Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.doc

14 4.2K 29
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

MỤC LỤCI. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án II. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này 1. Một số khó khăn khi thực hiện nguyên tắc này 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật 2.2. Hoàn thiện việc thực hiện nguyên tắc 1 Lời mở đầuĐề số 4: Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án và giải pháp nằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc nàyCác nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự được các văn bản pháp luật ghi nhận. Quá trình giải quyết vụ án hình sự thông qua các giai đoạn khác nhau, nhưng các giai đoạn đó đều có mục đích chung là xác định sự thật của vụ án, do vậy xác định sự thật của vụ án không chỉ là nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự mà còn là nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với bất kì luật hình thức nào. Tuy không được xác định là một nguyên tắc mang tính đặc thù của luật tố tụng hình sự nhưng nguyên tắc này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Để hiểu rõ hơn nội dung cũng như ý nghĩa của nguyên tắc này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này để làm bài tập nhóm tháng 1. I. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án 1. Cơ sở của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án1.1. Cơ sở thực tiễnViệc tiến hành các giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự đều hướng đến một mục đích chung nhất đó chính là làm rõ tội phạm và người phạm tội. Muốn vậy, việc xác định sự thật của vụ án là vấn đề quan trọng nhất để đạt được mục đích đó. Không chỉ vậy, áp dụng nguyên tắc xác định sự thật còn đảm bảo cho việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Do vậy việc quy định nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất là điều hoàn toàn cần thiết.2 1.2. Cơ sở pháp lýNguyên tắc xác định sự thật được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS). Ngoài ra, việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này còn được quy định tại một số Điều luật trong Bộ luật này và các văn bản luật liên quan.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc Quá trình giải quyết vụ án hình sự thông qua các giai đoạn khác nhau, nhưng các giai đoạn đó đều có mục đích chung là xác định sự thật vụ án. Xác định sự thật vụ án là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, do vậy đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự. Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Xác định sự thật của vụ án Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.- Trong quá trình tiến hành tố tụng, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án. Các biện pháp hợp pháp đó là các biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, bao gồm các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ và các biện pháp khác do pháp luật quy định. Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn này sẽ làm ảnh hưởng tới các quyền cơ bản của công dân do vậy, khi sử dụng các biện pháp đó, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng các biện pháp đó, không được sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để tiến hành làm rõ vụ án. 3 - Để xác định sự thật của vụ án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ các vấn đề. Khách quan chính là việc xem xét vấn đề đúng với sự tồn tại của nó mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Do vậy, việc người tiến hành tố tụng suy diễn duy ý chí trong quá trình xác định sự thật là vi phạm nghiêm trọng tính chất khách quan của nguyên tắc này. Việc xác định sự thật của vụ án nhất thiết phải coi trọng yếu tố toàn diện, không thể đánh giá vấn đề theo một phương diện nào đó. Muốn vậy, cần phải thu thập các nguồn thông tin, chứng cứ hay tiến hành các hoạt động khác một cách đầy đủ. Nếu như việc hoạt động chứng minh của những người tiến hành tố tụng đáp ứng được cả ba yếu tố quan trên thì mới có thể thực hiện một cách tốt nhất nguyên tắc xác định sự thật. Chính vì thế, nguyên tắc này muốn được thực hiện tốt thì đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tức là phải được đào tạo về nghiệp vụ và làm chủ được nghề nghiệp, nắm được những quy định của pháp luật, có tư duy pháp lý, có thói quen và phương pháp giải quyết các vấn đề pháp lý. - Nội dung của việc xác định sự thật chính là trả lời các câu hỏi như: có hành vi phạm tội xảy ra hay không; thời gian, địa điểm và các tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay do vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích hoặc động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra…- Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm, xác định sự thật vụ án. Bởi vì các cơ quan tiến hành tố tụng được Nhà nước thành lập và giao quyền áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mới có điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án. Mặt khác, để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự, Nhà nước thông qua các cơ quan chuyên 4 trách của mình phải có trách nhiệm đưa ra chứng cứ chứng minh họ đã thực hiện hành vi phạm tội xâm hại đến lợi ích chung. Do vậy, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.II. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án Xác định sự thật của vụ án chính là việc cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Do vậy để đảm bảo việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm, trừng phạt thích đáng những người có hành vi phạm tội đồng thời không làm oan người vô tội việc xác định sự thật của vụ án là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện được điều này. Nếu không có nguyên tắc này thì việc xác định có tội hay không có tội trở nên rất khó kiểm soát. Nếu như pháp luật không quy định chủ thể, biện pháp dùng để xác định sự thật cũng như nội dung xác định sự thật của vụ án thì việc thực hiện mục đích trên là không thể. Và như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân rất có thể bị xâm phạm. Ngoài ra có thể xem xét ý nghĩa của nguyên tắc này được xem xét dưới những góc độ sau đâyÝ nghĩa chính trị - xã hội: Xác định sự thật của vụ án là một trong những yếu tố để thực hiện công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, pháp luật sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh. Các quyền cơ bản của những con người trong xã hội cũng sẽ được bảo đảm khi việc xác định có tội, xác định vô tội, làm rõ tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo được thực hiện một cách khách quan, toàn diện và đầy đủNhiệm vụ của hoạt động tố tụng trong giải quyết vụ án cụ thể là phát hiện nhanh chóng, xử lý chính xác, công minh tội phạm và người phạm tội, không để 5 lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Việc xác định sự thật của vụ án là nhằm sáng tỏ các tình tiết khác nhau của vụ án phục vụ cho việc định tội, quyết định trách nhiệm hình sự và hình phạt cũng như giải quyết các vấn đề khác liên quan của vụ án.Ngoài ra, cũng theo Điều 10 nguyên tắc xác định sự thật của vụ án thì: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.” Bị can, bị cáo là những người có thể chịu hậu quả bất lợi từ kết quả xác định sự thật của cơ quan tiến hành tố tụng vì vậy họ có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự nước ta. Đồng thời nó có vai trò phản biện quan trọng trong quá trình xác định sự thật của vụ án.Việc thực hiện đúng nguyên tắc này là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự ổn định xã hội. Hiện nay, người dân đang ngày càng ý thực được các quyền cơ bản của mình, đồng thời với đó là nhận thức về pháp luật cũng được nâng cao thì việc áp dụng đúng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án thực sự trở nên chú trọng hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều trường hợp vì những sai sót không đáng có của người tiến hành tố tụng mà có nhiều người phải chịu án oan sai. Khi những vụ việc này được đưa ra ánh sáng thì đã gây ra rất nhiều bức xúc cho người dân và mất bình ổn xã hội.Ý nghĩa pháp lý: Góp phần cụ thể hóa nguyên tắc hiến định và là cơ sở để tiến hành các giai đoạn tố tụng. Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 71: “…Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” và Điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật .”. Việc xác định sự thật phải được tiến hành do cán bộ tư pháp thuộc Cơ quan điều tra, Viện 6 kiểm sát và Toà án và chỉ được sử dụng biện pháp hợp pháp. Nguyên tắc này đã loại trừ những trường hợp người tiến hành tố tụng lại sử dụng các biện pháp có khả năng xâm hại nghiêm trọng tới các quyền cơ bản của công dân để làm rõ sự thật của vụ án. Để đảm bảo một cách tối đa quyền lợi của người dân, cơ quan tiến hành tố tụng phải có đầy đủ căn cứ chứng minh tội phạm, thể hiện qua bản án kết tội của Tòa án mới có thể khẳng định là có tội. Do vậy, việc thực hiện đúng nguyên tắc xác định sự thật là cơ sở quan trọng nhất để khẳng định một người là có tội hay không có tội. Quá trình xác định sự thật là một quá trình vô cùng phức tạp, khi giữa các giai đoạn đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Khi có đủ căn cứ khẳng định có dấu hiệu của tội phạm thì mới có thể khởi tố vụ án, và đó chính là căn cứ để tiến hành các hoạt động điều tra. Kết quả điều tra chính là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can hoặc đình chỉ vụ án, đồng thời nó cũng là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người đúng tội…Nếu như việc xác định sự thật tại một trong các giai đoạn đó không được đảm bảo thì tất yếu nguyên tắc này sẽ không được thực hiện. Nguyên tắc này là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền do Luật TTHS quy định bao gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm làm rõ những chứng cứ xác định có tội, xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Ngoài ra nguyên tắc này cũng đặt ra nghĩa vụ đối với các cơ quan này không được thiên vị, cảm tình cá nhân, mà phải thu thập và đánh giá chứng cứ của vụ án trên tất cả các phương diện, cân nhắc kỹ mọi tình tiết có thể làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Từ đó, mọi tình tiết thu được trong quá trình điều tra, xét xử đều được đánh giá trên cơ sở pháp lý để rút ra kết luận về vụ án. 7 Ý nghĩa thực tiễn: Về phương diện này, ta xem xét một số vụ án hình sự sau: • Ngày 01/03/2011 vừa qua, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt 7 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thế Nghiệp (sinh năm 1985) - nguyên thiếu uý, cán bộ thuộc Đội Cảnh sát điều tra (CSĐT) về trật tự xã hội, Công an huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) về tội làm chết anh Nguyễn Văn Khương trong khi thi hành công vụ vào ngày 23/07/2010.Tại tòa, thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp thừa nhận đã “sử dụng lực trái phép” dẫn đến cái chết thương tâm của anh Nguyễn Văn Khương. TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt ông Nghiệp 7 năm tù giam với những tình tiết giảm nhẹ như “thành khẩn thừa nhận hành vi dùng lực trái phép trong khi thi hành công vụ, nạn nhân chết là ngoài ý muốn của bị̣ cáo“, “Bản thân Nghiệp và gia đình đã có nhiều cố gắng để khắc phục hậu quả và gia đình nạn nhân cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo“.Từ vụ việc này có thể nhận thấy: Hành vi đánh chết anh Nguyễn Văn Khương của ông Nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật của người đại diện cơ quan công quyền. Căn cứ vào Điều 63 Bộ luật TTHS quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như sau: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;8 4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”.Đồng thời, Luật TTHS tại Điều 10 cũng quy định về việc Xác định sự thật của vụ án: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.… ”Như vậy, từ những căn cứ này, có thể khẳng định: Để xác định sự thật của vụ án, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp, tức là những biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự cho phép áp dụng (hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, thực nghiệm điều tra nhận dạng…). Không được dùng những biện pháp trái pháp luật để điều tra như: bức cung, mớm cung, nhục hình… Bộ luật hình sự đã quy định việc dùng nhục hình hoặc bức cung là tội phạm hình sự (Điều 234 về tội dùng nhục hình và Điều 235 về tội bức cung). Hành vi của ông Nguyễn Thế Nghiệp nguyên thiếu uý, cán bộ thuộc Đội Cảnh sát điều tra, cùng với với bản án mà ông này phải nhận vì những hành vi của mình cho thấy trên thực tế, việc đi ngược là nguyên tắc xác định sự thật không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi gây ra sự phẫn nộ, uất ức trong đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan công quyền và sự nghiêm minh của pháp luật. • Ông Nguyễn Bá Nhàn (sinh năm 1962, trú tại SN 1962, ngụ Bình Phước) bị bắt giữ dựa trên kết luận của tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an TPHCM “dấu vân tay phát hiện bên trong hộc tủ bằng gỗ ở trong phòng ngủ nạn nhân tại hiện trường với dấu tay ngón “nhẫn phải” trên chỗ bản mẫu so sánh mang tên Trương Bá Nhàn là do ngón tay của cùng một 9 người in ra”. Đồng thời tại nơi ở của ông Nhàn, CQĐT thu giữ 62 triệu đồng và 5 lượng vàng.Kiểm tra việc sử dụng thời gian của ông vào sáng 12/12/2001 qua các nhân chứng cho thấy, 8h30', ông Nhàn đi bỏ mối khẩu trang với ông P.C.C và cùng về đến nhà ông này vào khoảng 10h15', sau đó ông C. đi đón con, ông Nhàn trở về nhà. Khoảng 11h30', ông đến phòng răng, nơi ông thường đến chữa răng), chờ đến 12h vào làm răng. Khoảng thời gian từ 10h15' đến 11h30', CQĐT cho rằng ông Nhàn không chứng minh được trong khi dấu vân tay của ông để lại tại hộc tủ đựng tiền nhà nạn nhân. “Do vậy, căn cứ vào tài liệu chứng cứ đã thu thập được đủ cơ sở để kết luận Trương Bá Nhàn đã thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản”.Tuy nhiên, trong vụ án này, ngoài chứng cứ buộc tội là dấu vân tay để lại hiện trường, CQĐT không thu thập được một chứng cứ nào khác. Số tiền thu giữ ở nhà ông Nhàn sau khi điều tra, CQĐT đã trả lại cho mẹ vợ ông vì đó là tiền bà bán đất, gửi con gái giữ giùm. Ông Nhàn bị tạm giam 3 năm 8 tháng 1 tuần, với 3 lần nhận giấy triệu tập của tòa nhưng cả 3 lần đều không thể đưa ra xét xử.Ngày 8/6/2006, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông vì đã hết thời hạn điều tra mà chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội. Ông được trả tự do. Nhưng nỗi thống khổ của ông chưa kết thúc ở đó khi mà không đủ sức lo và cũng để có tiền thăm nuôi ông, cha mẹ ông đành bán tống bán tháo 4 mẫu đất đã cho vợ chồng ông. Việc này khiến vợ ông và gia đình bên ấy hiểu lầm. Đã thế, ông lại mang mặc cảm của một người vừa trở về từ trại giam, không việc làm, thân phận pháp lý không rõ ràng nên hạnh phúc gia đình thêm chênh vênh.10 [...]...Qua sự việc trên có thể thấy, chính vì cơ quan tiến hành tố tụng đã không thực hiện đúng nguyên tắc xác định sự thật mà quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nhàn đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng Không chỉ vậy, cuộc sống của ông cũng đã bị ảnh hưởng rất lớn Chính vì vậy, việc quy định xác định sự thật một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ để làm rõ các các điều kiện trách nhiệm xác định sự thật thuộc... này, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, bên cạnh việc được luật hóa trong bộ luật TTHS tại Điều 10, thì khi áp dụng trên thực tế lại càng cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tôn trọng và tuân thủ một cách triệt để III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này 1 Một số khó khăn khi thực hiện nguyên tắc này Có thể xem xét một số ví dụ sau đây: Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên. .. những hành vi vi phạm trong công tác xác định sự thật của những người tiến hành tố tụng, một vấn đề cũng vô cùng cấp thiết đó chính là quán triệt công tác đào tạo ngay từ đầu tại các cơ sở đào tạo Để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này, thiết nghĩ cần phải nâng cao chất lượng kiểm sát các hoạt động nhằm xác định sự thật Rất nhiều vụ việc oan sai do sự bất cẩn của người tiến hành tố tụng không những... Kiểm sát cũng như xét xử của Tòa án, thi hành án của cơ quan Thi hành án… là không thể đảm bảo Trong phiên điều trần nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp và hoàn thiện công tác cải cách tư pháp, một vấn đề mấu chốt được đặt ra là cần nâng cao và mở rộng hoạt động đào tạo chuyên môn cho cán bộ tư pháp Việc nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án tất yếu cũng hướng... thiết nữa đó chính là nâng cao sự phối – kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức với nhau, giữa các cơ quan, tổ chức với nhân dân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp nói chung là nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc xác định sự thật nói riêng Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trách nhiệm của những người tham gia tố tụng hình sự nhằm hỗ trợ cho cán bộ tư pháp hoàn thành nhiệm vụ của mình Nhằm hạn chế những... việc nhận định, xác minh và đánh giá các chứng cứ Vấn đề này là do nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên một trong những nguyên nhân nổi bật là sự hạn chế về năng lực, trình độ của cán bộ tư pháp chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn Trong thực tiễn của hoạt động điều tra, một số điều tra viên chưa nắm chắc được những quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt là trong những vụ án liên... nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc 12 2.1 Hoàn thiện một số quy định của pháp luật Để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc, nhận thấy chúng ta cần phải có một hệ thống pháp luật ổn định và chặt chẽ Theo quan điểm của nhóm, việc hướng đến hình thức tranh tụng trong phiên tòa là một trong những phương án có tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này Rõ ràng, với hình thức... trong một số vụ án số lượng và giá trị của chứng cứ rất lớn nên các điều tra viên không thu thập được đầy đủ và có đánh giá chưa đúng về vụ án Đặc biệt, với các tội phạm diễn ra trong một thời gian dài thì, việc xác định sự thật thực sự rất khó khăn bởi những người tiến hành tố tụng có thể được thay thế theo thời gian, cùng với đó là sự phối hợp nhân dân, cơ quan và tổ chức không thực sự hiệu quả do... thực hiện nguyên tắc Hoàn thiện hình thực tranh tụng trong phiên tòa là một trong những phương án mà nhóm em rất quan tâm Không chỉ nâng cao tính khách quan, hiệu quả trong công tác tố tụng nói chung mà còn nâng cao trách nhiệm của những người có nghĩa vụ chứng minh Nếu như không đảm bảo việc xác định sự thật một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thì rõ ràng việc thực hiện chức năng công tố của Viện... những quyết định chưa 11 chính xác về vụ án Vì thế, vấn đề về nhân thân của người phạm tội cần phải được tìm hiểu một cách rõ ràng, cụ thể, chi tiết để có cái nhìn, nhận xét đúng hơn về lỗi, động cơ, mục đích phạm tội của bị can, bị cáo, từ đó đưa ra được quyết định hình phạt đúng, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo Có thể thấy nguyên nhân dẫn đến hủy bản án . LỤCI. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án II. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên. chung là xác định sự thật của vụ án, do vậy xác định sự thật của vụ án không chỉ là nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự mà còn là nguyên tắc vô cùng

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan