Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc - Xiao Mingzheng -Trường Đại học Bắc Kinh

10 834 5
 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc - Xiao Mingzheng -Trường Đại học Bắc Kinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thời đại ngày nay là thời đại của nền kinh tế thông tin, vì vậy, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực đầu tiên để phát triển kinh tế - xã hội. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trở thành sự cạnh

Chiến lược phát triển nguồn nhân lựccủa Chính phủ Trung QuốcBài tham luận của tác giả Xiao Mingzheng -Trường Đại học Bắc Kinh trình bày tại Hội thảo “Cải cách hành chính dành cho các nước châu Á” do Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức từ ngày 03/4 – 22/4/2008.Nguyễn Diệu Tú - Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dịch và biên tậpThời đại ngày nay là thời đại của nền kinh tế thông tin, vì vậy, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực đầu tiên để phát triển kinh tế - xã hội. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trở thành sự cạnh tranh về sức mạnh nhân tài, sự cạnh tranh đó đặt trọng tâm vào trình độ phát triển nguồn nhân lực. “Tăng cường sự phát triển và thiết lập các nguồn lực con người chưa bao giờ lại quan trọng và cấp thiết đến như vậy”. Trong lĩnh vực học thuật và quản lý nhà nước, mọi người dần nhận ra được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực. I. Những phân tích giá trị về phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc:Trong tiến trình phát triển, hội đang trải qua một sự thử thách gay go bởi hai nguyên nhân chủ yếu. Một là sự thiếu thốn các nguồn lực và môi trường ngày càng đi xuống; Thứ hai là sự bùng nổ dân số và gia tăng các nhu cầu. Trong khi đó tất cả các quốc gia đang tránh sử dụng quá tải các nguồn lực và ngăn chặn sự suy thoái của môi trường, tập trung hơn tới phát triển hiệu quả và sử dụng một cách tốt nhất nguồn lực con người.Chức năng và giá trị của phát triển nguồn nhân lực là: Làm cho các nguồn lực tiềm năng của con người trở nên có ích; Biến đổi năng lượng của con người trở nên có hiệu suất cao; Nâng cao hiệu quả làm việc; Tạo ra những tài năng thật sự; Tăng cường trình độ năng lực của họ; và cuối cùng đưa nước Trung Quốc từ một nước đông dân thành một nước có nguồn nhân lực tốt, có năng lực, khả năng. Cụ thể, những giá trị để phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc biểu hiện ở các mặt sau:Đường phố Bắc Kinh Ảnh: TL 1. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt yếu của Chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”:“Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc” là một chính sách quốc gia cơ bản. Nếu như khoa học và giáo dục là hai bánh xe cho sự tiến vào thế kỷ mới của Trung Quốc thì nhân tài là trục của bánh xe và phát triển nguồn nhân lực sẽ quyết định tốc độ của những bánh xe đó. Vì thế, việc thực hiện chiến lược này tạo ra nhiều không gian cho phát triển nguồn nhân lực.2. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu cho Chiến lược “Phát triển không ngừng”Điều cốt lõi của Chiến lược “Phát triển không ngừng” là sự thống nhất lâu dài của ba yếu tố: môi trường, kinh tế và xã hội. Sự thống nhất lâu dài đó lại phụ thuộc vào nhân tố chính của các hoạt động xã hội - đó chính là con người, là thái độ của con người đối với sự phát triển không ngừng. Trung Quốc đang thiếu các nguồn lực ở mức trung bình và tình trạng căng thẳng về các nguồn lực sẽ còn kéo dài, vì vậy nên theo phương thức tiết kiệm để sử dụng, phát triển các nguồn lực đó. Một mặt, ta nâng cao mức sử dụng để tiết kiệm các nguồn lực, mặt khác, thay đổi từ phương thức rộng tới hẹp để tăng cường hiệu quả của các nguồn lực. Trên thực tế, sự hủy hoại, lãng phí các nguồn lực là khá nghiêm trọng và phổ biến. Một lý do quan trọng nữa, đó là chất lượng của lực lượng lao động không tương ứng với sự phát triển của các nguồn lực tự nhiên. Theo đó, củng cố việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng của người lao động là vấn đề quan trọng.3. Phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của đất nước Trung Quốc Trung Quốcnguồn lực con người lớn và giàu có, nhưng chính điều này lại làm cho sự thiếu hụt các nguồn lực khác trầm trọng hơn. Trung Quốc có nhhiều sản phẩm, rừng, mỏ và nguồn nước, nhưng nếu những nguồn lực này được phân chia cho con số 1,3 tỷ người thì cũng chỉ còn lại rất ít cho mỗi người. Những nguồn lực tự nhiên chủ yếu, hàng hóa và Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là rất đáng kể, song tính riêng cho mỗi thành phố thì Trung Quốc đứng cuối bảng xếp hạng của thế giới. Ở chừng mực nào đó, vì không còn lựa chọn nào khác, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực cần thiết và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển hiện tại của Trung Quốc.4. Phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển của miền Tây Trung Quốc và tạo dựng xã hội thịnh vượng.Miền Tây Trung Quốc có những nguồn nguyên vật liệu giàu có, nhưng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực có tính quyết định cho sự cải thiện các điều kiện môi trường, vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là cần thiết để phát triển miền Tây Trung Quốc và điều đó có mối quan hệ mật thiết với việc tạo dựng xã hội thịnh vượng hiện tại.5. Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để giải quyết vấn đề “tam nông” (nông dân, nông thôn và nông nghiệp):Ở nông thôn Trung Quốc, những nguồn lực tự nhiên như đất nông nghiệp là tương đối khan hiếm. Các vùng nông thôn có số dân đông nhưng chất lượng thấp, có nguồn nhân lực tiềm năng thực sự dồi dào, chứa đựng sức sản xuất tiềm năng rất lớn.Phát triển nguồn nhân lực nông thôn có thể giải quyết hiệu quả vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc. Nông dân là vấn đề cốt lõi của “tam nông” và giải pháp là việc làm của họ. Theo thống kê, dân số nông thôn cần việc làm vào khoảng nửa tỷ. Tuy nhiên, ở nông thôn, toàn bộ gia đình sống dựa vào nông nghiệp và họ làm việc tới già, không nghĩ tới nghỉ hưu. Những người này cộng với lực lượng lao động, kể cả dưới 18 và trên 60 tuổi đều vẫn đang làm việc. Thêm một nửa lực lượng lao động này thì số người ở nông thôn có khả năng lao động đạt tới con số 600 triệu người. Với tỷ lệ tự nhiên giữa lực lượng lao động và đất nông nghiệp thì chỉ 100 triệu người là đủ cho nông nghiệp và vì thế, gần 500 triệu người trong lực lượng lao động nông thôn chuyển sang làm việc phi nông nghiệp. Những năm gần đây, gần 150 triệu người đã làm việc trong các doanh nghiệp thị trấn, làng, xã hoặc làm việc ở thành phố, nhưng vẫn còn hơn 300 triệu người (gần bằng dân số Mỹ) đang xếp hàng chờ việc. Vì rất nhiều lý do, chủ yếu là vì khả năng làm việc kém và ít được giáo dục. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nông thôn là giải pháp cuối cùng, quyết định để giải quyết vấn đề “tam nông” tại Trung Quốc.II. Những vấn đề Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt khi phát triển nguồn nhân lực:1. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ lớn và rất nặng nề:Năm 2004, dân số Trung Quốc đạt 1,3 tỷ người, số lượng dân số lớn nhưng chất lượng thấp. Theo số liệu thống kê của cuộc điều tra dân số lần thứ 5, có khoảng 87 nghìn người mù chữ trong độ tuổi 15 trở lên. Bình quân số năm giáo dục cho người từ 25 - 64 tuổi là 7,97 năm, bằng với tỷ lệ này ở Mỹ cách đây 100 năm. Chất lượng văn hóa của dân cư cũng còn cách xa so với các nước phát triển. Tỷ lệ người có trình độ rất nhỏ, cấu trúc văn hóa của lực lượng lao động thấp và thiếu những người tài có trình độ trung cấp, cao cấp. Trong số những người có việc làm, hầu hết đều có trình độ trung cấp hoặc thậm chí thấp hơn, rất thiếu những người có trình độ cao. Bên cạnh đó, trình độ chung về khoa học thì kém xa so với các nước phát triển. Những điều kiện hiện tại của nguồn nhân lực khó có thể đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ nặng nề và rất lớn của Trung Quốc.2. Mức độ phát triển nguồn nhân lực thấp và phương pháp còn đơn lẻHiện tại, mức độ và hiệu quả phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc đang rất thấp. Với tốc độ của việc hiện đại hóa thông tin, thông tin bị lạc hậu rất nhanh. Rõ ràng sự phát triển nguồn nhân lực hiện tại đang đi sau thời đại. Nội dung đào tạo không dựa trên nhu cầu thực tế, vì thế, những lao động được đào tạo vẫn không phù hợp với các vị trí làm việc của họ. Phạm vi phát triển nguồn nhân lực còn hẹp, công nhân ở nông thôn không có cơ hội được đào tạo. Đồng thời, phương pháp phát triển nguồn nhân lực còn đơn lẻ. Có rất nhiều cách để phát triển nguồn nhân lực như là giáo dục, đào tạo, chuyển đổi, thay thế và sử dụng lực lượng lao động hợp lý… Tuy nhiên, các phương pháp phát triển hiện tại chủ yếu dựa vào giáo dục, đào tạo nghề, rất ít xem xét tới các phương pháp có ảnh hưởng tới phát triển và sử dụng nhân lực khác.3. Cấu trúc phát triển nguồn nhân lực chưa hợp lýCấu trúc phát triển nguồn nhân lựcTrung Quốc chưa thật sự hợp lý, làm ảnh hưởng nặng nề tới việc sử dụng hiệu quả và đầy đủ nguồn nhân lực. Có những lĩnh vực chủ yếu sau đây:- Một nửa số nhân công trong nền công nghiệp cơ bản (thứ nhất) có trình độ tiểu học hoặc thấp hơn. Điều này ảnh hưởng xấu tới việc chuyển nhân lực và cải thiện trình độ kỹ thuật, năng suất lao động. Tỷ lệ nhân công có trình độ cao trong ngành công nghiệp thứ hai chỉ là 5,95% cũng ảnh hưởng tới cơ cấu và sự đi lên của các ngành. Cấu trúc lực lượng lao động trong nền công nghiệp thứ ba, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ cao, cũng tương đối thấp. Vì thế, để vượt qua trong thời đại sáng tạo thông tin còn gặp rất nhiều khó khăn.- Có sự khác nhau rất lớn trong giáo dục của các nhân công giữa khu vực thành thị và nông thôn. Một số lượng lớn dân số chất lượng thấp sống ở nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn miền Tây Trung Quốc. Năm 2000, số năm giáo dục trung bình cho nông dân ở độ tuổi 15 và trên 15 là 6,85 năm, ít hơn 3 năm so với tỷ lệ trung bình này ở thành thị (9,80 năm); thêm vào đó, hơn 90% số người thất học và mù chữ sống ở nông thôn. Nền công nghiệp thứ nhất không thể cung cấp lực lượng lao động cần thiết cho các nền công nghiệp thứ hai và thứ ba. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự sắp xếp và phát triển cơ cấu ngành và đô thị hóa ở Trung Quốc.- Trình độ lao động giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc có một sự đối lập rõ ràng. Năm 2000, hơn 3/4 số người thất học và mù chữ sống ở nông thôn miền Tây. Khi đó, tất cả các tỉnh có khoảng cách về số năm giáo dục giữa khu vực thành thị và nông thôn là hơn 3,5 năm đều nằm ở miền Tây của Trung Quốc. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ở miền Tây càng khó khăn hơn. Nếu không giải quyết tốt, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chiến lược phát triển miền Tây nói riêng và xa hơn là ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế Trung Quốc.- Cấu trúc về khác biệt trình độ của nhân công thật sự không cân đối. Trong số nhân công hiện tại ở Trung Quốc, hầu hết là những công nhân có trình độ trung cấp và thấp hơn, thiếu những nhân công trình độ cao. Năm 2000, trong số lực lượng lao động từ 35- 64 tuổi, chỉ có 5,2% có trình độ giáo dục cao và chỉ 1,38% trong số họ có bằng đại học và trên đại học. Khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sáng tạo; thành tựu nghiên cứu ở trình độ cao ít đã làm giảm khả năng cạnh tranh về khoa học của Trung Quốc so với thế giới.Cấu trúc nguồn nhân lực trong các ngành khác nhau, khoảng cách vùng miền không hợp lý có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.4. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chưa đầy đủPhát triển nguồn nhân lực là sự đầu tư cần thiết vào nguồn vốn con người. Đầu tư chủ yếu cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, luân chuyển lực lượng lao động, cải thiện năng suất và mở rộng kỹ thuật… trong đó, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là phần đầu tư chính yếu nhất. Hiện nay ở Trung Quốc, đầu tư của chính phủ và xã hội cho giáo dục còn rất thiếu. Năm 2001, tỷ lệ tổng đầu tư cho giáo dục và tài chính giáo dục chỉ chiếm tương ứng 4,83% và 3,19% trong GDP, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, và là quá thấp để hỗ trợ giáo dục cho một nước với số dân là 1,3 tỷ người. Trong đầu tư cho giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đầu tư của chính phủ không đủ và trách nhiệm của những cơ quan nhà nước khác là chưa thực sự rõ ràng. Nhu cầu về nguồn lực có giáo dục trình độ cao là rất lớn, nền tảng cho giáo dục bắt buộc còn kém, giáo dục trung học cũng rất yếu và tỷ lệ tuyển vào giáo dục cao hơn cũng còn quá thấp. Đầu tư của các doanh nghiệp vào đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc và sản xuất. Nhu cầu cần được đào tạo của một lượng lớn công nhân nông thôn có tác động xấu tới sự luân chuyển khả năng làm việc trong chính các đối tượng này và dẫn tới rất nhiều hậu quả. 5. Phát triển nguồn nhân lực gặp rất nhiều trở ngại:Phát triển nguồn nhân lựcTrung Quốc đối mặt với rất nhiều trở ngại mang tính hệ thống, bao gồm:- Thứ nhất, trở ngại có tính hệ thống trong dịch chuyển dân số. Trong phát triển nguồn nhân lực, vấn đề di cư hợp lý và phân bố dân cư hiệu quả là một phương thức rất quan trọng. Hiện tại, người dân chưa có sự tự do di chuyển. Những hệ thống quản lý dân số như việc đăng ký và lưu trữ hồ sơ thường trú đã làm hạn chế rất lớn sự di chuyển hợp lý của người dân. Vì thế, Trung Quốc không thể tận dụng hết nguồn nhân lực, do đó phát triển không hiệu quả.- Thứ hai, trở ngại có tính hệ thống trong giáo dục. Hệ thống giáo dục hiện tại chủ yếu tập trung vào giáo dục phổ thông và đào tạo trước khi vào nghề. Về cơ bản, giáo dục nặng về hình thức, đào tạo trước khi vào nghề và cung cấp thông tin, trong khi coi nhẹ đào tạo sau nghề và đào tạo năng lực. Hệ thống giáo dục khép kín, thiếu sự giao tiếp, kết nối giữa các trình độ và các bậc giáo dục khác nhau. Bởi vậy, rất nhiều người tốt nghiệp không tìm được việc làm thuận lợi và nạn thất nghiệp trầm trọng gây lãng phí nguồn nhân lực và mất ổn định xã hội. Hệ thống cho đầu tư giáo dục chuyển đổi không hoàn hảo, nguồn đầu tư giáo dục miễn phí không nhiều và đầu tư phi chính phủ cho giáo dục còn rất khó khăn. Tất cả điều đó đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng giáo dục trong phát triển nguồn nhân lực.- Thứ ba, trở ngại có tính hệ thống trong vấn đề việc làm. Phân biệt nghề nghiệp rất sâu sắc tồn tại trong thị trường lao động, như phân biệt về giới tính, tuổi tác, địa vị… Theo nghiên cứu của nước ngoài, sự phân biệt trong thị trường lao động sẽ làm giảm phần lớn hiệu quả của các nguồn lực liên quan đến thị trường. Trong khi đó, ở Trung Quốc, sự phân biệt này lại rất phổ biến, tác động nghiêm trọng đến việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Thêm vào đó, sự độc quyền công nghiệp cũng tồn tại trong vấn đề việc làm của Trung Quốc.- Thứ tư, trở ngại có tính hệ thống trong vấn đề phân bổ và đánh giá. Nguồn vốn con người được hình thành từ sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Như một loại vốn, đầu tư luôn đặt ra vấn đề phải thu lại lợi ích. Không có nguồn lợi phù hợp, rõ ràng sẽ không có sự đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, hệ thống phân bổ và đánh giá có ảnh hưởng quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Ngày nay ở Trung Quốc, phương pháp đánh giá ở nhiều doanh nghiệp và công ty còn đơn lẻ, không khoa học, chưa đủ công bằng và khó đánh giá một cách hiệu quả thành tích đạt được của nhân viên. Sự nhiệt tình trong học tập và tự hoàn thiện của những người lao động không được động viên khuyến khích sẽ gây nên sự chảy máu những tài năng chất lượng, do đó ảnh hưởng tới việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc.III. Chiến lược của Chính phủ Trung Quốc trong phát triển nguồn nhân lực:1. Thay đổi quan niệm và hiện thực hoá khái niệm nguồn nhân lựcnguồn lực hàng đầu:Trước tiên, để thay đổi các quan niệm, cán bộ, công chức các cấp khác nhau phải thay đổi tư duy. Họ cần hiểu ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực một cách thực sự, thực hiện việc đó như chiến lược cơ bản và chính sách quốc gia. Với các nguồn lực tự nhiên tương đối khan hiếm, Trung Quốc buộc phải lựa chọn một phương thức tập trung và tiết kiệm nguồn lực để phát triển kinh tế, đó là một phương thức của sự phát triển liên tục. Tuy nhiên, phát triển liên tục của Trung Quốc không chỉ dựa vào sự hài hòa chung trong sử dụng nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất mà còn tùy thuộc vào các điều kiện liên tục của các nguồn lực đó. Trong ba nguồn lực kể trên, nguồn nhân lực đóng vai trò lãnh đạo và quyết định. Với Trung Quốc, nguồn lực con người là một lợi thế so sánh với các nước trên thế giới. Vì thế, trong dài hạn cũng như hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể lựa chọn con đường đầu tiên là phát triển nguồn nhân lực, thay đổi phương thức tăng cường kinh tế, và cuối cùng là đạt được sự phát triển liên tục.Thứ hai, xây dựng quan niệm phát triển toàn diện vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu. Nói một cách dễ hiểu, nếu chúng ta chỉ coi nguồn nhân lực như một yếu tố sản xuất đơn giản và coi phát triển nguồn nhân lực là một phương tiện để phát triển kinh tế thì quan niệm đó chưa đầy đủ. Chúng ta cần phải coi phát triển toàn diện như là mục tiêu cao nhất, mục tiêu cuối cùng, đóng một vai trò tích cực hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực.2. Tiếp tục chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”, “Giáo dục kiến lập Trung Quốc” và xây dựng một xã hội học tậpGiáo dục là phương tiện cơ bản để phát triển nguồn nhân lực, sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục mang tính quyết định trong việc cải thiện chất lượng công dân. Trung Quốc cần kiên trì với các chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc” và “Giáo dục kiến lập Trung Quốc”; tăng cường giáo dục cơ bản, tập trung vào trau dồi khả năng tư duy của sinh viên và hướng họ tới sự trí thức hóa; nâng cao giáo dục chất lượng, tập trung vào bồi dưỡng năng lực sáng tạo và thực hành của sinh viên; đẩy mạnh sự phát triển toàn diện về phẩm chất đạo đức, trí lực, thể lực và thẩm mỹ cho sinh viên. Cần mở rộng quy mô giáo dục ở các trường trung học, cao đẳng; tăng cường giáo dục nghề nghiệp, động viên giáo dục dân sự và đầu từ đa dạng cho giáo dục, mở rộng phạm vi bao quát của giáo dục.Hội nghị quốc gia lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ ra: “Học tập suốt đời là một xu hướng không thể tránh được của phát triển xã hội hiện nay và giáo dục một lần ở nhà trường không thể đáp ứng nhu cầu về cập nhật thông tin của chúng ta”. Trung Quốc sẽ “trở thành một xã hội theo phương thức học tập dân sự và học tập suốt đời”. Trong thời đại thông tin, kiến thức, kỹ thuật và giá trị thay đổi ngày càng nhanh; thời gian cho việc cải tiến sản phẩm và nghiên cứu khoa học để tạo ra sản phẩm và hàng hóa ngày càng rút ngắn. Học tập không còn là giáo dục một lần mà giáo dục và đào tạo trở thành những việc phải làm suốt đời. Mục tiêu và hình thức của học tập suốt đời là để đáp ứng với những yêu cầu đa dạng trong từng giai đoạn của cuộc đời. Đây mới chỉ là ý tưởng về “học tập suốt đời”. Trung Quốc nên chủ trương và xã hội hóa ý tưởng học tập suốt đời, đào tạo đội ngũ người lao động có được năng lực và thói quen học tập liên tục, biến việc học tập thành suốt đời. Trung Quốc sẽ sử dụng kỹ thuật mạng lưới hiện đại, phát triển giáo dục từ xa, giáo dục truyền thanh, đưa giáo dục vào các doanh nghiệp, cộng đồng, biến các tổ chức khác nhau (các “tế bào” của xã hội) thành những tổ chức học tập; thay đổi từ kiến thức học tập đơn giản thành một lối sống; giáo dục và học tập ở tất cả các lĩnh vực, thời gian và quá trình của xã hội; tạo lập Trung Quốc thành một xã hội theo phương thức học tập dân sự và học tập suốt đời.3. Mở rộng đầu tư và làm theo nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lựcGiáo dục là tiền đề để phát triển nguồn nhân lực. Một thời gian dài trong quá khứ, mức độ đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc khá thấp. Để phát triển nguồn lực con người tốt hơn, Trung Quốc cần tăng cường đầu tư cho giáo dục. Khi các cơ quan chính phủ đầu tư nhiều hơn, nên mở rộng các kênh đầu tư đa dạng như đầu tư nước ngoài, đầu tư của doanh nghiệp và công dân; thúc đẩy sự hăng hái đầu tư cho giáo dục và xa hơn là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, nên cải thiện cơ cấu đầu tư, chủ yếu đầu tư vào giáo dục người trưởng thành, giáo dục trung học và tiểu học, giáo dục nghề nghiệp, đầu tư vào những khu vực còn nghèo ở miền Tây, các vùng thiểu số, vùng nông thôn rộng lớn.Ngoài giáo dục, cũng cần có những hình thức đa dạng để phát triển nguồn nhân lực như: đào tạo nghề ở các doanh nghiệp, công ty; tăng chi phí cho đào tạo; sử dụng con người hợp lý và thay thế những người thích hợp vào vị trí phù hợp.4. Cải thiện cơ cấu thông qua phát triển nguồn nhân lựcSự sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực giúp nâng cấp cơ cấu ngành nghề, tạo ra sự phát triển kinh tế liên vùng một cách hài hòa. Với việc gia nhập vào WTO, Trung Quốc đang đối mặt với quy đinh về cơ cấu ngành nghề và vấn đề phát triển miền Tây. Trọng tâm của phát triển nguồn nhân lực nên chuyển hướng vào các vùng nông thôn nhằm cải thiện chất lượng khoa học và văn hóa của những người nông dân, thúc đẩy lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn chuyển sang các ngành phi nông nghiệp. Chúng ta nên chuyển sang ngành công nghiệp thứ ba, như là tài chính, thông tin, giao tiếp, du lịch… để nâng cấp cơ cấu ngành nghề và tạo ra nhiều cơ hội việc làm; đào tạo những tài năng kiểu mới phù hợp với việc kinh doanh và quản lý. Chúng ta nên đối mặt với những khu vực nghèo ở miền Tây và các vùng thiểu số; bồi dưỡng nhân tài cần thiết cho phát triển kinh tế; thực hiện đào tạo nghề ở các cấp, bậc khác nhau, đào tạo cán bộ khoa học thiểu số, tìm ra tiềm lực lớn của nguồn nhân lực. Cuối cùng, đứng trước xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, chúng ta phải nỗ lực hết sức để bồi dưỡng rộng khắp những nhân tài có tinh thần sáng tạo và có ý thức quốc tế.5. Cải tiến những hệ thống bất hợp lý, hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn:Vì hiệu lực và hiệu quả của phát triển nguồn nhân lực, chúng ta phải cải cách những hệ thống bất hợp lý. Hiện tại, chúng ta cần củng cố việc thiết lập hệ thống ở ba mặt sau:Thứ nhất, thiết lập hệ thống đầu tư cho nguồn nhân lực và thu lại lợi ích. Nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là sự gắn kết, loại trừ của các nhà đầu tư và phần lợi nhuận. Để khuấy động sự hăng hái của các nhà đầu tư, chúng ta phải thiết lập hệ thống hợp lý để đầu tư cho nguồn nhân lực và thu lại lợi ích. Chúng ta cần đảm bảo rằng người lao động sẽ được lợi nếu họ đầu tư vào việc nâng cao chất lượng, nắm bắt những kỹ năng lao động; đánh thức sự nhiệt tình của họ trong việc đầu tư cho sự tự hoàn thiện mình. Từ đó, chất lượng chung của người lao động sẽ được tăng lên. Điều này đòi hỏi cần thiết phải cải cách hệ thống phân bổ và đánh giá. Hệ thống đánh giá phải có khả năng đánh giá được sự cải thiện của người lao động, đồng thời, hệ thống phân bổ có thể mang lại lợi ích từ sự cải thiện đó.Thứ hai, thiết lập hệ thống luân chuyển lực lượng lao động. Với nền kinh tế thị trường, luân chuyên lao động trở thành một phương thức để phát triển nguồn nhân lực, phương thức đó được gọi là đầu tư “tài sản riêng”. Vì vậy, hệ thống luân chuyển nguồn nhân lực phải bảo vệ kiểu đầu tư này, giúp các nhà đầu tư tìm thấy vị trí thích hợp nhất thông qua thị trường. Điều này đòi hỏi cần thiết phải cải cách các hệ thống tương ứng: tình trạng thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, đăng ký thường trú cho công dân, tình trạng sở hữu và hệ thống lưu trữ.Thứ ba, thiết lập hệ thống sử dụng nguồn nhân lực. Sử dụng hiệu quả và sắp xếp hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Cần phá bỏ những trở ngại về việc làm trong thị trường lao động, loại bỏ sự phân biệt nghề nghiệp, đảm bảo sự công bằng và tự do về việc làm của người lao động. Đồng thời, cần đảm bảo các doanh nghiệp, công ty có đầy đủ quyền trong việc tuyển dụng và sa thải. Với áp lực lớn về tình trạng thất nghiệp và cạnh tranh nghề nghiệp, người lao động phải chủ động nâng cao năng lực làm việc, vì thế, việc phát triển nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả cao hơn.6. Thành lập tổ chức phát triển nguồn nhân lực, tăng cường sự ủng hộ và bảo đảm của chính phủ trong phát triển nguồn nhân lựcCác cơ quan chính phủ nên khuyến khích và ủng hộ việc thành lập các tổ chức phát triển nguồn nhân lực, nhanh chóng bắt kịp với trình độ quốc tế. Các bộ của chính phủ sẽ thiết lập các tiêu chuẩn thích hợp cho việc gia nhập thị trường và bộ máy hoạt động của các tổ chức phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, tốc độ của các tổ chức này. Thành lập các tổ chức phát triển nguồn nhân lực giúp “tất cả học viên đều tìm ra nơi học lý tưởng” và công dân Trung Quốc có thể chọn lựa nội dung, địa điểm, phương pháp, kế hoạch học tập theo nhu cầu, làm cho việc học tập của họ hoàn toàn tự do.Chính phủ chủ trương và khuyến khích việc nghiên cứu các học thuyết phù hợp để phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, Chính phủ cũng đưa ra những lý luận chiến lược, định hướng trong lĩnh vực này. Hiện tại, những mô hình phát triển thực tiễn hiện có đang được khuyến khích, vì thế, cải thiện mức độ phát triển nguồn nhân lựcTrung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với nỗ lực chung của toàn bộ nhân dân, có thể tin tưởng rằng mức độ, hiệu quả phát triển nguồn nhân lực sẽ liên tục được cải thiện và tiềm năng lớn lao đó sẽ được sử dụng một cách đầy đủ nhất. Chắc chắn, Trung Quốc có thể phát triển từ một nước đông dân số trở thành một nước giàu mạnh về nhân tài chất lượng cao và cuối cùng, đạt được mục tiêu chiến lược là sự phục hưng lớn lao của dân tộc Trung Hoa./. . Chiến lược phát triển nguồn nhân lựccủa Chính phủ Trung QuốcBài tham luận của tác giả Xiao Mingzheng -Trường Đại học Bắc Kinh trình bày. tới việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc. III. Chiến lược của Chính phủ Trung Quốc trong phát triển nguồn nhân lực: 1. Thay đổi quan

Ngày đăng: 26/10/2012, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan