Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

66 351 0
Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard

Nghiờn cu xut gim giỏ tng bc VND kớch thớch kinh t ca nhúm nghiờn cu HarvardMUẽC LUẽC Chng 1: Lý thuyt v phỏ giỏ ng ni t Trang 1.1./ Khỏi nim 41.2./ Nhng tỏc ng .51.2.1./ Ngn hn 51.2.2./ Trung hn .61.2.3./ Di hn 61.3./ Ti sao chớnh ph phỏ giỏ tin t .71.4./ iu kin phỏ giỏ thnh cụng 71.4.1./ Phng phỏp tớnh co gión: .71.4.2./ Phng phỏp hp thu: 81.4.3./ Phng phỏp tin t : .91.5./ Trung Quc phỏ giỏ ng Nhõn dõn t 91.5.2./ Nhng mt li m Trung Quc cú c t phỏ giỏ: .101.5.1./ C th hnh ng ca chớnh ph: 131.6./ So sỏnh m nn kinh t Vit Nam nm 2008 v Trung Quc giai on 1993-1994 18Chng 2: xut gim giỏ VND ca nhúm nghiờn cu i hc Harvard2.1./ Tỡnh hỡnh kinh t - xó hi Vit Nam 192.1.1./ Thun li thc hin xut gim giỏ VND .192.1.1.1./ CPI tng: .192.1.1.2./ Lm phỏt mc cao: 212.1.1.3./ Cỏc bin phỏp hnh chớnh thi gian qua t ra khụng cú hiu qu: 232.1.1.4./ S gia tng ngun vn u t nc ngoi: 29 Trang 1 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard2.1.1.5./ Thu nhập quốc dân tăng cao: 332.1.1.6./ VND đang bị định giá cao: 362.1.1.7./ Những yếu tố khác làm cho tỷ giá USD/VND tăng 492.1.2./ Khó khăn khi thực hiện đề xuất giảm giá VND 502.2./ Đánh giá tác động của việc giảm giá VND đối với Việt Nam 522.2.1./ Những tác động tích cực của việc giảm giá VND .522.2.2./ Những tác động tiêu cực của việc giảm giá VND .542.2.2.1./Ảnh hưởng đến các ngành xuất khẩu 542.2.2.2./Tác động đến các ngành sản xuất trong nước .572.2.2.3 ./Tác động đến thị trường ngoại tệ trong nước .582.2.2.4./ Tác động tâm lý người dân và các doanh nghiệp 582.2.2.5./ Tác động đến các khoản nợ của chính phủ và DN trong nước .592.2.2.6./ Tỷ giá, lạm phát & lãi suất 602.2.2.7./ Tác động đến cán cân tài khoản vãng lai .61Chương 3: Những giải pháp hỗ trợ cho đề xuất giảm giá VND3.1./ Giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu trước biến động tỷ giá: sử dụng các công cụ phái sinh của ngân hàng thương mại .623.2./ Hiện nay, VND mang rủi ro lớn nhất chính là “mất niềm tin” 62 3.3./ Điều chỉnh ưu tiên của đầu tư công .623.4./ Thành lập tổ công tác đặc biệt về đầu tư công .633.5./ Không được đánh mất sự kiểm soát đối với tăng trưởng cung tiền và tín dụng .643.6./ Cần phải khuyến khích cạnh tranh 64 Trang 2 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu HarvardChương 1: LÝ THUYẾT VỀ PHÁ GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ  1.1./ Khái niệm: Giảm giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với vàng hoặc ngoại tệ của các quốc gia khác. Hai khái niệm phá giágiảm giá thường được dùng lẫn lộn nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Điểm khác biệt lớn nhất: giảm giá là việc giá trị đồng nội tệ được điều chỉnh theo quy luật cung cầu của thị trường hối đoái; còn Phá giá thì việc giảm giá là kết quả từ quyết định chính sách của chính phủ. Giai đoạn tiền kim loại, giá trị của tiền được xác định thông qua lượng kim loại quý trong mỗi đồng. Do đó, một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được đính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới. Chính phủ một nước, khi cần tiền, họ sẽ giảm lượng kim loại trong mỗi đơn vị tiền mà không thông báo, hoặc ra một chỉ thị để buộc người dân phải chấp nhận đồng tiền mới với giá trị như đồng tiền cũ. Từ đó dần tới phá giá tiền tệ. Ngày nay, tiền được phát hành và chỉ tồn tại đến chừng nào mà người tham gia trên thị trường cho là tiền này vẫn còn một giá trị nhất định. Đối với những nước theo chế độ tỷ giá thả nổi, giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Trong khi đó, tỷ giá cố định là nói đến việc một đồng tiền được gắn với giá trị một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác hay với một thước đo khác như vàng chẳng hạn. Khi đó, giá trị tham khảo tăng hoặc giảm thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Do mỗi chế độ tỷ giá đều có những bất lợi và thuận lợi riêng, nên hiện nay phần lớn các quốc gia lựa chọn một chế độ ở giữa, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Theo đó, tỷ giá sẽ được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối nhưng vẫn có sự can thiệp của chính phủ. Giảm giá (phá giá) nay được sử dụng như một công cụ nhằm khắc phục sự thâm hụt cán cân thanh toán. Một đồng nội tệ yếu sẽ gia tăng sản xuất, tạo công ăn việc làm Trang 3 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvardcho xã hội, tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu,cải thiện cán cân thanh toán. Nhưng nếu không kiểm soát được mức độ giảm giá thì hậu quả sẽ khôn lường.1.2./ Những tác động:1.2.1./ Ngắn hạn:Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi. Phá giá còn làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài. Khi phá giá, đồng nội tệ có thể rớt giá hàng chục phần trăm so với USD, dẫn đến số nợ phải trả cũng theo đó mà tăng vọt. Số nợ này bao phủ lên cả khu vực công lẫn khu vực tư. Những công ty-ngân hàng bản địa có cơ cấu nợ nước ngoài cao sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản hoặc bị thâu tóm. Trên khía cạnh vĩ mô, investment grade đối với trái phiếu chính phủ nước đó bị đánh tụt hạng hoặc không được xếp hạng, đồng nghĩa với việc nước đó không thể huy động vốn từ các nhà đầu tư quốc tế. Điều này càng làm tăng khó khăn cho việc huy động vốn để thực hiện công cuộc tái thiết. GDP và tài sản tính theo USD bị thu hẹp hoặc giảm giá đáng kể, dẫn đến việc người dân cố sống cố chết bán tài sản trước khi quá muộn, đồng thời một phần lớn tài sản quốc gia bị nước ngoài thâu tóm. Tác động của chính sách giảm giá tới chi phí và giá cả phụ thuộc vào tỷ lệ giữa chi phí đầu vào bằng ngoại tệ và bằng nội tệ. Trang 4 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard Nếu chi phí bằng ngoại tệ gia tăng cùng một tốc độ với tổng chi phí ( chi phí bằng ngoại tệ chiếm tỷ trong lớn hơn trong tổng chi phí) thì chính sách giảm giá sẽ ít ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa đầu ra (đặc biệt là giá cả nội địa ). Ngược lại, nếu chi phí ngoại tệ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí thì tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và ít tác động đến hàng hóa nội địa.Cần lưu ý rằng tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái thay đổi còn phụ thuộc vào khả năng và mức độ tự nguyện giảm giá bán của nhà cung cấp.1.2.2./ Trung hạn:GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau: Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.  Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.1.2.3./ Dài hạn:Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm. Trang 5 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard1.3./ Tại sao chính phủ phá giá tiền tệChính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại. Trong thị trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ. Dùng dự trữ ngoại tệ để khống chế tỷ giá là việc bán ra USD với giá rẻ hơn giá thị trường nhằm khống chế tỷ giá cao hơn giá trị thực của nó, mà thực tế là lên giá tương đối bản tệ. Đến khi tỷ giá danh nghĩa vượt quá xa tỷ giá thực tế mà nhà nước lại không đủ lượng dự trữ ngoại hối để bán ra với giá rẻ thì sẽ phải thả nổi tỷ giá, tỷ giá danh nghĩa sẽ rơi tự do xuống tỷ giá thực của nó. Đây là việc phá giá một cách bị động, ảnh hưởng rất tiêu cực đối với nền kinh tế, mà điển hình là cuộc khủng hoảng của Mexico và Thailand.Ngoài ra, ngân hàng nhà nước có thể liên tục dùng 1 lượng VND nhất định để mua USD trên thị trường, trực tiếp tác động tới cung cầu, qua đó điều tiết tỷ giá, làm phá giá nhẹ VND, ưu tiên xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cân bằng cán cân thanh toán. Đây là một cách phá giá chủ động nhằm hướng tới các mục tiêu vĩ mô. 1.4./ Điều kiện cần thiết đế phá giá thành công:Một đợt phá giá muốn gọi là thành công thì nó phải cải thiện cán cân thanh toán. Có ba phương pháp.1.4.1./ Phương pháp tính độ co giãn:Tác động của chính sách phá giá phụ thuộc vào tính co giãn theo giá của cầu nội địa với hàng nhập khẩu và cầu nước ngoài đối với hàng xuất khẩu.Chỉ số này cho thấy nhu cầu sẽ thao đổi bao nhiêu % khi giá cả tăng( giảm ) 1%. Nhu cầu càng ít thay đổi theo giá thì tác động của chính sách càng giảm. Trang 6 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard Điều kiện Marshall- Lerner:Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner.Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co dãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co dãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu co dãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thanh toán.Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường không co dãn theo giá cả trong ngắn hạn, bởi vì thói quên tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ dàng. Hơn nữa, giá cả trong ngắn hạn chưa chắc đã thay đổi do chi phí vận chuyển, hợp đồng. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân thanh toán trong ngắn hạn xấu đi. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải thiện.1.4.2./ Phương pháp hấp thu:Phương pháp phân tích tác động của sự phá giá hoặc giảm tỷ giá hối đoái của một nước đối với cán cân thương mại. Ta có : Y = C + I + G + (X - M)C + I + G : aX – M : b b = Y – a Trang 7 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu HarvardCông thức này giải thích những tác động trung hạn đã nói ở phần trên. Khi nền kinh tế hoạt động dưới sản lượng tiềm năng, chính sách giảm giá sẽ bù đắp vào sản lượng xuất khẩu và khuyến khích tiêu dùng hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu. Nhưng chính sách này lại không phù hợp với nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng. Vì khi đó, tác động của nó chỉ có thể làm chậm nền kinh tế.1.4.3./ Phương pháp tiền tệ :Trong khi hai phương pháp trên chỉ áp dụng đối với cán cân thương mại thì phương pháp này bao gồm cả tài khoản vốn. Phương pháp này giải thích tác động dài hạn của chính sách.1.5./ Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ:Về chính sách tỷ giá hối đoái, quá trình chuyển đổi của Trung Quốc cũng có những giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam. Bước đầu tiên của quá trình này là giai đoạn để cho tỷ giá ấn định trước đây thả nổi theo sát với những diễn biến của tỷ giá trên thị trường. Đây gần như là bước tất yếu để đưa yếu tố thị trường vào trong cơ chế xác định tỷ giá đối với hầu hết các nước tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và định hướng của nhà nước.Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh liên tục tỷ giá hối đoái danh nghĩa biến động theo hướng giảm giá trị của đồng nội tệ cho phù hợp với sức mua của đồng Nhân dân tệ bị đánh giá cao trước đây. Cụ thể từ 1979 đến 1993 (14 năm), Trung Quốc đã điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái 7 lần. Xu hướng điều chỉnh là phá giá mạnh đồng nhân dân tệ.Nhóm thuyết trình sẽ tập trung vào giai đoạn từ năm 1990 – 2005. Những mốc thời gian chủ yếu:  Từ năm 1991, Trung Quốc hướng tới chuyển đổi chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tuy nhiên, tỷ giá chính thức vẫn ít được áp dụng hơn tỷ giá thị trường.  Từ năm 1993, thị trường ngoại hối giữa các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và hơn 80% sử dụng tỷ giá của thị trường. Sự sai lệch giữa tỷ giá chính Trang 8 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvardthức và tỷ giá thị trường gây ra những tác động tiêu cực, lượng ngoại tệ do dân cư nắm giữ rất lớn trong khi dự trữ ngoại hối của quốc gia còn hạn chế. Từ năm 1994, Trung Quốc có nhiều chuyển biến lớn trong việc điều hành chính sách tỷ giá: đưa tỷ giá chính thức lên mức cân bằng với tỷ giá thị trường để thống nhất hai tỷ giá và thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi đồng Nhân dân tệ. Đến giữa tháng 7/2005 Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố tăng giá đồng nhân dân tệ (NDT) từ 8,277 lên 8,11 NDT ăn 1 USD, tương đương 2,1%, chấm dứt một thập niên duy trì tỷ giá cố định của đồng tiền này với đồng USD. 1.5.1./ Cụ thể hành động của chính phủ: Đầu những năm 1990, 1 USD chỉ có thể đổi từ 5,8 đến 5,9 nhân dân tệ. Biểu đồ 1.1: Diễn biến tình hình tỷ giá USD/RMB giai đoạn 1990 - 2005Cho đến năm 1993, mặc dù phá giá liên tục và với biên độ lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng NDT) gây ra vẫn rất lớn. Lý do là vì tỷ giá NDT/USD có mặt bằng xuất phát “phá giá” quá thấp nên dù phá giá mạnh như vậy, mức tỷ giá vẫn chưa đạt đến điểm “hòa vốn” cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bắc Kinh cảm thấy phải có biện pháp hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu, một đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã quyết định định giá lại đồng bản tệ, Trang 9 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvardmà thực chất là làm cho nhân dân tệ trượt giá tới 50%. Biên độ phá giá lên tới 50%: từ mức 5,8 NDT/1USD năm 1993 xuống 8,7 NDT/1USD kể từ ngày 1/1/1994. Năm 1995, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã giảm xuống. Kể từ đây đến 2005, Trung Quốc ấn định tỷ giá ngoại tệ ở mức 8,2-8,3 nhân dân tệ đổi 1 USD và coi đây là cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Tuy nhiên, dưới con mắt của các chuyên gia tài chính quốc tế, thực chất đây là một tỷ giá cố định.Khi chính phủ bắt đầu chuyển đổi sang chế độ tỷ giá thả nổi, để giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ, Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định hỗ trợ như:  Thực hiện chế độ ngân hàng kết hối. Xoá bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các công ty. Xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng. Cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái. Cải tiến và hoàn thiện quản lý thu chi. Kết toán ngoại hối. Xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối…Thực hiện đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng trung ương: Đối với các hoạt động ngoại hối ở các ngân hàng thương mại bằng cách quy định ngân hàng nào được phép chuyển đổi và với số lượng là bao nhiêu. Các ngân hàng này có toàn quyền hoạt động trong thị trường ngoại hối. Đối với các công ty nước ngoài, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm.  Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang Nhân dân tệ.  Còn đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước yêu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được thay vì 50% như trước đây . Trang 10 [...]... hình kinh tế - xã hội Việt Nam: Đề xuất này được nhóm nghiên cứu đại học Harvard đưa ra vào ngày 01/01/2009 Cho nên, toàn bộ phần 2.1./ sẽ hướng tới tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế xã hội Việt Nam từ tháng 1 năm 2009 trở về trước 2.1.1./ Thuận lợi để thực hiện đề xuất giảm giá VND: 2.1.1.1./ CPI tăng: Trang 18 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu. .. – 2003 Trang 14 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard Biểu đồ 1.3: Cán cân thanh toán giai đoạn 1990 – 2005  Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã phải chấp nhận trả giá bằng một mức lạm phát cao không mong muốn năm 1994 là 24,24%, cao hơn năm Trang 15 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard 1993 24,24/... ảnh hưởng tới Việt Nam nhiều hơn đối với Trung Quốc trước kia Kết luận: Trang 17 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard Với chính sách phá giá đồng nội tệ, Việt Nam cần phải rất thận trọng do tác động của nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế sâu sắc hơn đối với Trung Quốc giai đoạn 1993-1994 Chương 2: ĐỀ XUẤT GIẢM GIÁ VND CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU HARVARD ... liệu của tháng 8 Biểu đồ 2.16: Biến động tỷ giá Trang 35 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard  Bảng bên trên cho thấy, từ năm 2001, giá cả ở Mỹ tăng 16,2% trong khi giá ở Việt Nam tăng đến 39,3% Do đó, dù tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam có đánh giá thấp một cách tương đối so với đô la Mỹ (10%) thì tỷ giá thực vẫn cho thấy tiền đồng của Việt Nam. .. Quốc hội phê duyệt Nguồn: CEIC, TT Nghiên cứu Kinh tế Goldman Sachs Biểu đồ 2.14: Từ năm 2005, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu ngày càng "nóng" lên Có được bước nhảy vọt này là nhờ vào sự mở rộng của công nghiệp, và đặc biệt là ngành dịch vụ Trang 33 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard Nguồn: CEIC, TT Nghiên cứu Kinh tế Goldman Sachs Biểu đồ 2.15: GDP... cho vay giảm (%) 1,6 0,49 0,27 Lãi suất tiền gửi giảm (%) 0,6 1,12 0,55 Lãi suất tiền gửi USD (%) 4,875 4,250 3,755 Nguồn: IMF Trang 11 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard Tác động của một loạt những phối hợp trong chính sách để điều chỉnh này là cách gián tiếp giảm giá đồng NDT, giảm sức ép phá giá đồng NDT đè nặng lên chính sách tỷ giá của Trung... lĩnh vực Trang 29 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard “Hiện Việt Nam xếp thứ 6 trên thế giới về thu hút FDI, chiếm 14% GDP của cả nước, tạo thêm 2 triệu việc làm và đem lại 1 tỷ USD thuế mỗi năm, riêng năm 2007 vốn FDI đăng ký tại Việt Nam là 20 tỷ USD, tăng 30% so với năm trước „  Trong những năm gần đây, vốn FDI ròng của Việt Nam dao động quanh... biên độ giao dịch lên mức ± 2% Trang 25 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard Cùng với các kết quả cải thiện kinh tế vĩ mô trong tháng Sáu, các điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy tác dụng Tỷ giá chính thức của hệ thống ngân hàng và thị trường tự do đang dần hội tụ Biểu đồ 2.6: Biến động tỷ giá năm 2006 - 2008 ⇒ Khoảng cách giữa... tế  Giới tiêu dùng trẻ tại Việt Nam đã nhiệt tình quảng bá phương châm sống "tiêu trước, trả sau", chạy theo những sản phẩm mới nhất của xe máy Piaggio, điện thoại di động Nokia hay quần áo hàng hiệu Tư tưởng sống "không cần đến ngày mai" này phần nào đóng góp vào tình trạng bất ổn định của nền kinh tế ngày hôm nay Trang 34 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên. .. cho nền kinh tế Trang 28 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard  Xét về góc độ lập chính sách cũng phản ánh việc chúng ta chưa có kinh nghiệm trong việc phát triển các loại thị trường trong kinh tế thị trường Ví dụ như đối với thị trường bất động sản Vì muốn mở rộng thị trường bất động sản nên trong Luật Nhà ở quy định là chỉ cần 20% vốn của dự án . Trang 3 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvardcho xã hội, tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu,cải. tỷ giá của thị trường. Sự sai lệch giữa tỷ giá chính Trang 8 Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:18

Hình ảnh liên quan

Biểu đồ 1.1: Diễn biến tình hình tỷ giá USD/RMB giai đoạn 1990 -2005 - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

i.

ểu đồ 1.1: Diễn biến tình hình tỷ giá USD/RMB giai đoạn 1990 -2005 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1.1: Tình hình lãi suất và một số chỉ số của thị trường tiền tệ 1998. - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 1.1.

Tình hình lãi suất và một số chỉ số của thị trường tiền tệ 1998 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Biểu đồ 1.2: Tình hình xuất nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2004 - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

i.

ểu đồ 1.2: Tình hình xuất nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2004 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 1.2: Tình hình tỷ giá và đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc 1994 – 1997 - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 1.2.

Tình hình tỷ giá và đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc 1994 – 1997 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng1.4: Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 199 4- 1997. - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 1.4.

Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 199 4- 1997 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1. 5: Tình hình diễn biến của chính sách tiền tệ giai đoạn 199 0- 1997. - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 1..

5: Tình hình diễn biến của chính sách tiền tệ giai đoạn 199 0- 1997 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng1.6: Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng ở Trung Quốc, 2001 -2005 - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 1.6.

Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng ở Trung Quốc, 2001 -2005 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Trước tình hình trên Chính phủ đã có những giải pháp vừa cơ bản, vừa linh hoạt để xử lý - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

r.

ước tình hình trên Chính phủ đã có những giải pháp vừa cơ bản, vừa linh hoạt để xử lý Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.1: Thống kê biến động tỷ giá VND - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 2.1.

Thống kê biến động tỷ giá VND Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 2.2.

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội Xem tại trang 27 của tài liệu.
Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối chủ đạo là các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng mạnh trong vài ba năm trở lại đây - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

gu.

ồn hình thành dự trữ ngoại hối chủ đạo là các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng mạnh trong vài ba năm trở lại đây Xem tại trang 29 của tài liệu.
 Vài số liệu về tình hình tỷ giá các năm qua: - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

i.

số liệu về tình hình tỷ giá các năm qua: Xem tại trang 35 của tài liệu.
 Bảng bên trên cho thấy, từ năm 2001, giá cả ở Mỹ tăng 16,2% trong khi giá ở Việt Nam tăng đến 39,3% - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng b.

ên trên cho thấy, từ năm 2001, giá cả ở Mỹ tăng 16,2% trong khi giá ở Việt Nam tăng đến 39,3% Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.3: Một vài chỉ tiêu kinh tế qua các năm - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 2.3.

Một vài chỉ tiêu kinh tế qua các năm Xem tại trang 43 của tài liệu.
Tình hình suy thoái toàn cầu hiện nay dẫn đến việc xuất nhập khẩu bị khó khăn vì các nước có đơn đặt hàng lớn đang trong tình trạng phải cắt giảm nhập  khẩu - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

nh.

hình suy thoái toàn cầu hiện nay dẫn đến việc xuất nhập khẩu bị khó khăn vì các nước có đơn đặt hàng lớn đang trong tình trạng phải cắt giảm nhập khẩu Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam năm 2008 - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 2.4.

Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam năm 2008 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.5: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - Nghiên cứu đề xuất giảm giá từng bước Việt Nam để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard.doc

Bảng 2.5.

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan