Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

48 585 2
Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Phâ ̀ n 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạncác nước trong khu vực quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt được khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề tai nạn giao thông ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ. Số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùn ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy. Tai nạn giao thông đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt sinh mạng của hàng vạn người. Nó đã đang trở thành một vấn đề bức xúc gây ảnh hưởng thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập phát triển. Hiện nay mặc dù chính phủ đã đầu đề ra nhiều hướng giải quyết song dường như vẫn chưa có sự thay đổi gì nhiều. Giao thông đô thị không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, nó còn là cầu nối giúp con người trao đổi, giao lưu với nhau , hàng hoá được vận chuyển lưu thông tốt hơn… góp phần đáng kể vào bộ mặt của một nền kinh tế, một quốc gia phát triển. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tai nạn giao thông thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông ý thức của người tham gia giao thông quá kém chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó 1 cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm biển báo hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy, các nhà hàng cũng coi bám mặt đường là một lợi thế. Vì thế "trăm hoa đua nở" dẫn đến không kiểm soát được. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu giao lưu thương mại cũng như đi lại của cá nhân tăng lên nhanh chóng. Các phương tiên giao thông phải đáp ứng được nhu cầu gia tăng về mọi mặt như số lượng, chất lượng cũng như sự đa dạng. Mỗi phương tiện giao thông đều có điểm mạnh điểm yếu riêng. Vấn đềlàm thế nào để có thể lựa chọn phối hợp điểm mạnh của mỗi loại phương tiện hạn chế được những mặt bất cập trong bối cảnh kinh tế, xã hội, tự nhiên nước ta nói chung địa bàn thành phố Huế nói riêng. Do cơ sở hạ tầng giao thôngthành phố Huế còn nhiều hạn chế, mạng lưới đường giao thông thì phức tạp với nhiều tuyến đường giao nhau chằng chịt, nên việc sử dụng loại phương tiện giao thông như ô tô còn ít mà đa phần là sử dụng phương tiện mô tô xe gắn máy vì tính năng cơ động phù hợp với cơ sở hạ tầng của địa bàn. Trong những năm gần đây nhu cầu về loại phương tiện này ở thành phố Huế ngày càng nhiều do nhu cầu đi lại của người dân. Vấn đề đáng quan tâm là tai nạn giao thôngloại phương tiện này gây ra ngày càng tăng mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Tai nạn giao thông đường bộ là mối hiểm họa của toàn nhân loại. Tại thành phố Huế tai nạn giao thông đường bộ diễn ra ngày càng phức tạp nghiêm trọng hơn. 2 Phương tiện gây ra tai nạn chủ yếu là xe mô tô xe gắn máy gọi chung là xe máy nguyên nhân của các vụ tai nạn thì có rất nhiều yếu tố gây nên làm ảnh đến tính mạng mất mát về của cải tinh thần. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm tai nạn giao thông do các loại xe máy gây ra. Xuất phát từ tình hình trên tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố Huế ”. 3 Phần 2. TỔNG QUAN MỤC TIÊU, NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.1 Tình hình tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy ở trong nước trên thế giới  Trong nước Theo thống kê bình quân mỗi năm trên địa bàn cả nước xảy ra trên 25000 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 11000 người, bị thương trên 20000 người, trong đó có hàng nghìn người bị tàn tật suốt đời. Nguyên nhân gây tai nạn thì có rất nhiều như do phương tiện, do con người, do cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ,… Trong đó xe mô tô, xe gắn máy là những phương tiện thường gây tai nạn vì số lượng loại phương tiện này chiếm đại đa số phương tiện tham gia giao thông hiện nay. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2009 cả nước đã xảy ra gần 12500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 11500 người, bị thương xấp xỉ 8000 người. Tuy số vụ giao thông năm 2009 đã giảm 390 vụ. Nhưng so với năm 2008, chỉ tiêu giảm 5% số người chết do tai nạn giao thông vẫn chưa thực hiện được. Đây là những con số được đưa ra tại hội nghị an toàn giao thông năm 2009 diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 12/1/2010, nhằm đánh giá thực trạng giao thông sau hai năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông, ùn tắc đường. Đáng chú ý, trong năm qua, cả nước đã xảy ra 141 vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng; trong đó 80% số vụ tai nạn này liên quan đến xe khách thuộc xe tư nhân, doanh nghiệp vận tải nhỏ không có thương hiệu. 4 Cũng trong năm 2009, để giảm thiểu tai nạn giao thông, các đơn vị chức năng đã thực hiện duy tu, sửa chữa đường bộ khắc phục 50 “điểm đen” tai nạn giao thông, xử lý 106 vị trí đoạn tuyến mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, tại Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh, một số điểm ùn tắc giao thông vẫn chậm được khắc phục, diễn biến còn phức tạp nhất là vào giờ cao điểm. Theo thống kê, năm qua xảy ra 252 vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn 1 giờ, tăng 111 vụ (78,7%) so với năm 2008, trong đó Hà Nội xảy ra 101 vụ, Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 78 vụ, Quảng Ninh 28 vụ, Thanh Hóa 11 vụ Đồng Nai 13 vụ.  Trên thế giới Từ nay đến năm 2020, tai nạn giao thông sẽ lên vị trí thứ ba trong số những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới, chỉ sau nạn đói bệnh AIDS. Cảnh báo này được tờ The Lancet của Anh đưa ra mới đây. Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng 50 triệu người bị thương, gây tổn phí 500 tỉ USD. Trong đó số người chết do tai nạn giao thông ở châu Á chiếm một nửa, tức khoảng 600 ngàn người, thương tích là 9 triệu người. Hội Chữ thập đỏ Quốc tế Hội Lưỡi liềm đỏ mới đây đã nhấn mạnh rằng, tai nạn giao thông là hiểm họa ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông tăng 10% con số này ở các nước nghèo đang phát triển cao hơn tỷ lệ ở các nước công nghiệp phát triển. Một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông là có sự tham gia hỗn tạp của nhiều loại phương tiện giao thông trên đường. Tại châu Phi, châu Mỹ Latinh vùng Caribê, đa số nạn nhân là người đi bộ, trong khi đó tại một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc Thái Lan, Việt Nam, nạn nhân chủ yếu là người đi xe mô tô, xe gắn máy. Trung Quốc chỉ 5 chiếm 1,9% số phương tiện tham gia giao thông của thế giới nhưng lại chiếm khoảng 15% số vụ tai nạn giao thông, làm cho hơn 100 ngàn người thiệt mạng. Ở Ấn Độ, cứ sáu phút rưỡi lại có 1 người tử vong do tai nạn giao thông con số này được dự đoán đến năm 2020 sẽ là 3,5, có nghĩa là cứ ba phút rưỡi lại có 1 người tử vong. Các chuyên gia dự tính, trong vòng 15 năm tới, số xe ở Trung Quốc sẽ tăng khoảng 92% tại Ấn Độ sẽ tăng 147%. Nguy hiểm hơn là ý thức của người tham gia giao thông kém không hiểu luật khi tham gia giao thông. Do vậy mà họ có thể gây tai nạn cho người khác chính bản thân, gây ra các cuộc tắc đường kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Chính vì vậy mà tai nạn giao thông đang trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay. 2.1.2 Tìm hiểu về nguyên nhân gây tai nạn  Nhóm các yếu tố do thiết bị Các thiết bị cấu tạo nên xe máy cũng là một nguyên nhân dẫn tới tai nạn xe máy. Một số chủ xe thay vì đèn hậu sau chỉ là đèn mờ để báo hiệu thì thay vào đó là bóng pha sáng nên khi sử dụng thường gây lóa mắt cho người đi phía sau. Hiện nay trên thị trường mới xuất hiện hàng loạt kiểu bóng đèn xanh, đèn siêu sáng lúc chủ phương tiện lắp các thiết bị này vào đi buổi tối sẽ gây lóa mắt đối với người đi đối diện nên có thể gây tai nạn. Bugi cũng là thiết bị đáng quan tâm của xe máy vì không ít trường hợp đi trong điều kiện trời mưa xe bị ngập nước nhưng do chất lượng bugi không đảm bảo nên bị chết máy giữa chừng có thể gây tai nạn. Do sử dụng xe quá niên hạn sử dụng, xe quá cũ không đảm bảo an toàn như: hai tay lái bị rơ, phanh không dính, hai lốp mòn quá nhiều ., cũng là nguyên nhân dẫn tới tai nạn.  Nhóm các yếu tố do người lái 6 Trong giao thông các phương tiện đi không đúng làn đường, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy, phóng nhanh vượt ẩu, chuyển hướng đột ngột, đi tốc độ cao lại không chú ý quan sát, phân tán tư tuởng không ít chủ xe còn uống nhiều rượu, bia khi điều khiển xe tham gia giao thông… Nói chung người dân chưa có hiểu biết tốt về Luật Giao thông đường bộ, nhiều chủ phương tiện chưa có giấy phép lái xe theo quy định người đi xe mô tô, xe gắn máy chưa thấy hết ý nghĩa của việc chấp hành Luật giao thông.  Nhóm các yếu tố do ngoại cảnh Do đào đường, đào hố, sửa chữa công trình chưa đồng bộ, chưa dứt khoát, thực hiện chưa nhanh chóng thường kéo dài gây cản trở giao thông. Bên cạnh những nguyên nhân chính còn có một số nguyên nhân gây tai nạn khi tham gia giao thông bằng xe máy như: Đất đá do các xe chở vật liệu công trình rơi vãi giữa đường, cành khô của các cây hai bên đường rơi đột ngột, vật nuôi chạy lộn xộn trên đường, sự thiếu quan sát của người đi bộ khi tham gia giao thông, các phương tiện khác cùng tham gia giao thông trên đường.  Các yếu tố khác…. Ở các phố cổ lại là thành phố du lịch như thành phố Huế, nhiều quán cóc tận dụng từng cm 2 , còn hàng ăn thì tha hồ tung hoành nhất là vào giờ cao điểm khicác cơ quan chức năng đến giờ nghỉ trưa, nghỉ chiều các hàng quán di động, gánh hàng rong len khắp trên các con phố dẫn đến các con đường vốn đã nhỏ hẹp lại càng nhỏ hẹp hơn khi giờ tan tầm đến, biến người cùng các phương tiện giao thông đồng loạt đổ ra đường. Mạnh ai nấy tiến miễn là trước mặt có khoảng trống là người ta tiến, tiếng máy nổ, tiếng còi xe, tiếng những người va quệt xe vào nhau tạo thành một thứ hỗn độn thật khủng khiếp tai nạn có thể xảy ra. 7 2.1.3 Tính cấp thiết của đề tài Tình hình tai nạn ngày càng tăng mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy. 2.2 Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy. 2.2.2 Các nhiệm vụ chính của đề tài - Điều tra xác định thực trạng tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Huế do phương tiện các loại xe máy gây ra. - Phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy. - Đề xuất các giải pháp đưa ra khuyến cáo cho người tham gia giao thông bằng các loại xe máy nhằm giảm thiểu tai nạn. 8 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Các loại xe máy sử dụng phổ biến hiện nay + Các dòng xe của Honda + Các dòng xe của SYM + Các dòng xe của Suzuki + Các dòng xe của Yamaha + Các dòng xe khác… 3.1.2 Người tham gia giao thông bằng các loại xe máy 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các nguồn tài liệu: báo cáo khoa học trong ngành, giáo trình, tạp chí, số liệu thống kê, thông tin internet, thông tin đại chúng,… để thu thập được những thông tin: - Phương pháp điều tra trực tiếp, phỏng vấn chuyên gia Trực tiếp điều tra, khảo sát địa bàn thành phố Huế. Thông qua việc phỏng vấn một số người có chức năng của sở giao thông thành phố một số người dân trên địa bàn thành phố. Từ đó, nắm rõ hiện trạng tai nạn khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy. Từ đó, ta có thể tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn, lựa chọn, xác định các giá trị thực tế liên quan đến đề tài để tổng hợp một cách tổng quát. Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Xét về thực chất, phỏng vấn là một phương pháp quan sát gián tiếp bằng cách "nhờ người khác quan sát hộ". Khi tiến hành phỏng vấn, cần chú trước những đối tượng được chọn để phỏng vấn, người nghiên cứu cần có những cách tiếp cận tâm lý khác nhau. 9 - Phương pháp phân tích so sánh Phân tích tài liệu chính là nhằm phát hiện khai thác các khía cạnh khác nhau của tài liệu để phục vụ cho nghiên cứu. Tài liệu có thể thu thập được từ nhiều nguồn, mỗi nguồn có một giá trị riêng biệt. + Tạp chí báo cáo khoa học trong ngành có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu, bởi vì nó thuộc chính lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành mang tính thời sự cao về chuyên môn. + Tạp chí báo cáo khoa học ngoài ngành cung cấp thông tin nhiều mặt, có ích cho việc phát triển chiều rộng của nghiên cứu, gợi ý khách quan về nghiên cứu, thoát khỏi đường mòn của những nghiên cứu trong ngành. + Sách giáo khoa những tác phẩm khoa học khác là loại công trình đủ hoàn thiện về lý thuyết, có giá trị cao về các luận cứ lý thuyết, nhưng nhiều khi không mang tính thời sự. + Tài liệu lưu trữ có thể bao gồm các văn kiện chính thức của các cơ quan Đảng Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hồ sơ thuộc loại thông tin không công bố trên báo chí. + Thông tin đại chúng gồm các loại báo chí, bản tin của các cơ quan thông tấn, chương trình phát thanh, truyền hình, v.v…là một nguồn tài liệu quý, vì nó phản ánh nhu cầu bức xúc từ cuộc sống. Tuy nhiên, vì thông tin đại chúng không đòi hỏi chiều sâu nghiên cứu như chuyên khảo khoa học, cho nên thông tin đại chúng cần được xử lý sâu để có thể trở thành luận cứ khoa học. 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu Tuỳ theo mục đích nội dung nghiên cứu mà ta xử lý số liệu bằng các phép tính như: tính tổng, tính bình quân, phân khoảng, sắp xếp số liệu theo thứ tự, tính tương quan hồi quy. Các số liệu điều tra sẽ được tiến hành xử lý theo nội dung phân tích. Tuỳ theo các dạng số liệu mà ta sử dụng phương pháp thích hợp. 10

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:22

Hình ảnh liên quan

trước, trong và sau tết, tình hình an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Huế diễn ra hết sức phức tạp, tai nạn giao thông đường bộ tăng cao. - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

tr.

ước, trong và sau tết, tình hình an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Huế diễn ra hết sức phức tạp, tai nạn giao thông đường bộ tăng cao Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 4.1 Sử dụng ô khi đi xe máy - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.1.

Sử dụng ô khi đi xe máy Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng4.3: Thống kê độ tuổi gây tai nạ nở thành phố Huế năm 2009 - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Bảng 4.3.

Thống kê độ tuổi gây tai nạ nở thành phố Huế năm 2009 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 4.3 Đi dàn ngang trên đường - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.3.

Đi dàn ngang trên đường Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 4.4 Kiểm tra an toàn phía sau. - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.4.

Kiểm tra an toàn phía sau Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 4.6 Tránh sang bên trái - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.6.

Tránh sang bên trái Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 4.8 Đường Hồ Đắc Di - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.8.

Đường Hồ Đắc Di Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 4.9 Đường Hà Nội - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.9.

Đường Hà Nội Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 4.11 Đồ thị chỉ số thời vụ tình hình tai nạn giao thông theo tháng - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.11.

Đồ thị chỉ số thời vụ tình hình tai nạn giao thông theo tháng Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 4.12 Cảnh sát đang xử lý vi phạm - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế

Hình 4.12.

Cảnh sát đang xử lý vi phạm Xem tại trang 32 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ Xem tại trang 40 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ - Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp làm giảm tai nạn khi tham gia giao thông bằng các loại xe máy trên địa bàn thành phố huế
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan