đề cương giáo dục học

10 1.2K 21
đề cương giáo dục học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.Vai trò của giáo dục đối với xã hội? Giáo dục ra đời do nhu cầu tất yếu của xã hội.Từ khi ra đời nó là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của xã hội,thông qua việc thực hiện 3 chức năng xã hội của nó. Chức năng xã hội của giáo dục là những tác động tích cực của giáo dục tạo ra sự phát triễn của xã hội, ở mọi thời đại giáo dục thực hiện 3 chức năng cơ bản. a.Chức năng kinh tế-xã hội: Sự phát triễn xã hội được đặc trưng bởi sự phát triễn kinh tế.Với mọi xã hội đều được xây dựng trên nền tảng của nền kinh tế và được tạo ra bởi sự phát triễn kinh tế.Cho nên phát triễn xã hội trước hết phải tập trung mọi nguồn lực để phát triễn kinh tế.Các nguồn lực phát triễn kinh tế rất đa dạng:có 5 nguồn lưc +Nguồn vốn vững mạnh. +Nguồn nhân lực dồi dào. +Công nghệ hiện đại. +Tài nguyên phong phú (còn thiếu 1 nguồn lực) Giáo dục tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến 5 nguồn lực nói trên thông qua nhiều hình thức dạy học khác nhau.Mặt khác để bổ sung,nâng cao trình độ nhân lực được đánh giá bởi tri thức,nhân cách,năng lực đào tạo. Trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Giáo dục cũng là phương thức trực tiếp phát triễn khoa học công nghệ vì nó trực tiếp lãnh đạo ra lớp người nghiên cứu khoa học công nghệ và trực tiếp thgam gia và quá trình chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ. Nhờ giáo dục mà làm cho khoa học công nghệ trỏ thành 2 lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngoài ra,giáo dục còn trực tiếp tác động và làm phát triễn các nguồn lực khác trên những phương diện nào đó.Việc sử dụng nguồn vốn đã trở thành nguồn lực cơ bản. Muốn phát triễn kinh tế thì phải tập trung mọi nguồn lực. b.Chức năng cghính trị-xã hội: Sự phát triễn xã hội được thể hiện ở sự ổn định,hệ thống chính trị của 1 quốc gia. Giáo dục góp phần đắc lực vào việc cũng cố và ổn định hệ thống chính trị thông qua việc tuyên truyền làm cho những đường lối quan điểm cầm quyền đến với mọi tầng lớp nhân dân. Giáo dục đào tạo ra những con người trung thành giai cấp đáp ứng nhu cầu của công cuộc cách mạng. Giáo dục là 1 yếu tố cơ bản để tạo ra phần lớn tầng lớp xã hội. Giáo dục tác động toàn diện đến các mặt,các đời sống khác nhau của xã hộ làm thay đổi sự phân công lao động xã hội. Giáo dục hướng đến 1 nền giáo dục bình đẳng,dân chủ làm thay đổi vị trí cho mỗ các nhân. Nói tóm lại,giáo dục vừa là mục tiêu vừa là phương tiện cho các cuộc áchc mạng xã hội trên phạm vi toàn cầu và trên mỗi quốc gia. c.Chức năng tư tưởng văn hóa: Giáo dục với tư cách là công cụ đấu tranh giai cấp trở thành 1 phương tiện cơ bản để truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp,nâng cao trình độ dân trí cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt cho thế hệ trẻ.Góp phần đúng đắng để xây dựng đất nước. Giáo dục với tư cách là 1 phương tiện truyền bá,tái tạo văn hóa làm cho văn hóc được giũ gìn,bảo tồn.Nhưng mặt khác giáo dục giúp cho họ có đủ vũ khí để chống lại với mọi âm mưu. Giáo dục là phương tiện đấu tranh để xóa bỏ những thói hư tật xấu.Giáo dục đã trở thành 1 phương tiện cơ bản. Tom lai,với những CNXH trên đã cho ta thấy muốn phát triễn đều phải chủ yếu dựa vào những chức năng trên.Đầu tư cho giáo dục chính là đầ tư cho sự phát triễn. 2.Các tính chất của giáo dục? Với tư cách là 1 hiện tượng giáo dục xã hội,giáo dục cũng có những tính chất chung đồng thời cũng có những tính chất đặc thù. a.Tính lịch sử xã hội: 1 Giáo dục la 1 hiện tượng xã hội ra đời và phát triễn gắn liền với sự phát triễn của xã hội,1 mặt nó phục vụ cho sự phát triễn của kinh tế xã hội.Nhưng mặt khác sự phát triễn của giáo dục luôn chịu sự quyết định của xã hội.Chính vì vậy mà sự phát triễn của giáo dục nó phản án sự phát triễn của xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triễn xã hội nhất định thì nó phản ánh 1 trình độ phát triễn giáo dục.Ngay trong mỗi từng quốc gia có 1 nền giáo dục riêng mà tứng quốc gia trãi qua. Nước ta từ 1945 đến nay trã qua sự phát triễn khác nhau có nền giáo dục khác nhau. +1945-1954: thăng trầm lịch sử dân tộc. +1954-1975: +1975-1986:luôn cải cách,đổi mới để góp phần phát triễn xã hội. Trãi qua nhiều thời kỳ khác nhau thì nền giáo dục cũng khác nhau. b.Tính giai cấp: Giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp nó không độc lập. Xã hội nứơc ta theo đường lối của ĐCSVN,có ảnh hưởng phong kiến chính vì thế mà giáo cũng mang đậm nét tính giai cấp. Trong xã hội phân chia giai cấp tính xã hội bao giờ cũng có tính giai cấp.Tính giai cấp trở thành nét đặc trưng cơ bản của xã hội. Nền giáo dục chịu sự tác động toàn diện của ĐCSVN,của giai cấp công nhân và là 1 phương tiện cơ bản phục vụ cho sự thành công của sự nghiệp CM của ĐCSVN,đã vạch ra nhưng đường lối đúng đắng để phát triễn giáo dục,nhờ đó mà giáo dục cũng đã từng bước đổi mới,phát triễn và đạt được những thành tựu ngày càng cao.Tính gai cấp của nền giáo dục VN đã được khẳng định 1 cáhc chắc chắn trong các văn kiện của Đảng,trong các nghị quyết đặc biệt là trong các luật giáo dục. Tóm lại,nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. c.Tính kế thừa: Vì giáo dục là sản phẩm của lực lượng sản xuất,nó chỉ phù hợp và có ý nghĩa trong từng giai đoạn lịch sử nào đó.Khi xã hội bước sang 1 giai đoạn,1 thời kỳ mới thì nền giáo dục đó sẽ bộc lộ những yếu tố lạc hậu,lỗi thời,đòi hỏi phải thay đổi,làm cho nền giáo dục phù hợp hơn với các điều kiện xã hội mới và đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội trong giai đoạn mới. Tuy nhiên sự phát triễn của giáo dục bao giờ cũng dựa trên những thành quả của nền giáo dục trước đó.1 mặt tiếp nhận có chọn lọc,có phê phán những yếu tố tiêu cực của nền giáo dục cũ,làm cho nó phù hợp với hoàn cảnh mới.Mặt khác,mạnh dạng xóa bỏ,loại trừ những yếu tố lạc hậu,thay vào đó là những yếu tố mới mẻ,tích cực. Phủ nhận thành công,nhiệm vụ của nền giáo dục trước đó,xây dựng 1 nền giáo dục mới ngang tầm thờ đại,có đủ khả năng để đào tạo ra những thế hệ con người phát triễn hài hòa,thực hiện thành công sự nghiêp CNH-HĐH đất nước. 3.Động lực của qua trình dạy học? - Dạy học là một quá trình xã hội,là 1 hiện tượng xã hội luôn vận đọng và phát triển.Sự vận động và phát triển đó là mâu thuẫn trong quá trình dạy học.Sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.Quá trình dạy học có rất nhiều mâu thuẫn nhưng quan trọng là mâu thuẫn bên ngoài va mâu thuẫn bên trong. + Mâu thuẫn bên ngoài tạo điều kiện cho QTDH Nếu phát hiện và giải quyết được thì sẽ tạo điều kiện cho QTDH vận dộng và phát triển. VD: Điều kiện kinh tế-xã hội ngày một phát triển mặc dù có khủng hoảng tài chính,nhưng đòi hỏi chất lượng đào tạo cao hơn.Trong đó mục đích,nhiệm vụ dạy học chưa đap ứng được. Hay là KH_CN phát triển trong khi đó dạy học chưa cập nhật,chưa dáp ứng phù hợ p cho học sinh. Hoặc là phương pháp dạy học của người giáo viên chưa đáp ứng được. +Còn mâu thuẫn bên trongla mâu thuẫn giữa các thành tố của QTDH.Nếu phát hiện và giai quyết được thì tạo nên hệ thống động lựcthuc đay QTDH phát triển không ngừng. VD : Mục đích,nhiệm vụ dạy học đả thay đổi trong khi đó nội dung dạy học chưa phù hợp với quá trình tiếp cận của học sinh. Hay mục đích,nhiệm vụ dạy học,yêu cầu ngày càng cao,trong khi đó trình độ còn hạn chế của người học sinh. 2 Đặc biệt là việc phát triển và giải quyết mâu thuẫn cơ bản,mâu thuẫn cơ bân yêu cầu,nhiệm vụ học tập ngày càng cao,nhưng trinh độ còn hạn chế,nên vấn đề phát triển và giải quyết trở thành động lực chủ yếu. Để mâu thuẫn bên trong trở thành động lực thì phai đảm bảo,phải thỏa mản 3 điều kiện: +Mâu thuẩn đó phải nảy sinh trong QTDH. +Mâu thuẫn đó phải được học sinh ý thức được. +Mâu thuẩn đó vừa sưc với học trò,phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển gần nhất. Khi mâu thuẫn thì phải có sự hướng dẫn của người giáo viên, cần có sự nổ lực của học trò,tạo diều kiện thúc đảy QTDH không ngừng vận độn và phát triển. 4.Quy luật cơ bản của quá trình dạy học? Quy luật cơ bản của QTDH luôn vận động và phát triển.Quy luật dạy học phản ánh những mối liên hệ tất yếu,chủ yếu vốn có của QTDH.Bao gồm các quy luật: +Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học. +Quy luât biện chứng giữua dạy họcgiáo dục. +Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học và trí tuệ của học sinh. +Quy luật thống nhất giữa nhiệm vụ,nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. +Quy luật về tính quy định của môi trường kinh tế xã hội,khoa học công nghệ đối với các thành tố của QTDH. Trong các quy luật kể trên thì quy luật thống ngất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh là quy luật cơ bản của qúa trình dạy học.Bởi vì quy luật này phản ánh mối liên hệ tất yếu,chủ yếu và bền vững giữa 2 thành tố cơ bản đặc trưng cho tính 2 mặt của QTDH.Mặt khác quy luật này chi phối ảnh hưởng tích cực tới các quy luật khác của QTDH,các quy luật khác chỉ có thể phát huy tác dụng dưới ảnh hưởng tác động của quy luật này. Thực tiễn dạy học đã chứng minh rằng,khi dạy và học thống nhất với nhau thì đó là 1 điều kiện thuận lợi để giúp cho học sinh phát triễn trí tuệ và đạt được hiệu quả giáo dục cao. VD:Gióa viên dạy tốt,cập nhật và có phương pháp dạy còn học sinh chăm học…thì kết quả sẽ tốt,có sự thống nhất. Giáo viên(với họat động dạy)là chủ thể tác động sư phạm của vai trò chủ đạo,đối tượng của hoạt động dạy là học sinh và quá trình học tập của hoc sinh.Giáo viên trong quá trình dạy hoc se giúp cho học sinh xác định được mục tiêu,yêu cầu,nhiệm vụ học tập,lựa chọn được nội dung và phương pháp học tập,tự kiểm tra,đánh giá quá trình lĩnh hội kinh nghiệm.Hoạt động dạy của giáo viên là 1 hoạt động có tính toàn diện,tinh tế đòi hỏi ở người giáo viên những phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp nhất định. Trong quá trình dạy học thì hoạt động của học sinh được xem là hoạt động trung tâm.Quá trình hoạt động đó người học có thể ý thức được ngà càng đầy đủ,chính xác hơn,sâu sắc hơn các mục đích,nhiệm vụ học tập,từ chưa biết đến biết và ngày càng sâu sắc hơn,đầy đủ và hoàn thiện hơn,từ việc nắm vững tri thức đến việc hoàn thiện những kỉ năng,kỉ xảo và ngày càng ở mức độ cao hơn,từ việc vận duịng những điều đã học vào các tình huống quên thục đến việc vận dung vào các tình huống mới.Trên cơ sở đó ngày càng hoàn thiện các chức năng và phẩm chức hoạt động trí tuệ,hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chức đạo đức. Học sinh(với hoạt động học)vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học tập.Học sinh tiếp thu những tác động của thầy 1 cách có ý thức để rồi tự thân vận động,biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.Như vậy chất lượng của quá trình dạy học phụ thuộc vào mức độ tích cực,độc lâp,tự giác,sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Hoạt động dạy và học có quan hệ biện chứng quy định sự tồn tại của nhau,kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia. 5.Bản chất của quá trình dạy học? Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh.Vì quá trình học tập của học sinh thực chất là quá trình lĩnh hội.Học sinh sẽ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội mà loài người tích lũy qua nhiều thế kỉ.Thông qua quá trình nhận thức của loài người và quá trình nhận thức của học sinh.Cả 2 quá trình này giống nhau ở điểm:chúng cùng nhận thức thế giới khách quan,tuân theo quy luật nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”,từ tư duy trưừ tượng đến thực tiễn. Khac nhau:-Quá trình nhận thức của loài người: 3 +Hoàn thiện độc lập,tự mày mò,con đường diễn ra quanh co,phức tạp,mò mẫm …vùa thử, vừa sai. +Kết quả nhận thức: phát hiện ra cái mới cho nhân loại. +Diễn ra 3 khâu:tri giác,tín hiệu,hình thành khái niệm và vận dụng cho học sinh. -Quá trình nhận thức của học sinh: +Diễn ra trong điều kiện sư phạm,có sự gia công về mặt sư phạm và nhận thức của người học sinh diễn ra theo con đuuuường thẳng. +Phát hiện ra cái mới cho bản thân. +Cũng cố ôn tập và kiểm tra đánh giá(mang tính giáo dục) *Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội,cách nhìn đúng đắn thể hiện mối quan hệ giữa người với người,với tự nhiên. 6.Phương pháp dạy học? Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong sự phối hợp,thống nhất dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện được nhiệm vụ dạy học. Dạy học bao giờ cũng phối hơp nhiều phương pháp,với nhiều thao tác trong đó chủ yếu là 2 phương pháp:Phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp. a.Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời để trình bày,giải thích,thông báo thông tin của bài học.Đây là phương pháp hay dùng khi giảng dạy một chương trình lý thuyết cho nhiều học sinh.Là phương pháp đã được sự dụng lâu đời nhất trong lịch sử dạy học. Thuyết trình là phương pháp không đòi hỏi nhiều về phương tiện kỹ thuật,giáo viên lựa chọn nội dung lí thuyết và thực tế ,phân tích và soạn chúng thành giáo án.Bài giảng được trình bày theo lối thông báo,giải thích,bằng cach quy nạp hay diễn dịch.Học sinh lắng nghe ghi chép,suy nghĩ,ghi nhớ và tái hiện. Phương pháp thuyết trình có những đạc điểm như: +Được dùng để truyền đạt,thông báo,trình bày cho học sinh những tri thức khoa học mới một cách tập trung và nhanh.Những tri thức này được sắp một cách có hệ thống,theo một trình tự lô gíc nhất định ,nhờ đó mà phát triển cho học sinhtrí nhớ và cách ghi nhớ,kỹ năng nghe và hiểu nghĩa của người khác. +Việc truyền đạt tri thức được tiến hành thông qua lời nói sinh động của giáo viên để trần thuật,mô tả,nêu đặc điểm hay giải thích,nhận xét,đánh giá bìmh luận hoặc bàn luận một câu chuyện,một hiện tượng hay một vấn đề nào đó.Các dạng thuyết trình này có thể được dùng phối hợp với nhau. Các phương pháp thuyết trình bao gồm:giảng thuật,giảng bài và giảng diễn. -Giảng thuật là phương pháp giáo viên dùng lời nói để mô tả,tường thuật,kể lại,nêu đặc điểm của sự vật,hiện tượng,trong đó chứa đựng nội dung tri thức. -Giảng giải là phương pháp giáo viên dùng các luận cứ,dẫn chứng,sự kiện,số liệu để giải thích,phân tích,chứng minh,so sánh,phân loại làm sáng tỏ các vấn đề,các quy tắc… -Giảng diễn là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày 1 vấn đề có trừu tượng cao,có hệ thống,trọn vẹn,hoàn chỉnh của nội dung dạy học tương đối phức tạp và khái quát. Muốn sử dụng thuyết trình có kết quả cao cần phải chú ý đến những ưu điểm và hạn chế của nó. *Ưu điểm cơ bản của thuyết trình là có thể giúp cho học sinh nắm tri thức 1 cách có hệ thống,phát triễn được tư duy trừu tượng cho học sinh.Giáo viên có thể chủ động và tiết kiệm về thời gian,giảng được cho nhiều học sinh. *Nhược điểm cơ bản của thuyết trình là khó thu được thông tin ngược,khó kiểm soát được trình độ nhận thức và kết quả lĩnh hộ cuả học sinh,do đó không thể điều chỉnh kịp thời.Nếu thuyết trình chỉ dừng lại ở việc thông báo tri thức thì không phat huy được tính tích cực,tự tìm tòi của học sinh,dể gây ra tâm lý thụ động,đợi sẵn giáo viên cung cấp thông tin. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thuyết trình cần chú ý những vấn đề cơ bản sau: +Nội dung thuyết trình cần được chọn lọc,tránh lan man,tùy tiện,khi trình bà nên giới thiệu trước các vấn đề cần giải quyết,có trộng tâm. +Ngôn ngữ rõ ràng,chính xác,dể hiểu,có sức hấp dẫn,lôi cuốn học sinh. +Nên hướng dẫn trước cho học sinh ghi chép kết hợp với nghe và suy nghĩ. +Kết hợp với các phương pháp khác như sử dụng các phương tiện trực quan,vấn đáp và thực hành,vận dụng lý thuyết để giải các bài tập. b.Phương pháp vấn đáp: 4 Vấn đáp là phương pháp hỏi-đáp trong dạy học(còn gọi là đàm thoại,đối thoại) để có thể giúp cho học sinh lĩnh hội kinh nghiệm.Ở trường PTTH thường có các dạng đàm thoại như: *Vấn đáp mở đầu được sử dụng trước khi bắt đầu học 1 phần(chương,mục,chủ đề mới).Mục đích của đàm thoại này là tìm hiểu hoặc tái hiện lại những biểu tượng,kinh nghiệm mà học sinh đã có về nội dung bài học,làm cho vốn kiến thức đã có trở thành chỗ dựa cho việc lĩnh hội tri thức mới,kích thích hứng thú học tập,phát triễn nhu cầu hoạt động nhận thức. *Vấn đáp thông báo tài liệu mới được tiến hành sau khi học xong1 chương,1chủ đề,dùng để cũng cố và khắc sâu và hoàn thiện,khái quát hóa và tổng kết nội dung đã học,giúp giáo viên kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. *Trong quá trình sử dụng phương pháp vấn đáp để thực hiện các mục đích trên,giáo viên có thể tiến hành vấn đáp gợi mở bằng hệ thống câu hỏi có quan hệ vơí nhau(câu hỏi chính được phân thành các câu hỏi phụ)để gợi mở cho học sinh phát hiện được vấn đề,tự do có thể rút ra được kết luận cần thiết. *Vấn đáp kiểm tra được sử dụng để kiểm tra hiểu biết cả người học,những thông tin thu được từ kiểm tra có thể đánh giá trình độ của học sinh để đưa ra những quyết định nhằm nâng cao chất lượng dạy học. -Phương pháp vấn đáp có thể cũng cố và phát triễn khả năng giao tiếp(nghe,nhận xét,ý kiến của người khác và trình bày ý kiến của mình).Giúp học sinh nhận thấy rõ hơn kết quả học tập,sự tiến bộ của bản thân,do đó tạo điều kiện để hoàn thiện QTDH,tạo điều kiện để tăng cường giao tiếp giữa giáo viên và học sinh,nhờ đó giáo viên nhận thấy rõ những vấn đề cần bổ quyết trong việc dạy của mình và trong việc học của hoc sinh.Giáo viên có thể nhận thấy và có biện pháp để thực hiện phân hóa-cá biệt hóa trong dạy học,kích thích tính tích cực, độc lập tư duy,bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói,hứng thú học tập qua việc trả lời câu hỏi.Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược để điều chỉnh vệc dạy và học.Tạo không khí làm việc sôi nỗi,sinh động trong giờ học. Phương pháp vấn đáp cũng có những hạn chế cần khắc phục như: +Giáo viên khó chủ động về thời gian dể cháy giáo án. +Khó chú ý đến tính vừa sức chung. +Nếu sử dụng không khéo có thể làm cho học sinh lĩnh hội tri thức thiếu tính hệ thống,logic,mức độ khái quát quá thấp,sự liên kết giữa các tri thức không rõ ràng. Để sử dụng phương pháp vấn đáp có hiệu quả cao,trong quá trình dạy học cần chú ý những vấn đề sau: -việc đặc câu hỏi trong đàm thoại có ý nghĩa rất quan trọng,vì vậy cần phải xây dưng hệ thống câu hỏi chính có những câu hỏi phụ để gợi ý khi cần thiết.Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng,dể hiểu,chính xác,phù hợp với trình độ học sinh.Có thể thực hiện các câu hỏi theo những gợi ý sau: +Câu hỏi đề nghị nhớ lại sự kiện,hiện tượng. +Câu hỏi đề nghị tìm nguyên nhân của sự kiện,hiện tượng. +Câu hỏi đề nghị hệ thống hóa,khái quát tri thức. +Câu hỏi đề nghị vận dụng tri thức để giải quyết 1 vấn đề nào đó. -Khi đặt câu hỏi cho toàn lớp,cần chú ý thu hút được sự tập trung của từng học sinh và ngược lại,câu hỏi phải vừa sức,chú ý khai thác những vốn kinh nghiệm và biểu tượng đã có của học sinh,sau khi học sinh trả lời cần phải có sự nhận xét của giáo viên hoặc của học sinh khác. -Có thể phối hợp với các phương pháp dạy học khác như thuyết trình,trực quan,đọc sách…để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của vấn đáp. 7.Bản chất và những đặc điểm của quá trình giáo dục? Bản cất của quá trình giáo dục là qua trình chuyển hóa tự giác,tích cực những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội đã được quy định thành hành vi vf thói quen tương ứng của học sinh,dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục. Quá trình giáo dục đó là quá trình học sinh tiếp thu hệ thống các tri thức về chuẩn mực và thái độ đối với tự nhiên,xã hội và con người.Song bộ mặt nhân cách của 1người không thể thiếu và không chỉ đánh giá bởi nhận thức,hiểu biết của họ về các chuẩn mực.Vì vậy,quá trình giáo dục phải chuyển cho được các yêu cầu của xã hội thành nhu cầu của bản thân,người được giáo dục có mong muốn,có nguyện vọng và có khả năng thể hiện bằng hành vi những chuẩn mực do xã hội quy định. 5 QTGD trong nhà trường về bản chất là quá trình tác động liên tục,có mục đích,có nội dung và phương pháp xác định nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất,năng lực,những nét tính cách và hành vi,thói quen tốt. Sự kết hợp vai trò chủ đạo của học sinh và vai trò năng đọng,chủ thể của học sinh trong QTGD đã tạo nên tình huống thống nhất biện chứng của hoạt động giáo dục.Sự thống nhất này thực chất cũng là quá trình hoạt động và giao lưu của các thành viên trong QTGD,sự tự giáo dục,tự hoàn thiện của học sinh giữ vai trò rất quan trọng. Sự thống nhất biện chứng giữa tác động sư phạm của nhà giáo dục và sự hoạt động tự giác,tích cực,chủ động của học sinh nhằm hình thành,phát triễn và hoàn thiện nhân cách của họ trên cơ sở biến các yề cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu chủ quan của đối tượng giáo dục,phản ánh bản chất của QTGD.Trong QTGD,sự hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với các hoạt động xã hội,tổ chức cuộc sống hợp lý cho học sinh trong các môi trường,nhà trường và gia đình,trong cộng đồng và trong xã hội nói chung với các quan hệ giao lưu,hội nhập,đa dạng và phức hợp. QTGD có 4 đặc điểm sau: a.QTGD diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp. Trong QTGD,học sinh,đối tượngcủa giáo dục chịu sư ảnh hưởng,tác động bởi nhiều nhân tố:các ảnh hưởng của nhà trường,của gia đình và của xã hội.Ngay trong bản thân các nhân tố này,cũng có nhiều tác động xảy ra theo những hướng khác nhau.Trong nhà trường,có tác động của thầy cô giáo,của bạn bè,nội quy,chương trình kế hoạch học tập…,Trong gia đình,có tác động của cha mẹ,anh em,của nếp sống,điều kiện kinh tế,truyền thống và nếp sinh hoạt của gia đình…,Trong xã hội có ảnh hưởng của nhóm bạn,các lực lượng xã hội,của các phương tiện thông tin đai chúng,phim ảnh, sách báo,… Tất cả các tác động này đan kết với nhau rất chặt chẽ và cùng tác động lên đối tượng được giáo dục.Những ảnh hưởng này có thể kết hợp với nhau,tạo thành những ảnh hưởng tích cực,thống nhất đối với học sinh,làm cho hiệu quả của QTGD tăng lên;song chúng có thể ngược chiều nhau,tạo ra những ‘lực nhiễu’,gây nhiều khó khăn cho nhà giáo dục,thậm chí có thể ‘vô hiệu hóa’ các tác động mục đích của nhà giáo dục. Chúng ta cần lưu ý rằng:học sinh hoạt động và giao lưu trong môi trường tư nhiên và xã hội rất đa dạng,rất phong phú,trong đó có những ảnh hưởng có tính mục đích,có định hướng nhưng cũng có cả định hướng tự phát,ngẫu nhiên,vừa trực tiếp vừa gián tiếp,có cả tích cực và tiêu cực… Từ đây,vấn đề đặt ra là: -Cần tổ chức và phối hợp thống nhất tất cả các tác động của các tác động của các lượng giáo dục theo hướng tích cực,có hiệu quả của QTGD. - Phát huy vai trò chủ thể của học sinh,cung cấp cho các em vốn sống và vốn kinh nghiệm cần thiết để có thể phân tích và đấu tranh chống các tác động tiêu cực. -Ngăn chặn,hạn chế đến mưc tối đa các ảnh hưởng tiêu cực. bQTGD có tính lâu dài và liên tục . Trong QTGD,kết quả của giáo dục không chỉ được đánh giá ở việc học sinh nắm vững đén mức độ nào hệ thống các yêu cầu của xã hội về các chuẩn mực,mà nó còn đòi hỏi ở học sinh phải biến được các yêu cầu,chẩn mực ấy thành tình cảm,niềm tin của hành vi và thói quen hành vi đúng đắn. Có thể nói giáo dục là 1 quá trình đòi hỏi học sinh phải tiến hành lien tục giữua những quan niệm,tình cảm,niềm tin,hành vi,thói quen mới với những quan niệm ….thói quen cũ,lạc hậu để tiến bộ. Kinh nghiệm cho thấy,những thói quen cũ,lạc hậu thường tồn tại dai dẵng.vì vậy,nếu nhà giáo dục không tác động bền bỉ,liên tục,nếu học sinh không kiên trì và quyết tâm tự rèn luyện thì kết quả sẽ khó đạt được,cái cũ sẽ dễ dàng trở lại. Trong quá trình giáo dục,tính lâu dài gắn với tính liên tục.Nếu trong 1 lúc hay 1 giai đoạn nào đó,các nguyên tắc sống,nguyên tắc gióa dục bị buôn lỏng,người được giáo dục thiếu ý chí,nghị lực thì hiệu quả của QTGD thu được sẽ có thể mất đi,thậm chí có người có thể tiêm nhiễm những thói hư,tật xấu,dẫn đến thoái hóa,biến chất. Trong QTGD có thể có 1 số phẩm chất,1 số học sinh cần được giáo dục lại.Quá trình giáo dục lại có 1 quá trình khó khăn,vừa xóa bỏ cái cũ lại vừa hình thành cái mới phù hợp hơn,phải lựa chọn nhưng phương pháp đặc thù phù hợp cho QTGD lại. Vì vây,trong QTGD cần lưu ý: 6 Nhà giáo dục cần hết sức kiên nhẫn,bền bỉ,không được nôn nóng,phải tác dộng thường xuyên lên đối tượng của mình. Tác động ở mọi lúc mọi nơi bằng những phương thức khác nhau. Phát huy vai trò tự giác tích cực của học sinh,kiên trì và quýêt tâm rèn luyện,đấu tranh không khoan nhường với những thói hư tật xấu. c.QTGD có tính cá biệt hóa cao. QTGD bao giờ cũng gắn với những đối tượng và những tình huống sư phạm cụ thể.Nếu không nắm vững được đặt điểm đối tượng của học sinh, không hiểu hoàn cảnh,điều kiện giáo dục,khó có thể có những tác động hiệu quả. -Mỗi học sinh đều có những đặt điểm tâm -sinh lý riêng,hoàn cảnh và điều kiện riêng,có trình độ nhận thức,vốn sống,vốn kinh ngiệm khác nhau,các em có những niềm tin và thói quen riêng.Vì vậy,trong QTGD,mỗi học sinh có sư phản ánh riêng với những tác động từ bên ngoài:có người thờ ơ,dửng dưng,có người phản ánh mạnh mẽ,quyết liệt;có người tiếp thu sâu sác,có người lại tiếp thu nông cạn,hời hợt,…Do đó,bên cạnh những tác động chung,nhà giáo dục cần có những tác động riêng phù hợp với từng đối tượng trong từng tình huống cụ thể.Tuyệt đối tránh cách giáo dục rập khuôn,máy móc,hình thức,vì cách giáo dục này mang lại hiệu quả ít ỏi,kém bền vững,thậm chí có thể đem lại thất bại. +Trong QTGD,nhà giáo dục đóng vai trò chủ thể tác động,tổ chức và điều khiển các tác động có định hướng đến học sinh.Song học sinh không thụ động,mà trái lại,họ còn tồn tại như một chủ thể tích cực.Vì vậy,học sinh vừa là đối tượng,vừa là chủ thể tự giáo dục.Hoạt động giáo dục của nhà giáo dục chỉ có thể đạt được hiệu quảnếu như hoạt động này kích thích được và thống nhất được với hoạt động tự giáo dục của học sinh,kích thích được ham muốn tư hoàn thiện của các em.Mặt khác,vai trò chủ thể và hoạt động tự giáo dục của học sinh cũng chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự định hướng,hỗ trợ của giáo viên. +QTGD bao giờ cũng diễn ra trong nhưng tình huống,những mâu thuẩn và giải quyết những xung đột cụ thể giữa yêu cầu khách quan và phẩm chất,năng lực chủ quan,giữa lí trí và tình cảm của người được giáo dục.Vì vậy,ngoài việc chú ý đến từng cá nhân,nhà giáo dục cần chú ý đến những tình huống,hoàn cảnh riêng. d.QTGDthống nhất với quá trình dạy học(QTDH). QTGDkhông những giúp học sinh nắm được hệ thống tri thức,kĩ năng,kĩ xảo,phát triển được những năng lực hoạt động trí tuệ mà còn hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học,nhân sinh quan đúng đắn và những phẩm chất nhân cách của người nông dân,người lao động mới.Cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói:Trí dục phải đi đến đức dục và coi đó là cái gốc của nhân cách’’. Mặt khác nhờ QTGD,người xây dựng thế giới quan khoa học,động cơ thái độ học tập đúng đắn và những phẩm chất nhân cách khác.Những kết quả giáo dục này lại tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động học tập,dạy học vận động và phát triển ,cần Vì vậytránh tình trạng tách rời hai quá trình dạy họcgiáo dục. 8.Phương pháp giáo dục? Phương pháp giáo dục là tổ hợp các cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục,được thực hiện trong sự thống nhất với nhau,nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục. Quá trình giáo dục là quá trình lâu dài,biện chứng.Vì vậy phương pháp giáo dục cũng rất đa dạng.Trong đó có 2 phương pháp giáo dục chủ yếu là:Phương pháp khen thưởng và phương pháp trách phạt. 1.Phương pháp khen thưởng: Khen thưởng là phương pháp kích thích sư phạm bằng cách khẳng định và biểu dương thành tích,ưu điểm của học sinh sau khi đã nhận xét,đánh giá những thành tíchvà ư điểm đó.Vì vậy,có tác dụng gây cho học sinh cảm giác vui sướng,phấn khởi,làm cho họ có tâm lý tích cực,tin vào sức mình để nỗ lực hoạt động,cũng cố,và phát huy thành tích đã đạt được . Khen thưởng còn là phương thức biểu hiện sự đánh giá tích cực của tập thể,xã hội đối với hành vi ứng xử của mổi cá nhân hoặc một tập thể học sinh.Vì vậy,phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục: -Khẳng định hành vi đã có là đúng đắn,phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã quy định. -Giúp cho cá nhân và tập thể có thể tự khẳng định những hành vi tốt của mình,cũng cố và phát triển được niềm tin về các chuẩn mực xã hội có liên quan đến những hành vi đã thực hiện. 7 -Kích thích được việc tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực,đồng thời tránh được những hành vci tiêu cực,không phù hợp. Để khen thưởng mang lại hiệu quả cao thì phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: -Khen thưởng phải dựa trên cơ sở hành vi thực tế của người được giáo dục. -Khen thưởng không chỉ đánh giá kết quả hành động mà còn chú ý đến cả động cơ và phương thức để đạt được kết quả đó. -Khen thưởng phải công bằng . -Đảm bảo khen thưởng kịp thời,đúng lúc,đúng chỗ. -Phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và tính cách của học sinh khi được khen thưởng. -Cần tạo cho học sinh tâm thế đúng đắn khi được khen.Việc khen thưởng phải làm cho học sinh đề ra cho mình những yêu cầu ngày càng cao hơn trong học tập,rèn luyện,tránh dẫn đến tình trạng thỏa mãn,kêu ngạo khi được khen. 2.Phương pháp trách phạt. Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình,sự phản đối,sự phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục so với các chuẩn mực xã hội đã đề ra. Trách phạt còn là phương pháp gây cho người có lỗi cmr giác hối hận,khiến họ từ bỏ hành vi,thói quen không phù hợp với yêu cầu chung hoặc có hại cho cơ thể,cho xã hội,giúp cho người được giáo dục biết kết hợp đúng đắn giữa hành vi của mình với yêu cầu chung của tập thể,của xã hội. Trách phạt có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: -Nhắc nhở. -Phê bình. -Cảnh báo. -Đuổi học. Các hình thức này phản ánh những mức độ khác nhau của trách phạt.Vì vậy,khi vận dụng vào những trường hợp cụ thể thì cần phải căn cứ vào: -Từng loại hình vi sai lệch:nghiêm trọng hay không,thường xuyên hay không,vô tình hay cố ý … -Phạm vi và mức độ tác hại do hành vi sai lệch gây ra là nhiều hay ít,rộng hay hẹp… Vì vậy, khi tiến hành cần phải lưu ý mấy vấn đề sau đây: -Trách phạt phải khách quan,công bằng,đúng mức. -Phải làm cho người bi trách phạt thấy rõ sai lầm của mình và tự nguyện chấp nhận hình thức và mức độ trách phạt. -Phải tôn trọng nhân cách của người bị trách phạt. -Có thể hoãn hoặc bãi bỏ trách phạt khi người có lỗi tỏ ra ăn năn,sữa chửa. -Phải tranh thủ sự đồng tình của tập thể. -Không nên trách phạt thường xuyên vì sẽ gây nên sức tâm lý và do đó sẽ không có hiệu quả. -Không nên sử dung các hình phạt quá nặng đối với những lỗi lầm không nghiêm trọng. Việc đuổi học là thể hiện sự bất lực của nhà giáo dục và tập thể học sinh.Không nên lạm dụng hình thức trách phạt này.Trước khi đi đến quyết định đuổi học phải cân nhắc kỷ ảnh hưởng tiêu cực của nó và phản ứng có thể xẩy ra của học sinh.Trách phạt là biện pháp bất đắc dĩ nếu khi đã sử dụng các phương pháp khác mà không có kết quả,nhà giáo dục đã cố gắng hết sức nhung học sinh không sữa chữa được sai lầm.Sau khi trách phạt cần theo dõi kỹ chuyển biến của học sinh bị phạt,khi học sinh đã sữa chữa lỗi lầm thì không nên nhắc lại và quá ấn tượng đối với lỗi lầm trước đây của họ. 9.Các nhiệm vụ dạy học và mối quan hệ? 1.Giúp học sinh lĩnh hội những tri thức khoa học và rèn luyện những kỷ năng,kỷ xảo,tương ứng(nhiệm vụ giáo dưỡng). QTGD nhằm chuẩn bị cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông,cơ bản,hiện đại,phù hợp với thực tiễn và con người Vệt Nam. Trong QTGD,học sinh cần phải nắm bắt được hệ thống tri thức khoa học về tự nhiên,xã hội và con người,đảm bảo tính chất phổ thông,cơ bản(đó là những tri thức tối thiểu cần thiết cho tất cả mọi người để phát triển toàn diện nhân cách dù sau này họ làm nghề gì,học lên hay tham gia vào cuộc sống xã hội),phản ánh những thành tựu mới nhất của các lĩnh vực khoa học-công nghệ,văn hóa.Những tri thức học sinh lĩnh 8 hội liên quan mật thiết với thực tiễn đất nước,có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề do cuọc sống đặt ra. Trên cơ sở những kiến thức đó học sinh dần dần hình thành cho mình hệ thống kỹ năng,kỹ xão,đặt biệt là những kỹ năng,kỹ xão có liên quan đến những tri thức đã học,rèn luyện các kỹ năng lao động trí óc và lao động chân tay.Giúp cho học sinh có đủ điều kiện thuận lợi để bước vào cuộc sống. 2.Phát triển ở học sinh năng lực hoạt động trí tuệ,đặt biệt là phát triển trí thông minh,năng lực tư duy sáng tạo(nhiệm vụ phát triển). Khái niệm trí tuệ được hiểu là tổ hợp về số lượng và chất lượng tri thức đã được tích lũy và các thao tác hoạt động trí tuệ.Như vậy,trí tuệ gồm 2 thành phần cơ bản: -Tri thức có thể sử dụng để hoạt động có hiệu quả. -Năng lực nhận thức(các thao tác trí tuệ và các phẩm chất tư duy) Sự phát triển trí tuệ có đặc trưng là sự tích lũy vốn tri thức và rèn luyện những thao tác trí tuệ(phân tích,tổng hợp,so sánh,phân loại,hệ thống hóa,khái quát hóa,trừu tượng hóa…),hình thành các phẩm chất của hoạt động trí tuệ(định hướng sâu sắc,linh hoạt,mềm dẻo, độc lập,nhất quán,phê phán,dự đoán…)và các năng lực hành động (tự học;vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể…) Trong QTDH,dưới tác động chủ đạo của giáo viên,học sinh tự rèn luyện cho các thao tác trí tuệ ,dần dần hình thành các phẩm chất của hoạt động trí tuệ về cả bề rộng và bề sâu,phát triển các khả năng vốn có và hình thành các năng lực cần thiết khác. Nếu học sinh trong quá trình học tập có sự tham gia tích cực của các hoạt động trí tuệ ,có phương pháp nhận thức khoa học thì đó là cơ sở để thành một người thông minh,sáng tạo.Nhiệm vụ của dạy học là phải đi trướcvà thúc đẩy sự phát triển của học sinh Điều kiện cần thiết của dạy học là phải thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của học sinh và giáo viên phải giúp cho học sinh tự mình xác định được mục đích,động cơ học tập đúng đắn,lựa chọn nội dung dạy học hợp lý,vừa sức,có phương pháp dạy học phù hợp,kích thích được tính tích cực,độc lập,tư giác,sáng tạo của người học. 3.hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học,các phẩm chất đạo đức,khả năng định hướng giá trị(nhiệm vụ giáo dục của dạy học ). Nhiệm vụ này thể hiện mối quan hệ biện chứng của quá trình dạy học và quá trình giáo dục,thông qua dạy chử’’ để dạy người’’. Dạy học không chỉ giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức,rèn luyện kỷ năng,kỷ xảo mà còn giúp hình thành cho học sinh có quan niệm đúng đắn về sự phát sinh,tồn tại và biến đổi của thế giới.Việc nắm vững những tri thức khoa học sẽ là cơ sỡ để học sinh có được cách nhìn nhận đúng đắn về thế giới và từ đó mà hành động tích cực trong cuộc sống,tránh được mê tín dị đoan. QTDH giúp cho học sinh hiểu sâu sắc các chuẩn mực của đời sống xã hội.Tổ chức cho học sinh thể hiện những hiểu biết đó trong cuộc sống chung để hình thành tình cảm,niềm tin,động cơ và hành vi đúng,giúp hoàn thiện nhân cách cho học sinh.Đồng thời với việc xây dựng động cơ,thái độ học tập tích cực là quá trình thực hiện lao động học tập nghiêm túc ,với sự nổ lực ý chí cao để không nghừng nâng cao trình độ,giúp cho học sinh vào đời tốt nhất. Ba nhiệm vụ của dạy học có quan hệ mật thiết với nhau,thúc đẩy,hỗ trợ cho nhau.Vì vậy,không nên chỉ quan tâm đến tri thức mà coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng và không chú ý đến việc hình thành thái độ,hoàn thiện nhân cách cho học sinh.Nhiều khi xuất phát từ việc hình thành thái độ học tập đúng đắn thì mới có thể đạt được hiệu quả dạy học cao. 10.Vai trò của các yếu tố di truyền,môi trường,giáo dục,đối với sự phát triển nhân cách? Giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích,có kế hoạch,có nội dung,phương pháp được thực hiện trong hệ thống nhà trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục là hoạt động có mục đích, có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp. Phương tiện nhằm định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, các nhà góa dục phải xem đó là cái đích cho hoạt động giáo dục của mình. Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo mô hình đã được xác định. Giáo dục có khả năng tác động đén tất cả các mặt và làm phát triển toàn diện nhân cách: thể chất, tâm lý, xã hội…Giáo dục diễn ra trong suốt cả cuộc đời. 9 Giáo dục được thực hiện trong các cơ quan chức năng chuyên biệt do đội ngũ giáo viên - những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và có khả năng tổ chức hoạt động phụ trách. Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các môi trường sư phạm, nhà giáo dục luôn là những tấm gương sáng cho người được giáo dục học tập và noi theo bởi họ là những người hiểu biết, luôn có cách cư xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh , mọi tình huống. Giáo dục còn tác động đến các yếu tố khác như: di truyền, môi trường, hoạt động cá nhân…. * Qua đây ta thấy, giáo dục ó vai trò rất quan trọng không thể thiếu được đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục đóng vai trò chủ đạo nhưng giáo dục không phải là “vạn năng” bởi vì: - giáo dục điều khiển, tổ chức toàn bộ quá trình phát triển nhân cách - giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân mà còn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những chiều hướng đó. - giáo dục có thể mang lại những tiến bộ cho con người mà các nhân tố khác như bẩm sinh - di truyền, môi truờng, hoàn chảnh không thể có được. - giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt cho con người do bệnh tật gây ra. - giáo dục có thể uốn nắn, làm thay đổi những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen hành vi không phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực của xã hội ở con người. Nhờ có quá trình giáo dục lại mà trẻ em phạm pháp có thể sớm hoàn lương. 10 . trình dạy học và giáo dục. 8.Phương pháp giáo dục? Phương pháp giáo dục là tổ hợp các cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục, được thực. thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục. Quá trình giáo dục là quá trình lâu dài,biện chứng.Vì vậy phương pháp giáo dục cũng rất đa dạng.Trong

Ngày đăng: 17/09/2013, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan