Giáo án NV 9 tuần 10 chuẩn KT

15 464 1
Giáo án NV 9 tuần 10 chuẩn KT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Soạn : 24/10/2010 Tuần:10 -Tiết: 46 ĐỒNG CHÍ -Chính Hữu A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ- những người đã viét nên trang sử Việt nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Tích hợp với TV: Tổng kết về từ vựng,TLV: Nghị luận trongvăn bản tự sự,VH:liên hệ với một số bài thơ viết về hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp. 1.Kiến thức: -Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ trong bài thơ. - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2.Kĩ năng: - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ. B.CHUẨN BỊ: - GV: Phương pháp vấn đáp, bình giảng Bảng phụ,tranh hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp - H/s: tìm đọc thêm tài liệu tham khảo C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động1- KIỂM TRA BÀI CŨ - Đọc thuộc lòng VB trích "Lục Vân Tiên gặp nạn". Nêu nội dung chính của VB này. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s * Hoạt động 2-GIỚI THIỆU BÀI Hãy đọc một vài câu thơ viết về hình ảnh anh bộ đội mà em biết? (HS đọc) , GV chốt: Trong thơ ca VN hiện đại, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ chiếm một vị trí đặc biệt. Rất nhiều nhà thơ đã giành những tình cảm sâu nặng cho đề tài này. Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ như thế HD TÌM HIỂU CHUNG - Hướng dẫn H/s đọc: chậm rãi, tình cảm… GV đọc mẫu -> H/s đọc ? Dựa vào phần chú thích, giới thiệu những nét chính về T/g ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.Đọc,Tìm hiểu chú thích: (SGK/129, 130) * Chính Hữu (Trần Đình Đắc) - Sinh năm: 1926 tại Can Lộc – Hà Tĩnh - Thơ ông chủ yếu viết về những người chiến sĩ quân đội- những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chốnh Pháp Và chống Mĩ. * Tác phẩm: ? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? đặc điểm? ? Tìm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính của bài thơ? HD TÌM HIỂU VĂN BẢN - 1 H/s đọc 7 câu thơ đầu ?Theo T/g tình đồng chí bắt nguồn trên những cơ sở nào? - "Quê hương anh Làng tôi nghèo" Họ có đặc điểm gì chung về hoàn cảnh xuất thân? ?Vì sao từ mọi phương trời xa lạ, họ lại có được tình đồng chí? - Từ mọi phương trời xa lạ, cùng chung mục đích, lí tưởng đã tập hợp lại trong hang ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen nhau. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu ?Em hiểu câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" ntn? Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ. ?Từ các câu thơ trên, đến câu thơ thứ 7 tác giả viết: "Đồng chí!", em thấy có đặc điểm gì đặc biệt ở đây? - "Đồng chí!" -> 2 tiếng - 1từ - dấu chấm than - một nốt nhấn => như một phát hiện, 1 lời khẳng định, lời kết lại có ý ở những câu thơ trên, đồng thời lại có vai trò như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ 2 của bài thơ với nội dung: biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính . - 1 H/s đọc 10 câu thơ tiếp ? Ba câu thơ đầu cho em biết tình đồng chí ở đây biểu hiện ntn? ?Em hiểu từ "mặc kệ" ở đây ntn? "…mặc kệ gió lung lay" -> Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn, như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. - Bài thơ được viết vào đầu năm 1948 3.Bố cục: - Bố cục: 3 phần 1) 6 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí 2) 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí 3) Còn lại: Hình ảnh người lính trong bài thơ. II.PHÂN TÍCH: 1 Cơ sở hình thành tình đồng chí: - NT: đối, thành ngữ, ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian - Sự tương đồng về cảnh ngộ- vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”. - Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. 2 Những biểu hiện của tình đồng chí: ?Hiểu câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" như thế nào cho đúng? - không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ ?Bảy dòng thơ cuối cho em biết thêm được gì ở tình đồng chí? (nhận xét gì về NT của T/g qua những câu thơ này? Tác dụng) - "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi …chân không giày" -> Các câu thơ song đôi, đối ứng, tả thực ?Câu thơ "thương nhau tay nắm lấy bàn tay" gợi cho em suy nghĩ gì? -> Tình cảm gắn bó sâu sắc giữa những người lính ?Qua các câu thơ trên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến hiện lên ntn? Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ. H/s đọc đoạn kết bài thơ ?Em có suy nghĩ gì về hình ảnh thơ trong các câu thơ này? - Rừng hoang sương muối là hình ảnh tả thực: cảnh rừng đêm giá rét - trong thời gian và không gian nói lên 3 hình ảnh: + người lính + Khẩu súng +Vầng trăng -> Gắn kết với nhau: sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn, đã sưởi ấm lòng họ. ?Nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ ở cuối VB "Đầu súng trăng treo" - "Đầu súng trăng treo" "suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng" -> hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tg. * GV bình: Ngoài cây súng,người lính còn có vầng trăng làm bạn. Súng và trăng một ở gần, một ở xa, một tượng trưng cho tâm hồn người chiến sĩ-thi sĩ làm cho bức tranh có vẻ đẹp vừa thực tế vừa mơ mộng, vừa mang tính chiến đấu vừa thấm đậm chất trử tình và trở thành một biểu tượng đẹp về người lính cách mạng. ?Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ này? - Các câu thơ song đôi, đối ứng, tả thực - Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương. -Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn 3. Biểu tượng về ngươi lính: + Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn + Súng và trăng: gần và xa,thực tại và mơ mộng chất chiến đấu và chất trữ tình chiến sĩ và thi sĩ III.Ý NGHĨA: Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. *Hoạt động 4- CỦNG CỐ BÀI HỌC - Hướng dẫn H/s làm bài tập (SGK) - Vì sao tg lại đặt tên cho bài thơ là Đồng chí? -> Đồng chí: cùng chung chí hướng, lí tưởng -> cách xưng hô của những người cùng trong 1 đoàn thể CM. => Đồng chí là bản chất CM của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội * Hoạt động 5-HƯỚNG DẪN TỰ HOC - Học bài + đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ - Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất. - Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính" -------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Soạn ngày:24/10/2010 Tuần 10, tiết:47 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Pham Tiến Duật. - Tích hợp với TV: Tổng kết về từ vựng,TLV: Phương thức biểu đạt biểu cảm,tự sự 1.Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật - Đặc điểm của thơ PTD qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn .- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng .của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. 2.Kĩ năng: - Đọc-hiểu một bài thơ hiện đại. -Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. B.CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ, tranh về người chiến sĩ lái xe, chuẩn kiến thức kĩ năng. - H/s: Đọc + soạn bài theo hướng dẫn C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1-KIỂM TRA BÀI CŨ - Đọc bài thơ và cho biết những biểu hiện cảm động của tình đồng chí? -Phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu * Hoạt động 2- GIỚI THIỆU BÀI Em nào thuộc bài hát "Trường Sơn đông Trường Sơn tây" phổ thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật?( HS trả lời). Giờ học này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về người lính Trường Sơn năm xưa qua một bài thơ nữa của ông: đó là "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" * Hoạt động 3- BÀI MỚI HD TÌM HIỂU CHUNG ? Giới thiệu những nét chính vềT/g? HD H/s đọc: giọng vui , khoẻ khoắn, dứt khoát. GV đọc mẫu -> H/s đọc tiếp ? Xác định thể thơ của VB? *HD tìm hiểu văn bản ?Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? ?T/g thêm 2 chữ "bài thơ" vào nhan đề trên có tác dụng gì? Nhan đề bài thơ "Bài thơ…không kính" - dài - Tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về") -> mới lạ và độc đáo, thu hút người đọc Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh ?Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào? - "Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi" - "Không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước" ?Nhận xét gì về hình ảnh của những chiếc xe không kính ở đây ?T/g sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Qua đây em hiểu được gì về T/g? Tả thực diễn tả bằng 2 câu thơ rất gần với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên. Hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tang và tinh ngịch, thích cái mới lạ. I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả, tác phẩm * Phạm Tiến Duật (1941- 2007) - Quê: Thanh Ba- Phú Thọ - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác thơ của Pham tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ * Bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và in trong tập “ Vầng trăng quầng lửa” 2.Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực - Miêu tả thực về hình dáng những chiếc xe trong chiến tranh (hình ảnh xe cộ, tàu thuyền xưa nay đưa vào trong thơ thường được "mĩ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. VD: Chiếc xe tam mã (thơ Púkin), tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên ) ? Xe không kính mà còn khiếm khuyết nhiều thứ nữa đó là những thứ gì.Một loạt từ không được nhắc đến nhằm mục đích gì? ?Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được thể hiện trong những câu thơ nào? (qua khổ 1: hình ảnh người chiến sĩ hiện lên ntn?) - "Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng" -> Tư thế ung dung hiên ngang - "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng …như sa như ùa vào buồng lái" ?Ngồi trên những chiếc xe không kính chiến sĩ lái xe có ấn tượng và cảm giác gì? ?Chiến sĩ đang trong những hoàn cảnh nào? Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được những cảm giác, từng vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cánh chim) ùa vào trong buồng lái. Đó là cảm giác mạnh đột ngột khi xe chạy nhanh trên đường băng, khi trời tối thì trước mắt là sao trời, khi đường cua đột ngột trên dốc thì đột ngột thấy cánh chim (người lái xe phải đối mặt với địa thế con đường cheo leo hiểm nguy và cũng đầy thú vị) ?Với những chiếc xe không có kính, người chiến sĩ lái xe đã thể hiện thái độ gì? (tìm những câu thơ nói về điều đó) - "Không có kính ừ thì có bụi …chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc …không có kính, ừ thì ướt áo …chưa cần thay lái trăm cây số nữa" ?Nhận xét về biện pháp nghệ thuật trongcác câu thơ trên? Tác dụng của các biện pháp NT ?Qua những câu thơ trên và các câu "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - gặp bè bạn…Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" em hiểu được gì về tác phong của người lái xe Trường Sơn? -> Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội 2.Hình ảnh những chiến sĩ lái xe: - Cấu trúc câu thơ lặp, sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ cuối? Khẳng định quyết tâm giải phóng miền nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ anh hùng) Qua phần phân tích trên đây, hãy nhận xét chung về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa?(thảo luận) - Tư thế ung dung, hiên ngang, bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy - Lạc quan yêu đời pha chút lãng mạn Nội dung chính của bài thơ? 1.Cảm nghĩ của em về thế hệ thời chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? SS với hình ảnh người lính trong thời chống Pháp III.Ý NGHĨA: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì giặc Mĩ xâm lược IV.LUYỆN TẬP; a.Thế hệ trẻ thời chống Mĩ đi vào cuộc chiến với ý thức giác ngộ về lí tưởng độc lập tự do với CNXH ,có ý thức cao về thế hệ mình đang sống.Họ sống sôi nổi,trẻ trung,giàu nhiệt huyết - Thế hệ người lính thời chống Pháp được tg khai thác chất thơ từ những cái hằng ngày bình dị,không nhấn mạnh đến cái phi thường *Hoạt động 4- CỦNG CỐ BÀI HỌC - Nhan đề bài thơ -> độc đáo thu hút - Hình ảnh những chiếc xe không có kính - Hình ảnh người lính lái xe * Hoạt động 5-HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học bài + làm bài tập (SBT) - Thấy được sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng được thể hiện quá những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - Soạn "Tổng kết từ vựng…" - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết văn học trung đại. Soạn ngày:24/10/2010 Tuần 10,tiết: 48 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu - Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. 1Kiến thức: - Hệ thống hoá một cách vững chắc những kiến thức cơ bản về truyện trung đại VN: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. 2.Kĩ năng: - Hệ thống hoá, phân tích, so sánh và trình bày vấn đề dưới những hình thức khác nhau: trắc nghiệm, tự luận. B.CHUẨN BỊ: - GV: Câu hỏi kiểm tra - đáp án, ma trận đề. - HS: Ôn tập theo gợi ý (SGK/134) C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1- KIỂM TRA BÀI CŨ KT sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút) * Hoạt động 2-GIỚI THIỆU BÀI Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của HS về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học trung đại * Hoạt động 3-BÀI MỚI MA TRẬN ĐỀ mđ nd Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TK 16 1 1 1 2 0,6đ 1 1đ 1 1 1 0,3 1 2đ TK 18 1 2 0,6 1 1 2 0,6 TK 19 1 1 1 0,3 1 2đ 1 1 1 1 0,3 1 2đ 1 1 1 1 0,3 TS 6 1,5đ 4 1đ 2 0,5đ 1 1đ 3 6đ 10 3đ 4 7đ HOẠT ĐỘNG 1: GV phát đề cho HS làm bài I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu. 1. Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì? A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật B. Là những truyện kể có sự đan xen giữa yếu tố thật và yếu tố hoang đường C. Là những truyện kể do tác giả tưởng tượng ra D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử 2. Phẩm chất nào không phải của Vũ Nương? A. Thuỷ chung B. Hiếu thảo C. Đa tình D. Vị tha 3. Phụng thủ có nghĩa là gì? A. Lệnh bằng văn bản B. Lấy để dâng lên chúa C.Thu lấy các vật quí 4. Điều gì đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt của người anh hùng Nguyễn Huệ? A. Ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử B. Sự đối đầu với nhà Lê C. Sự cảm tình và thờ phụng Quang Tung của tác giả D. Dụng ý nâng lên tầm vóc anh hùng ca 5. Điểm chung giữa : “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, “ Hoàng Lê Nhất Thống Chí”,”Chuyện người con gái Nam Xương” là: A. Đều cùng viết theo một thể loại B. Đều đề cập đến hiện thực của những thời kì lịch sử nhất định với chế độ phong kiến khủng hoảng, thối nát, suy tàn C. Đều chứa đựng những yếu tố li kì, không có thực D. Đều sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn 6. Trong những đoạn văn nói về sự khốn quẩn của vua tôi Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm ở đó một chút cảm xúc riêng của người bề tôi cũ, theo em cảm xúc đó là gì? A. Sự căm phẫn B. Thái độ bênh vực C. Sự nuối tiếc D. Lòng thương cảm 7. Nhận xét nào đúng và đủ về giá trị nội dung của Truyện Kiều? A. Gía trị nhân đạo sâu sắc B. Gía trị hiện thực lớn lao C. Gía trị hiện thực và nhân đạo D. Gía trị hiện thực và yêu thương con người 8. Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A. Nụ cười và giọng nói B. Trí tuệ và tâm hồn C. Khuôn mặt và hàm răng C. Làn da và mái tóc 9. Nội dung chính của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là gì? A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều B. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh D. Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân 10.Trong bức tranh xuân, cỏ xanh làm nền cho hoa trắng thêm nổi bật, tạo nên sự hài hòa về màu sắc. Điều đó dúng hay sai? A. Đúng B.Sai 11.Qua lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga, em thấy nàng là con người thế nào? A. Là một người khách sáo, luôn giữ ý tứ của người con gái B. Là người kênh kiệu vì cho rằng mình là tiểu thư khuê các C. Là người con gái thuỳ mị, nết na và có học thức D. Là người con gái thụ động trước mọi hoàn cảnh khó khăn 12.Tại sao Trịnh Hâm lại giả tiếng kêu trời sau khi hãm hại Vân Tiên A. Để mọi người không nghi ngờ B.Để mọi người cứu Vân Tiên C. Để không áy náy D. Kêu theo phản ứng tự nhiên II. TỰ LUẬN: (7đ) 1. Xếp những chi tiết dưới đây vào hai nhóm theo bảng: (1đ) A. Những chi tiết truyền kì B. Những chi tiết hiện thực a.Phan Lang được Linh Phi cứu khi chết rồi trở về trần gian b.Triều đinh bắt Trương Sinh đi đánh giặc chiêm c.Vũ Nương được Linh Phi đón xuống cung nước d.Mĩ nhân quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ e.Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông g.Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng 2. Nguyên nhân cái chết oan khuất của Vũ Nương ( 2đ) 3.Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều (2đ) 4.Chép 6 câu thơ đầu trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” và cho biết tâm trạng của Thuý Kiều ( 2đ) ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/án B C B A B D C B D A C A II. TỰ LUẬN: 1. Xếp vào hai nhóm a. Những chi tiết truyền kì: Câu a, c, d, e. b. Những chi tiết thực: Câu b, g 2. Nguyên nhân cái chết oan khuất của Vũ Nương: Nguyên nhân trực tiếp là do câu nói ngây thơ về cái bóng của bé Đản, tính ghen tuông của Trương Sinh, chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ. Nguyên nhân gián tiếp là do cuộc chiến tranh phong kiến làm gia đình chia lìa 3.HS nêu được nội dung và nghệ thuật + Gía trị nội dung: a. Gía trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực về một XHPK bất công ,tàn bạo và số phận của những con người bị áp bức b. Gía trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người Tố cáo thế lực tàn bạo Đề cao trân trọng con người từ hình thức đến phẩm chất + Gía trị nghệ thuật: Ngôn ngữ tinh tế,chính xác,biểu cảm Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện Nghệ thuật kể chuyện,miêu tả cảnh thiên nhiên,tả cảnh ngụ tình,miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật đạt được những thành công vượt bậc. 4. HS chép đầy đủ 6 câu thơ trong đoạn trích và nói lên được sự cô đơn trống vắng của TK -------------------------------------------------------------------------------------------------------- [...]...Soạn ngày: 27 /10/ 10 Tuần 10, tiết 49 TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( Tiếp theo) A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Tiếp tục hệ thống hoá một số kiến thức đã học về từ vựng - Biết vận dụng kiến thức đã học khi gioa tiếp, đọc –hiểu và tạo lập văn bản 1.Kiến thức: - Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt - Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội 2.Kĩ năng: - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật... rất cao; bản nhạc có nhiều nốt cao; đây là giầy cao cổ Bài tập 2: Tìm các thuật ngữ thuộc các môn: Văn học, toán học, Sinh vật học, Hoá học *Hoạt động 4- CỦNG CỐ BÀI HỌC - Hệ thống bài *Hoạt động 5- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học bài + hoàn thiện các BT- Soạn: Nghị luận trong VB tự Soạn: 27 /10/ 10 Tuần 10, tiết 50 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học - Thấy... bản tự sự 2.Kĩ năng: - Nghị luận khi làm văn tự sự - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể B.CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn + đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức - HS: Soạn bài theo hướng dẫn C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1- KIỂM TRA BÀI CŨ KT sự chuẩn bị bài của H/s * Hoạt động 2-GIỚI THIỆU BÀI Ở bài 6 ,các em đã được biêt trong văn tự sự có yếu tố miêu tả.Vậy trong... tiếp,đọc-hiểu và tạo lập văn bản B.CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ, chuẩn kiến thức kĩ năng - HS: Ôn tập các nội dung đã học C.TIẾN TRÌNH CÁC HOAT ĐỘNG: * Hoạt động 1-KIỂM TRA BÀI CŨ * Hoạt đông 2-GIỚI THIỆU BÀI Các giờ trước chúng ta đã ôn lại những kiến thức về từ vựng Giờ học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đã học * Hoạt động 3-BÀI MỚI HD Hình thành KT I.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: ?Nhắc... thuần Việt như bàn ghế, trâu, bò… - Các từ: a-xít, hidro, vitamin: còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn III.TỪ HÁN VIỆT: 1.Khái niệm: Từ HV là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, giáo viên… 2.Bài tập: Chọn quan niệm đúng: b IV.THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI: 1.Khái niệm: - Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa... (trích "Lão Hạc") - H/s đọc ? Đoạn văn trên có nội dung gì? -> Những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong "Lão Hạc" Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để "chỉ buồn chứ không nỡ giận" ? Để đi đến kết luận đó, nhân vật ông giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo logic nào? -> Luận điểm: nếu ta không cố mà tìmhiểu những... rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn II.TỪ MƯỢN: 1.Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn ?Nhắc lại khái niệm từ mượn? - Hướng dẫn H/s làm BT - Trình bày miệng trước lớp ?Nhắc lại HánViệt khái niệm từ Hướng dẫn H/s làm bài tập Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ XH? Cho VD? H/s thảo (SGK/136) luận câu hỏi? ?Có các hình thức trau dồi vốn từ nào? Hướng dẫn học sinh làm bài tập... lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất - Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận ?Nhận xét gì về việc ử dụng từ ngữ, câu văn ở đoạn văn trên? - Sử dụng các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng Nếu…thì; vì thế…cho nên; sở dĩ là vì; khi A…thì B - Các câu văn khẳng định, ngắn gọn, khúc triết như diễn đạt những chân lí * Ngữ liệu 2: Đoạn trích SGK/138 Thoắt trông nàng đã chào thưa... Ở hai ngữ liệu trên T/g Nam Cao và ND đã sử dụng yếu tố NL trong VBTS Hãy trao đổi nhóm để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của NL trong VBTS - NL thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề, một quan điểm, một tư tưởng nào đó - Trong đoạn văn NL, thường dùng nhiều câu khẳng định, phủ định,... thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí - 1 H/s đọc ghi nhớ SGK/138 HD LUYỆN TẬP - 1 H/s đọc yêu cầu BT * Bài tập 1: SGK/1 39 - Trình bày miệng trước lớp - Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo - Thuyết phục chính mình - Thuyết phục điều: vợ mình không ác để mà "chỉ buồn chứ không nỡ giận" - 1H/s đọc yêu cầu BT * Bài tập 2: (H/s làm theo phần đã tìm hiểu . "Tổng kết từ vựng…" - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết văn học trung đại. Soạn ngày:24 /10/ 2 010 Tuần 10, tiết: 48 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn ngày: 27 /10/ 10 Tuần 10, tiết 49 TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( Tiếp theo) A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Tiếp tục hệ thống

Ngày đăng: 28/09/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan