luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh

106 134 0
luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Hữu Cường Sinh ngày: 18/11/1991 – Nơi sinh: Bắc Ninh Là học viên cao học lớp: CH20B – Chuyên ngành Quản lý kinh tế Niên khóa: 2014 – 2016 – Trường Đại học Thương Mại Tôi xin cam đoan 1 Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Văn Sự 2 Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Cường ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và bản luận văn này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân tác giả đã nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè, gia đình trong suốt quá trình học tập, công tác Nhân đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: - Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Sự - Các thầy cô giáo Khoa sau đại học – Trường Đại học Thương Mại - Tập thể lãnh đạo, CBNV Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, Sở Công thương Bắc Ninh - Các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng gớp quý báu của các thầy cô và bạn đọc để tác giả có thể hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng … năm 2016 Tác giả Nguyễn Hữu Cường iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT 1 BQL Ban quản lý 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CCN Cụm Công nghiệp 4 ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường 5 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 6 ĐTTN Đầu tư trong nước 7 FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 KCN, KCNC Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao 10 KCN&CX Khu công nghiệp và chế xuất 11 KKT Khu kinh tế 12 NĐ-CP Nghị định – Chính phủ 13 NQ-TW Nghị quyết trung ương 14 QLNN Quản lý Nhà nước 15 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 USD Đô la Mỹ 18 VND Việt Nam Đồng 19 XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đòi hòi Đảng và Nhà nước phải có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, thực hiện từng bước phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước một cách vững chắc và có tầm nhìn lâu dài Đại hội IX của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 ÷ 2010 được gọi là “chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” Tiếp theo đến đại hội XI đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 -2020 đã xác định rõ “phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp Phát triển các khu công nghiệp, các cụm, nhóm sản phẩm công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao gắn với các đô thị lớn để hình thành các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tầm cỡ khu vực, có vai trò dẫn dắt và tác động lan toả đến sự phát triển các vùng khác.” Tính đến hết tháng 9/2015, cả nước có 299 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 87 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 26 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 48%.Trong năm 2015, các KCN, KKT đã thu hút được 379 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 7.161 ttriệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 263 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm 2 là 1.569 triệu USD;Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng số vốn đầu từ nước ngoài vào KCN, KKT đạt 8.720 triệu USD (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014), chiếm 59% tổng số lượt dự án, bằng 67% tổng số vốn FDI của cả nước trong 9 tháng dầu năm, chiếm 85% tổng số vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo của cả nước, bằng 83% so với kế hoạch 2015.[6] Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp phụ thuộc vào chính sách chung của Chính phủ, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và tổ chức thực hiện chính sách của từng chính quyền địa phương Bắc Ninh là một tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam Với diện tích tự nhiên 802 km2, tổng dân số tính đến cuối năm 2010 là 1.038.229 người, Ngành kinh tế cơ bản của Bắc Ninh từ khi mới tách tỉnh (năm 1997) vốn là nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề Khu công nghiệp đầu tiên ở Bắc Ninh bắt đầu được hình thành từ năm 1998, đến cuối năm 2000 chính thức được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động Hiện tại tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích 6.847 ha Tuy rằng tốc độ phát triển các KCN tại tỉnh Bắc Ninh khá nhanh và đạt được những thành quả tốt Tuy nhiên công tác quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế làm cản trở quá trình thu hút đầu tư và phát triển các KCN, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm theo những hậu quả về môi trường, về xã hội không chỉ cho tỉnh Bắc Ninh mà còn có thể liên đới tới các địa phương lân cận khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước Quá trình triển khai cơ chế, chính sách phát triển KCN vẫn chưa sát thực, chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh và của các KCN, làm cho hiệu lực quản lý chưa cao; cơ chế phân công, phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa cụ thể; việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN trong một số lĩnh vực còn chưa thực hiện đầy đủ; thủ tục hành chính còn rườm rà gây nhiều phiền hà cho nhà đầu tư; chính sách ưu đãi đối với các KCN không thống nhất, thiếu ổn định; việc huy động động các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa cao; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển các KCN 3 còn nhiều bất hợp lý Điều này, đòi hỏi cần phải nhanh chóng hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm phát triển nhanh và bền vững Để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX (2015-2020) đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21 theo hướng văn minh, hiện đại, thì Bắc Ninh cần phải tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển bền vững Điều này cho thấy công tác quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp cần phải được đổi mới hơn nữa Để góp phần đổi mới hơn nữa về công tác quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp Bắc Ninh, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Tính đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước về phát triển khu công nghiệp( KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC), đặc khu kinh tế trên nhiều phương diện khác nhau như: - Viện kinh tế học(1994), “Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCN, KCX và đặc khu kinh tế” Trong cuốn sách đã giới thiệu đầy đủ về các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và những chính sách phát triển, ưu đãi đối với các đặc khu kinh tế Trung Quốc năm 1993 - Bộ kế hoạch và đầu tư (2002), “Khu chế xuất và khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam” đây là cuốn sách giới thiệu về sự hình thành, phát triển của các KCN, KCX các tỉnh phía Nam và tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX phía Nam - Lê Hồng Yến (2004), “Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Bắc, những vẫn đề lý luận và thực tiễn, tổ chức tại Thanh Hóa Bài viết đã trình bày rõ về những vai trò quan trọng của các KCN, KCX trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 4 - Đoàn Thị Thu Hằng (2006), “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp ở Thái Bình đến năm 2020” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Thương Mại Trong đó, nội dung chính của luận văn đưa ra các cơ sở lý luận về chính sách, tổ chức quản lý các KCN ở Việt Nam, kinh nghiệp của các nước trên thế giới, đi sâu và phân tích rõ thực trạng thu hút vốn, phát triển các KCN của Thái Bình, thực trạng về chính sách, mô hình quản lý Nhà nước KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình, từ đó chỉ ra được những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của các chính sách và mô hình quản lý đó để đề xuất và kiến nghị với Nhà Nước các phương án nhằm hoàn thiện chính sách và mô hình quản lý các KCN tỉnh Thái Bình - Nguyễn Đức Long (2007) , “Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” – Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế, đại học IRVINE (Hoa Kỳ) và đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về KCN, phân tích môi trường, cách thức lựa chọn những chiến lực tối ưu nhằm lựa chọn các giải pháp phát triển các KCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Đề tài đánh giá khái quát thực trạng phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng; tác động của chúng đối với quá CNH, HĐH nền kinh tế Từ đó, đề xuất ra những quan điểm và phương hướng các giải pháp phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Nguyễn Đình Thường (2008), “Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp”- Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài đi sâu nghiên cứu các cơ sở lý luận về KCN, quá trình khảo sát, phân tích chỉ ra thực trạng hoạt động các KCN và đánh giá sự phát triển các KCN để từ đó chỉ ra được những giải pháp phát triển bền vững cho các KCN tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Thị Mai Khanh ( 2013) ,“Quản lý của thành phố đối với hoạt động của các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Thương Mại Nội dung luận văn làm rõ những cơ sở lý luận về KCN, KCX, phân tích thực trạng công tác quản lý của thành phố Hà Nội đối với các KCN, KCX, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế để từ đó đề xuất, kiến nghị, 5 chỉ ra phương hướng hoàn thiện công tác quản lý của thành phố Hà Nội đối với các KCN, KCX Kết quả của các công trình nghiên cứu trên tạo cơ sở cho lý luận và thực tiễn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu, trình bày luận văn tốt nghiệp “ Quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” theo quan điểm tiếp cận nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp 3 Đối tương, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận về KCN và thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh  Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là là thông qua các nghiên cứu, phân tích để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phương hướng đổi mới, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đẩy nhanh sự phát triển các KCN của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, luận văn cần thực hiện những mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với các KCN tại địa phương cấp tỉnh - Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; từ đó đánh giá các thành công đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong QLNN tại các KCN này - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác QLNN tại KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý của chính quyền cấp tỉnh nhưng đặt trong khuôn khổ các chính sách, chế độ quản lý các KCN của Nhà nước ta như: công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính 87 chuẩn đầu vào của nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi xả thải vào kênh tiêu thủy lợi Các doanh nghiệp có khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép thải có hệ thống xử lý đảm bảo đạt Quy chuẩn môi trường Việt Nam trước khi xả thải Tất cả các doanh nghiệp có chất thải nguy hại có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để xử lý - Rà soát lại quá trình đầu nối nước thải và nước mưa; chấp thuận điểm đấu nối cho doanh nghiệp thứ cấp xả thải vào hệ thống kết cấu hạ tầng KCN khi KCN đưa nhà máy xử lý nước thải hoạt động và được UBND tỉnh cấp phép xả thải nước thải sau xử lý vào nguồn tiếp nhận - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành luật về bảo vệ môi trường; có chính sách khuyến khích, khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường; xử phạt kịp thời, nghiêm minh, đủ mức răn đe mọi hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghị Chính phủ - Sửa đổi đồng bộ hệ thống Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo hướng đảm bảo tính ổn định, công khai minh bạch, chấm dứt tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật với nhau, giữa luật với Nghị định của Chính phủ Cụ thể, Luật đầu tư có một số quy định chưa tương thích và trùng lặp với: Pháp luật thương mại về dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại; Pháp luật về xây dựng và kinh doanh bất động sản liên quan đến thẩm quyền chấp thuận dự án, quy trình, thủ tục thực hiện, điều kiện và thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án kinh doanh bất động sản, nhà ở, đô thị; Pháp luật đất đai về thời hạn sử dụng đất và thời hạn dự án đầu tư, - Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư: Cần rà soát các ưu đãi đầu tư trong văn bản pháp luật để quy định hệ thống ưu đãi mới, phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của nhà đầu tư trong tình hình mới, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, giáo dục đào tạo Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, quy định thống nhất về danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư làm cơ sở áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê xuất nhập khẩu, 88 - Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn môi trường, giới hạn ô nhiễm môi trường Ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng phát thải đối với doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký công khai về loại chất thải, lượng thải, điểm thải, tiêu chuẩn môi trường - Sửa đổi quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao Vì hiện nay, theo quy định tại Luật Công nghệ cao, một số tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao không có tính khả thi và chưa phù hợp với điều kiện thực tế, dẫn đến rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao Một số dự án được xác định là doanh nghiệp công nghệ cao nhưng không tạo ra được giá trị gia tăng cao tại Việt Nam (điển hình là dự án của Samsung tại KCN Yên Phong - Bắc Ninh) Việc quy định quá cứng nhắc về tỷ lệ doanh thu cho công tác R&D không phù hợp, đặc biệt đối với những dự án có quy mô lớn (Samsung doanh thu năm 2012 đạt trên 13 tỷ USD) - Sửa đổi quy định ưu đãi đầu tư giành cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Theo các quy định hiện nay (Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phát triển ưu tiên) thì các chính sách ưu đãi không có gì hấp dẫn các nhà đầu tư, gần như chỉ dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật về thuế, đất đai… hiện hành Trong khi tại các văn bản quy định ưu đãi về thuế, đất đai không có điều khoản nào quy định về cơ chế ưu đãi riêng cho lĩnh vực đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ - Cần nghiên cứu, xem xét, sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Với mức thuế suất hiện này là 25% không tạo được cạnh tranh và khác biệt so với các nước trong khu vực (phổ biến ở mức 15%) Việt Nam nên cân nhắc ở mức thuế từ 20% đến 22% để tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa dòng vốn đầu tư nước ngoài - Về xúc tiến đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phát huy vai trò điều phối và phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể cho quốc gia, cho từng vùng và từng địa phương đạt hiệu quả 89 3.3.2 Kiến nghị UBND tỉnh Bắc Ninh - Tích cực đổi mới, cải cách hành chính, ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm tạo ra môi trường thông qua thu hút đầu tư vào KCN Nâng cao sự phối hợp giữa các ngành trong việc giải quyết các thủ tục hành chính Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư vào các KCN - Nâng cấp các trường đào tạo, trung tâm dạy nghề của tỉnh theo hướng đào tạo nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhằm làm giảm sự mất cân đối trong cung và cầu lao động, góp phần giải quyết tốt chính sách lao động - Về lâu dài tỉnh nên có kế hoạch xây dựng và thành lập các trường dạy nghề, cao đẳng hoặc đại học riêng cho các KCN của tỉnh - Đánh giá lại tình hình quy hoạch tổng thể các KCN ở tỉnh so với tình hình phát triển thực tế của địa phương gắn liền với vùng đồng bằng sông Hồng Để từ đó có những điều chỉnh về quy hoạch cho phù hợp với mục tiêu KCN, phải là trung tâm thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội của từng khu vực - Có chính sách miễn giảm đối với DN đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động và xem xét miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp chuyển lên đất chuyên dùng để thúc đẩy phát triển CN - Cơ quan quản lý môi trường thường xuyên phối hợp kiểm tra và xử lý để các DN có ý thức về bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh - Tuyên truyền các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, tăng cường công tác tiếp xúc đầu tư trong nước và nước ngoài 3.3.3 Kiến nghị với các chủ đầu tư KCN Để công tác QLNN của tỉnh Bắc Ninh đối với các KCN thực sự hiệu quả thì đòi hỏi sự tham gia tích cực của các chủ đầu tư KCN Dưới đây là một số kiến nghị đối với các chủ đầu tư KCN: - Chủ đầu tư các KCN cần phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, kịp thời sửa chữa những hạng mục công trình hư hỏng 90 - Thực hiện quy hoạch phải đồng bộ các công trình hạ tầng kinh tế và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN như nhà ở công nhân, bưu điện, trạm xăng dầu… - Các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành liên quan, chính quyền địa phương trong công tác thu hồi đất, GPMB; thực hiện thi công xây dựng đúng tiến độ thời gian dự án đã được duyệt 91 KẾT LUẬN KCN là một hình thức tổ chức kinh tế sinh động, là một thực thể khách quan với những điều kiện kinh tế - kỹ thuật cũng như các điều kiện chính trị - xã hội cần thiết và luôn luôn biến đổi qua từng giai đoạn Phát triển KCN là cách thức tốt nhất nhằm chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Một trong những bài toán mà tỉnh Bắc Ninh cần phải giải quyết đó là tăng cường hơn nữa công tác QLNN đối với các KCN như: công tác quy hoạch, công tác xúc tiến đầu tư, công tác ổn định chất lượng nguồn lao động, công tác bảo vệ môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra tiếp nhận đầu tư, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” là một vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình quản lý KCN nói chung và quản lý kinh tế quốc dân nói riêng Trong khuôn khổ một luận văn, đề tài đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với các KCN ở cấp địa phương ( khái niệm, vai trò và nội dung của QLNN đối với các KCN, những yếu tố tác động đến QLNN đối với các KCN ) - Phân tích thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó - Đề xuất phương hướng, giải pháp và những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Mặc dù đã có những cố gắng trong nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các nhà quản lý để luận văn được hoàn thiện hơn Một lần nữa, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS,TS Hà Văn Sự và các tổ chức, cá nhân đã giúp tác giả hoàn thành đề tài này Tác giả xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo 1 Mai Văn Bưu – Đoàn Thị Thu Hà, Đại học Kinh tế quốc dân ( 1997), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật; 2 Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh “Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm” các năm 2011 – 2015; 3 Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh “15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh”; 4 Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh “Phát triển các KCN, đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII ” – Tham luận tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII; 5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam; 6 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2015), Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KCN, KKT 9 tháng đầu năm 2015; 7 Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 về Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN; 8 Bộ Tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư số 08/2009/TTBTNMT ngày 15.7.2009 về Quy định quả lý và bảo vệ môi trường KKT,KCNC,KCN,CCN; 9 Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (2009), Thông tư số 13/2009/TTBLDTBXH ngày 06/5/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các KCN, KCX,KKT và KCNC; 10 Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2009 Quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế; 11 Chính phủ (2006), Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 về việc Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; 12 Chính Phủ (2013), Quyết định số 1821/QĐ-Ttg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 13 Lê Tuyển Cử (2003), “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Kinh tế quốc dân; 14 Lê Tuyển Cử (2003), “Quản lý nhà nước các Khu công nghiệp: Thành công và bất cập”, Tạp trí Sự kiện vấn đề; 15 Lê Tuyển Cử (2004), “Chính sách ưu đãi và phát triển Khu công nghiệp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển các KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc, những vấn đề lý luận và thực tiễn; 16 Đoàn Thị Thu Hằng (2006), “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp ở Thái Bình đến năm 2020” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học thương Mại; 17 Nguyễn Thị Mai Khanh (2003),”Quản lý của thành phố đối với hoạt động của các KCN và KCX trên địa bàn Hà Nội”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Thương Mại; 18 Bùi Vĩnh Kiên (2009), “Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương ( Nghiên cứu áp dụng đối với tỉnh Bắc Ninh)”,Luận án Tiến sỹ Kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc dân; 19 Nguyễn Tiến Quyết (2009), “Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 -2020”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; 20 Quốc Hội (2014), Luật Đầu Tư, số 67/2014/QH13, ngày 26/11/2014; 21 Nguyễn Thị Huyền Trang (2015), “Hoạt động của các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 -2012”, Tạp chí khoa học Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (66) năm 2015; 22 Lê Hồng Yến (2004), “Vai trò của Khu công nghiệp, Khu chế xuất, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Kỳ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở các tỉnh phía Bắc, những vấn đề lý luận và thực tiễn, tổ chức tại Thanh Hóa; 23 Lê Hồng Yến (2007), “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý Nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam (thông qua thực tiễn các khu công nghiệp phía Bắc), Luận án Tiến sỹ Kinh tế tại trường đại học Thương Mại”; 24 UNIDO (1997), Industrial Parks Principles and Practice New York: United Nations Publication; 25 Website Khu công nghiệp Việt Nam: http://khucongnghiep.com.vn 26 Website tỉnh Bắc Ninh: http://bacninh.gov.vn/ 27 Website BQL các KCN Bắc Ninh: http://www.izabacninh.gov.vn/ 28 Website Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh: http://skhdt.bacninh.gov.vn/ 29 Website Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn PHỤ LỤC ... góp phần đổi cơng tác quản lý Nhà nước khu công nghiệp Bắc Ninh, tác giả chọn đề tài ? ?Quản lý Nhà nước khu công nghiệp địa bàn tỉnh Bắc Ninh? ?? làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Tổng quan... CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 1.2.1 Những yêu cầu quản lý Nhà nước khu công nghiệp địa phương cấp tỉnh Trước tiên cần khẳng định quản lý Nhà nước. .. cấp tỉnh quan quản lý trực tiếp khu công nghiệp, khu chế xuất phạm vi địa lý hành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ban quản lý khu công nghiệp địa bàn liên tỉnh Ban quản lý khu công nghiệp

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan