Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

59 1.1K 8
Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm là nguyện vọng chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên. Việc làm là một dạng hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động đó không đơn thuần là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất mà nó bao gồm cả những yếu tố xã hội, môi trường. Giải quyết việc làm là tạo ra cơ hội cho người lao động kiếm thêm thu nhập tạo ra của cải vật chất cho bản thân,gia đình và xã hội. Đặc biệt nó phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam là nước dồi dào về nguồn lao động. Trong đó thanh niên là lực lượng đông đảo hàng ngày tạo ra của cải vật chất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tại các vùng dân tộc thiểu số lực lượng thanh niên chiếm một tỷ lệ không nhỏ và có đóng góp quan trọng từng bước làm thanh đổi diện mạo của làng quê. Điều này tuy là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng mang những thách thức to lớn về nhu cầu việc làm. Trong bối cảnh đó việc chăm lo giải quyết đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. Quế Phong là huyện vùng núi cao nằm phia tây tỉnh Nghệ An nơi có lực lượng thanh niên dân tộc thiểu số (TNDTTS) khá dồi dào. Cùng với thực trang chung của một số vùng trên cả nước,tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số xuất hiện trong các buổi họp không chỉ là của hội liên Hiệp Thanh Niên mà còn của UBND, đó là một vấn về nóng bỏng , bức xúc đang đặt ra cần phải xem xét và giải quyết. Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cưú về vấn đề giải quyết việc làm song các đề tài điều mang tính chung như nghiên cứu giải quyết việc làm cho người lao động nói chung hay đề tài về thanh niên nói chung, chưa có một đề tài cụ thể về đối tượng là thanh niên dân tộc thiểu số. Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn vấn đề:”Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ Anlàm đề tài nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1 2. Mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đồng thời đánh giá đúng thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Để đạt được mục đích trên, đề tài đề ra những nhiệm vụ cơ bản sau: - Đưa ra,hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề việc làmgiải quyết việc làmcho thanh niên dân tộc thiểu số. - Phân tích, đánh giá thực trang của vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Trên địa bàn huyện Quế phong, tỉnh Nghệ An. + Thời gian: Giai đoạn 2005 - 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa hoc. - Phương pháp logic và lịch sử. - Phương pháp thu thập thông tin, trong đó có sử dụng các phương pháp chính sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra, thống kê, xử lý số liệu. 5. Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu đề tài rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan, ban ngành có liên quan những ý kiến đóng góp vào việc thực hiện những giải pháp cần thiết để giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. Đề tài là tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm. 2 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trang giải quyết việc làm của thanh niên dân tộc thiểu sốhuyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu sốhuyện Quế Phong , tỉnh Nghệ An hiện nay. 3 PHẦN II: NÔỊ DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số vấn đề chung về việc làmgiải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số 1.1.1. Quan niệm về dân tộc thiểu số, thanh niên dân tộc thiểu số, việc làm 1.1.1.1. Khái niệm về dân tộc, dân tộc thiểu số - Khái niệm về dân tộc Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Dân tộc là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào cách tiếp cận, góc độ nhìn nhận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về dân tộc. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trước Nguyễn Trãi đã có nhiều nhà tư tưởng tìm cách đưa ra định nghĩa về dân tộc, các quan niệm đó có những giá trị nhất định. Mầm mống của nó đã có từ thời Lý Bí. Dân tộc lúc đó thường được gọi là thành hay bang, quốc hay nước. Sử gia Lê Văn Hưu (thế kỷ XII) quan niệm tổ quốc, dân tộc là "nhà tông miếu, nền xã tắc" , còn Trần Quốc Tuấn (thế kỷ XIII) quan niệm đó là "thái ấp, bổng lộc, đền đài, miếu mạo .". Đến Nguyễn Trãi thì chúng ta đã có được một quan điểm khá toàn diện, hoàn chỉnh về vấn đề dân tộc. Xem xét định nghĩa dân tộc của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, ông đã nêu lên 5 yếu tố thống nhất: Văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, nhân dân mà đại biểu là người anh tài, hào kiệt. Định nghĩa của Nguyễn Trãi không nói đến yếu tố kinh tế, vì ông xuất phát từ thực tế hình thành dân Việt Nam có những nét độc đáo không giống như quy luật phổ biến của sự hình thành các dân tộc khác trên thế giới. Do đặc điểm riêng mà sự hình thành dân tộc ta không cần đến vai trò của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, không cần phải đợi đến quá trình thống nhất thị trường, thuế quan là "tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tư bản vào trong tay một số ít người". Nguyên nhân của sự hình thành dân tộc ta là do nhu cầu chống ngoại xâm và các thế lực thiên nhiên hà khắc, buộc các tộc người sống trên lãnh thổ phải liên kết lại thành một khối. 4 Năm 1913, trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc. J. V. Xtalin đã đưa ra định nghĩa về dân tộc. Theo Xtalin, “dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa’’. Tuy nhiên định nghĩa này còn nhiều tranh luân và bàn cãi. Theo giáo sư Đặng Nghiêm Vạn , quan niệm của Xtalin rõ ràng không phải là tư tưởng của Lênin, và càng không phải là quan niệm của Mác và Ăngghen, ông cho rằng khi bàn về dân tộc tư bản chủ nghĩa, Mác và Ăngghen vẫn công nhận có những dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa nhưng trong định nghĩa của Xtalin thì lại phủ nhận các hình thức dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng có ý kiến đánh giá rằng, định nghĩa ấy cũng có những điểm đúng, đã đưa ra nhiều tiêu chí để nhận biết, đã nhấn mạnh rằng nói tới dân tộc là nói tới cộng đồng thống nhất, ổn định, bền vững so với cộng đồng bộ tộc. Dân tộc hay quốc gia – dân tộc (nation) là một cộng đồng chính trị - xã hôi, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính (trừ trường hợp cá biệt), một sinh hoạt kinh tế chung, tạo nên một tính cách dân tộc [1,34]. Khi nghiên cứu về dân tộc cần hiểu khái niêm có liên quan là “tộc người”. Vì giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuy thống nhất mà không đồng nhất, giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt cần làm rõ. Tuy nhiên, từ lâu ở nước ta cũng như trên thế giới vẫn có sự lẫn lộn giữa hai khái niệm này. Khi nói: “Nước Việt Nam có 54 dân tộc” thì phải hiểu dân tộc ở đây nhằm chỉ một dân tộc cụ thể như dân tộc Việt, dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mông ., dân tộc theo cách hiểu cụ thể này chính là tộc người, và Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc chính là đa tộc người. Khi nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” thì dân tộc ở đây nhằm chỉ một quốc gia - dân tộc như dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp, Trung Quốc ., một dân tộc hay một quốc gia – dân tộc thường bao gồm nhiều tộc người. Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc),được chỉ đạo bởi nhà nước, nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa 5 rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. - Khái niệm dân tộc thiểu số Cụm từ “dân tộc thiểu số” hiện đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và trong đời sống xã hội. Đây là những khái niệm khoa học liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, có lúc có nơi vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về cách gọi cũng như nội hàm của nó. “Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộcdân số ít. Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm phát triển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia. Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc. Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 86 triệu người. Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”, nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung. 6 Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộcsố dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là “dân tộc thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “dân tộc đa số” ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt Nam). Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song, những nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới. 1.1.1.2. Khái niệm về thanh niên, thanh niên dân tộc thiểu số - Khái niệm thanh niên Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên: Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi (Theo chương trình sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục vị thành niênthanh niên của khối Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng trong công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới tuổi 18 tuổi. Ở Việt Nam, có một thời gian khá dài, tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (từ 15 – 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác chúng ta cho thanh niên là những người trong độ tuổi 16 đến 30. Tuy nhiên 7 cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên. Theo điều lệ Đoàn thì Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi từ 15 – 30 tuổi. Hết tuổi đoàn viên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội liên hiệp thanh niên và các hoạt động khác của Đoànvà phong trào thanh niên đến 35 tuổi. Khi nói đến khái niệm thanh niên là nói tới tuổi trẻ, độ tuổi chín chắn để gánh vác việc nước việc nhà, nên phải gắn liền với “năng lực hành vi”. Trong pháp luật dân sự, có khái nệm “người thành niên” và “chưa thành niên”: theo quy định tại điều 20, bộ luật Dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Đây là sự phân biệt cơ bản nhất về độ tuổi thành niên hay chưa thành niên mà pháp luật quy định. Trong Bộ luật hình sự tại điều 68 cho phép xác định người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên. Nhìn từ góc độ tổng quát, hiến pháp dành đủ một chương về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Theo đó một người, một người chỉ có trọn vẹn quyền công dân khi họ đủ 21 tuổi trở lên (điều 54 Hiến pháp quy định về quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp). Suốt nửa thế kỷ giáo dục, tổ chức, rèn luyện các thế hệ thanh niên nước ta thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp vẻ vang của Đảng, dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đưa ra nhiều khái niệm thanh niên mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc. + Bác dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Bác giải thích khái niệm đó trên cơ sở khẳng định: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” và thanh niên phải “Tham gia ý kiến vào công việc của chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà”. + Bác dạy: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Bác chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất như mùa xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy nhựa sống, mùa xuân của những cánh én ngang dọc bầu trời. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể đào núi và lấp biển mà cả xã hội và dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu. 8 + Bác dạy: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách thế hệ thanh niên tương lai”. Đây là một khái niệm về vai trò và vị trí của thanh niên, về một quy luật của quá trình “bàn giao thế hệ”. Từ khái niệm thanh niên này Bác muốn nhắc nhở, căn dặn một điều mà trước khi đi xa Người đã ghi lại trong bản di chúc thiêng liêng. Điều ấy vô cùng quan trọng quyết định vận mệnh của dân tộc, vận mệnh của giai cấp công nhân, của Đảng. Do có sự khác nhau về độ tuổi xác định năng lực hành vi dân sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và quyền ứng cử vào cơ quan quyền lực các cấp, nên việc xác định độ tuổi được coi là thanh niên rất khác nhau. Theo GS- TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng : Thanh niên chỉ nên nằm trong độ tuổi từ 16 – 25, vì theo ông, tuổi từ 25 trở lên nhiều thanh niên đã là cử nhân, kỹ sư, cũng có thể là các doanh nghiệp. Còn từ 30 tuổi trở đi có người đã là tiến sĩ, vụ trưởng, chủ tịch xã, những cán bộ chính trị, … Theo Bác sĩ – chuyên viên tư vấn sức khoẻ Nguyễn Ngọc Năm (Trung tâm Tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – gia đình) cho rằng, “khung” tuổi thanh niên thích hợp nhất là từ 15 đến 25 (đối với nữ) và từ 17 đến 30 (đối với nam). Vì theo ông tại Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tính từ 15 tuổi, đây cũng là tuổi thể chất ở các bạn nữ phát triển tương đối hoàn chỉnh và tâm sinh lý cũng phát triển mạnh. Tuy nhiên, các bạn nam đến độ tuổi 17 mới có thể “theo kịp” sự phát triển về tâm sinh lý như các bạn nữ. Trong các độ tuổi đó, phụ nữ cũng như nam giới có được sự tập trung cao nhất về sức khoẻ, sức trẻ, dám nghĩ dám làm; có ý chí, khát vọng, hoài bão vươn lên mạnh mẽ và có điều kiện thể hiện ý chí, khát vọng đó qua việc học hành, lao động, sáng tạo đồng thời cũng là thời gian có những bước chuẩn bị tốt nhất để xây dựng gia đình, duy trì nòi giống.[2;11]. Từ những bất đồng về quan điểm trên, nước CHXHCN Việt Nam đã đưa ra Luật thanh niên, trong điều 1 của bộ luật đã khẳng địng rằng: “Thanh niên là công dân Việt Nam đủ từ 16 đến 30 tuổi”. Tóm lại, hiện nay thanh niên Việt Nam là những người đủ từ 16 tuổi đến 30 tuổi, vì đây là giai đoạn thanh niên hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, và cũng trong giai đoạn này thanh niên đã đủ chín chắn để gánh vác việc nước và việc nhà, là công dân có trách nhiệm đối với những hành động của chính mình. Thanh 9 niên được xem là lực lượng xung kích trong tất cả mặt trận bảo vệ và phát triển đất nước vì tính năng nổ của lứa tuổi này. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. - Khái niệm thanh niên dân tộc thiểu số Như trên đã định nghĩa về thanh niên nói chung: Thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: TNDTTS là một nhóm người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của cộng đồng các dân tộc thiểu số, lao động hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương cùng với sự phát triển của đất nước. 1.1.1.3. Quan niệm về việc làm và vai trò của việc làm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Quan niệm về việc làm: Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình. Ngày nay trong các công trình nghiên cứu khoa học cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng thì khái niệm việc làm có thể được diễn đạt theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. + Quan điểm trong nước: Theo đại từ điển tiếng Việt thì: “Việc làm là công việc, nghề nghiệp thường ngày để sinh sống”[ 3; 1815]. Theo TSKH Phạm Đức Chính thì: “Việc làm như là một phạm trù kinh tế, tồn tại ở tất cả mọi hình thức xã hội, đó là một tập hợp những mối quan hệ kinh tế giữa con người về việc đảm bảo chỗ làm việc và tham gia của họ về hoạt động kinh tế hay cũng 10 . TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số 1.1.1.. Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số 1.1.2.1. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số - Giải quyết việc làm cho người

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:27

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Phát triển kinh tế của huyện Quế Phong (200 5- 209) - Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Bảng 2.1.

Phát triển kinh tế của huyện Quế Phong (200 5- 209) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.3 cho thấy lực lực thanh niên dân tộc thiểu số tập trung cao nhất ở nhóm tuổi 16 –  20 có 27 người, chiếm 36% - Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Bảng 2.3.

cho thấy lực lực thanh niên dân tộc thiểu số tập trung cao nhất ở nhóm tuổi 16 – 20 có 27 người, chiếm 36% Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.4. Cơ cấu thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong theo trình độ học vấn - Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Bảng 2.4..

Cơ cấu thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong theo trình độ học vấn Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong - Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Bảng 2.5..

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong Xem tại trang 37 của tài liệu.
Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%) - Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

o.

ại hình Số lượng Tỷ lệ (%) Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.6 Các loại hình làm việc - Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Bảng 2.6.

Các loại hình làm việc Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.8 Thu nhập của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong - Giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Bảng 2.8.

Thu nhập của thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan