bai thu hoach 4 nam thuc hien cvd lam theo Ho Chi Minh

3 940 0
bai thu hoach 4 nam thuc hien cvd lam theo Ho Chi Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẢNG UỶ PHƯỜNG PHỐ MỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Chi bộ trường THCS Ngô Văn Sở Lào Cai, ngày 10 tháng 10 năm 2010 BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN Đánh giá qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Họ và tên: Lê Thị Đào Chức vụ: Đảng viên Đơn vị công tác: Trường THCS Ngô Văn Sở. Qua 4 năm (2007-2010) thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi xin tự kiểm điểm, đánh giá bản thân với quá trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác như sau: 1. Các chuyên đề mà bản thân đã được học tập, nghiên cứu qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động: - Năm 2007 học tập chuyên đề “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Di chúc và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các nội dung “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”; - Năm 2008 Học tập chuyên đề “ Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, Tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” của Bác; - Năm 2009 học tập chuyên đề “ Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; - Năm 2010 học tập chuyên đề Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “Là đạo đức, là văn minh”, gắn với công tác tổ chức và tiến hành đại hội các cấp năm 2010. 2. Nhận thức của bản thân về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Người vẫn thường nói, đối với con người phải có sức mạnh mới gánh được xa, người cách mạng phải có đạo đức mới hoàn thành nhiệm vụ, chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến giáo dục đạo đức cho từng người. Những phẩm chất đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh khái quát cơ bản nhất là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. 3. Ý kiến các nhân về cuộc vận động này: Cuộc vận động đã góp phần hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi đắp nền tảng đạo đức, văn hoá trong toàn Đảng và toàn xã hội, trực tiếp là công tác xây dựng Đảng và góp phần làm trong sáng, trong sạch đội ngũ Đảng viên, cán bộ của Đảng, là cuộc vận động trúng và đúng; đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, tinh thần tương thân, tương ái theo truyền thống của dân tộc, theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng tốt hơn. Đồng thời cuộc vận động đã gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các tổ chức trong toàn Đảng, toàn dân. Các ngành đã được gắn kết chặt chẽ trong công tác, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong học tập, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam. 4. Những việc làm cụ thể học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Sau khi nghiên cứu học tập các chuyên đề về tấm gương đạo đức của Bác, bản thân tôi đã có những việc làm cụ thể như sau: a. Ưu điểm: - Trong quá trình thực hiện các công việc được phân công, Tôi luôn nêu cao ý thức trách nhiệm của mình, khắc phục những khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao. - Tâm huyết với công việc và luôn cố gắng, tích cực trong công tác, không ngại khó, ngại khổ, luôn xác định cho mình tư tưởng vừa làm vừa học để ngày càng hoàn thiện bản thân. - Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, gương mẫu trong các lĩnh vực công tác, lề lối tác phong làm việc. - Luôn chấp hành đúng quy chế, quy định của cơ quan, làm việc đúng nguyên tắc, có thái độ làm việc đúng đắn, đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. - Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động hăng say, biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức. - Bản thân thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên, chấp hành tốt việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí; chống tham nhũng và kê khai tài sản theo quy định. Chấp hành nghiêm túc Quy định 19 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm, quy chế dân chủ trong cơ quan và pháp lệnh cán bộ công chức. - Giữ gìn sự thống nhất trong Đảng, đoàn kết nội bộ, trung thực với Đảng. Tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của quần chúng, gần gũi chân tình với đồng chí, đồng nghiệp và bè bạn. Bản thân có lối sống trong sáng, lành mạnh, giản gị, có tinh thần đấu tranh chống các biểu biện cơ hội, quan liêu, cục bộ, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. - Bản thân và các thành viên trong gia đình luôn gương mẫu, tích cực thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội quy quy chế khu phố. Liên tục trong những năm qua gia đình luôn được công nhận là gia đình văn hóa. b. Khuyết điếm - Tuy đã có tinh thần trách nhiệm trong công tác song đôi khi còn chưa cao. - Chưa mạnh dạn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. c. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng trong thời gian tới - Tiếp tục phát huy ưu điểm từng bước khắc phục nhược điểm, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh và coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục. - Thực hiện cần, kiệm, chiêm chính, chí công, vô tư trong mọi hoạt động công tác sinh hoạt của bản thân, đề cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao. - Rèn luyện kỹ năng trong đấu tranh phê bình và tự phê bình, mạnh dạn góp ý cho đồng nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ. 5. Kiến nghị, đề xuất của bản thân: - Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi tổ chức, cá nhân cần rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đã xây dựng trong việc học tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó đề ra phương hướng tiếp tục phấn đấu. - Phải gắn việc học tập các chuyên đề với việc tổ chức thực hiện việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể của từng đơn vị, từng cá nhân “ nói đi đôi với làm”. - Thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương những gương người tốt trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Người viết thu hoạch Lê Thị Đào . NAM Chi bộ trường THCS Ngô Văn Sở Lào Cai, ngày 10 tháng 10 năm 2010 BÀI THU HO CH CÁ NHÂN Đánh giá qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo. động đã góp phần hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi đắp nền tảng đạo đức, văn ho trong toàn Đảng và toàn

Ngày đăng: 30/09/2013, 13:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan