dòng vật chất từ chất thải rắn Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, con người đã có nhiều lựa chọn hơn trong việc khai thác tài nguyên cũng như tái sử dụng chất thải để tạo ra những nguyên vật liệu thứ cấp phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như sử dụng cho các nhu cầu của chính mình. Phần lớn lượng chất thải có thể tái chế được con người đưa vào các quy trình sản xuất mới để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của xã hội, hoạt động này đã đem lại nhiều hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhờ vào khả năng đồng hóa chất thải của môi trường mà các chất độc hại được biến đổi thành các chất ít độc hại hơn, thậm chí có một số chất trở nên không độc hại đối với môi trường. Chẳng hạn như các chất thải được đưa vào môi trường nước sẽ được pha loãng làm cho thành phần chất hữu cơ chứa trong chất thải cũng sẽ dễ bị phân hủy hơn nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Khí thải thoát ra từ hoạt động của nhà máy, giao thông một phần sẽ được hấp thụ bởi thảm thực vật, một phần theo mưa rơi vào môi trường đất, nước làm cho tính độc của các khí này cũng giảm đi đáng kể. Mặc dù, khả năng tự làm sạch của môi trường (khả năng đồng hóa của chất thải) là rất lớn, nhưng nếu lượng chất thải hàng ngày được thải ra lớn hơn khả năng tự làm sạch của môi trường thì vấn đề ô nhiễm chắn chắc sẽ xảy ra. Vì vậy, các biện pháp quản xử lý chất thải (rắn, lỏng khí) là cần thiết để giảm thiểu các khả năng tác động nguy hại đến môi trường. 2.1.2.2. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho toàn bộ hệ thống kinh tế Những sản phẩm mà con người sử dụng được lấy từ các nguồn tài nguyên. Môi trường chứa đựng tất cả các nguồn tài nguyên đầu vào cho các hoạt động của hệ thống kinh tế. Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện nay, quan điểm của các nhà kinh tế học môi trường đều thống nhất cách phân loại tài nguyên như sau: Tài nguyên tái tạo: Là những loại tài nguyên sau khi khai thác vẫn còn khả năng tự tái tạo hoặc phục hồi giống hoặc tương tự trạng thái ban đầu (chẳng hạn như tài nguyên rừng, thủy hải sản .) nếu được quản lý một cách hợp lý. Những loại tài nguyên này nếu bị khai thác vượt quá khả năng tự tái tạo thì chúng sẽ trở thành nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Do đó, quá trình khai thác chúng ta cần phải có những biện pháp kiểm soát một cách hợp lý, đồng thời có kết hợp với các chính sách bảo vệ nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho những loại tài nguyên tái tạo này. Tài nguyên không tái tạo: là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo được, hoặc thời gian tái tạo rất lâu (có thể hàng thế kỷ hoặc lên đến hàng triệu năm), chúng thường có số lượng hạn chế, sau khi khai thác sử dụng thì tài nguyên này sẽ cạn kiệt dần không còn tái tạo được nữa. Loại tài nguyên này gồm những nhiêu liệu hóa thạch, khoáng sản. Một số tài nguyên có thể tái tạo nhưng chỉ được phục hồi qua một quá trình hoạt động địa chất lâu dài thì cũng được xếp vào loại tài nguyên không tái tạo được. Hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới tình trạng khai thác tài nguyên thường không triệt để, hiệu suất khai thác không cao, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên. Chẳng hạn như, đối với dầu hỏa, theo thống kê, hiệu suất khai thác chỉ đạt 30 - 40%; trong khi đó, khai thác quặng có thể được 75 - 85% . Từ những con số trên cho thấy sự lãng phí trong việc khai thác sử dụng tài nguyên hiện nay mà nhất là đối với loại tài nguyên không có khả năng tái tạo được. Để hạn chế sự lãng phí cạn kiệt những tài nguyên không tái tạo này, chúng ta cần phải khai thác đúng kỹ thuật, kết hợp với việc cải tiến trang thiết bị, công nghệ, tìm ra những phương pháp khai thác tối ưu để tận thu tối đa tài nguyên. 2.1.2.3. Môi trường là không gian sống của con người Môi trường là không gian sống tồn tại của con người cũng như tất cả các sinh vật, không gian sống đó được biểu thị qua chất lượng của cuộc sống khi không gian sống đó không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống thì chất lượng cuộc sống sẽ không được đảm bảo. Môi trường còn là nơi diễn ra tất cả hoạt động của con người, thông hoạt động đó con người không ngừng khai thác tất cả các nguồn tài nguyên nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình. Ngoài ra, môi trường còn là nơi tập hợp những quần thể sinh vật tạo nên những cảnh quan, danh lam thắng cảnh, góp phần mang lại không gian thư giãn giải trí lành mạnh cho con người. Tuy nhiên, do nhu ngày càng cao, cho nên con người đã không ngừng thúc đẩy các hoạt động khai thác tài nguyên sử dụng môi trường một cách thiếu kiểm soát, lãng phí nên làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Mặt khác, trong quá trình sinh sống con người đã thải ra ngoài thiên nhiên một lượng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chất thải nguy hại rất lớn, làm cho chất lượng cuộc sống môi trường có xu hướng xuống cấp trầm trọng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách là làm sao để sử dụng bảo vệ môi trường một cách bền vững là vấn đề cấp bách của mọi người, nhà nước toàn thế giới. Để làm được điều này chúng ta cần phải có những chính sách, những công cụ cụ thể để việc khai thác, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường được hợp lý. 2.2. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG VẬT CHẤT TRONG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 2.2.1. Các định luật nhiệt động học 2.2.1.1. Định luật 0 Định luật 0, hay nguyên lý cân bằng nhiệt động nói về cân bằng nhiệt động. Hai hệ nhiệt động đang nằm trong cân bằng nhiệt động với nhau khi chúng tiếp xúc với nhau nhưng không có trao đổi năng lượng. Định luật phát biểu như sau: "Nếu hai hệ có cân bằng nhiệt động với cùng một hệ thứ ba thì chúng cũng cân bằng nhiệt động với nhau". Định luật 0 được phát biểu sau 3 định luật còn lại nhưng ảnh hưởng của nó lại rất quan trọng nên được đánh số 0. Cân bằng nhiệt động bao hàm cả cân bằng nhiệt, cân bằng cơ học cân bằng hoá học. 2.2.1.2. Định luật 1 Định luật 1, hay nguyên lý thứ nhất, chính là định luật bảo toàn năng lượng, khẳng định rằng năng lượng luôn được bảo toàn. Nói cách khác, tổng năng lượng của một hệ kín là không đổi. Các quá trình xảy ra trong hệ chính là sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng không thể sinh ra từ hư không, nó luôn biến đổi trong tự nhiên. Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Con người không thể "tạo ra" năng lượng, mà chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi. Nói cách khác, nhiệt năng truyền vào một hệ bằng với thay đổi nội năng của hệ cộng với công năng mà hệ sinh ra cho môi trường. Định luật 1 của nhiệt động học cũng là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lý (cơ học, điện từ học, hóa học, vật lý hạt nhân .). Tiên đề Noether cho rằng sự bảo toàn năng lượng có liên quan chặt chẽ tới độ đồng dạng về cấu trúc của không gian - thời gian. 2.2.1.3. Định luật 2 Định luật 2, hay nguyên lý thứ hai, còn gọi là nguyên lý về entropy, liên quan đến tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học đề ra khái niệm entropy. Theo nguyên lý thứ 2, entropy của một hệ kín chỉ có hai khả năng, hoặc là tăng lên, hoặc giữ nguyên. Điều này có nghĩa là, đối với bất kỳ trường hợp nào, việc chuyển đổi từ trạng thái bất ổn định này sang trạng thái bất ổn định khác không thể xảy ra nếu không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài. Nói cách khác, một hệ lớn không trao đổi năng lượng với môi trường sẽ có entropy luôn tăng hoặc không đổi theo thời gian. Vì entropy là mức độ hỗn loạn của hệ, định luật này nói rằng vũ trụ sẽ ngày càng "hỗn loạn" hơn. Cơ học thống kê đã chứng minh rằng định luật này là một định lý, đúng cho hệ lớn trong thời gian dài. Đối với hệ nhỏ thời gian ngắn, có thể có thay đổi ngẫu nhiên không tuân thủ định luật này. Nói cách khác, không như định luật 1, các định luật vật lý chi phối thế giới vi mô chỉ tuân theo định luật 2 một cách gián tiếp có tính thống kê. Ngược lại, định luật 2 khá độc lập so với các tính chất của các định luật đó, bởi lẽ nó chỉ thể hiện khi người ta trình bày các định luật đó một cách giản lược hóa ở quy mô nhỏ. 2.2.1.4. Định luật 3 Nguyên lý thứ ba, hay nguyên lý Nernst, còn gọi là nguyên lý về độ không tuyệt đối, đã từng được bàn cãi nhiều nhất, gắn liền với sự tụt xuống một trạng thái lượng tử cơ bản khi nhiệt độ của một hệ tiến đến giới hạn của độ không tuyệt đối. Định luật này được phát biểu như sau “Trạng thái của mọi hệ không thay đổi tại nhiệt độ không tuyệt đối (0°K)”. 2.2.2. Phân tích cân bằng vật chất trong hệ thống kinh tế Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa - dịch vụ được di chuyển tự sản xuất, lưu thông, phân phối tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm chất thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Các định luật 1 2 về nhiệt động học cho thấy vật chất luôn biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tuy nhiên, hiệu suất của sự chuyển đổi vật chất không thể xảy ra hoàn toàn (100%) cũng như vật chất không thể mất đi hoàn toàn như chưa từng tồn tại. Các quá trình tự nhiên nhân tạo (ở trường hợp này là sự hình thành của tài nguyên, khai thác, sản xuất, phân phối sử dụng) chỉ làm cho một phần của nguyên, nhiên vật liệu bị chuyển hóa thành năng lượng, phần còn lại tồn tại ở dạng chất thải sẽ quay trở lại môi trường. Hình 2.3 cho thấy bất kỳ một quá trình nào diễn ra trong hệ thống kinh tế đều cho ra chất thải. Để giảm bớt áp lực cho môi trường, chúng ta phải tìm cách giảm thiểu lượng phát thải tăng cường hiệu suất của dòng tuần hoàn chất thải thông qua việc tái chế, tái sử dụng. Tuy nhiên, dòng tái chế, tái sử dụng chất thải có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (tài nguyên thiên nhiên) Chất thải Nguyên liệu sơ cấp HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC Vật liệu Dòng tái sinh (Ra) Dòng tái sinh (Rb) Dòng tái sinh (Rc) Dòng tái sinh (Rd) Dòng tái sử dụng (Re) Sản phẩm Sản phẩm Chất thải Chất thải Chất thải Chất thải Bầu khí quyển Môi trường đất, nước, không khí Nơi tiếp nhận chất thải NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN CHẾ TẠO CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, BIẾN ĐỔI HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ Hình 2.3. Sơ đồ đơn giản về chu chuyển vật chất trong hệ sinh thái môi trường Dòng tái sinh R a , R b R c hoạt động ở tốc độ tương đối cao, trong khi dòng tái sinh R d R e lại hoạt động với tốc độ tương đối thấp. Điều này được lý giải bởi các yếu tố sau: - Khối lượng vật chất đưa vào hệ thống. - Tính đồng nhất của vật liệu (mức độ tính đồng nhất về mặt chất lượng). - Mức độ nhiễm bẩn (khả năng trộn lẫn các tạp chất). - Vị trí thải bỏ chất thải. Ứng dụng vào trong thực tế ta có thể so sánh những dòng phế thải bên trong hệ thống (R a ) phế thải hậu tiêu thụ (R d ) như sau: dòng (R a ) có đặc điểm là khối lượng lớn, tính đồng nhất cao, độ nhiễm bẩn thấp là nguồn thải điểm; trong khi đó, dòng thải hậu tiêu thụ (R d ) thì ngược lại. Xét về mặt kinh tế, các dòng tái sinh là không giống nhau, lợi ích thu được từ các dòng tái sinh trước luôn cao hơn so với các dòng tái sinh sau (R a > R b > R c > R d > R e ). Tất nhiên, xét về mặt môi trường thì chúng ta cần phải duy trì các dòng tái sinh (có thể không tối ưu về mặt kinh tế). Việc tái sinh vật liệu còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác như: giá cả tương đối của vật liệu sơ cấp thứ cấp được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất, vấn đề sử dụng các vật liệu thứ cấp, tiến bộ khoa học kỹ thuật; các yếu tố văn hóa, lịch sử, hạn chế của sự nhận thức về môi trường . Việc đưa nguyên liệu vào hệ thống kinh tế được xác định theo cấp của nó. Nếu nguyên liệu sơ cấp thì khi đi vào hệ thống kinh tế chưa bị phá hủy bởi các hoạt động sản xuất tiêu thụ nhưng chúng lại bị biến đổi dưới sự tác động của các yếu tố hóa học, sinh học vật lý. Cụ thể là khi đi vào hệ thống, nguyên liệu đang ở trạng thái rất có ích khi thoát ra khỏi hệ thống thì một phần lại ở trong trạng thái chất thải như các khí thải, nước thải, chất thải rắn… Do vậy, không một quy trình sản xuất nào đưa đến hiệu suất chuyển đổi từ vật liệu đầu vào sang sản phẩm đầu ra đạt 100%; một phần sẽ tồn tại dưới dạng chất thải tổn thất dưới dạng năng lượng. Quan điểm về cân bằng vật chất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành cách nhìn nhận về vấn đề quản lý nền kinh tế trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Ngược lại, tính chất của môi trường cũng dẫn đến tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế. 2.2.3. Ứng dụng cân bằng vật chất trong kinh tế học môi trường - trường hợp quản lý chất thải rắn Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, áp dụng cho từng nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ dân cư, nhà máy, cũng như cho khu công nghiệp khu thương mại. Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý chất thải rắn. Các bước thực hiện của phương pháp như sau: - Bước 1: hình thành giới hạn nghiên cứu; đây là bước quan trọng bởi vì trong nhiều trường hợp, khi lựa chọn giới hạn hệ thống phát sinh chất thải rắn thích hợp sẽ đưa đến cách tính toán đơn giản. - Bước 2: nhận diện tất cả các hoạt động phát sinh chất thải rắn xảy ra bên trong hệ thống nghiên cứu. - Bước 3: xác định tốc độ phát sinh chất thải rắn liên quan đến các hoạt động nhận diện ở bước 2. - Bước 4: sử dụng các mối quan hệ toán học để xác định chất thải rắn phát sinh, thu gom lưu trữ. Khối lượng vật chất tích lũy bên trong hệ thống (tích luỹ) Khối lượng chất thải phát sinh trong hệ thống (chất thải rắn + khí thải+ nước thải) Khối lượng vật chất đi vào hệ thống (nguyên liệu, nhiên liệu) Khối lượng vật chất đi ra khỏi hệ thống (sản phẩm, vật liệu) = -- -_ Phương trình cân bằng vật chất trong trường hợp này được biểu hiện bằng các công thức tổng quát sau: Dạng đơn giản ΣTích lũy = ΣVào - ΣRa - Phát sinh Biểu diễn dưới dạng toán học = dt dM Trong đó: dM/dt: tốc độ tích lũy vật chất bên trong hệ thống (kg/ngày, tấn/ngày). ∑M vào : tổng lượng vật liệu đi vào hệ thống (kg/ngày). ∑ M ra : tổng lượng vật liệu đi ra hệ thống (kg/ngày). rw : tốc độ phát sinh chất thải (kg/ngày). Trong một số quá trình chuyển hoá sinh học, ví dụ: quá trình sản xuất phân compost (phân rác, phân hữu cơ), khối lượng của chất hữu cơ sẽ giảm xuống, nên số hạng rw sẽ là giá trị âm. Khi viết phương trình cân bằng khối lượng thì tốc độ phát sinh luôn luôn được viết là số hạng dương. Trong thực tế, khi áp dụng phương trình cân bằng vật chất thì khó khăn gặp phải là việc xác định tất cả các lượng vật chất đi vào ra khỏi hệ thống. 2.3. KINH TẾ TÀI NGUYÊN 2.3.1. Định nghĩa tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất được hình thành trong suốt quá trình hình thành phát triển của tự nhiên, cũng như quan hệ mật thiết tới cuộc sống sinh vật con người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu năng lượng, hỗ trợ phục vụ cho các nhu cầu phát triển của xã hội. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội càng phát triển, số lượng tài nguyên các dạng tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. 2.3.2. Phân loại tài nguyên Trong giới hạn của phân tích kinh tế môi trường, tài nguyên có thể được phân chia một cách tương đối thành các loại chính đó là: ΣM vào - ΣM ra (-/+) rw - Theo quan hệ với con người tài nguyên thiên nhiên tài nguyên xã hội. - Theo phương thức khả năng tái tạo có tài nguyên tái tạo được tài nguyên không thể tái tạo được. - Theo bản chất tự nhiên có thể chia thành tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, tài nguyên sinh vật đa dạng sinh học, tài nguyên trí thức khoa học tài nguyên thông tin… Tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên có thể tái tạo được tài nguyên không thể tái tạo được. Loại tài nguyên không thể tái tạo được (không thể phục hồi) là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có một trữ lượng cố định như: sắt, đồng, chì, vàng, dầu lửa tồn tại trong các kho dự trữ của vỏ trái đất. Loại tài nguyên này có một đặc thù là có trữ lượng hạn chế nên sau khi khai thác sử dụng vào bất cứ một mục đích nào, một trường hợp nào hay một thời kỳ nào thì chúng sẽ bị giảm về trữ lượng chất lượng ở thời kỳ khai thác đến một lúc nào đó chúng sẽ bị cạn kiệt. Hiện tại, tài nguyên không thể tái tạo đã đang bị lạm dụng quá mức trong khai thác. Mức độ suy giảm cả về khối lượng lẫn chất lượng đang rất nhanh chóng. Trong những năm gần đây, các công ty khai thác khoáng sản chủ yếu quan tâm đến tốc độ khối lượng tối ưu để khai thác một quặng mỏ ở một thời kỳ nào đó. Tuy nhiên, một số cơ sở cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc khai thác này có ảnh hưởng như thế nào đến khối lượng chất lượng khai thác trong tương lai. Vì vậy, chi phí khai thác hiện tại chịu tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm cả khối lượng khai thác trong quá khứ, công nghệ khai thác, khả năng sinh lợi trong tương lai . Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng khả năng sử dụng trong tương lai của tài nguyên không tái tạo sẽ không còn nếu trữ lượng tài nguyên đó được khai thác sử dụng thiếu kiểm soát ngay trong hiện tại. Do vậy, chi phí để sử dụng tài nguyên không tái tạo bao gồm cả tổng chi phí khai thác (chi phí nhân công, giá trị của quặng mỏ .) cả chi phí cơ hội (chi phí mất đi do khai thác, chi phí đầu tư vào quặng mỏ nên được đầu tư vào việc khác). Tuy nhiên, người ta cũng có thể ngưng không đầu tư vào khai thác quặng mỏ này nếu giá cả của nguyên vật liệu khai thác được dự báo là gia tăng đáng kể trong tương lai hoặc theo dự đoán rằng kỹ thuật khai thác trong tương lai sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Cũng có thể là do lãi suất tài chính hiện tại quá cao, khuyến khích các chủ mỏ khai thác nhiều hơn để đem lại lợi nhuận cho việc đầu tư vào việc cho vay. Ngoài ra, Hotelling (1931) còn cho rằng, nếu người ta có thể dễ dàng hay tự do tiếp cận một loại quặng nào đó hay bất kỳ một loại tài nguyên không thể tái tạo nào hoặc thậm chí là một loại tài nguyên tái tạo được (như rừng, biển, sinh vật .) thì sẽ dẫn đến việc lạm dụng quá mức trong khai thác. Việc tiếp cận tự do một nguồn tài nguyên nào đó là hệ quả của việc chưa phân định được quyền sở hữu về tài nguyên và/hoặc là do quyền sở hữu này chưa được xác định rõ ràng. Ví dụ, nhiều công ty cùng đầu tư vào khai thác một loại mỏ khoáng sản thì không một công ty nào chấp nhận lùi bước hậu quả là mỏ khoáng sản đó bị khai thác rất nhanh, các quặng trong mỏ này sẽ bị thất thoát đáng kể. Vì vậy, chúng ta cần phải phân định giữa 2 khái niệm đó là “bi kịch của việc tiếp cận tự do” “bi kịch của vấn đề tài sản chung” vì tài sản chung thuộc quyền sở hữu cộng đồng nên thường phải có luật, tập tục xã hội quy định việc sử dụng tài sản chung đó. Tài nguyên có thể phục hồi: Tài nguyên có thể phục hồi (như lâm sản, hải sản, rừng, biển, gia súc, đồng cỏ .) có thời gian phục hồi khác nhau. Loại tài nguyên này có đặc điểm là sau khi khai thác vẫn còn khả năng tự tái tạo hoặc phục hồi giống hoặc tương tự khai thác ban đầu nếu được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, loại tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt theo thời gian ngắn nếu bị khai thác vượt quá khả năng tự tái tạo. Tài nguyên có thể phục hồi cũng có thể chịu sự tác động của “rủi ro do việc tiếp cận tự do”. Do vậy, việc tự do tiếp cận nguồn tài nguyên có thể tái tạo cũng sẽ dẫn đến sự cạn kiệt. Ví dụ, một hồ có rất nhiều thủy sản, nơi mà bất kỳ một ai cũng có thể khai thác được thì hậu quả sẽ rất trầm trọng, người ta có thể câu cá tùy thích, lưới cá với kích thước ô lưới nhỏ thậm chí họ có thể rà điện, đánh mìn . gây hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái hồ này. Ngoài các loại tài nguyên trên, còn có một loại tài nguyên mà người ta ít khi quan tâm đến đó là “tài nguyên vô tận” hay còn gọi là tài nguyên vĩnh viễn (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, dòng chảy .), loại tài nguyên này sẽ cho giá trị sử dụng vô hạn không bị chi phối bởi “bi kịch của việc tiếp cận tự do” “bi kịch của vấn đề tài sản chung”. 2.3.3. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên Người ta có thể đánh giá tài nguyên thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau căn cứ vào những mục đích khác nhau. Giá trị của một tài nguyên có thể được đánh giá cao hay thấp, tốt hay không tốt phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật của thời đại trình độ nhận thức của từng đối tượng khác nhau . Vì vậy, cùng một loại tài nguyên nhưng ở thời đại nguyên thủy được xem là không cần thiết, không quý, thậm chí còn có thể coi là chất thải nhưng đến thời đại chúng ta, khi khoa học kỹ thuật đã thực sự phát triển thì nó có thể trở nên quý, thậm chí rất quý hiếm. Chẳng hạn như mỏ Uranium, vào thời nguyên thủy người ta chưa biết Uranium là gì nên không cho nó là quý. Ngược lại, ngày nay khi người ta đã biết nó là khoáng sản nguyên liệu rất cần cho các nhà máy điện nguyên tử thì nó lại trở nên quý giá. Trong lĩnh vực " kinh tế học môi trường", một số chất thải ở một số xã hội trình độ khoa học kỹ thuật thấp có thể bị loại bỏ hoàn toàn nhưng trong một số xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nó lại là nguyên liệu quý các quy trình sản xuất tiếp theo. Giấy viết xong trước đây là phế thải nhưng từ khi có công nghệ tái chế giấy ra đời thì giấy phế thải trở thành nguyên liệu cho giấy tái chế hay bìa carton. Như vậy, xét về mặt kinh tế, để đánh giá một loại tài nguyên nào đó người ta thường căn cứ vào giá trị sử dụng giá trị hàng hóa - dịch vụ của nó. Đặc biệt, có một số loại tài nguyên, ngoài việc căn cứ vào giá trị sử dụng giá trị hàng hóa - dịch vụ, người ta còn tính đến hàm lượng trữ lượng của nó trong tự nhiên (nhất là đối với tài nguyên khoáng sản), chính vì vậy mà tài nguyên được chia thành rất nhiều loại khác nhau, bao gồm: - Tài nguyên có giá trị kinh tế cao, tài nguyên giá trị kinh tế trung bình, tài nguyên giá trị kinh tế thấp. - Tài nguyên quý không hiếm (tài nguyên không khí, các mỏ vàng, tài nguyên văn hóa, tài nguyên trí tuệ…). - Tài nguyên hiếm giá trị quý không cao (đất hiếm). - Tài nguyên quý - hiếm: thông thường, khi một tài nguyên hiếm thường đồng thời là tài nguyên quý. Chẳng hạn như một số động vật quý hiếm (Tê giác, Sao la, Gấu trúc…). - Tài nguyên có giá trị tiềm tàng cao. - Tài nguyên có giá trị tiềm tàng không cao nhưng chỉ có giá trị hiện tại cao. - Tài nguyên có giá trị trao đổi tài nguyên không có giá trị trao đổi. Chẳng hạn như vàng bạc có giá trị trao đổi nhưng tài nguyên bầu trời, tài nguyên lịch sử của một dân tộc, tài nguyên văn hóa truyền thống lại không có giá trị trao đổi. Ngoài ra, giá trị của tài nguyên còn được hiểu theo nghĩa tài nguyên của ai ? Tài nguyên phục vụ cho ai ? - Tài nguyên có thể là tài sản của một cá nhân giá trị của nó được xác định bởi chính người sử dụng. - Tài nguyên có thể của một quần thể, một tập thể nhất định nào đó, giá trị của tài nguyên đó được định giá bởi một tập thể. Loại tài nguyên này thường là tài nguyên tinh thần hoặc là những tài nguyên vật chất phi vật chất đặc biệt nào đó. - Tài nguyên của toàn thể cộng đồng thế giới (bầu khí quyển, tầng ozôn…) là loại tài nguyên của chung toàn thể loài người trên trái đất. . QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1. QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ ĐẦU VÀO - SẢN XUẤT - TIÊU THỤ 2.1.1. Hoạt động của hệ thống kinh tế Hoạt động của hệ thống. thức về môi trường. Việc đưa nguyên liệu vào hệ thống kinh tế được xác định theo cấp của nó. Nếu nguyên liệu sơ cấp thì khi đi vào hệ thống kinh tế chưa

Ngày đăng: 03/10/2013, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan