Khắc phục bỏ học lớp 5:2009-2010

10 363 2
Khắc phục bỏ học lớp 5:2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH HÌNH HỌC SINH BỎ HỌCLỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B  A.PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo duc là đào tạo cho hoc sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là tạo điều kiện ai cũng được học hành và giúp đỡ người nghèo được học tập. Như vậy, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Với những lí do trên, các cấp chính quyền, đoàn thể ngành giáo dục và toàn xã hội đã có nhiều nổ lực, đầu tư về kinh phí, vật chất, công sưc… cho việc học của học sinh. Nhưng đến nay kết quả mang lại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn, chất lượng dạy và học ở nhiều nơi còn nhiều việc cần phải bàn. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng còn phổ biến ở nhiều nơi đang là vấn đề nổi cộm hiện nay. Đặc biêt, các trường tiểu học nằm ở vùng sâu, vùng xa, do các điều kiện chủ quan hay khách quan, có số lượng học sinh bỏ học giữa chừng rất cao. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Trường Tiểu học Mỹ Tú B cũng là một trường nằm ở vùng sâu nên không tránh khỏi thực trạng trên. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng rơi đều vào các khối lớp, đặc biệt là khối lớp cuối cấp? Đó cũng là một câu hỏi, một bài toán khó đối với ban giám hiệu và giáo viên chu nhiệm lớp. Nếu học sinh lớp 5 bỏ học quá 2% trở lên sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu lớp tôi, của trường. Điều quan trọng hơn nữa là sẽ gây một thiệt thòi rất lớn cho chính bản thân cá nhân các em mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội, các ban ngành đoàn thể. Riêng ngành giáo dục phải tốn nhiều thời gian, tiền của vào công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, ảnh hưởng lớn đến việc tôt nghiệp đúng độ tuổi. Với thực trạng cấp thiết trên nên tôi đã viết ra đề tài này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: − Phấn đấu từng bước giảm bớt học sinh bỏ học giữa chừng ở các khối lớp, đặc biệt là ở khối lớp 5. − Giúp cho tất cả học sinh đều theo học liên tục và đầy đủ chương trình 5 lớp. − Huy động tất cả trẻ em ở tuổi tiểu học đều được đến trường đến lớp. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Để hạn chế và chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng , do đó, đối tượng nghiên cứu là “Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở lớp 5A trường Tiểu học Mỹ Tú B”. IV. KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: PHẠM THỊ BIÊN 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nhìn chung , đa số học sinh tiểu học bỏ học giữa chừng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Có em vì hoàn cảnh gia đình chuyển đổi nghề nghiệp buộc các em phải bỏ học, do nhàm chán một số môn, do mất căn bản, do gia đình cần cù lao động quên theo dõi con em mình học. Phần đông phụ huynh do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của việc học tập của con mình và quan niệm “còn nhỏ học năm này không được thì học năm khác”. Vì thế, việc vận động phải kết hợp chặt chẽ, tìm hiểu hoàn cảnh sống của các em, phải có tính kiên trì trong công tác vận động, thuyết phục. 2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là “Một số biện pháp khắc phục học sinh bỏ học giữa chừng ở lớp 5 Trường Tiểu học Mỹ Tú B”. V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Giáo viên nghiên cứu các tài liệu, các văn bản, hồ sơ để tìm ra những khái niệm, những thuật ngữ các vấn đề lý luận, lý thuyết có liên quan đến tài liệu. 2) Phương pháp quan sát: Giáo viên quan sát tình hình hoạt động học tập của học sinh lên lớp như là: Hằng ngày kiểm tra sỉ số học sinh, tình hình học tập trong lớp. 3) Phương pháp kiểm tra: Bằng cách giáo viên thông qua phiếu điều tra, trò truyện, trao đổi với học sinh nhằm để tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. 4) Phương pháp thực hành: Giáo viên yêu cấu học sinh thực hiện những lý thuyết sáng kiến của giáo viên vào lớp học như là: khi có trường hợp học sinh bỏ học, giáo viên kết hợp với chính quyền địa phương đến gia đình học sinh bỏ học, vận động, tuyên truyền để giúp học sinh trở lại lớp học bình thường. Nhìn chung, các phương pháp nghiên cứu trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm giúp cho đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh. Đồng thời, tạo cho giáo viên, học sinh được một thói quen về hoạt động dạy và học càng tốt hơn. B.PHẦN NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Để thực hiện mục tiêu đào tạo và các nhiệm vụ giáo dục nhà trường là một công việc khó khăn và phức tạp. Bên cạnh, song song hiện nay là tình trạng bỏ học giữa chừng là một vấn đề nỏng bổng. Do đó, đòi hỏi sự cố gắng và công sức của toàn xã hội, không phải chỉ riêng nhà trường. 1. Tầm quan trọng của việc khắc phục tình trạng bỏ học giữa chừng ở lớp 5 – trường Tiểu học Mỹ Tú B: Trong công văn hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học của phòng giáo dục gởi cho trường là việc duy trì sỉ số ở các khối lớp và việc bảo đảm duy trì sỉ số bỏ học PHẠM THỊ BIÊN 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM giữa chừng không quá 2% ở khối lớp 5 là một chỉ tiêu cao nhưng phù hợp đúng với thực trạng hiện nay. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì việc dạy và học cũng đi vào một bước tiến mới để tiến lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn đạt được điều đó thì tất cả người dân phải có tri thức, mà tri thức đạt được từ đâu? Đó là quá trình học tập, có học tập, có hiểu biết mới góp phần ứng dụng vào thực tiễn đời sống làm cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Vì lẽ đó, đòi hỏi tất cả mọi người đều phải học, nhất là trẻ em. Ngày nay, xác định tầm quan trọng của việc học, các em được quan tâm, chăm sóc đặc biệt ngay từ nhỏ: mầm non, tiểu học. Quan trọng nhất là bậc tiểu học, đây là nấc thang đầu tiên, một nền móng vững chắc, sự bắt đầu của một công trình “kiến trúc”. Lớp 5 là lớp cuối cấp, các em các em đã biết khám phá tri thức dần dần các em hoàn thành một “công trình” ở bậc tiểu học. Qua những ý trên, chúng ta đã thấy được múc độ quan trọng của việc duy trì sỉ số và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở lớp 5 và ở các khối khác. Việc khắc phục học sinh bỏ học giữa chừng không đòi hỏi giáo viên phải giữ được sỉ số ban đầu đã nhận mad giáo viên chủ nhiệm phải co biện pháp, thủ thuật khéo léo vận động các em đi học đều, đó mới là sự cần thiết trong quá trình dạy – học. Nếu chúng ta không thấy rõ tầm quan trọng của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở học sinh thì chất lượng giáo dục ở trường sẽ bị tụt hậu mà còn kéo theo sự dai dẳng, chống mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học không đạt chuẩn qui định. 2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm trong việc chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng: − Quan tâm động viên với tất cả học sinh, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên cần dideur chỉnh thái độ, hnahf vi ứng xử của giáo viên đối với học sinh. − Kết hợp ba mặt giáo dục giữa gia đình, nhà trường, xã hội.  Đối với nhà trường: Nhà trường là chuyên trách đào tạo học sinh, trong đó, nhà trường có một đội ngũ giáo viên thông minh về nghiệp vụ giáo dục. Do đó, nhà trường có trách nhiệm nắm các trường hợp bỏ học, phân loại tìm hiểu nguyên nhân, có biện pháp kết hợp với gia đình và xã hội thực hiện việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.  Đối với gia đình: - Cha mẹ học sinh là người thầy giáo đầu tiên của con cái họ, là những người xây dựng nền tảng của nhân cách trẻ. Trẻ em tiếp xúc các chuẩn mực đạo dức, các thói quen ứng xử đầu tiên là từ gia đình. Đó cũng là thuận lợi lớn cho công việc giáo dục nhất đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Song, chính đặc điểm này cũng có thể lại gây trở ngại cho việc giáo dục. Nếu tình thương giữa cha mẹ đối với con cái là tình thương không sáng suốt thì sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. PHẠM THỊ BIÊN 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Trẻ em thường giữ lại những ấn tượng sâu sắc của tuổi trẻ. Trẻ càn nhỏ ảnh hưởng của bạn bè, của xã hội chưa có bao nhiêu, nhưng nảh hưởng của gia đình càng lớn về tình cảm, tính cách,… được gieo từ nhỏ. - Gia đình còn là môi trường để trẻ thường xuyên rèn luyện và thể nghiệm những hành vi, những điều được hịc ở nàh trường vì thời gian trẻ ở trường không nhiều, còn thời gian chịu ảnh hưởng của gia đình thì khá lớn. Với những đặc điểm nêu trên, giáo dục gia đình có vị trí rất lớn trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hiện nay.  Đối với xã hội: Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cấp chính quyền gần nhất như: trưởng ấp cùng với gia đình và nhà trường để cùng thực hiện việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Ngoài ra, chúng ta cần phải nói đến vai trò của ban đại diện phụ huynh học sinh với tư cách là một tổ chức xã hội do cha mẹ học sinh cử ra. Ban đại diện phụ huynh hịc sinh ảnh hưởng rất lớn trong phong trào giáo dục ở các đơn vị trường hiện nay. Nơi nào ban đại diện phụ huynh học sinh hoạt động có hiệu quả thì tất yếu phong trào giáo dục ở nơi đó sẽ có thêm động lực để phát triển. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải có sự kết hợp với các giáo viên bộ môn: nhạc, họa, thể dục, tổng phụ trách để kích thích sự hứng thú học tập cho các em. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HỌC SINH BỎ HỌC GIỮA CHỪNG Ở LỚP 5 – TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B: Như chúng ta đã biết, trường Tiểu học Mỹ Tú B là thuộc diện trường ở vùng sâu, chắc chắn trong các nhiệm vụ công tác của trường cũng có một số mặt hạn chế. Trong đó, có một vấn đề mà chúng ta cần phải bàn đó là tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hiện nay, thường xuyên, phổ biến. Kết quả thống kê lớp 5 tôi trong năm qua: Năm học HS đầu năm HS cuối năm Số lượng HS giảm Tỷ lệ 2008-2009 30 28 2 93,33% Bảng thống kê học sinh khối 5 toàn trường: Năm học HS đầu năm HS cuối năm Số lượng giảm Tỷ lệ 2008-2009 60 56 4 93,33% Từ số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: − Thứ nhất tỷ lệ học sinh bỏ học ở khối lớp 5 tôi trong năm qua dao động từ 93% đến 94%. Còn tỷ lệ học sinh bỏ học ở khối 5 toàn trường trong năm qua dao động từ 95% đến 96%. Như vậy là vẫn còn cao hơn chỉ tiêu qui định. − Thứ hai tỷ lệ học sinh bỏ học trong trường các năm qua có xu hướng giảm dần. − Thứ ba hàng năm trong trường có một số lượng học sinh bỏ học giữa chừng ở khối lớp 5 là rất cao, khoản từ 10 đến 15 học sinh. Nếu chúng ta chấp nhận thực trạng trên thì hàng năm trường chúng ta phải chấp nhận có hơn 20 – 30 học sinh bỏ học. Việc học sinh bỏ học là một trở lực rất lớn PHẠM THỊ BIÊN 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM cho trường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ cập, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”. Vì thế, việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng phải được xem là một trong những công việc quan trọng nhất hiện nay. Từ kết quả khảo sát thực tế chúng ta có thể khẳng định rằng, việc học sinh bỏ học giữa chừng hiện nay là kết quả của nhiều nguyên nhân từ phía gia đình học sinh, nguyên nhân từ phía nhà trường, nguyên nhân thiếu sự quan tâm của toàn xã hội và nguyên nhân từ phía chính tả bản thân học sinh. 1. Về phía gia đình học sinh: Hầu hết tất cả nhà ở của cha mẹ học sinh trong lớp tôi đều ở trong những kênh rạch hẻo lánh, khó khăn đi lại như: Kênh… , …… Từ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc đi lại đến lớp của học sinh nhất là mùa mưa, mùa nước lũ các em thường nghỉ học giữa chừng qua nhiều. Bên cạnh đó, còn một bộ phận học sinh quá nghèo, từ chổ nghèo nên phải đi làm thuê làm mướn nhiều nơi, không dành thời gian để quan tâm đến việc học tập của con em. Thậm chí còn phải buộc con mình bỏ học để đi bán vé số, hái rau, lượm ốc,…Khi con em được đến trường thì cha mẹ không đủ điều kiện lo cho con em về dụng cụ học tập, thời gian học tập. Mặt khác, nhiều phụ huynh học sinh còn tư tưởng là trách nhiệm học tập của con em mình đều cho nhà trường. 2. Về phía nhà trường: Phạm vi địa bàn của trường có hai điểm trường như: Ấp Mỹ Lợi B, Ấp Mỹ Lợi C. Do đó, quan hệ, kiên lạc giữa trường và gia đình cũng gặp nhiều khó khăn. − Ban giám hiệu, giáo vên chủ nhiệm lớp chưa thể hiện hết trách nhiệm hoặc chưa có giải pháp phù hợp để duy trì sỉ số học sinh. − Ban giám hiệu trường và các đoàn thể trong trường thiếu biện pháp, chưa thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền. 3. Về phía giáo viên chủ nhiệm: − Phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp chưa thể hiện hết trách nhiệm hoặc chưa có giải pháp phù hợp để duy trì sỉ số học sinh lớp mình. − Giáo viên tiểu học dạy hầu hết các môn học, trong mỗi buổi học, từ môn này sang môn khác với đặc trưng khác nhau. Do giáo viên không nhanh chóng thâm nhập vào nội dung và phương pháp mới. Do đó, không gây được hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh nhàm chán vì các em đã ở lứa tuổi cuối cấp học. − Giáo viên không gây được thiện cảm và làm cho học sinh sợ hãi như: Đánh học sinh, dọa nạt bằng lời không đúng tác phong sư phạm mà học sinh cuối cấp như lớp 5 đã có đầu óc suy nghĩ chưa được trong suốt, rõ ràng. Trương hợp giáo viên gọi một học sinh Lan lên làm một bài toán, học sinh Lan hiểu bài nhưng không biết trình bày, khi đó giáo viên phê bình, lớn tiếng và đánh học sinh. Những hành vi của giáo viên trên sẽ tác động đến học sinh Lan, làm cho học sinh Lan sợ, rụt rè không dám đến lớp nữa. − Khi nhận lớp đầu năm học đến cuối năm học, giáo viên không đến tận nhà thăm và tìm hiểu từng gia đình mà chỉ thông qua lời nói của các học sinh trong lớp, nếu có đi thăm và tìm hiểu chỉ vài gia đình nghèo chứ không tìm hiểu toàn gia đình học sinh trong lớp. PHẠM THỊ BIÊN 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4. Về phía học sinh: Có một số bộ phận học sinh thiếu ý thức học tập, lười học, ham chơi và một số học sinh trong lớp tuổi đã cao so với tuổi đến lớp nên có sự mặt cảm với các bạn nhỏ tuổi hơn mình. Đi học về, các em còn phụ giúp gia đình, bán vé số, bắt cua, lượm ốc chon nên việc học của các em sa sút, không hiểu bài, nảy sinh ra nhàm chám rồi bỏ học. 5. Về phía chính quyền, đoàn thể: Chính quyền, đoàn thể ở địa phương chưa thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với nhà trường và thiếu biện pháp kiên quyết về tình hình giáo dục ở địa phương, nhất là ban nhân dân ấp chưa làm tốt việc báo cáo, tham mưu đề xuất với ủy ban nhân dân xã về các giải pháp chỉ đạo, hỗ trợ cho phong trào giáo dục ở các ddiemr trường. Ngoài ra, ban dại diện phụ huynhh học sinh chủ yếu thành lập ở các điểm trường chính, chưa thành lập ở các điểm trường lẻ tẻ, chưa tập hợp được thành phần tham gia mà đối tượng tham gia chủ yếu là cha mẹ học sinh, chưa có chế đọ hội hợp định kì ổn định, thậm chí mỗi năm chỉ hợp một hoặc hai lần. Và hoạt động của ban đại diện phụ huynh phần lớn còn tự phát, chưa có kế hoạch cụ thể, kế hoạch còn tùy thuộc vào sự tham mưu, đề xuất từ phía nhà trường. Còn nhà trường không thường xuyên cung cấp thông tin cho ban đại diện phụ huynh học sinh. Việc học sinh bỏ học là kết quả do những nguyên nhân trên và là tất yếu nếu như nhà trường và cộng đồng không có biện pháp ngăn chặn sớm. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: Với những thực trạng trên đã thực sự bức xúc phổ biến đối với học sinh trong nhà trường, trong đó có lớp 5 của tôi. Trong những năm qua, chắc chắn cũng có ảnh hưởng đến các trường lân cận và những trường vùng sâu như trường tiểu học Mỹ Tú B. Để khắc phục được tình trang học sinh bỏ học giữa chừng trong khoản thời gian qua tôi đã rút ra một số biện pháp như sau: 1. Đối với giáo viên: Trước khi nhận lớp, bước đầu giáo viên trang bị cho mình thiết bị đồ dùng tự lamfmaf nhà trường không có như tranh ảnh mà trong bài học không có và sưu tầm những vật thật có xung quanh để minh họa bài học nhầm để tạo cho sự đam mê học của học sinh để cho học sinh nào cũng muốn đến lớp. Ví dụ: Dạy môn Địa lý, bài: “Các dân tộc ở Tây Nguyên” . Giáo viên sưu tầm tranh ảnh về Tây Nguyên để giới thiệu bài và minh họa nội dung bài giảng. − Giáo viên chủ nhiệm ngày đầu năm cần phải mở một phiên họp phụ huynh lớp của mình, nhằm để triển khai kế hoạch học tập của các em cho phụ huynh nắm. Để tìm hiểu sâu hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với chính quyền ấp đến thăm và tìm hiểu từng gia đình học sinh trong lớp mình (không phân biệt gia đình khó khăn hoặc không khó khăn) nhằm để phát hiện sớm những đối tượng học sinh có khuynh hướng bỏ học, nghỉ học (có trường hợp trong năm học lớp 4 em Nguyễn Văn Ngà thường nghỉ học. Với lí do giúp bố mẹ trông em bé. Năm học lớp 5 bố mẹ có khuynh hướng cho em Ngà nghỉ học để trông em. Giáo viên tìm hiểu và biết được lí do trên nên kết hợp với chính quyền địa phương ấp đến vận động, giúp đỡ. Kết quả: em Nguyễn Văn Ngà trở lại lớp học bình thường. PHẠM THỊ BIÊN 6 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM − Giáo viên tiếp cận đối tượng học sinh của mình bằng nhiều kênh thông tin như: Thông qua bạn bè thân thiết của học sinh, điện thoại cho gia đình học sinh, bằng sổ liên lạc …. − Tác phong của giáo viên phải tỉ mỉ, hướng dẫn học sinh từng li từng tí, phải thường xyên nhắc nhở học sinh hàng ngày, phỉa luôn luôn gần gũi và tạo sự thân thiết giữa thầy và trò trong hoạt động dạy và học. − Để giúp đỡ cho việc nắm đối tượng học sinh mình kĩ hơn nữa, giáo viên sẽ lưu vào sổ riêng về: + Học sinh có còn đủ cha đủ mẹ hay không hay sống với người đỡ đầu. + Nghề nghiệp chính của gia đình là gì? Nghề nghiệp đó có ảnh hưởng gì đến việc học của học sinh. + Điều kiện kinh tế của gia đình học sinh hiện nay (khá – giàu, đủ ăn, nghèo). + Sự quan tâm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình đối với việc học vủa học sinh. − Giáo viên chủ nhiệm lập ra bảng phân loại học sinh và kế hoạch thực hiện để đưa lên ban giám hiệu trường tìm biện pháp khắc phục học sinh bỏ học giữa chừng. Bảng kế hoạch phân loại học sinh của giáo viên chủ nhiệm: Đối tượng học sinh Giải pháp tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm - Mồ côi. - Nghèo, khó khăn. - Gia đình không khó khăn nhưng lại thiếu quan tâm. - Gia đình thường bất hòa. - Bản thân học sinh có khuyết tật bẩm sinh. - Giúp dỡ tin thần, vật chất. - Giúp đỡ về vật chất. - Tuyên truyền, vận động, nêu gương. - Tuyên truyền, vận động. - Tạo điều kiện chổ ngồi học, sinh hoạt, phương tiện. - Ban đại diện phụ huynh và đoàn thể. - Ban phụ huynh học sinh, hội khuyến học. - Chính quyền địa phương, đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm. - Chính quyền địa phương, đoàn thể. - Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội giúp đỡ. − Giáo viên còn phải chủ động phối hợp các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. 2. Đối với gia đình: PHẠM THỊ BIÊN 7 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phụ huynh phải thường xuyên liên hệ với nhà trường ít nhất một tháng một lần để chăm bồi cho con em về các mặt như: động viên cho học sinh chăm học, tạo điều kiện cho các em học bài, làm bài ở nhà, đi học đều hằng ngày. Song song, hca mẹ cũng xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lí và tạo cho học sinh có thói quen ham đọc sách, đọc truyện. Điều quan trọng đối với phụ huynh là phải có tư tưởng cùng có nhiệm vụ với nhà trường để khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng của con em mình đang theo học ở trường. 3. Đối với nhà trường: Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, do đó cách suy nghĩ của các em đều khác so với lớp 1, 2, 3, 4, như là: Hiểu một cách rõ rệt, biết so sánh hơn, cần sự chăm sóc tốt hơn … Nên đối với nhà trường thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh ít nhất một năm 3 – 4 lần trở lên để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em hoặc ban giám hiệu phân công chỉ định giáo viên chủ nhiệm của lớp làm nhiệm vụ này. − Ban giám hiệu trường chủ động kết hợp tổ chức đoàn – đội, giáo viên bộ môn, hội khuyến học đề ra những biện pháp giúp đỡ những học sinh nghèo mà giáo viên chủ nhiệm đã lập kế hoạch trình lên nhà trường như tặng tập, sách, quần áo, cặp, … − Ban giám hiệu trường phải có kế hoạch họp thường kỳ hội phụ huynh học sinh hoặc có thể tổ chức nhiều chuyên đề nói về tình trạng học sinh bỏ học ở các khối lớp trong trường ít nhất một năm 3 – 4 lần trở lên, nhằm mục đích nâng cao văn hóa sư phạm cho phụ huynh học sinh vầ giáo viên trường. 4. Đối với chính quyền địa phương: Hàng tháng, ban nhân dân ấp thường xuyên liên hệ với trường của ấp mình để nắm bắt kịp thời tình hình giáo dục của địa phương. Từ đó, ban nhân dân ấp sẽ làm tốt việc báo cáo và đề xuất với ủy ban nhân dân xã để có những biện pháp hỗ trợ cho trường. Riêng đối với vai trò lãnh đạo của ban nhân dân ấp phải kịp thời đề ra những quyết định như: vào mỗi đầu năm học và giữa năm học, phối hợp với các đoàn thể trong ấp tổ chức đoàn khoản chừng 3 – 5 người đến từng hộ gia đình học sinh tuyên truyền, vận động giúp đỡ các gia đình học sinh nghèo, khó khăn bằng cách cho mượn vốn làm kinh tế gia đình hoặc giúp giống, cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, ban đại diện phụ huynh học sinh có chế độ họp định kỳ hàng tháng một lần, phân công từng thành viên trong ban phụ trách từng địa bàn. Ban đại diện phụ huynh học sinh phân công thành viên xuống dự sinh hoạt dưới cờ hàng tuần ở trường để kịp thời nắm bắt thông tin về học sinh. Từ việc xử lý tốt các biện pháp trên, chúng ta sẽ có ba hướng tác động đến học sinh: − Hướng tác động trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm lớp. − Hướng tác động từ phía ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, tổ chức đoàn – đội, hội khuyến học trong nhà trường. − Hướng tác động từ phía gia đình học sinh, ban đại diện phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương. Các hướng tác động trên sẽ là giải pháp tích cực, góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học lớp tôi và học sinh trong trường hiên nay. PHẠM THỊ BIÊN 8 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau khi áp dụng một số biện pháp trên thì đã thành công trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng như trường hợp sau đây:  Trường hợp em Võ thị Kiều . Nhà em ở rất xa so với các em khác. Lúc mới vào học em đi học rất đều khoản tháng 10, 11/2009 do cha mẹ đi đốn mía mướn nên em phải ở nhà trông em giúp nên nghỉ học. Nắm được nguyên nhân đó, tôi chủ động tìm hiểu thông qua các bạn thân gần nhà của em Kiều và liên hệ vói ban nhân dân ấp ở địa phương đến nhà em Kiều vận động thuyết phục. Kết quả là em Kiều trở lại lớp học bình thường. C. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT. I. KẾT LUẬN; Qua việc nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này, đến nay thì tỷ lệ học sinh trong lớp tôi và trong trường tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng giảm đi rõ rệt, đạt kết quả cao hơn so với năm qua. Hiện nay, lớp 5A của tôi tại điểm trường Mỹ Tú B không còn học sinh nào có khuynh hướng bỏ học nữa. Qua thống kê học sinh từ năm học 2009 đến nay ở lớp 5A của tôi cho thấy: Năm học HS đầu năm HS đến giữa HKII(2010) Số lượng giảm Tỷ lệ 2009 đến nay 32 32 0 0% Qua thống kê ta thấy, khi áp dụng sáng kiến này thì tình trạng học sinh bỏ học của lớp tôi không còn nữa. Để thực hiện theo phương châm của đề tài thì tất cả các ban bệ trong trường và các đoàn thể xã hội có sự phối hợp chặt chẽ với nhau một cách đồng bộ và liên tục. II. ĐỀ XUẤT: - Như chúng ta đã biết , với tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hiện nay là một vấn đề đang nổi cộm. Để học sinh của lớp mình, của trường miinh2 khắc phục tình trạng trên thì nhất thiết có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa của các cấp lãnh đạo, của ngành giáo dục và chính quyền địa phương nhất là ở cấp cơ sở địa phương nơi trường đóng. - Đối với cấp lãnh đạo phòng giáo dục có sự hỗ trợ, chỉ đaạo cụ thể hơn như: Mở lớp chuyên đề “ nâng cao hoạt động của tổng phụ trách góp phần vào tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở tiểu học”, “ Nhà trường với việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng” , “ Giao1 viên chủ nhiệm với việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng”. - Đối với nhà trường, thường xuyên mở các chuyên đề về cách giáo dục con em hoặc chuyên đề về một số việc cần làm của phụ huynh. - Đối với chính quyền địa phương, có các chế độ chính sách hỗ trợ cho các gia đình nghèo, khó khăn như hỗ trờ vốn làm kinh tế gia đình, hỗ trợ vốn về chăn nuôi. PHẠM THỊ BIÊN 9 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, tôi tin rằng mỗi giáo viên chúng ta sẽ thực hiện đúng theo mục đích nhiệm vụ của đề tài nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hiện nay và chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. PHẠM THỊ BIÊN 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ B . bớt học sinh bỏ học giữa chừng ở các khối lớp, đặc biệt là ở khối lớp 5. − Giúp cho tất cả học sinh đều theo học liên tục và đầy đủ chương trình 5 lớp. . động, thuyết phục. 2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là “Một số biện pháp khắc phục học sinh bỏ học giữa chừng ở lớp 5 Trường Tiểu học Mỹ Tú B”.

Ngày đăng: 26/09/2013, 22:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan