ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - 12

3 471 0
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA 1 Tiết ( năm học 2010 – 2011) MÔN SỬ LỚP 12 THỜI GIAN : 45 PHÚT Câu 1 ( 3, 0 điểm ). Hãy nêu về hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị Ianta ( 2 – 1945 ). Câu 2 ( 4 điểm ). Trình bày sự thành lập và quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ). Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Câu 3 ( 3,0 điểm ). Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973 và nguyên nhân của sự phát triển đó. . ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 ( 3 đ ) a/ Hoàn cảnh( 1,25 đ ) - Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh + Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh + phân chia thành qủa chiến thắng giữa các nước thắng trận - Từ ngày 4 – 11 / 2 / 1945 những người đứng đầu 3 cường quốc ( Liên Xô, Anh và Mỹ) họp hội nghị ở Ianta ( LX ) b/ Nội dung hội nghị(1,5d) - Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. - Thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới. - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. c/ Hệ quả ( 0,25 đ ) Những qui định của hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 Câu 2 ( 4 đ ) a) Sự ra đời của tổ chức ASEAN ( 1,0 đ ) - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực bước vào phát triển kinh tế song gặp nhiều khó khăn và thấy cần phải hợp tác để cùng phát triển. - Họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. 0,25 0,25 0,25 1 - Do đó, 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin) b) Quá trình phát triển: ( 2,0 đ ) - 1967-1975: ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. - Tháng 2-1976 tại hội cấp cao ASEAN lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia), Hiệp ước Bali được kí kết với nội dung chính là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á. Từ đây ASEAN có sự khởi sắc. - Lúc đầu, ASEAN thực hành chính sách đối đầu với các nước Đông Dương. Song từ thập niên 80, khi vấn đề CPC được giải quyết, các nước nầy đã bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu. - Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. - Tiếp đó, ASEAN kết nạp thêm Việt Nam (1995), Lào và Myanma (1997), CPC (1999). - Như vậy, ASEAN từ 5 nước sáng lập ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên hợp tác ngày càng chặt chẽ về mọi mặt. c) Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhâph ASEAN ( 1, 0 đ ) + Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập cộng đồng khu vực vào thị trường các nước Đông Nam Á, Thu hút vốn đầu tư, mở ra thời cơ giao lưu học tập, tiếp thu trình độ KHKT công nghệ và văn hóa… để phát triển đất nước. + Thách thức: Việt Nam phải chiu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị “Hòa tan” về chính trị, văn hóa, xã hội. 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 3 ( 3,0 đ ) a/ Những nét chính về sự phát triển kinh tế:( 1, 5 đ ) - Sau khi được phục hồi, từ 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “ thần kỳ”. - Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ 1960 - 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến 1973, tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác . - Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hoà Liên Bang Đức, Italia và Canađa, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới tư bản ( sau Mĩ). - Từ những năm 70 trở đi, Nhât trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới ( cùng với Mỹ và Tây Âu ) b/ Nhân tố thúc đẩy:(1,5 đ ) - Ở Nhật Bản, nhân tố con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. - Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên 0,5 0,5 0, 25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 có tiềm lực và sức cạnh tranh cao. - Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng. - Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp ( không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tận dụng vốn đầu tư cho kinh tế. - Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên ( 1950 – 1953), Việt Nam ( 1954 – 1975) để làm giàu . 0,25 0,25 0,25 3 . KIỂM TRA 1 Tiết ( năm học 2 010 – 2 011 ) MÔN SỬ LỚP 12 THỜI GIAN : 45 PHÚT Câu 1 ( 3, 0 điểm ). Hãy nêu về hoàn cảnh,. từ năm 19 52 đến 19 73 và nguyên nhân của sự phát triển đó. . ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 ( 3 đ ) a/ Hoàn cảnh( 1, 25 đ ) - Đầu năm 19 45, chiến tranh thế

Ngày đăng: 26/09/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan