ĐÁP ÁN THI TUYỂN VÀO 10-VĂN-BĐỊNH 06-07

5 391 0
ĐÁP ÁN THI TUYỂN VÀO 10-VĂN-BĐỊNH 06-07

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2006-2007 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : I.TIẾNG VIỆT: (3.0 điểm) A. ĐỀ : Thí sinh chọn một trong hai câu sau để làm bài: Câu 1: Phân biệt nghóa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Thuật ngữ là gì? Hãy cho biết đặc điểm của thuật ngữ? Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ “thò trường” trong kinh tế học và thuật ngữ “thò trường” trong quang học có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm không ? Vì sao? B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : Câu 1: - Nghóa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. (1.0 điểm) - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ratừ những từ ngữ ấy. (1.0 điểm) - Ví dụ: + Cho được một ví dụ đúng : (0.5điểm) + Giải thích đượng nghóa tường minh : (0.25điểm) + Giải thích được nghóahàm ý : (0.25điểm) Câu 2: - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thò khái niệm khoa học ,công nghệ, (0.5điểm) thường được dùng trong các văn bản khoa học ,công nghệ. (0.5điểm) - Về nguyên tắc, trong một lónh vực khoa học,công nghệ nhất đònh, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thò một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ biểu thò một thuật ngữ . (0.5điểm) - Thuật ngữ không có tính biểu cảm (0.5điểm) - Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ “thò trường” trong kinh tế học và thuật ngữ “thò trường” trong quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm. (0.5điểm) - Vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lónh vực khoa học khác nhau. (0.5điểm) II. VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN: (7.0 điểm) 1, Văn: (1.0 điểm) a. ĐỀ : Truyện ngắn “Bến quê” chứa đựng những suy ngẫm, triết lý gì của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời? b. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : Truyện ngắn “Bến quê” chứa đựng nhiều suy ngẫm, triết lí của Nguyễn Minh Châu về đời người, là kết quả của sự chiêm nghiệm thấm thía , sâu sắc của tác giả. Hoàng Minh – TL dạy học ---------------------------------------Cát Nhơn –Phù Cát 1 Có thể nêu một số ý sau: - Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường , những nghòch lí ngẫu nhiên , vượt ra ngoài những dự đònh và ước muốn , cả những hiểu biết và toan tính của mỗi người. (0.5điểm) - Cuộc đời con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, nhất là khi còn trẻ. Chỉ đến khi đã từng trải hoặc ở một cảnh ngộ khác thường nào đó, người ta mới nhận thức được những giá trò đích thực của cuộc sống, những giá trò ấy thường giản dò và bền vững, lại ở gần gũi quanh ta. Nhưng thường khi nhận thức được điều đó, con người lại không còn mấy thời gian và sức lực để đạt tới được nó. (0.5điểm) ( HS có thể phát hiện những ý nghóa, triết lí khác trong truyện. Có thể cho điểm tối đa theo khung điểm nếu nêu được những suy ngẫm và triết lí khác của tác giả một cách hợp lí.) 2, Tập làm văn: (6.0 điểm) Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Ngữ văn 9 – Tập hai – NXB Giáo dục, năm 2006). -------------------------- a-Yêu cầu về kỉ năng: Biết làm một bài nghò luận văn học kiểu bài phân tích một bài thơ trọn vẹn. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có kỉ năng liên kết câu và đoạn văn. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận và rõ ràng. a-Yêu cầu vềkiến thức : HS có thể trình bày bài làm của mình theo các cách khác nhau nhưng cần phân tích làm rõ được các ý cơ bản sau : * Về đề tài: Mùa thu là một đề tài cổ điển, đề tài truyền thống trong thơ ca, đặc biệt là thơ ca phương Đông.Ở Việt Nam ta, mùa thu được nói đến nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ . Cảm nhận mùa thu thường thấy trong văn chương là ở những nhà thơ nói về mùa thu miền Bắc, nơi khí hậu có bốn mùa phân cách. Bài thơ mang tên “Sang thu” diễn tả những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong khúc giao mùa cuối hạ bắt đầu chuyển sang thu. Hoàng Minh – TL dạy học ---------------------------------------Cát Nhơn –Phù Cát 2 Nguyễn Du, Nguyễn khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, . đều có những câu thơ , bài thơ mùa thu tuyệt đẹp và đều lưu dấu ấn của mình về đề tài này. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có một hương sắc mới. * Về nội dung : Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn . ng có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” được Hữu Thỉnh sáng tác gần cuối năn 1977, giới thiệu lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ. Bài thơ là những cảm nhận , suy tư của nhà thơ về sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu. - Cảm nhận về sự biến đổi bất ngờ của đất trời lúc giao mùa : Đó là một cảm nhận rất tinh tế bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa : “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se” Mùa thu đến với tác giả khá đột ngột và bất ngờ . Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời, mây, nước hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi chín thơm. Rất bình dò, dân dã, mộc mạc. Trước thời điểm giao mùa, nhà thơ có một thoáng ngỡ ngàng , bâng khuâng, vương vấn. Tâm trạng ấy thể hiện qua các từ “bỗng”, “hình như”. - Những rung động tinh tế và sự biến chuyển không gian lúc sang thu: Hữu Thỉnh cảm nhận sự biến chuyển không gian lúc “sang thu” qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế : + Bất chợt nghe mùi thơm của hương ổi đang vào độ chín phả vào ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh. + Nơi đường thôn, ngõ xóm, sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những giác quan riêng về hương, về gió, về sương. Nhưng với “sương chùng chình qua ngõ”thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió và trong sương cũng có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bòn ròn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương nương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái ngõ thời gian liên thông giữa hai mùa. Phút giây giao mùa ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó tin. Do đó “hình như thu đã về” còn như một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng đònh . + Dòng sông thanh thản trôi êm và những cánh chim “bắt đầu vội vã” như chuẩn bò cho những chuyến thiên di tránh rét. + Những “đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” thể hiện thật sinh động cảm giác giao mùa. Dù có sự vội vã của chim (cái vội vã mới chớm, mới bắt đầu), không khí thu vẫn là không khí thư thái, lắng đọng, lâng lâng. Vì thế mà những đám mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”. Đám mây như một dải lụa, một tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời, nửa còn đang mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Một áng mây bâng khuâng mà có thể thấy bầu trời đang nhuộm nửa sắc thu. Đến một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trên trời thu trọn vẹn, trở thành “từng mây lơ lửng trời xanh ngắt” như mây trong thơ Nguyễn Khuyến. + Nắng vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa rào. Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phả vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình .) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, Hoàng Minh – TL dạy học ---------------------------------------Cát Nhơn –Phù Cát 3 chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng , xôn xao của tâm hồn nhà thơ trong thời khắc biến chuyển của đất trời. - Mùa thu trong suy tư của tác giả: Bao giờ cũng thế, trong cảnh thu đã có tình thu. Nếu như hai khổ thơ trên rất đẹp về mặt tạo hình , rất tinh trong cảm nhận thì khổ thơ cuối, mùa thu được khẳng đònh thiên về mặt đoán nhận, mặt kinh nghiệm, suy ngẫm. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà thu đang từ từ lặn vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư của nhà thơ. Vẫn là “nắng”, “mưa”, sấm chớp, giông bão như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực , vào thế ổn đònh, điềm tónh. Cái ổn đònh, điềm tónh, chín chắn của “cây” trước sấm sét, bão giông lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải, chín chắn của con người sau những bão táp của cuộc đời ? “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Hai câu thơ có cách diễn đạt độc đáo. “Sấm” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh , của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” cũng là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người đã từng trải. Theo tác giả, với hình ảnh có giá trò tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gởi gắm những suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Như vậy, không chỉ thiên nhiên mà con người cũng sang thu. Nhan đề “Sang thu” vừa bao trùm vừa thấm vào trong từ ngữ, cảnh vật.Trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu. Vừa lưu luyến bồi hồi, lại vừa trang nghiêm chững chạc, vừa sâu lắng lại vừa rộng mở bâng khuâng, vừa khiêm nhường nhưng cũng vừa tự hào kiêu hãnh, bài thơ “Sang thu” vừa nói đến sự sang thu của đất trời, vừa nói đến sự sang thu của chính tác giả và sang thu ở mỗi đời người. Bài thơ là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, hòa hợp một cách tự nhiên trong độ chín của ngòi bút Hữu Thỉnh. ------------------------------------ Hoàng Minh – TL dạy học ---------------------------------------Cát Nhơn –Phù Cát 4 BIỂU ĐIỂM: Điểm 5-6 : + Bài viết đầy đủ các ý nêu trên, có nội dung phong phú. Văn viết trôi chảy, có hình ảnh, biểu cảm. + Có thể còn mắc một vài lỗi nhẹ về chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 4 : + Nội dung khá đầy đủ, văn viết gọn, rõ. Có vài đoạn viết hay. + Mắc không quá 5 lỗi các loại. Điểm 3 : + Cơ bản hiểu đúng yêu cầu của đề bài, phải tỏ ra nắm được nội dung chính của bài thơ. Trình bày được khoảng một nửa số ý nêu trên. + Mắc không quá 10 lỗi các loại. Điểm 2 : + Nội dung sơ sài. + Mắc trên 10 lỗi các loại. Điểm 1 : + Lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết được vài câu nhưng không rõ nội dung . Điểm 0 : Những bài không viết được gì (bỏ giấy trắng). ---------------------------------------------------------- Chú ý: - Điểm phần Tiếng Việt và phần Văn có thể cho lẻ đến 0.25 điểm, điểm của phần Tập làm văn có thể cho lẻ đến 0.5 điểm. - Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu trong đề thi. Điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10 và được cho lẻ đến 0.25 điểm. Hoàng Minh – TL dạy học ---------------------------------------Cát Nhơn –Phù Cát 5 . KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2006-2007 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : I.TIẾNG VIỆT: (3.0 điểm). . + Dòng sông thanh thản trôi êm và những cánh chim “bắt đầu vội vã” như chuẩn bò cho những chuyến thi n di tránh rét. + Những “đám mây mùa hạ, vắt nửa

Ngày đăng: 27/09/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan