de so 3 bai tap hoc ky hinh su 2 (8diem).doc

8 1.5K 15
de so 3 bai tap hoc ky hinh su 2 (8diem).doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

de so 3 bai tap hoc ky hinh su 2 (8diem)

LỜI MỞ ĐẦUĐịnh tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh, chính xác. Tuy nhiên, việc định tội danh chính xác thật không dễ dàng. Trên thực tiễn xung quanh một vụ án có rất nhiều quan điểm về việc xác định tội danh của người phạm tội đặc biệt là đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của người phạm tội không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng. Trường hợp phạm tội của A thông qua tình huống số 5 là một minh chứng rõ nét. Xung quanh hành vi của A, có hai quan điểm như sau: 1. Hành vi của A cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; 2. Hành vi của A cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản. Vậy, ý kiến nào mới là ý kiến đúng. Cùng khẳng định qua bài viết dưới đây.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTrong tình huống đưa ra không đề cập đến vấn đề độ tuổi cũng như năng lực chịu TNHS của K, vì thế có thể mặc nhiên hiểu là K có đầy đủ các điều kiện để trở thành chủ thể thường của tội phạm. Như vậy, với dấu hiệu chủ thể này thì K hoàn toàn có thể trở thành chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay tội chiếm giữ trái phép tài sản được nếu thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu khác của một trong hai loại tội này.1. Về ý kiến thứ nhất: Hành vi của K cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.Để khẳng định hành vi của K có cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không thì cần thiết phải xem xét hành vi của K có thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?- Về khách thể của tội phạm.Mặc dù tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định trong chương các tội phạm xâm phạm sở hữu, nhưng khác với tội cướp tài sản tội, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hay tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không xâm 1 phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Đối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là những tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định, những tài sản này chưa thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu (không bị chủ sở hữu đánh mất, bỏ quên, giao nhầm,…), tuy nhiên tại thời điểm người phạm tội có hành vi công nhiên1 chiếm đoạt, chủ sở hữu tài sản không có khả năng quản lý và bảo vệ tài sản do hoàn cảnh khách quan. Mặc dù biết người khác đang có hành vi chiếm đoạt tài sản của mình nhưng chủ sở hữu lại không có khả năng ngăn cản được hành vi đó.Áp dụng vào tình huống: K đã có hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản của ông A đối với số tiền trị giá 4.500.000 đồng được cất trong chiếc cặp sách màu đen thông qua hành vi chiếm giữ, trạng thái tài sản tại thời điểm K có hành vi chiếm giữ là tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu. Thật vậy, theo các tình tiết trong đề bài thì số tiền bị ông A bỏ quên tại quán nước, sau khi bỏ quên, ông A không còn khả năng chiếm hữu và quản lý tài sản của mình nữa (không thể biết ai mở hoặc lấy cặp của mình), bà H là chủ quán nước cũng phải là người quản lý đối với tài sản này. Như vậy, đối tượng mà hành vi của K tác động không thỏa mãn đối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.Trong tình huống, ngoài số tiền 4.500.000 đồng còn đề cập đến việc K có hành vi chiếm giữ một số giấy tờ trong cặp của ông A. Vấn đề đặt ra là số giấy tờ này có được coi là đối tượng của tội phạm trong do Luật hình sự điều chỉnh hay không? Và liệu có được định giá để xác định mức thiệt hại do hành vi của K gây ra? Các tình tiết trong tình huống không nói đến dấu hiệu cụ thể của loại giấy tờ này, vì vậy không thể khẳng định được bản chất của loại giấy tờ này cũng như việc loại giấy tờ này có thuộc đối tượng được định giá hay không. Từ đó có thể xác định tài sản A chiếm giữ không bao gồm cả loại giấy tờ này. Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp người bị hại còn bị mất các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản 1 Hành vi công nhiên chiếm đoạt là việc thực hiện việc chiếm đoạt không hề có bất cứ hành vi che dấu việc chiếm đoạt.2 như: giấy chứng nhận đăng xe máy, xe ô tô, giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…nhưng các loại giấy tờ này dù có đem bán, đem trao đổi với giá trị lớn nhưng không thể coi nó là tài sản2. Như vậy, đối tượng mà hành vi của A tác động không thỏa mãn đối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.- Về mặt khách quan của tội phạm.+ Xét hành vi khách quan:Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… Ví dụ: lợi dụng A (thợ điện) đang sửa điện ở trên cao, B là chiếm đoạt chiếc xe máy của A ở dưới chân cột điện, mặc dù biết B có hành vi chiếm đoạt tài sản của mình nhưng A lại không thể ngăn cản.Hành vi khách quan này được thực hiện công khai, trắng trợn. Mặc dù tính chất công khai, trắng trợn không phải là hành vi khách quan nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản – chiếm đoạt tài sản một cách lén lút). Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt, người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.Đối chiếu với hành vi khách quan của K, theo tình huống, khi phát hiện ra chiếc cặp bỏ quên, ông K nói với bà chủ quán là H “Xem trong cặp có cái gì” rồi công khai mở cặp ra xem, sau khi thấy một số giấy tờ cùng một khoản tiền là 4.500.000 đồng, K chia cho bà chủ quán 2.000.000, giấy tờ và số còn tiền còn lại thì K giữ. Như vậy, K đã thực hiện hành vi chiếm giữ tài sản một cách công khai với người xung quanh (có sự chứng kiến của bà H) và bản chất của sự chiếm giữ này không có 2 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm – tập 2.3 tính chất chiếm đoạt - A chiếm giữ số tiền thông qua hành vi nhặt được tài sản (người khác để quên). Như vậy, mặc dù hành vi khách quan của K được thực hiện một cách công khai với người xung quanh tuy nhiên không thể coi là công khai với chủ sở hữu được vì tại thời điểm K thực hiện hành vi chiếm giữ, A không hề biết và chứng kiến chính vì vậy, hành vi này không có tính chất công khai giống như hành vi của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, việc K có được tài sản không hề sử dụng bất cứ một thủ đoạn nào, mà việc có được tài sản là ngẫu nhiên trong khi đó hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ có thể thực hiện được dựa trên thủ đoạn hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác. + Xét hậu quả của hành vi: Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 BLHS, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa bị xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.Hành vi của K đã gây ra thiệt hại về tài sản cho A mà cụ thể là số tiền 4.500.000 đồng, thỏa mãn dấu hiệu hậu quả trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên). Tuy nhiên, số tiền này K có được không phải thông qua hành vi chiếm đoạt.- Xét lỗi của K đối với hành vi: Trong tình huống, K thực hiện hành vi chiếm giữ tài sản của A với lỗi cố ý trực tiếp, ban đầu K mở cặp của A ra vì tò mò nhưng sau khi phát hiện ra số tiền trong cặp của A, K đã nảy sinh ý định chiếm đoạt, mặc dù hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là sai trái nhưng K vẫn cố tình thực hiện đến cùng và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Tóm lại hành vi của K không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay nói cách khác: ý kiến “hành vi của K cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản” là sai.4 2. Về ý kiến: “Hành vi của K cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản”.Hành vi của K thỏa mãn dấu hiệu khách thể và hành vi khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản nhưng không thỏa mãn dấu hiệu chủ quan và hậu quả của hành vi chiếm giữ trong tội chiếm giữ trái phép tài sản. Cụ thể:- Xét khách thể của tội phạm: Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, áp dụng vào trong tình huống, K đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của K mà cụ thể là số tiền 4.500.000 đồng, sự xâm phạm được biểu hiện thông qua hành vi khách quan của K: K đã lấy số tiền 4.500.000, sau đó chia cho bà H 2000.000 đồng.Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ. Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản đó bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong tội chiếm giữ trái phép tài sản, thì phải là tài sản hữu hình, có thể nhìn thấy, sờ thấy. Bên cạnh đó, tài sản phải ở trong trạng thái đã thoát ly khỏi sự chiếm sự hữu của chủ sở hữu tài sản vì những lý do khác nhau như tài sản bị bỏ quên, bị đánh rơi hay bị giao nhầm… hoặc là những tài sản chưa được phát hiện như kim khí quý, đã quý, những cổ vật còn nằm trong lòng đất. Trong tình huống, K chỉ có thể thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình nếu có sự tác động lên tài sản của A, tại thời điểm mà K xâm phạm, tài sản đang ở tình trạng thoát ly khỏi sự chiếm hữu của A - chủ sở hữu (A bỏ quên tại quán nước). Như vậy, đối tượng mà hành vi của A tác động thoả mãn đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản.- Xét mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết tài sản đang có không phải là tài sản của mình và biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan công an có trách nhiệm nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó vì mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.5 Thái độ của người phạm tội là thái độ cố tình (cương quyết, dứt khoát) không chịu giao nộp hoặc không chịu trả tài sản mặc dù đã được chủ tài sản hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật.Như đã phân tích ở trên, K thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Trong tình huống có tình tiết “Chủ của chiếc cặp sách là ông A sau đó có đến hỏi bà H xem có giữ lại chiếc cặp của ông không, nếu có thì cho ông xin lại và hứa sẽ hậu tạ. Bà H nói rằng hàng quán khách vào nhiều nên không biết gì về chiếc cặp sách”, có quan điểm cho rằng tình tiết này đã chứng minh một điều rằng bà H có thái độ cố tình không trả lại tài sản đồng nghĩa với việc K cũng có thái độ cố tình không trả lại tài sản của A vì K và bà H thống nhất ý chí với nhau trong trường hợp này mặc dù K không biết việc ông A đến xin lại tài sản. Tuy nhiên, nhận định này không đúng bởi lẽ như đã phân tích ở trên, thái độ cố tình không trả lại tài sản là từ phía bà H, các tình tiết trong tình huống không hề đề cập đến việc bà H thông báo với K là chủ sở hữu tài sản (ông A) yêu cầu bà H cho nhận lại tài sản, hơn nữa K cũng không nhận được yêu cầu trực tiếp của ông A về việc đòi lại tài sản vì thế không thể khẳng định K có thái độ cố tình không trả lại tài sản cho ông A. Bên cạnh đó, K cũng không có thái độ cố tình không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình “bắt được” vì việc cố tình không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm chỉ xét đến trong trường hợp cơ quan này có yêu cầu nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.Như vậy, thái độ của A không phải là thái độ cố tình không trả lại tài sản trong mặt chủ quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản.- Xét mặt khách quan của tội phạm:Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản: Người phạm tội có được tài sản là do bị giao nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được tài sản:+ Trong trường hợp giao nhầm, người phạm tội hoàn toàn không có thủ đoạn nào để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản cho mình.+ Trong trường hợp tìm được tài sản: tài sản mà người phạm tội tìm được là việc tìm kiếm trái phép.6 + Trong trường hợp bắt được tài sản, người phạm tội có được tài sản một cách ngẫu nhiên của người bị bỏ rơi, bỏ quên, tuy nhiên đã có hành vi cố tình không trả lại tài sản khi đã có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm mà tự ý chiếm giữ tài sản. Trong tình huống, K có chiếm giữ tài sản thông qua hành vi “bắt được” tài sản của ông A, tuy nhiên hành vi bắt được tài sản của K không đi kèm với hành vi không trả lại tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm khi có yêu cầu. Vì vậy, hành vi của K không được coi là hành vi bắt được trong mặt khách quan của tội chiếm hữu trái phép tài sản.Hậu quả của tội chiếm giữ trái phép tài sản phải là sự thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu (bị giao nhầm, bị mất, bị rơi không thu hồi được). Mức thiệt hại làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLHS được xác định là:+ Tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.+ Cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá (không cần xét đến giá trị).Hậu quả do hành vi của K gây ra không thỏa mãn dấu hiệu hậu quả trong hành vi phạm tội của tội chiếm giữ trái phép tài sản vì tài sản mà K bắt được chỉ đơn thuần là “chiếc cặp trong đó có số tiền 4.500.000 đồng” (không phải cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá), số tiền mà K chiếm giữ không đủ để cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản đối với K.Còn về một số giấy tờ mà K giữ, như đã phân tích ở trên, những loại giấy tờ không được xét để định giá trong luật hình sự.Từ các căn cứ trên có thể khẳng định K không phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản hay nói cách khác ý kiến “Hành vi của K cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản” là sai.Mở rộng: Xung quanh hành vi của K, có nhiều ý kiến cho rằng K phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS. Tuy nhiên, ý kiến này đưa ra không đúng theo quy định của pháp luật bởi lẽ, dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm 7 đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt đó là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ. Trong tình huống, K thực hiện hành vi chiếm đoạt hoàn toàn công khai (có sự chứng kiến của bà H), không hề thể hiện thái độ lén lút như dấu hiệu trong tội trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó, tài sản mà K chiếm đoạt tại thời điểm bị chiếm đoạt đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu (bị bỏ quên), bản thân K cũng không biết chủ sở hữu của tài sản là ai. Như vậy, không thể nhận định K phạm tội trộm cắp tài sản được.Hành vi của K không đủ yếu tố để cấu thành bất kỳ tội danh nào, chính vì vậy không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với K trong trường hợp này. Ông A muốn lấy lại tài sản thì phải thuyết phục K trả lại tài sản cho mình. Giả sử K thực hiện hành vi chiếm giữ chỉ không thỏa mãn dấu hiệu hậu quả của tội chiếm giữ trái phép tài sản (giá trị tài sản chiếm giữ khôn đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự) thì K sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ – CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội với mức phạt là từ 2000.000 đồng đến 5000.000 đồng.KẾT LUẬNQua tình huống trên, có thể thấy được sự phức tạp khi xác định tội danh xung quanh một vụ việc, nguyên nhân là do hành vi thực hiện không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng.Chính vì vậy, trên thực tế đối với những vụ án thuộc những trường hợp này, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có trình độ lý luận cơ bản và vững chắc, trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tố của vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan một cách chính xác thì mới định tội danh đúng. 8 . phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/ 20 10/NĐ – CP ngày 12 tháng 7 năm 20 10 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong. quy định tại khoản 1 Điều 137 BLHS, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2. 000.000 đồng trở lên hoặc nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2. 000.000 đồng thì phải kèm

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan