SKKN Nâng cao nhận thức của HS về vấn đề ô nhiễm môitrường gắn với việc giảng dạy Sinh thái học trongtrường THPT

18 982 6
SKKN Nâng cao nhận thức của HS về vấn đề ô nhiễm môitrường gắn với việc giảng dạy Sinh thái học trongtrường THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay trên thế giới, ô nhiễm môi trường đang trở thành một đề tài nóng bỏng, một vấn đề thảo luận của nhiều hội thảo quốc tế. Các tác động của con người đã xâm hại rất lớn đến sự sống trên Trái đất. Vấn đề đặt ra trong bối cảnh đó là: làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường? Nói cách khác, làm thế nào để sự phát triển kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường? Trong chương trình sinh học THPT có một vài bài đề cập đến tình hình ô nhiễm môi trường (chương III - Phần Sinh thái học - lớp 11 cũ - từ Đ.11  Đ.14). Tuy nhiên những nội dung này mang tính khái quát chung và không gắn với thực tế đời sống một cách thiết thực. Qua một số năm giảng dạy về Sinh thái học, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để học sinh vừa học được cái kiến thức cơ bản theo SGK vừa vận dụng kiến thức vào tình hình môi trường thực tế địa phương. Vì vậy, mỗi năm học tôi thường cho học sinh nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và đề ra những biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường liên quan đến một mặt nào đó, chẳng hạn: vấn đề ô nhiễm môi trường do túi nilon, rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp . Bằng sự hướng dẫn của thầy, cô và lòng nhiệt tình, yêu khoa học, thích khám phá tìm hiểu của học sinh, các đề tài nhỏ do giáo viên đưa ra là một công trình tập thể của toàn thể học sinh. Sau khi nhận các bản thu hoạch từ mỗi học sinh, giáo viên tổng hợp lại và xây dựng thành một chuyên đề, phổ biến trở lại học sinh. Với việc làm như vậy, chúng tôi đã thổi vào các em sự yêu thích môn học, có ý thức về việc bảo vệ môi trường. Sự ô nhiễm môi trường do rất nhiều yếu tố gây nên, nó tác động sâu sắc đến cuộc sống và sinh hoạt của con người. một số vùng nông thôn Hải Dương hiện nay, phong trào chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn rất phát triển. Bên cạnh việc phát triển kinh tế nông hộ thì nó cúng gây ra những tác động rất lớn đến môi trường. Chất thải chăn nuôi đã trở thành một vấn đề nan giải, một bài toán khó cho nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan chức năng và đông đảo 1 những người quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy đây là một trong những đề tài mà tôi cùng các bạn đồng nghiệp muốn các em quan tâm tìm hiểu và đề ra những biện pháp khắc phục, hạn chế những mặt tiêu cực do chất thải chăn nuôi gây ra. Thật ngạc nhiên đây lại trở thành một đề tài được Ban giám hiệu nhà trường rất khuyến khích đồng thời thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh. Trong khuôn khổ hạn hẹp của chuyên đề, những vấn đề được nêu ra, những ý kiến xây dựng và kiến nghị chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các chuyên gia về môi trường, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh và toàn thể những người quan tâm đến vấn đề môi trường. Với đề tài: “Nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường gắn với việc giảng dạy Sinh thái học trong trường THPT”, tôi mong muốn mình cùng các học trò thân yêu của mình góp một viên gạch nhỏ xây dựng nên ngôi nhà môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường. 2 II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế V.A.C nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã mang lại những đổi thay đáng kể cho bộ mặt nông thôn, giải quyết được tình trạng lao động dư thừa lúc nông nhàn, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và đặc biệt cải thiện đáng kể mức sống và thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh mặt tích cực do chăn nuôi lợn mang lại thì nó cũng gây nên những thay đổi tiêu cực đến môi trường. Với mong muốn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, chúng tôi đã thảo luận nhóm và thống nhất đưa ra đề tài “Tác động của chất thải chăn nuôi với vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn - thực trạng và giải pháp”. Đề tài được đưa ra ngay sau khi học sinh kiểm tra học kì I xong, do đó nhiều em có điều kiện về thời gian đẻ nghiên cứu. Để thực hiện đề tài, chúng tôi thống nhất hướng dẫn học sinh trình bày theo hướng các bài tiểu luận với 3 phần cụ thể: - Phần mở đầu: Học sinh đặt vấn đề về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương theo hướng chăn nuôi, đi sâu vào vấn đề chăn nuôi lợn (rất phát triển địa phương). - Phần nội dung chính: Học sinh nêu ra các tác động tiêu cực của chất thải chăn nuôi với vấn đề môi trường mà bản thân các em thấy bức xúc và muốn đưa ra những ý kiến riêng. Thông qua đó tự các em đã hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu độc lập và phối hợp hoạt động nhóm. Với những học sinh tích cực, chúng tôi còn phân công các em đến tận các hợp tác xã chăn nuôi, các hộ chăn nuôi lớn để tìm hiểu. Sau khi nghiên cứu thực trạng đó, học sinh sẽ tìm hiểu các biện pháp khắc phục có hiệu quả mà bà con sử dụng, hoặc sử dụng một số nơi khác có thể áp dụng vào thực tế địa phương. - Phần kết luận: Học sinh tổng hợp lại các vấn đề đã tìm hiểu. Chúng tôi cũng hướng các em mạnh dạn đưa ra những ý kiến riêng của mình về vấn đề trên, đưa ra một số kiến nghị (nếu có) với các tổ chức bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương, các hợp tác xã chăn nuôi và trực tiếp tới các hộ chăn nuôi. 3 Đề tài được đưa ra và thực hiện trong thời gian 3 tuần, trong thời gian đó, học sinh có những vấn đề gì cần giải đáp chúng tôi sẽ giúp đỡ các em. Khi nhận được các bài viết của học sinh chúng tôi hết sức ngạc nhiên vì nhiều em có sự đầu tư rất công phu, thậm chí tham khảo một số tài liệu để làm phong phú nội dung. Tổng hợp những bài viết như vậy, chúng tôi đã xây dựng thành chuyên đề và phổ biến vào tiết học bài thực hành Đ.14. Bài viết vừa là thành quả lao động tích cực của học sinh, vừa là tài liệu phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức học sinh. Sau đây tôi xin giới thiệu nội dung một đề tài mà thầy trò chúng tôi đã thực hiên trong thời gian qua. II. 1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH HIỆN NAY. Trong vài năm trở lại đây, phong trào phát triển kinh tế V.A.C nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã mang lại những đổi thay đáng kể cho bộ mặt nông thôn, giải quyết được tình trạng lao động dư thừa lúc nông nhàn, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và đặc biệt cải thiện đáng kể mức sống và thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Chính quyền địa phương hết sức khuyến khích sự phát triển đó. Sự phát triển của chăn nuôi đã đáp ứng được nhu cầu về thịt sử dụng hàng ngày cho người dân và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Điều đó dẫn tới hiện nay nhiều địa phương xuất hiện các nhóm nông dân tập hợp thành các tổ hợp, các hợp tác xã chăn nuôi. Điển hình có thể kể trên địa bàn huyện Nam Sách đã có nhiều tổ hợp chăn nuôi: hợp tác xã chăn nuôi Hợp Tiến (do một số hộ chăn nuôi lợn thôn La Đôi - xã Hợp Tiến thành lập), hợp tác xã chăn nuôi Tân Tiến (do nông dân hai xã Nam Tân và Hợp Tiến thành lập), hợp tác xã chăn nuôi Đồng Lạc, hợp tác xã chăn nuôi Nam Hưng, Ái Quốc, Hiệp Cát . Sự ra đời của các hợp tác xã chăn nuôi đáp ứng nguyện vọng của đông đảo hộ nông dân muốn góp vốn xây dựng quỹ phục vụ cho các hoạt động của hợp tác xã như: hỗ trợ đầu vào (con giống, nguyên liệu hoặc thức ăn công nghiệp, tiêm phòng vacxin và dịch vụ thú y .), tranh thủ sự hỗ trợ của các 4 viện nghiên cứu, các trung tâm về những thành tựu khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ đầu ra (tiêu thụ sản phẩm), tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thuận lợi . Mặc dù chúng ta không phủ nhận vai trò to lớn của sự phát triển ngành chăn nuôi, song một vấn đề phát sinh đáng lo ngại là đằng sau sự phát triển đầy ý nghĩa đó là việc các hộ chăn nuôi rất thiếu hiểu biết về vấn đề môi trường, dẫn tới việc các chất thải chăn nuôi được thải hàng loạt vào môi trường, các cống rãnh, ao hồ . Những phát sinh của nó đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, sức khoẻ và đời sống bà con xung quanh, tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững trong các hệ sinh thái nông nghiệp vốn đã mất hẳn tính tự nhiên thuần tuý của nó. Trước đây, khi sự tác động của con người còn hạn chế, tất cả các chất thải do con người tống vào môi trường đều được Trái đất "tiêu hoá", song khi mà xã hội ngày càng phát triển, lượng chất thải tạo ra ngày càng lớn, những nhiễu loạn do con người gây ra đã cản trở những hoạt động bình thường của nó. Hoạt động chăn nuôi không phải là hoạt động lớn, không tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững, song sự ảnh hưởng của nó mang tính chất trực tiếp đến đời sống con người. Do đó cần có chiến lược hợp lý để sao cho sự phát triển vừa thoả mãn nhu cầu của con người, đồng thời lại không ảnh hưởng tới môi trường - vốn đã mất hẳn vẻ tự nhiên. Mục đích của sự phát triển ấy gồm 2 nội dung: - Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người - Đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp. II. 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA SỰ TÁC ĐỘNG ẤY Những năm gần đây, sự phát triển của nông nghiệp cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến đã mang lại những sự khởi sắc cho ngành kinh tế vốn đã già cỗi và lạc hậu này. Nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp xuất hiện và có những đóng góp không nhỏ cho nền Kinh tế quốc dân. Thuật ngữ V.A.C đã trở nên quen thuộc với mỗi người. Nếu sự phát 5 triển kinh tế nông nghiệp được duy trì theo kiểu "phát triển bền vững" với mô hình Hệ sinh thái V.A.C kể trên thì không có nhiều vấn đề phải bàn. Ngược lại một số nơi, sự phát triển thường chú trọng hơn đối với ngành chăn nuôi, đó là lý do tại sao vấn đề ô nhiễm môi trường lại trở nên nóng bỏng trong nhiều "trang địa phương" của các tờ báo. Vì sao chăn nuôi lại ảnh hưởng lớn tới vấn đề môi trường? Đó là một câu hỏi lớn cần giải quyết. Tuy nhiên giải quyết như thế nào lại không phải là chuyện đơn giản. Câu trả lời là do chất thải chăn nuôi tác động. Hiện nay, rất nhiều người dân có thói quen thải nước thải, thậm chí cả phân gia súc ra các cống rãnh, ao hồ. Các chất thải này được tích tụ nhiều có thể gây ra nhiều hậu quả và gây thiệt hại lớn tới chính môi trường sống của chúng ta, tới sức khoẻ của con người. 1. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới sinh hoạt và cảnh quan môi trường Khi phân và nước thải chăn nuôi tống vào các cống rãnh ven đường và ao hồ sẽ phát sinh mùi hôi thối. Hậu quả là đã cướp đi bầu không khí trong lành cho những hộ gia đình xung quanh và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Hơn nữa, nó còn làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan các vùng nông thôn. Nhiều tổ chức môi trường đã cử các cán bộ môi trường đến các tổ hợp chăn nuôi để khảo sát tình hình ô nhiễm, song nhìn chung chưa có hướng khắc phục mang tính khả quan. Theo đánh giá của Viện Khoa học - Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tại một số địa phương phát triển mạnh về chăn nuôi cho thấy tác động do chăn nuôi tới sinh hoạt của người dân là rất đáng báo động. địa bàn có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, các yếu tố của chăn nuôi tác động tới môi trường được xếp hạng ảnh hưởng lớn nhất. 2. Hiện tượng ô nhiễm sinh học Sự ứ đọng của các chất thải chăn nuôi còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng, ký sinh trùng có hại có điều kiện phát sinh và phát triển gây nên hiện tượng ô nhiễm sinh học. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong 6 các môi trường ấy có chứa các mầm bệnh kiểu virut cúm gia cầm, nở mồ long móng .? Khả năng tạo ra các dịch nguy hiểm cho các gia súc, gia cầm khác và chính con người trong các vùng chăn nuôi là không nhỏ. Môi trường ứ đọng các chất thải đó cũng tạo điều kiện cho các sinh vật gây hại như ruồi, muỗi . phát triển. Đó là các vật trung gian truyền một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với người và vật nuôi. 3. Sự phì dưỡng và hậu quả của nó Sản phẩm thải của chăn nuôi tích tụ các cống rãnh, ao hồ còn gây nên một hiện tượng gọi là phì dưỡng. Đó là sự tích luỹ một hàm lượng lớn các muối và chất hữu cơ, tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật yếm khí, làm hàm lượng CO 2 trong ao hồ tăng lên. Phì dưỡng là quá trình biến đổi của các hệ sinh thái dưới nước do trong nước có chứa lượng muối khoáng và chất hữu cơ quá lớn trong khi khả năng đồng hoá các chất đó của các quần thể sinh vật là có hạn. Ban đầu nó gây nên sự bùng nổ số lượng sinh vật thuỷ sinh, đặc biệt là các sinh vật phù du. Sự tích tụ các chất đó ngày càng cao làm cho các sinh vật đó chết đi, tiếp đó là sự phân huỷ xác chết của các vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí. Kết quả là hàm lượng O 2 giảm, các khí CO 2 , CH 4 , H 2 S . tăng lên, độ pH của môi trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến các động vật thả như cá, tôm . Sự phì dưỡng gây nên sự suy giảm đến nguồn lợi sinh vật tự nhiên. Như vậy, nếu lượng chất thải chăn nuôi quá lớn sẽ tác động lớn đến môi trường nước, làm thay đổi tính chất lý hoá của nước. Đó là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều sinh vật quan trọng trong hệ sinh thái ao nước ngọt. Ngoài ra, nó còn tác động đến tính chất lý hoá của hệ thống nước ngầm, ảnh hưởng tới sức khoẻ đối với những người sử dụng nguồn nước trên làm nước sinh hoạt. 4. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh 7 Một thực trạng khá phổ biến hiện nay đó là những vùng nông thôn có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, số lượng giếng đào và giếng khoan tăng đáng kể. Nguyên nhân là do nguồn nước sinh hoạt chính trước kia là nước ao bị ô nhiễm nặng không thể sử dụng được. Tình trạng ô nhiễm đã lấy đi vẻ mĩ quan của nhiều vùng nông thôn, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của mọi người. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ao hồ cũng tác động tới việc sử dụng nguồn nước vệ sinh trong chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình đã bỏ hẳn thói quen dùng nước ao để vệ sinh chuồng trại. 5. Sự phát sinh các bệnh truyền nhiễm Hiện nay, sự thiếu hiểu biết các kiến thức về môi trường, về các bệnh truyền nhiễm của người dân cũng gây nên những tác động không nhỏ. Điều đó có thể thấy nhiều chuồng nuôi các gia súc bị bệnh, các chất thải từ đó vẫn "tự nhiên" thải ra các ao hồ. Chưa kể đến các ao hồ còn là nơi "phân huỷ" nhanh chóng xác gia súc, gia cầm chết bệnh. Chúng ta còn không khỏi kinh hoàng vì dịch cúm gia cầm xảy ra vừa qua Châu Á và các nơi khác trên thế giới. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong các xác chết ấy mang các mầm bệnh nguy hiểm như virut cúm gà, virut tụ huyết trùng, dịch tả .? II. 3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Khi đứng trước một vấn đề khó khăn, một nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống, người ta thường tập trung nghiên cứu tìm ra các biện pháp khắc phục. Sự ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự phát triển của công nghiệp, giao thông, đốt phá rừng, rác thải sinh hoạt, việc sử dụng chất hoá học bảo vệ thực vật, chiến tranh . Người ta đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường trên toàn cầu: trồng cây xanh, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, cấm sử 8 dụng thuốc trừ sâu khó phân huỷ, quy định về tiêu chuẩn của xe tham gia giao thông . Những năm gần đây, trong ngành nông nghiệp, để hạn chế tác hại của thuốc hoá học bảo vệ thực vật người ta đã tìm ra các biện pháp khắc phục, chẳng hạn dùng thuốc trừ sâu sinh học, bả diệt chuột vi sinh, bẫy Pherômôn để tiêu diệt côn trùng hoặc ứng dụng có hiệu quả biện pháp đấu tranh sinh học (dùng sinh vật có ích để tiêu diệt sinh vật có hại) . Những nghiên cứu và ứng dụng đó đã mở ra nhiều triển vọng trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Vậy trong chăn nuôi, người ta đã làm gì để hạn chế tác động của chất thải chăn nuôi? Trước đây, khi phong trào chăn nuôi chưa phát triển, thông thường mỗi hộ gia đình chỉ nuôi một số lượng nhỏ vật nuôi để giải quyết vấn đề cải thiện bữa ăn hàng ngày hoặc tạo nguồn phân bón cho trồng trọt thì vấn đề ô nhiễm môi trường không đáng quan tâm. Nhưng hiện nay, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh với tốc độ chóng mặt, quy mô lớn từ vài chục tới vài trăm con lợn trên một nông hộ thì ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng được đề cập đến trên nhiều phương tiện truyền thông. Một số học sinh mạnh dạn tới các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, tiếp xúc với nhiều người dân về vấn đề môi trường xuống cấp thì nhận được một số liệu thống kê đáng ngạc nhiên: phần lớn mọi người đều nắm được tác hại khi thải các chất vào môi trường nhưng vì không còn cách nào khác đành phải thải vào bất cứ chỗ nào có thể, một số cá nhân lại giải thích là làm thức ăn cung cấp cho cá . Việc sử dụng phân gia súc làm thức ăn nuôi cá rất có ý nghĩa đối với nghề nuôi cá nước ngọt, tuy nhiên lượng phân dư thừa và nước thải lại ảnh hưởng lớn tới môi trường đồng thời có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng tới các loài sinh vật thuỷ sinh. Vấn đề trên đã trở nên bức xúc, tác động của nó là rất lớn. Vậy các địa phương đã làm thế nào để hạn chế sự ô nhiễm môi trường? Có thể làm gì để 9 giảm thiểu tác hại của chất thải chăn nuôi tới môi trường? Chúng ta cùng nghiên cứu một số biện pháp được áp dụng một số địa phương hiện nay. 1. Biện pháp truyền thống: ủ phân Trước kia, khi chăn nuôi chưa phát triển, việc chăn nuôi chủ yếu để tận dụng nguồn lao động dư thừa và lấy phân chuồng sử dụng cho trồng trọt, việc ủ phân là một biện pháp tốt giúp cải tạo đất và tăng khả năng hấp thụ cho cây trồng. Tuy nhiên, việc chăn nuôi phát triển với quy mô lớn như hiện nay kéo theo lượng phân tạo ra lớn. Biện pháp ủ phân chuồng để cung cấp phân bón cho trồng trọt dường như không có hiệu quả cao. Một số gia đình chăn nuôi lớn còn xây dựng một hố chứa phân với diện tích phù hợp để chứa phân, phía trên có phủ kín bằng bạt. Biện pháp này có những tác dụng tích cực nhất định trong việc bảo quản phân, hạn chế mùi phân bốc lên, song nước thải củavẫn ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là gây bệnh cho các loài cá, phát sinh nhiều ruồi, muỗi . 2. Sử dụng công nghệ khí sinh học: tạo nguồn nhiên liệu sử dụng hàng ngày Việc sử dụng khí sinh học (Biogas) làm chất đốt trong gia đình từ nhiều năm nay là biện pháp cải thiện môi trường rất có hiệu quả. Phân gia súc luôn là vấn đề nan giải đối với đa số các hộ nông dân, gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Việc dùng phân gia súc làm nguồn cung cấp chất đốt trong từng gia đình đã giải quyết được nguồn chất thải bẩn vào môi trường nước, giảm đáng kể lượng ruồi, muỗi, mùi hôi Cơ sở khoa học của việc sử dụng công nghệ khí sinh học là lợi dụng khả năng phân huỷ chất hữu cơ trong môi trường của một loại vi khuẩn yếm khí gọi là vi khuẩn sinh mêtan (Methanobacter). Loại vi khuẩn này tồn tại trong tự nhiên dưới đáy các ao hồ, nơi thiếu không khí và lượng chất hữu cơ ứ đọng lớn. Khả năng của loại vi khuẩn này là ôxi hoá các phân tử hữu cơ lớn (prôtêin, saccarit .) thành các phân tử hữu cơ nhỏ (thường là hiđrôcácbon dưới dạng khí mêtan - CH 4 ) và sinh ra năng lượng. Năng lượng tích luỹ trong 10 [...]... chuyên môn Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học được chú ý sử dụng mang lại nhiều đổi thay trong cách tiếp nhận kiến thức của học sinh, những việc làm như trên cũng giúp học sinh tích cực học hỏi, tìm tòi, tự học và nghiên cứu khoa học Vì vậy tôi mạnh dạn đề nghị các cấp chuyên môn chú ý đến hướng thực hiện như trên vì nó không chỉ nâng cao ý thức học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường... dựng lên Trong thực tế, với các bài thực hành trong chương trình Sinh học THPT hiện hành khó thực hiện do hạn chế về thiết bị, đồ dùng và hiệu quả không cao thì việc làm như trên đã có những tác dụng lớn trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trước vấn đề môi trường đang ngày một trở nên nóng bỏng hiện nay Sau khi tập hợp các bài viết của học sinh của mình, chúng tôi chọn ra những bài viết... một công trình khoa học nhỏ nhưng ý nghĩa lớn Nó không những giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm trước môi trường sống mà còn giúp học sinh thêm yêu quý và say mê môn học, hoàn thiện khả năng tự học, tự nghiên cứu và tổ chức tốt các hoạt động nhóm Công trình không chỉ là tài liệu giáo dục môi trường cho các em học sinh mà còn là tài liệu để tuyên truyền tới các hộ nông dân trong vấn đề bảo vệ môi trường... tra việc thực 14 hiện các quy định về môi trường, đồng thời tư vấn cho uỷ ban nhân dân xã về việc thực hiện các chính sách và các hoạt động liên quan đến môi trường b Nâng cao kiến thức cho mọi người về các bệnh truyền nhiễm bằng hình thức tuyên truyền, cổ động hoặc mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho các thành viên của hợp tác xã chăn nuôi và các hộ chăn nuôi tự phát Làm được điều đó sẽ hạn chế việc. .. chuồng cung cấp thức ăn cho người và nuôi cá, tạo nguồn phân bón chăm sóc cho cây trồng Chiến lược của V.A.C là "chiến lược tái sinh" : tái sinh năng lượng mặt trời nhờ khả năng quang hợp của cây, tái sinh chất thải của vật nuôi, cây trồng trong hệ sinh thái khép kín, hạn chế ô nhiễm môi trường Nếu sử dụng mô hình V.A.C hợp lý có thể đạt hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Hiện... hưởng của chất thải chăn nuôi tới sinh hoạt và cảnh quan môi trường 6 2 Hiện tượng ô nhiễm sinh học 6 3 Sự phì dưỡng và hậu quả của nó 7 4 Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh 7 5 Sự phát sinh các bệnh truyền nhiễm 8 II 3 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC .8 1 Biện pháp truyền thống: ủ phân 10 2 Sử dụng công nghệ khí sinh. .. tiếp tục có nhiều chuyên đề như vậy được xây dựng để góp phần giáo dục môi trường và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học sinh 17 MỤC LỤC I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 II 1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH HIỆN NAY 4 II 2 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA SỰ TÁC ĐỘNG ẤY ... ra môi trường, xác chết của vật nuôi vào môi trường, hạn chế được sự lây lan các bệnh truyền nhiễm với người và gia súc c Các tổ kỹ thuật và thú y của mỗi hợp tác xã chăn nuôi cần có biện pháp tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch: tiêm phòng vacxin cho vật nuôi, phổ biến các biện pháp vệ sinh chuồng trại như tẩy chuồng sau khi xuất lợn giống, lợn thịt hoặc khi có dịch bệnh xảy ra Đây là một việc. .. đưa vào từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước Tuy nhiên, việc xây dựng các hầm ủ đòi hỏi công phu và tương đối tốn kém đối với một gia đình bình thường (từ 2 - 5 triệu đồng) Hơn nữa, những vùng ngập lụt thường xuyên, việc xây hầm gặp nhiều trở ngại Việc sử dụng công nghệ Biogas thường mang lại hiệu quả cao trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn nhiên liệu và giảm... mà còn có thể góp 16 phần nhỏ để nâng cao nhận thức của người dân trước môi trường sống đang ngày một đổi thay theo hướng tiêu cực Mặc dù sáng kiến - kinh nghiệm được thực hiện khối lớp 11, những lớp cuối cùng của chương trình SGK THPT cũ nhưng nó vẫn có thể có ý nghĩa với chương trình SGK mới, giúp học sinh có thể tiếp cận dần phương pháp tự tìm tòi, nghiên cứu khoa học Hy vọng rằng trong thời gian . môi trường. Với đề tài: Nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường gắn với việc giảng dạy Sinh thái học trong trường THPT , tôi mong muốn. vì nó không chỉ nâng cao ý thức học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường mà còn có thể góp 16 phần nhỏ để nâng cao nhận thức của người dân trước môi trường

Ngày đăng: 25/09/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan