Nhân bản vô tính- sinh9

1 831 2
Nhân bản vô tính- sinh9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thế giới đồng loạt phản đối nhân bản phôi ngườI Sau tuyên bố tạo ra phôi người nhân bản đầu tiên hôm chủ nhật, các nhà nghiên cứu thuộc Công ty Công nghệ Sinh học Mỹ ACT đã phải đón nhận những lời chỉ trích gay gắt từ phía các tổ chức chính trị, tôn giáo, hội đồng khoa học trên khắp thế giới. Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố việc nhân bản phôi người là vi phạm đạo đức: "Chúng ta không thể tạo ra những mầm sống rồi giết đi. Đây chính là vấn đề cốt yếu, và tôi hiểu điều này rất rõ". Thượng nghị sỹ Tom Daschle thì cho biết, tuy ông không hiểu rõ thành quả mà ACT đạt được, "nhưng nó thực sự gây ra sự đảo lộn", và "đây là một hướng đi sai lầm". Trước tình hình đó, ông Ari Fleischer, người phát ngôn của Nhà Trắng, đã kêu gọi Thượng viện Mỹ nhanh chóng phê chuẩn luật cấm nhân bản phôi người (đã được Hạ viện thông qua, những vẫn chưa thành luật). Ông Phillippe Busquin, thành viên Hội đồng khoa học châu Âu, nói: "Không phải tất cả những gì mà khoa học, công nghệ có thể tạo ra đều đáng trân trọng và được chấp nhận". Nhiều tổ chức khoa học ở Đức, Pháp và Australia cũng lên tiếng phản đối, cho rằng nhân bản phôi người là "vi phạm những nguyên tắc đạo đức". Nhà thờ Vatican cũng lên tiếng ngay lập tức: "Một phôi thai cũng phải được tôn trọng như một con người". Theo Vatican, các nhà khoa học Mỹ đã vi phạm tất cả những gì thuộc về giá trị nhân văn và làm xáo trộn đời sống của con người. Vatican kêu gọi cần "xử lý nghiêm khắc" và "cấm triệt để" các hoạt động có liên quan tới nhân bản tính người. Trước tất cả những phản ứng ấy, ông Michael West, Chủ tịch ACT, vẫn kiên quyết bảo vệ "thành quả nghiên cứu vượt bậc" của công ty. Theo ông, việc nhân bản không nhằm tạo ra một thai nhi thật, mà chỉ để tiến tới sử dụng phôi người như một nguồn cung cấp tế bào gốc phục vụ cho y học. "Chúng tôi có thể đem lại nhiều điều tốt hơn điều xấu", West nói. Tác giả cừu Dolly: "Kết quả của ACT không phải là một bước tiến vượt bậc". Không phải là bước tiến vượt bậc Trong khi các nhà khoa học ACT chào mừng thành quả của họ như là "một bước tiến lớn trong công nghệ nhân bản chữa bệnh" thì Ian Wilmut, "cha đẻ" của cừu Dolly nói rằng, kết quả của các nhà khoa học Mỹ không phải là bước ngoặt thực sự. Theo Wilmut, sẽ là một tiến bộ vượt bậc nếu ACT giữ được những phôi sống "ít nhất 7 ngày". Tuy nhiên, các phôi mà ACT tạo ra còn "quá ít tế bào", và họ chưa có cách gì để tách những tế bào gốc ra khỏi đám phôi này. Bởi vậy theo Wilmut, nghiên cứu của nhóm ACT khó đem lại ứng dụng cụ thể trong thời gian tới. (theo Reuters) BachHop Gửi lúc 23:11, 17/04/02 LG Thành viên Box Công nghệ sinh học ,Vietnam Thành viên từ 21:47, 08/04/02 Đã được 4 người bình chọn (4.00) Than phiền Tôi có một thông tin tuy không đúng lắm với topic, nhưng tôi nghĩ la` có người chưa biết. Người đầu tiên trên thế giới bắt dầu nhân bản(clonning) ở động vật là người Việt Nam. Đó là PGS.TS Nguyễn Mộng Hùng, thầy thực hiện nhân bản ở cá xương năm 1979, khi đang làm NCS ở Liên Xô. Công trình đã thành công, và đã được đăng trên tạp chí Nature. Công trình này rất nổi tiếng, đến nỗi ai cần liên lạc với thầy, chỉ cần ghi trên phong bì: "Nguyễn Mộng Hùng, NCS tại Liên Xô, nhân bản tính" là đến được tay thầy. Hiện nay, thầy đang công tác tại bộ môn "Tế bào, mô phôi và Lý sinh" trường ĐHKHTNHN. . Thế giới đồng loạt phản đối nhân bản phôi ngườI Sau tuyên bố tạo ra phôi người nhân bản đầu tiên hôm chủ nhật, các nhà nghiên cứu thuộc. tiên trên thế giới bắt dầu nhân bản( clonning) ở động vật là người Việt Nam. Đó là PGS.TS Nguyễn Mộng Hùng, thầy thực hiện nhân bản ở cá xương năm 1979, khi

Ngày đăng: 19/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan