MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HANG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

8 483 1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HANG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HANG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ I. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may Sông Hồng sang thị trường Mỹ 1. Định hướng Thực hiện chiến lược tăng trưởng gắn với hiệu quả. Khai thác tối đa năng lực sản xuất, bố trí hợp lý và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động nhất là đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, dịch chuyển cấu, chủng loại mặt hàng, phương thức sản xuất đối với thị trường Mỹ. Khai thác tốt các thị trường xuất khẩu hiện có, mở rộng thị trường mới. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh để hội nhập. Chú trọng hơn nữa thị trường nội địa, đẩy mạnh thị trường nội bộ. Xây dựng và quảng cáo nhãn hiệu và thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế. Tập trung đầu tư trọng điểm theo hướng chuyên môn hoá, sản xuất các mặt hàng tương xứng với trình độ công nghệ của thiết bị đầu tư mới. Đẩy mạnh mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng đa ngành bằng việc tham gia mua cổ phần. Hiện nay Công ty cổ phần may Sông Hồng đang tập trung cho việc cổ phần hoá các công ty thành viên để theo kịp tiến trình đổi mới và huy động được nguồn vốn từ xã hội cho thời kỳ hội nhập. 1.1. Định hướng phát triển thị trường Để thành công trong kinh doanh thì Công ty cần kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ. Định hướng được những bước đi trong từng thời kỳ thể giúp Công ty tránh được rủi ro. Công ty sẽ đầu tư khai thác chiếm lĩnh nhiều hơn thị phần trong nước, đa dạng chủng loại hàng để đáp ứng những yêu cầu cao cấp trong nước. Không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, trước hết phải đứng vững trên những thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới. Cải tiến máy móc, đầu tư công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường mới.Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, cụ thể hoá từng mặt hàng kinh doanh để kế hoạch triển khai từ đầu năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tập trung tạo cho sản phẩm những đặc trưng thương hiệu riêng. 1.2. Định hướng phát triển sản phẩm −Đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, đa dạng các mẫu thiết kế. Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều mẫu mã mới, làm ra được nhiều sản phẩm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, vị thế của công ty được nâng cao. Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí hạ giá thành từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Công ty vẫn tập trung vào những sản phẩm thế mạnh để giữ vững thị trường. Nhóm sản phẩm mũi nhọn luôn được đầu tư, quan tâm theo dõi kịp thời. −Nâng cao uy tín của thương hiệu Sông Hồng tới thị trường trong nước và quốc tế. 2. Mục tiêu Tăng trưởng kinh tế kỹ thuật 15% so với năm 2007. Thực hiện một số chỉ tiêu bản sau: Doanh thu đạt 1750 tỷ Giá trị tổng sản lượng 1250 tỷ Kim ngạch xuất khẩu đạt 44,8 triệu USD Lợi nhuận đạt 13,7 tỷ Nộp ngân sách 12,5 tỷ Thực hiện chương trình tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí từ 5-10% so với năm 2006. Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo TTCS và yêu cầu khách hàng. Hạn chế thấp nhất các khiếu nại, không khiếu nại phải đền bù vật chất Sản xuất đảm bảo an toàn, môi trường vệ sinh sạch đẹp. Duy trì và phát huy hiệu lực của HTQLCL, duy trì và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Wrap trong ngành may mặc II.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may Sông Hồng sang thị trường Mỹ 1. Giải pháp về sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này thì quá trình sản xuất phải tuân thủ đúng qui định và sự giám sát chặt chẽ theo hệ thống tiêu chuẩn nhằm hạn chế thấp nhất sản phẩm lỗi, hỏng. Khi chất lượng sản phẩm vấn đề nếu không thể khắc phục được cần phải loại bỏ. Sản phẩm tốt thì uy tín của Công ty mới cao. Đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay chúng ta mới chỉ tập trung sản xuấtmột số mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật chưa cao, kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu nói chung còn khá đơn giản. Ngày nay khi vấn đề thời trang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm thì một sản phẩm dù đơn giản đến mấy cũng cần phải sự đổi mới, cách điệu ít hay nhiều. Cái yếu của chúng ta là chưa đủ khả năng tự thiết kế mẫu mã riêng để định hướng và thuyết phục được thị trường. Cần đa dạng hoá sản phẩm và đi sâu vào kỹ thuật vì vậy cần đầu tư thiết kế khai thác tối đa nhu cầu thị trường và cập nhật công nghệ phù hợp. Chất liệu và thiết kế phải phù hợp với nhau làm nên tính ưu việt của sản phẩm. Thương hiệu lại không thể hình thành trong một thời gian ngắn do đó phát triển bằng chính thương hiệu của mình là điều rất khó khăn.Hầu hết sản phẩm của các nước đang phát triển đều phải sử dụng dưới tên các thương hiệu nổi tiếng khác. Khi mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày một gia tăng thì người tiêu dùng xu hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp yêu cầu của mình là dựa trên thương hiệu. Thương hiệu nổi tiếng đồng nghĩa với đó là sản phẩm uy tín, chất lượng, sang trọng và hợp thời trang. Sản phẩm thương hiệu tốt người mặc nó cũng tự tin hơn trong bất cứ việc gì. Để thương hiệu của mình được biết đến công ty cần đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường nước ngoài, vừa để tránh hàng giả hàng nhái. Ngày nay khi đã hình thức nhượng quyền thương mại thì rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt không thua kém hàng hiệu thể đăng ký sử dụng dưới tên các thương hiệu nổi tiếng khác. 2. Giải pháp phát triển thị trường Phát triển thị trường sẽ nâng cao được thế và lực đồng thời tạo thêm sức mạnh cho ngành nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Mở rộng thị trường xuất khẩu là tất yếu trong thời kỳ hội nhập. Mở rộng thị trường gắn liền với phát triển sản phẩm. Để mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ chúng ta cần phải: − Đầu tư đổi mới công nghệ thay thế công nghệ cũ lạc hậu bằng công nghệ mới hiện đại hơn, năng suất cao hơn phù hợp với sản phẩm mới. Công nghệ là yếu tố hàng đầu cần thiết là sự bứt phá trong sản xuất công nghệ do đó công nghệ quyết định sự thắng thua giữa các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay khi nhân công rẻ không còn là một lợi thế như trước thì phải tính đến cạnh tranh ở những khía cạnh khác như: công nghệ, chất lượng nhân công, nguyên liệu cho đầu vào, thương hiệu, .Một trong những điểm yếu của chúng ta là chưa công nghệ hiện đại để thể đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuất tạo ra sự năng động linh hoạt và chủ động trong sản xuất kinh doanh. − Yếu tố giá và tiếp thị: Giá bán cao là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Thị trường Mỹthị trường đa sắc tộc đa văn hoá bao gồm nhiều dải thị phần trải rộng từ thấp đến cao, mỗi nhóm thị trường sẽ yêu cầu riêng về giá cả và tiếp thị. Giảm giá thành cần thiết phải giảm chi phí nguyên vật liệu, tức là cần tìm những nguồn nguyên vật liệu đảm bảo với giá rẻ từ đó làm giảm chi phí sản xuất. Tiếp kiệm nguyên vật liệu cần phải kế hoạch chặt chẽ giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, lỗi do sản xuất. định mức tiêu dùng phù hợp để tiết kiệm vật tư. Giảm chi phí xuất khẩu bằng cách thực hiện nhanh thủ tục xuất hàng giảm chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí lưu kho bãi và làm thủ tục hải quan. Vấn đề tiếp thị và xúc tiến cần được tiến hàng đồng bộ. Cần đổi mới công tác tiếp thị cho phù hợp với từng phân đoạn thị trường và tăng cường năng lực xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại bằng cách tham gia nhiều hơn các hội chợ thương mại quốc tế giới thiệu hàng tiêu dùng. Thành lập phòng Marketing và đầu tư nghiên cứu đào tạo cán bộ chuyên viên marketing giỏi. − Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng và nhu cầu thị trường. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường còn rất khai đơn giản thiếu hẳn nhân viên nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Hoạt động chủ yếu của Công ty hiện nay là nghiên cứu qua mạng Internet qua báo chí và một số hội thảo nên còn thiếu kiến thức thực tế. Cần đầu tư và chú trọng hơn nữa cho công tác này bằng cách thành lập nhóm chuyên nghiên cứu về thị trường Mỹ, tạo điều kiện hơn nữa cho cán bộ nhân viên đi sang Mỹ khảo sát thị trường đo lường nhu cầu và tìm hiểu thị hiếu khách hàng một cách trực tiếp. khả năng thì Công ty nên thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ để thuận tiện cho việc nghiên cứu thị trường nắm bắt thông tin và tìm kiếm khách hàng. Nghiên cứu và đánh giá thị trường Mỹ sẽ giúp công ty phân đoạn thị trường và tiếp cận đúng từng nhóm khách hàng với những tiêu chí lựa chọn khác nhau từ đó nắm bắt những thay đổi trên thị trường này kịp thời để những chiến lược thay đổi cho phù hợp và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. 3. Thành lập kênh phân phối và xây dựng quảng bá thương hiệu Khi hội nhập phát triển các doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức lại kênh phân phối. Hiện nay sản phẩm của Công ty phần lớn phải xuất qua một hãng trung gian mới vào được thị trường Mỹ do chúng ta không kênh phân phối tại Mỹ. Trong tương lai cần thành lập kênh phân phối cho sản phẩm của mình giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà trung gian đồng thời xây dựng quảng bá thương hiệu đưa thương hiệu của mình trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Khi khách hàng đã nghe nói nhiều đến Sông Hồng thì hẳn người ta sẽ chú ý hơn đến sản phẩm của Công ty từ đó tạo ra ấn tượng nào đó trong tâm trí khách hàng. Chúng ta thể thuyết phục các nhà phân phối lớn tại Mỹ nhận hàng của Công ty hoặc sử dụng lực lượng Việt Kiều yêu nước giao hàng tận tay người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng. 4. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại Do Công ty chưa phòng Marketing riêng nên hoạt động xúc tiến không được đầu tư nhiều, sản phẩm của Công ty chưa được nhiều người biết đến. Công ty cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để sản phẩm của Công ty được trưng bày nhiều hơn nữa tại các trung tâm thương mại, đây sẽ là một hình thức quảng cáo tốt với chi phí rẻ. Cũng cần tạo các mối quan hệ với các hiệp hội may mặc và bảo vệ người tiêu dùng Mỹ để hội phát triển sản phẩm. 5. Các biện pháp tăng cường nghiệp vụ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu. Rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp cho từng bộ phận. Tăng cường đào tạo đội ngũ thiết kế năng lực và đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp chúng ta am hiểu thị trường và tiếp cận nhu cầu khách hàng một cách dễ hơn. 6. Một số kiến nghị với nhà nước − Cần minh bạch hoá chính sách thương mại, hoàn thiện hệ thống thuế và luật pháp cho phù hợp với yêu cầu của WTO. Hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, hàng ngoại nhập sẽ tràn vào Việt Nam gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Chính vì vậy nhà nước cần những biện pháp hỗ trợ như: hỗ trợ vốn, công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, . − Ban hành chế đãi ngộ với người lao động để khuyến khích họ phát huy tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. − Mở cửa tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, đầu tư và thu hút vốn đầu tư để các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động. − Cần sự quan tâm hơn nữa trong việc sản xuất nguyên liệu đầu vào như: bông, xơ để chủ động được nguyên phụ liệu cho sản xuất giảm bớt việc phải nhập khẩu nguyên liệu dẫn đến bị động trong sản xuất. − Thành lập các trường chuyên đào tạo thiết kế thời trang như ở các nước phát triển KẾT LUẬN Trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới các nước đang và kém phát triển cũng nhiều tiến bộ và đang từng bước đi lên. Trong thời đại công nghệ số hoá những trang thiết bị hiện đại sẽ thay thế cho những máy móc lạc hậu. Những sản phẩm được làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người mà còn chứa đựng giá trị thẩm mỹ cao. Xã hội càng tiến bộ, chất lượng cuộc sống càng nâng cao thì con người càng khao khát và vươn tới cái đẹp cũng như mong muốn được làm đẹp. Hàng dệt may là mặt hàng tính thời trang cao, nhu cầu lại thường xuyên thay đổi vì vậy nó luôn đòi hỏi phải những sản phẩm mới đẹp, chất lượng cao, sang trọng và hợp thời trang, thậm chí nó còn phải mang lại cho người mặc một phong cách riêng. Với một trang phục phù hợp chắc chắn người mặc nó sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân và thực hiện tốt công việc của mình. Với tầm quan trọng của mình ngành dệt may thật sự là một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta nó không chỉ thoả mãn nhu cầu làm đẹp của con người mà còn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ kinh tế và xã hội. Ngày nay khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO ngành dệt may sẽ thêm nhiều hội để phát triển khi ta thị trường thế giới. Và thực tế cho thấy Mỹmột thị trường nhu cầu rất lớn về mặt hàng này lại những quy định và đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, chất liệu, sản phẩm nhập khẩu. Để những sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên thị trường rộng lớn này không phải là một điều đơn giản. Sản phẩm phải đáp ứng được chất lượng mẫu mã chủng loại và yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng trong khi năng lực sản xuất của ta còn thua kém nhiều so với nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu khác. Làm thế nào để Công ty được thị trường và giữ vững được thị trường Mỹ để phát triển, làm thế nào để thương hiệu Sông Hông được khách hàng biết đến quả là một điều rất khó. Từng bước cố gắng, nỗ lực thay đổi để phát triển mở rộng thị trường và gia tăng thị phần xuất khẩu, giữ vững được vị trí của Công ty trên thị trường Mỹ là mục tiêu của cán bộ nhân viên phòng xuất nhập khẩu. Để thực hiện được mục tiêu đó cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan. Dù đã cố gắng nhưng do hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết không trách khỏi những thiếu sót. Em mong được nhận sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo bộ môn và các anh chị phòng XNK công ty Cổ phần may Sông Hồng để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. . MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HANG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ I. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu sản phẩm dệt. Wrap trong ngành may mặc II .Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may Sông Hồng sang thị trường Mỹ 1. Giải pháp về sản phẩm

Ngày đăng: 28/09/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan