Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

71 980 9
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2009, nông nghiệp Việt Nam tuy nằm sâu trong khủng hoảng toàn diện của nền kinh tế thế giới nhưng vẫn có những bước phát triển vững chắc. Khi toàn bộ nền kinh tế phải nhập siêu trong bối cảnh khủng hoảng thì nông nghiệp lại xuất siêu. Nông nghiệp nước ta ngày càng khẳng định được vị thế không thể thay thế được của nền kinh tế. Tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng dự báo trong những năm tới nông nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích song song với việc chú trọng về chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp là định hướng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã xác định, trong đó “điểm nhấn” là việc xây dựng và triển khai thực hiện đề án nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2007-2010. Theo đó phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 9500 ha (chiếm 15% diện tích đất nông nghiệp) đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm. Trước kia, cây khoai lang được xem là cây trồng của người nghèo. Khi nhiều địa phương khoai lang không còn giữ được vị trí đó, một loại cây trồng khác đã thay thế xứng đáng và hơn thế nó trở thành “cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân”, đó chính là cây ngô lai. Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song cũng đòi hỏi thâm canh cao. Sản phẩm từ thân, lá, hạt, lõi dạng tươi và dạng khô đều có thể sử dụng được. Cung cấp nguồn lương thực thiết yếu thứ hai (sau lúa) cho con người (đặc biệt là người dân miền núi); là thành phần chính trong thức ăn chăn nuôi; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến như: công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp sản xuất bánh kẹo…; sản xuất thực phẩm chức năng; tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân…Với vai trò quan trọng như vậy, cây ngô trở thành một trong những cây trồng chính, phổ biến của người nông dân nước ta hiện nay, đặc biệt là những vùng núi - rẻo cao, thiếu ruộng nước, thời tiết đặc thù. 1 Theo thống kê của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích trồng ngô tại Việt Nam vào khoảng 1,1 triệu ha, năng suất bình quân chưa đạt 4 tấn/vụ/ha (năm 2008). Những hao tổn, thất thoát sau thu hoạch cộng với tình trạng ngô không ra bắp hoặc ra bắp nhưng không ra hạt diễn ra trong 3 năm trở lại đây khiến sản lượng ngô Việt Nam chỉ giữ mức chưa đến 4 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu của ngành chăn nuôi đã lên tới 5,5 triệu tấn. Vậy mỗi năm nước ta phải bỏ ra nửa tỷ USD để nhập khẩu ngô hạt làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi (Nguồn: báo “khoa học và phát triển”, 15/10/2008). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mở rộng quy mô, tăng năng suất và chất lượng ngô nước ta trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước giảm nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu. Huyện Tuyên Hóa nói chung và Kim Hóa nói riêng thuộc vùng núi rẻo cao của tỉnh Quảng Bình có truyền thống và tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, chủ trương của huyện nói chung và các nói riêng trong đó có Kim Hóa là: “Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính”. Với một trong các nghịch lý của ngành chăn nuôi là giá thức ăn chăn nuôi cao còn giá thành sản phẩm thấp thì việc chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi là hết sức cần thiết. Ngoài cây lúa, cây lạc thì trong những năm qua đã chú trọng phát triển cây ngô lai với mục đích chủ yếu là cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi và là nguồn lương thực nuôi sống con người. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô đã được người nông dân đây hết sức coi trọng. Tuy nhiên hoạt động sản xuất ngô của địa phương còn gặp nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, trình độ canh tác lạc hậu, tùy tiện… Ngoài sản xuất ngô, trên địa bàn còn có một số loại cây trồng khác như lạc, đậu, lúa… Giá trị kinh tế của mỗi loại cây trồng đem lại là khác nhau nên người dân phải xem xét nên đầu tư cho loại cây trồng nào phù hợp nhất và có hiệu quả nhất. Nhìn vào kết quả sản xuất trong những năm gần đây cho thấy, quy mô sản xuất ngô có xu hướng giảm còn năng suất có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Từ tình hình nói trên chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu nghiên cứu, để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất cho người dân. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “Đánh 2 giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ Đông Xuân Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngô Kim Hóa từ đó tôi đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô của địa bàn. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất. - Đánh giá tình hình sản xuất ngô của xã, phân tích hiệu quả kinh tếsản xuất ngô đem lại. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và thu nhập của các hộ trồng ngô lai vụ Đông Xuân được điều tra. - Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của các hộ trồng ngô lai vụ Đông Xuân để từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây ngô lai tại địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô lai vụ Đông Xuân của 60 hộ (42 hộ cận nghèo và 18 hộ nghèo) thuộc 2 thôn Kim Tân và Kim Thủy của Kim Hóa. Trong đó, thôn Kim Tân điều tra 25 hộ (17 hộ không nghèo và 8 hộ nghèo), thôn Kim Thủy điều tra 35 hộ (25 hộ không nghèo và 10 hộ nghèo). - Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành điều tra các hộ trồng ngô lai vụ Đông Xuân năm 2009 địa bàn nói trên. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt đề tài. - Phương pháp thống kê: + Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. + Phân tổ thống kê. - Phương pháp kinh tế: 3 + Phương pháp hạch toán kinh tế. + Phương pháp toán kinh tế (hàm sản xuất). - Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: 2 thôn Kim Tân và Kim Thủy tại Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian nghiên cứu: + Tình hình cơ bản qua 3 năm 2007-2009. + Điều tra hộ trồng ngô lai vụ Đông Xuân năm 2009 Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nỗ lực cố gắng. Song còn hạn chế nhiều cả về mặt thời gian cũng như năng lực, trình độ kiến thức của bản thân, nên đề tài của tôi sẽ không tránh được những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. 4 PHẦN HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế * Khái niệm về hiệu quả kinh tế Các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất như đất đai, lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên…ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do đó muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực, đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải bàn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Trong sản xuất nông nghiệp, cần phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào một cách thích hợp để sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế. Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tỉnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. 5 Thứ hai, nó không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động; thu về sản phẩm và giá cả. trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hóa được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh cách tính này. Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ được áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi người sản xuất ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế hội khác mà trong đó kĩ thuật được áp dụng. + Hiệu quả phân phối (hay còn gọi là hiệu quả về giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của 6 hiệu quả phân phối là hiệu quả kĩ thuật có tính đến yếu tố giá đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất + Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối là tối đa. - Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau thì hiệu quả khác nhau. - Yếu tố hội và môi trường: trong hội ta hiện nay mục đích cuối cùng của sản xuất là hướng tới con người, đáp ứng nhu cầu cho con người nên hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả hội và môi trường. * Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế Đối với hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và không thể thiếu. Khi đánh giá HQKT chúng ta phải xem xét, đánh giá cả yếu tố đầu vào lẫn yếu tố đầu ra, từ đó biết được mức độ sử dụng nguồn lực đã đạt hiệu quả hay chưa, biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý. Đồng thời nó là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo thành vì vậy cần tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới đi đúng hướng và đạt kết quả cao. * Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - Phương pháp 1: HQKT được xác định bằng tỉ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Q H =  C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Khối lượng sản phẩm thu được C: Chi phí bỏ ra 7 Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, trên cơ sở đó người ta xem xét, đánh giá HQKT giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành sản phẩm khác nhau và các thời kỳ khác nhau. - Phương pháp 2: HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm. ∆Q H =  ∆C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế ∆Q: Kết quả tăng thêm ∆C: Chi phí tăng thêm Với phương pháp này, chúng ta có thể xác định được hiệu quả mà một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Từ đó có thể xác định được hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt là xác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp. Tuy nhiên khi sử dụng hai phương pháp trên ta không thấy được quy mô của hiệu quả là bao nhiêu. Do đó khi xác định HQKT, người ta thường dùng thêm chỉ tiêu lợi nhuận hay thu nhập. Nếu sử dụng chỉ tiêu tuyệt đối thì thì không thể thấy được cái giá phải trả cho quy mô của kết quả. Ngược lại nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu tương đối thì không thể thấy được quy mô của kết quả. Sử dụng tổng hợp hai chỉ tiêu trên là phương pháp tốt nhất khi đánh giá HQKT. 1.1.1.2. Nguồn gốc, vai trò và giá trị dinh dưỡng của cây ngô * Nguồn gốc xuất xứ Cây ngô (tên khoa học Zea mays L.) có nguồn gốc Mêhicô. Các nghiên cứu khảo cổ học đã tìm thấy chứng cứ về cây ngô từ 5000 năm trước tại bang New Mêhicô (Mỹ) và thung lũng Tehucan (Mêhicô). Vào thế kỷ 15 cây ngô được đưa về trồng châu Âu, sau đó sang châu Á và châu Phi rồi trở thành cây trồng có vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống của nhân loại. châu Á, người Bồ Đào Nha đưa ngô vào trồng đảo Java và Bocneo (Inđônêxia). Sau đó cây ngô được đưa sang 8 Myanmar và Đông Dương. Việt Nam cây ngô được du nhập từ Trung Quốc và Miến Điện. * Giá trị dinh dưỡng của cây ngô - Đối với con người Bắp ngô là loại thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn sáng, ăn kiêng hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn. Đối với người dân miền núi thì hạt ngô xay trộn với gạo được dùng để thay thế một phần gạo trong bữa ăn hàng ngày. Bắp có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều dưỡng chất. Bắp có chất carbonhydrat, có hàm lượng protein khá cao, cung cấp chất đề kháng cho cơ thể của con người. Bắp còn có nhiều chất xơ, giúp cơ thể hấp thu nhiều nước, tiêu hóa tốt và thải ra nhiều độc tố trong cơ thể. Với hàm lượng vitamin cao, folic axit, bắp mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, đồng thời ngăn ngừa những tác động không tốt lên hệ thần kinh khi sinh. Bắp cũng chữa lành nhanh các vết thương khi giải phẩu. Bên cạnh đó bắp còn góp phần bảo vệ cho người bị bệnh tim mạch. Ăn bắp mỗi ngày có thể giảm được cholesterol và tốt cho những người bị bệnh gan. Bột bắp có thể giúp giảm được các triệu chứng phát ban. Bắp có thể chữa lành các bệnh như: bệnh thiếu máu, táo bón, bệnh gout. Vì có chứa chất chống ôxy hóa, vitamin C do đó bắp đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể. - Đối với chăn nuôi Trong thức ăn tổng hợp cho chăn nuôi thì bột ngô chiếm 70% chất tinh. Bột ngô chiếm từ 65-83% khối lượng là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ gia công bột. Cứ 100 kg ngô hạt cho khoảng 20-21 kg gluten, 74-75 kg bột (có thể chế biến được 63 kg tinh bột hoặc 71 kg Dextrin). Với rất nhiều loại dinh dưỡng như protein, khoáng, lipit…, việc sử dụng bột ngô làm thức ăn cho chăn nuôi là rất tốt. Ngoài ra, thân lá ngô cũng là nguồn cung cấp thức ăn thô xanh, giàu dinh dưỡng cho trâu bò. * Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế - Cung cấp lương thực cho con người Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới việc sản xuất ngô chủ yếu là dùng để phục vụ ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, các nước nghèo hoặc các nước có tập quán 9 dùng ngô làm lương thực thì ngô vẫn là lương thực chủ yếu của các nước này. Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số trên thể giới, tất cả các nước trồng ngô nói chung đều sử dụng ngô làm lương thực cho con người các mức độ khác nhau. Trên toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. các nước Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính. Các nước Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực, tỉ lệ này Tây Trung Phi là 80%, Bắc Phi là 42%, Tây Á là 27%, Nam Á là 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương là 39%,… Nếu như các nước châu Âu khẩu phần ăn chính là bánh mì, khoai tây, sữa; châu Á là cơm, cá, rau thì châu Mỹ La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ và ớt. nước ta vùng đồng bằng chỉ sử dụng một số loại ngô làm thực phẩm (ngô bao tử, ngô nếp, ngô làm tương,…) còn lại là sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Còn miền núi và trung du thì ngô vẫn là loại lương thực nuôi sống con người hàng ngày. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi Bột ngô là thành phần chính trong thức ăn cho chăn nuôi. Nguồn cám ngô rất quan trọng đối với chăn nuôi lợn F1. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi giỏi thường sắm một máy nghiền công suất nhỏ để chủ động chế biến thức ăn cho lợn, gà từ ngô. Thân, lá ngô ủ chua với đạm ure và muối ăn là loại thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng cho trâu, bò đặc biệt là chất đạm hơn hẳn lá xanh không ủ, lại dự trữ được lâu dài. Bà con áp dụng kỹ thuật lên men lỏng, phối trộn bột ngô đã lên men với thức ăn đậm đặc, không cần đun nấu cho lợn ăn theo khẩu phần và các giai đoạn sinh trưởng. Với phương pháp này hiệu quả sử dụng cám ngô cao hơn so với không qua quá trình lên men. Do đó, đàn lợn sinh trưởng nhanh chất lượng thịt thơm ngon. Ngoài sản phẩm chính là hạt thì việc tận dụng lá ngô gốc, lá già làm thức ăn cho trâu bò khi ngô chín sáp. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Ngô là nguyên liệu chính cho nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tổng hợp và còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, bia, tinh bột, dầu, bánh kẹo,… Hiện nay ngô đã chế biến được khoảng 700 mặt hàng khác nhau. Sản phẩm từ ngô có hàm lượng dinh dưỡng cao. 10 . hạn ở hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai của xã Kim Hóa, do đó để phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất ngô tôi chỉ dừng lại ở một số. sản xuất cho người dân. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài: Đánh 2 giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ Đông Xuân ở xã Kim Hóa, huyện

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam từ 1990-2008 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bảng 2.

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam từ 1990-2008 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình qua các năm 2005-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bảng 3.

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình qua các năm 2005-2009 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2007-2009) - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bảng 4.

Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2007-2009) Xem tại trang 27 của tài liệu.
1.2.3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Kim Hóa - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

1.2.3.2..

Tình hình dân số và lao động của xã Kim Hóa Xem tại trang 28 của tài liệu.
Nhìn vào Bảng 6 ta thấy, diện tích gieo trồng của xã biến động không nhiều qua các năm - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

h.

ìn vào Bảng 6 ta thấy, diện tích gieo trồng của xã biến động không nhiều qua các năm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của một số cây trồng chính năm 2009 ở xã Kim Hóa - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bảng 7.

Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của một số cây trồng chính năm 2009 ở xã Kim Hóa Xem tại trang 32 của tài liệu.
Qua Bảng 7 cho thấy, tổng giá trị sản lượng do những cây trồng chính trên địa bàn như ngô, lúa, lạc, đậu… mang lại hàng năm là khá lớn - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

ua.

Bảng 7 cho thấy, tổng giá trị sản lượng do những cây trồng chính trên địa bàn như ngô, lúa, lạc, đậu… mang lại hàng năm là khá lớn Xem tại trang 32 của tài liệu.
cao, diện tích trồng ngô không định hình, định lượng được (sản xuất tùy tiện) dẫn đến hạn chế khả năng cung cấp thức ăn tự có. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

cao.

diện tích trồng ngô không định hình, định lượng được (sản xuất tùy tiện) dẫn đến hạn chế khả năng cung cấp thức ăn tự có Xem tại trang 33 của tài liệu.
2.1. Khái quát tình hình sản xuất ngô trên địa bàn xã Kim Hóa và giới thiệu phương pháp điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

2.1..

Khái quát tình hình sản xuất ngô trên địa bàn xã Kim Hóa và giới thiệu phương pháp điều tra Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.2.1. Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

2.2.1..

Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra Xem tại trang 37 của tài liệu.
SL (con,cái,bộ) - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

con.

cái,bộ) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 13: Qui mô & cơ cấu nguồn vốn sản xuất của các hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bảng 13.

Qui mô & cơ cấu nguồn vốn sản xuất của các hộ điều tra năm 2009 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 14: Chi phí sản xuất ngô lai vụ Đông Xuân của các hộ điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bảng 14.

Chi phí sản xuất ngô lai vụ Đông Xuân của các hộ điều tra Xem tại trang 44 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy, năng suất ngô bình quân chung đạt 2,38 tạ/sào. Tuy nhiên theo phân tích ở trên giữa các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau nên năng suất  theo đó cũng có sự chênh lệch - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

ua.

bảng số liệu ta thấy, năng suất ngô bình quân chung đạt 2,38 tạ/sào. Tuy nhiên theo phân tích ở trên giữa các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau nên năng suất theo đó cũng có sự chênh lệch Xem tại trang 46 của tài liệu.
Nhìn vào Bảng 17 cho thấy, phần lớn vụ Đông Xuân của vùng chủ yếu trồng 3 loại cây chính là lúa, ngô, lạc - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

h.

ìn vào Bảng 17 cho thấy, phần lớn vụ Đông Xuân của vùng chủ yếu trồng 3 loại cây chính là lúa, ngô, lạc Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 19: Kết quả hồi quy hàm sản xuất Cobb-Douglas - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất ngô lai vụ đông xuân ở xã kim hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bảng 19.

Kết quả hồi quy hàm sản xuất Cobb-Douglas Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan