Quản lý tăng vốn doanh nghiệp niêm yết: Giám sát tiến độ, ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích

5 341 0
 Quản lý tăng vốn doanh nghiệp niêm yết: Giám sát tiến độ, ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

hằm quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn huy động từ việc tăng vốn, phát hành cổ phiếu . của khối doanh nghiệp này, Chính phủ đã

Quản tăng vốn doanh nghiệp niêm yết: Giám sát tiến độ, ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích Nhằm quản hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn huy động từ việc tăng vốn, phát hành cổ phiếu . của khối doanh nghiệp này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84 có hiệu lực từ ngày 20/9/2010. Nghị định 84 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và nâng cao ý thức của tổ chức phát hành, tạo điều kiện để thị trường giám sát việc sử dụng vốn, được sự ủng hộ của giới chuyên môn cũng như nhà đầu tư. Hệ lụy phát hành thêm cổ phiếu Theo đó, Nghị định 84 bổ sung điều 3a và Điều 3 của Nghị định 14 như sau: "Tổ chức phát hành phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng thương mại để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trường hợp tổ chức phát hành là ngân hàng thương mại thì phải lựa chọn một ngân hàng khác để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả chào bán, kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại, nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán. Sau khi gửi báo cáo tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Định kỳ 6 tháng, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cho đến khi hoàn thành việc giải ngân, tổ chức phát hành phải công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng vốn, tổ chức phát hành phải công bố thông tin về do thay đổi và nghị quyết của hội đồng quản trị về việc thay đổi, hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức phát hành nước ngoài quy định tại Điều 17a Nghị định này". Có thể thấy, từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp niêm yết liên tiếp đưa ra kế hoạch tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu, chia cổ phiếu thưởng… trong điều kiện thị trường ở xu hướng giảm điểm và thừa nguồn cung. Dường như các doanh nghiệp niêm yết không quan tâm tới việc thị trường tăng hay giảm, tương quan lượng cung cầu, dòng tiền thế nào, vẫn đưa thêm hàng vào thị trường. Một điều cũng dễ thấy qua các đại hội cổ đông là phương án tăng vốn diễn ra rất đơn giản và nằm trong tầm kiểm soát của ban lãnh đạo công ty. Tại đại hội, nhóm cổ đông chi phối (gồm các thành viên hội đồng quản trị) đưa ra kế hoạch tăng vốn và phương án tăng vốn là phát hành cổ phiếu thưởng, cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi… Mục đích tăng vốn cũng rất chính đáng, chẳng hạn như là để đầu tư dự án A, triển khai dự án B, đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng nhà máy, đổi mới công nghệ ngân hàng… Khi đưa ra phương án này, nhóm cổ đông chi phối thường nắm chắc thành công vì họ là cổ đông chi phối, số phiếu ủng hộ chiếm hơn 50%. Được đại hội cổ đông thông qua, doanh nghiệp nộp phương án lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cũng được chấp thuận một cách nhanh chóng vì do rất đơn giản là cổ đông đã thông qua với lượng phiếu nhất trí cao và ban lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước cổ đông… Vì vậy, hàng loạt doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán ra công chúng, thu hàng chục nghìn tỷ đồng trong những năm qua, và hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng đang được các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục thực hiện dưới hình thức đấu giá, phát hành cho cổ đông hiện hữu…, nhưng chưa có một báo cáo thống kê nào hiệu quả sử dụng vốn của các đợt phát hành. Cũng chính vì thủ tục đơn giản, nên từ trước tới nay, ít ai đặt dấu hỏi xem doanh nghiệp có thể tăng vốn lên bao nhiêu là hợp và được phép tăng như thế nào… Thế nên, doanh nghiệp cứ cần vốn, vay vốn ngân hàng không được phát hành cổ phiếu. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đưa việc tăng vốn theo hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ rất cao như: 5:10, 1:1 . Theo tỷ lệ này thì sau khi phát hành, doanh nghiệp có thể lớn gấp rưỡi hoặc gấp đôi về quy mô vốn. Năm 2010, thị trường đã đón nhiều nguồn cung từ doanh nghiệp họ dầu khí khi lên kế hoạch tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 200 - 300 tỷ đồng; các ngân hàng nằm trong diện tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng và không nằm trong diện phải tăng nhưng vẫn tăng để mở rộng thị phần, đầu tư công nghệ hiện đại, quản trị rủi ro như STB, EIB, VCB, CTG… Vốn tăng thì nhanh vậy, nhưng hệ thống quản trị thì vẫn thế, thị phần thì chưa có dấu hiệu mở rộng, sản phẩm thì chưa có nhiều dấu ấn hơn trên thị trường… Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng việc tăng vốn quá nhanh ở khu vực ngân hàng cũng là vấn đề đặc biệt cần quan tâm vì rủi ro ở khu vực này có thể tăng lên trong tương lai gần. Tăng cường giám sát sử dụng vốn Trước thực tế đó, Nghị định 84 đã sửa đổi bổ sung nhằm quản doanh nghiệp niêm yết, với yêu cầu định kỳ 6 tháng báo cáo 1 lần. Quy định này sẽ phần nào ngăn chặn được tình trạng doanh nghiệp huy động vốn xong lại đầu tư vào chứng khoán, góp cổ phần chứ không sử dụng cho mục đích mà khi phát hành đưa ra. Hơn nữa, việc 6 tháng báo cáo 1 lần cũng là một khoảng thời gian hợp để doanh nghiệp sử dụng vốn thực hiện được phần nào và báo cáo tiến độ phù hợp với thực tiễn triển khai. Ông Lê Anh Thi, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Âu Việt ủng hộ việc bổ sung điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng. Còn ông Phạm Thái Bình, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Dầu khí, cho rằng: "Tăng cường việc giám sát sử dụng vốn góp phần ngăn ngừa việc sử dụng vốn sai mục đích. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn huy động bổ sung vốn lưu động cũng cần chứng minh được vốn lưu động tăng thêm đã đem lại hiệu quả cho công ty như thế nào". Theo ông Bình, quy định tổ chức phát hành định kỳ 6 tháng công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn cho đến khi hoàn thành giải ngân có ý nghĩa rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt đối với cổ đông. Từ trước đến nay, cổ đông chỉ biết rõ thông tin về hoạt động chào bán cổ phiếu của công ty, còn việc theo dõi giám sát sử dụng vốn như thế nào thường phải đợi đến đại hội cổ đông để được thông tin hoặc chất vấn về hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, quy định này cũng có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức phát hành khi huy động vốn từ công chúng. Tuy nhiên, những quy định này cần nhưng chưa đủ để đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích và hoạt động phát hành không bị lạm dụng một cách thái quá. Ông Bình cho rằng doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng sai mục đích vì rất khó chứng minh được doanh nghiệp đã dùng tiền nào đầu tư chứng khoán, tiền nào mua cổ phần khi các dòng tiền đã bị hòa trộn vào nhau trong tài khoản của doanh nghiệp… Trần Nguyễn (KINH DOANH số 53, ra ngày 22/08/2010) . Quản lý tăng vốn doanh nghiệp niêm yết: Giám sát tiến độ, ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích Nhằm quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm. Bình, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Dầu khí, cho rằng: " ;Tăng cường việc giám sát sử dụng vốn là góp phần ngăn ngừa việc sử dụng vốn

Ngày đăng: 25/10/2012, 12:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan