Giáo trình ô tô - P3

7 790 14
Giáo trình ô tô - P3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo Giáo trình ô tô 1 ( lý thuyết ô tô ) khoa cơ khí động lực bộ môn khung gầm. Giáo trình bao gồm các vấn đề về khảo sát động học chuyển động thẳng, quay vòng và phanh ô tô, khảo s

HƯ HỎNG, KIỂM TRA, SỬA CHỮA,LẮP GHÉP, ĐIỀU CHỈNH CẦU CHỦ ĐỘNG4.4.1 Hư hỏng thông thường1. Chảy dầu ra vỏ cầu và bánh xe:* Nguyên nhân:− Thừa dầu hoặc dầu không đúng loại.− Phớt chắn dầu bị mòn rách.− Mặt bích cầu dơ, lỏng hoặc mòn xước. − Vỏ cầu bị nứt.− Các cổ trục lắp mòn, làm các phớt dầu bao không kín.− Các bu lông hỏng ren bắt không chặt.* Tác hại: Thiếu dầu bôi trơn, gây tiếng ồn và các chi tiết bị mòn nhanh. Đặc biệt dầu chảy ra tang trống bánh xe làm phanh không ăn gây mất an toàn.2. Khi xe chạy cầu có tiếng kêu* Nguyên nhân:− Thiếu dầu bôi trơn hoặc sai chủng loại.− Khe hở giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa quá lớn.− Mòn, sứt mẻ các răng bánh răng vành hậu, bánh răng quả dứa và bánh răng bán trục.− Mòn các vòng bi. Các đệm mòn.* Tác hại: gây tiếng kêu và sinh va đập làm mòn nhanh các chi tiết.3. Cầu bị nóng quá mức khi làm việc* Nguyên nhân:− Thiếu dầu bôi trơn.− Điều chỉnh các vòng bi côn quá chặt ( độ dơ dọc quá nhỏ hoặc không có).− Lỗ thông hơi tắc. − Khe hở ắn khớp giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa quá nhỏ.* Tác hại: Nhiệt độ cao gây phá huỷ dầu bôi trơn làm chi tiết mài mòn nhanh.4.4.2 Lắp ghép, kiểm tra, điều chỉnh1. Lắp ghép:Lắp ghép cầu chủ động trên ô thường lắp theo cụm:− Cụm bánh răng quả dứa.− Cụm bánh răng vành chậu và hộp vi sai.− Cụm bánh răng trụ và vi sai ( đối với bộ truyền lực kép)Chú ý: Khi lắp bánh răng vành chậu với hộp vi sai thực hiện các bước sau:+ Làm sạch các bề mặt lắp ghép và các lỗ ren+ Đun nóng vành chậu trong nước sôi+ Vớt vành chậu ra để hơi nước bốc hơi hết, lắp nhanh vành chậu lên hộp vi sai. + Gá tạm 5 miếng tôn hãm và 10 bulông lên hộp vi sai+ Khi bánh răng vành chậu nguội hẳn mới xiết chặt theo đối xứng Lực xiết đối với xe Toyota Hiace: 985 KG.cm ( 97 Nm ).2. Kiểm tra, điều chỉnh a. Kiểm tra, điều chỉnh độ dơ dọc của cụm bánh răng quả dứa ( độ bó )* Kiểm tra:− Xiết đai ốc hãm đầu trục đúng lực quy định.− Kiểm tra độ bó: Dùng lực kế móc vào lỗ của mặt bích khớp các đăng rồi kéo lực kế để quay trục. Lực kéo phải đúng quy định với từng loại xe.Ví dụ:Xe Toyota Hiace, Nissan Bcurbid/90 là 1,2 ÷ 2,0 KG ( 12 ÷ 20 N)Xe Din 130 là 2,0 ÷ 3,0 KG Xe Maz 500 là 1,3 ÷ 2,6 KG Cũng có thể kiểm tra độ bó bằng Clê lực từ đó biết độ dơ dọc ( hình 4.41). Khi bắt đầu xoay trục quả dứa trị số mômen phải nằm trong quy định. Ví dụ: Xe Toyota Hiace, Nissan Bcurbid/90 là 6 ÷ 10 KG.cmXe Din 130 là 10 ÷ 12 KG.cmHình 4.41 Kiểm tra độ bó bằng clê lựcXe Toyota Hiace, Nissan Bcurbid/90 là 0,03 ÷ 0,08 mm Xe Din 130 là 0,05 ÷ 0,10 mm* Điều chỉnh: ( hình 4.42 ) − Nếu độ dơ trục bánh răng quả dứa nhỏ quá, lực quay lớn hơn quy định thì phải tháo ra thêm căn đệm vào giữa hai vòng bi côn.− Nếu độ dơ lớn hơn quy định thì bớt căn đệm giữa hai vòng bi này.b. Kiểm tra, điều chỉnh độ dơ của bánh răng vành chậu.* Kiểm tra:− Tỳ vuông góc đuôi đồng hồ so vào lưng của bánh răng vành chậu.− Dùng tay đòn bẩy bẩy bánh răng vành chậu. Chỉ số trên đồng hồ cho trị số độ dơ dọc của bánh răng vành chậu. Yêu cầu độ dơ này phải nằm trong phạm vi cho phép. Ví dụ: Xe Toyota Hiace, Nissan Bcurbid/90 là 0,05 ÷ 0,08 mm Xe Din 130 là 0,06 ÷ 0,10 mm* Điều chỉnh: (hình 4.44)Nếu trị số không đúng cần điều chỉnh lại tuỳ theo kết cấu của từng loại xe.− Loại điều chỉnh bằng căn đệm: thêm căn đệm khi khe hở nhỏ và bớt căn đệm khi khe hở lớn.− Loại có đai ốc điều chỉnh: nếu độ dơ lớn thì vặn đai ốc điều chỉnh vào, nếu khe hở nhỏ thì nới đai ốc ra.Hình 4.42 Vị trí và hướng điều chỉnh bánh răng quả dứa và bánh răn vành chậu. c. Kiểm tra, điều chỉnh vết ăn khớp (vết tiếp xúc) giữa các răng của bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu.* Kiểm tra:−Lau sạch bề mặt làm việc của răng hai bánh răng quả dứa và vành chậu ( cả hai chiều)−Bôi bột màu lên bề mặt răng (cả hai phía) của bánh răng quả dứa một lớp mỏng và quay bánh răng quả dứa vài vòng ( cả hai chiều), quan sát lớp bột màu bám lên trên răng vành chậu.Hình 4.42 Vết tiếp xúc (ăn khớp) tốt Hình 4.43 Vết ăn khớp không đúng và phương pháp điều chỉnhVết ăn khớp đúng là chiếm 2/3 chiều dài của răng và cách đều 2 đầu răng từ 2 ÷ 4 cm. và khoảng giữa chân răng và đỉnh răng ( hình 4.42 ). * Điều chỉnh: Trường hợp vết ăn khớp không đúng thì càn phải điều chỉnh lại vị trí ăn khớp của các bánh răng. có 4 trường hợp sảy ra như sau:(hình 4.43)* Chú ý:− Mũi tên A là nguyên công chính, mũi tên B là nguyên công phụ có thể sảy ra và có thể không cần ( nếu khi dịch chuyển theo A mà khe hở đảm bảo) − Khi điều chỉnh khe hở ăn khớp cần kiểm tra lại khe hở ăn khớp bằng phương pháp ép dây chì hoặc bằng đồng hồ so. ( xem phần kiểm tra truyền lực chính). Khe hở cho phép tuỳ thuộc vào từng loại xe, ví dụ:Xe Toyota Hiace và Nissan Bcurbid/90 là: 0,13 ÷ 0,18 mmXe Din 130 là: 0,15 ÷ 0,20 mm− Dịch chuyển bánh răng vành chậu sang trái hay phải phụ thuộc vào kết cấu điều chỉnh bi. + Đối với loại điều chỉnh bằng căn đệm muốn dịch bánh răng vành chậu sang trái thì bớt căn đệm vòng bi bên trái và chuyển căn đệm đó sang bên phải và muốn dịch sang phải ta làm ngược lại.+ Đối với loại điều chỉnh bằng đai ốc muốn dịch bánh răng vành chậu sang trái thì nới đai ốc bên trái bao nhiêu vòng thì vặn đai ốc bên phải vào bấy nhiêu vòng (đẩy cụm vi sai sang trái nhưng vẫn giữ được khe hở dọc trục đã điều chỉnh trước đó).− Đối với cầu kép ngoài việc điều chỉnh bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa còn cần điều chỉnh chiều dài ăn khớp của cặp bánh răng trụ răng thẳng. 4.4.3 Bảo dưỡng cầu chủ động Để bôi trơn cầu chủ động dùng dầu cầu SAE 90, dầu Hypoit đối với cầu có truyền lực chính Hypoit .Sauk hi xe chạy được 3000 km, kiểm tra mức dầu vỏ hộp cầu chủ động. Mức dầu phải ngang lỗ đổ dầu.Thay dầu vỏ hộp cầu chủ động theo bảng tra dầu mỡ định kỳ. Thời gian làm việc lâu dài của truyền lực chính và các đỡ phụ thuộc nhiều vào chất lượng và độ sạch của dầu. Không cho phép dùng các loại dầu khác.Trước khi đổ dầu mới phải dùng dầu loãng hoặc dầu hoả rửa sạch sơ bộ bằng cách xả dầu cũ, đổ vào vỏ hộp 2 đến 3 lít dầu loãng hoặc dầu hoả, kích cầu chủ động lên giá đỡ, khởi động động cơ và gài số trực tiếp, cho làm việc từ 1 đến 2 phút sau đó xả hết dầu rửa, vặn chặt nút xả dầu và đổ dầu mới đến mức quy định. . Các cổ trục lắp mòn, làm các phớt dầu bao không kín.− Các bu lông hỏng ren bắt không chặt.* Tác hại: Thiếu dầu bôi trơn, gây tiếng ồn và các chi tiết bị mòn. việc* Nguyên nhân:− Thiếu dầu bôi trơn.− Điều chỉnh các vòng bi côn quá chặt ( độ dơ dọc quá nhỏ hoặc không có).− Lỗ thông hơi tắc. − Khe hở ắn khớp giữa

Ngày đăng: 24/10/2012, 15:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan