Bai giang QLCN daihoc 2008

57 304 0
Bai giang QLCN daihoc 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quản trị công nghệ và chất lượng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ GV: TS ĐẶNG VŨ TÙNG Tài liệu tham khảo chính: Giáo trình “Quản lý Công nghệ” trường ĐH KTQD, chủ biên Nguyễn Đăng Dậu & Nguyễn Xuân Tài, NXB Thống kê 2003. Trang 1/57 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đối tượng của môn học Công nghệ và quản lý công nghệ giữ một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của một Quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Sự thay đổi công nghệ và phương pháp quản lý công nghệ sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cũng như các hoạt động khác. Môn học Quản lý công nghệ đề cấp đến “Các cơ sở để quản lý một cách hiệu quả sự phát triển công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Mục tiêu của môn học là cung cấp các kiến thức tổng quát về công nghệ và quản lý công nghệ, để người học có thể tự xây dựng cho mình một phương pháp luận, trên cơ sở đó kết hợp với kiến thức của các môn khoa học khác nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cũng như các hoạt động khác trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Nội dung môn học: Gồm 7 chương Chương 1: Cơ sở quản lý công nghệ Chương 2: Môi trường công nghệ Chương 3: Năng lực công nghệ Chương 4: Đánh giá công nghệ Chương 5: Lựa chọn công nghệ Chương 6: Chuyển giao công nghệ Chương 7: Quản lý nhà nước về công nghệ Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 2/57 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CỦA QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ Sau khi học xong chương này, sinh viên cần hiểu được các nội dung sau: - Hiểu được các quan điểm về công nghệ và ý nghĩa của chúng. - Hiểu được thành phần của một công nghệ và mối quan hệ giữa các thành phần đồng thời liên hệ được chúng với thực tế. - Hiểu được chu trình sống của một công nghệ, sản phẩm và ý nghĩa của chúng. - Hiểu được tại sao phải phát triển công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở các nước đang phát triển. - Hiểu được thế nào là quản lý công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghệ trong quản lý công nghệ 1.1. Khái quát về công nghệ 1.1.1. Công nghệ là gì? Quan niệm cũ về công nghệ: Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo làm thay đổi tính chất, hình dạng, trạng thái, của nguyên vật liệu và bán thành phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ: Công nghệ chế tạo máy điện, công nghệ sản xuất linh kiện điện tử,…vv. Như vây theo quản điểm cũ, công nghệ chỉ liên quan tới sản xuất vật chất mà chúng ta có thể nhìn thấy được và cảm nhận được. Định nghĩa của ESCAP (Uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Công nghệ du lịch, công nghệ giáo dục…vv. Như vậy, công nghệ dùng chỉ mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội có sử dụng kiến thức khoa học nhờ đó mà công việc có hiệu quả hơn. Các khía cạnh trong quan điểm về công nghệ: - Công nghệ là “Máy biến đổi”: Đề cập tới khả năng làm ra sản phẩm đáp ứng và thoả mãn được yêu cầu về kinh tế, đây là khác biệt giữa khoa học và công nghệ: Công nghệ không tồn tại mãi mãi vì một công nghệ muốn xuất hiện thì phải hiệu quả hơn công nghệ cũ, còn khoa học là những phát minh, khám phá mang tính bền vững. Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 3/57 Khía cạnh này đã nhấn mạnh không chỉ tầm quan trọng của công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn nhấn mạnh sự phù hợp của mục đích kinh tế trong việc áp dụng công nghệ. - Công nghệ là “Một công cụ”: Đề cập tới công nghệ là sản phẩm của con người vì thế mà con người có thể làm chủ được nó. - Công nghệ là “Kiến thức”: Đề cập tới công nghệ không nhất thiết phải nhìn thấy được và nhấn mạnh rằng các công nghệ giống nhau thì chưa chắc đã cho kết quả như nhau. Vì thế muốn sử dụng công nghệ có hiệu quả thì nhất thiết con người phải được đào tạo về kỹ năng, kiến thức và được cập nhật thông tin thường xuyên liên tục. - Công nghệ là “Hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”: Đề cập tới công nghệ dù là kiến thức những vẫn được mua, bán. Đó là công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo ra nó, nó bao gồm 4 thành phần: Kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức. * Nhận xét các quan điểm về công nghệ: Định nghĩa của ESCAP được nhiều người thừa nhận nhất vì nó đề cập tới hai bản chất của công nghệ, đó là: Đề cập đến công nghệ là đề cập tới việc áp dụng kiến thức khoa học và đề cập đến khoa học là đề cập tới tính hiệu quả. Ưu điểm: Định nghĩa của ESCAP tạo điều kiện cho rất nhiều hoạt động trở thành công nghệ như: Công nghệ thông tin, công nghệ văn phòng, công nghệ ngân hàng, công nghệ tiệc cưới, vv. Nhược điểm: Lạm dụng thuật ngữ công nghệ và làm tăng thêm tính bất bình đẳng giữa lý luận và thực hành. Trên thực tế, tuỳ theo mục đích mà chúng ta sử dụng các quan điểm về công nghệ khác nhau. Như trong lý thuyết tổ chức, người ta coi “Công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng trong sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ” hay trong Luật khoa học và công nghệ Việt Nam, quan niệm: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. 1.1.2. Phân loại công nghệ Chúng ta có thể phân loại công nghệ theo hình thái kinh tế xã hội và theo phạm vi quản lý công nghệ: * Phân loại theo hình thái kinh tế xã hôi: - Theo tính chất công nghệ: Công nghệ sản xuất, dịch vụ, thông tin và công nghệ giáo dục – đào tạo. Theo Iso 8004.2 thì công nghệ dịch vụ có 4 loại: + Công nghệ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn. Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 4/57 + Công nghệ du lịch, giao thông vận tải. + Công nghệ cung cấp thông tin, tư liệu. + Công nghệ huấn luyện và đào tạo. - Theo ngành nghề kinh tế: Công nghệ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, quốc phòng, tiêu dùng,…vv. - Theo sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm lại có một loại tương ứng như công nghệ sản xuất thép, ô tô, ximăng, cà phê, chè,…vv. - Theo đặc tính công nghệ: Công nghệ đơn chiếc, hàng loạt và liên tục. * Phân loại theo phạm vi quản lý công nghệ: - Theo trình độ công nghê: Công nghệ truyền thống, tiên tiến và trung gian. - Theo mục tiêu phát triển công nghệ: Công nghệ phát triển, công nghệ thúc đẩy và công nghệ dẫn dắt. + Công nghệ phát triển là công nghệ đảm bảo cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho xã hội như ăn,ở, mặc, đi lại, học hành và chữa bệnh. + Công nghệ thúc đẩy là công nghệ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế trong Quốc gia như dầu khí, lúa gạo, chè, càphê, cao su,…vv. + Công nghệ dẫn dắt là công nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như công nghệ phần mềm, công nghệ tự động hoá, vv, Việt Nam chưa có công nghệ dẫn dắt. - Theo góc độ môi trường: Công nghệ sạch và công nghệ ô nhiễm. - Theo đặc thù công nghệ: Công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm. Công nghệ phần cứng là công nghệ mà phần kỹ thuật là chủ yếu như công nghệ sản xuất điện năng, công nghệ phần mềm là công nghệ mà phần mà phần kỹ thuật là thứ yếu như công nghệ du lịch, giáo dục, …v.v. - Theo đầu ra của công nghệ: Công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình. Công nghệ sản phẩm là công nghệ bao gồm quá trình thiết kế, chế tạo và dịch vụ bán hàng, còn công nghệ quá trình chỉ gồm quá trình chế tạo sản phẩm. 1.2. Các bộ phận cấu thành một công nghệ Theo quan điểm cũ: Công nghệ bao gồm hai thành phần đó là máy móc và con người vận hành máy móc đó. Theo Atlat về công nghệ của Liên Hợp Quốc: Bất kỳ công nghệ nào cũng bao gồm 4 thành phần: Phần kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức. Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 5/57 - Phần kỹ thuật (Technoware, ký hiệu là T): Công nghệ hàm chứa trong các vật thể như máy móc, thiết bị, phương tiện và cấu trúc hạ tầng. Trong công nghệ sản xuất các vật thể này làm thành một dây truyền để thực hiện một quá trình biến đổi, ứng với một qui trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. - Phần con người (Humanware, ký hiệu là H): Công nghệ hàm chứa trong các kỹ năng của con người, bao gồm: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó được coi là các tố chất của con người trong đó tính sáng tạo được coi là quan trọng nhất. - Phần thông tin (Inforware, ký hiệu là I): Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá sử dụng trong công nghệ, nó bao gồm các các lý thuyết, các phương pháp, các công thức, các thông số và các bí quyết công nghệ. - Phần tổ chức (Orgaware, ký hiệu là O): Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức, những qui định về quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận trong công nghệ. * Mối quan hệ giữa các thành phần công nghệ: Bốn thành phần công nghệ (T, H, I, và O) có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất kỳ thành phần nào. Nếu không hiểu rõ mối tương hỗ này thì có thể dẫn đến lãng phí trong việc đầu tư trang thiết bị do các thành phần công nghệ không đồng bộ khiến trang thiết bị hoạt động không phát huy hết các tính năng của nó. - Phần kỹ thuật (T): Là cốt lõi của công nghệ, nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ nhưng để một dây truyền công nghệ hoạt động được, cần có sự liên kết giữa phần kỹ thuật phần con người và phần thông tin, do có mối quan hệ này nên khi phần kỹ thuật được nâng cấp thì phần con người và phần thông tin cũng phải nâng cấp tương ứng. - Phần con người (H): Đóng vai trò chủ động trong công nghệ, mở rộng các tính năng của công nghệ đồng thời quyết định mức độ hiệu quả của phần kỹ thuật, điều này lại liên quan tới thông tin mà con người được trang bị và thái độ của họ dưới sự điều hành của tổ chức. - Phần thông tin (I): Nó được coi là sức mạnh của một công nghệ và được biểu hiện dưới dạng các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nhờ đó mà các sản phẩm tạo ra có các đặc trưng mà các sản phẩm cùng loại của các công nghệ khác làm ra không thể có được. Tuy nhiên sức mạnh của công nghệ lại phụ thuộc vào con người vì trong quá trình vận hành con người sẽ bổ sung, cập nhật thông tin của công nghệ đáp ứng được sự tiến bộ không ngừng của khoa học. Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 6/57 - Phần tổ chức (O): Nó được coi là động lực của công nghệ đồng thời đóng vai trò điều hoà, phối hợp giữa ba thàh phần công nghệ trên để thực hiện hoạt động biến đổi hiệu quả được biểu hiện trong việc lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhận sự, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt động trong công nghệ. Vậy trong một công nghệ nhất thiết phải tồn tại bốn thành phần công nghệ trên, tuỳ theo công nghệ mà bốn thành phần này có tầm quan trong khác nhau. Mối quan hệ này được thể hiện bằng công thức sau: τ = T βt . H βh . I βi . O βo Trong đó: - τ là hàm lượng chất xám hay hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ. - Là hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ, qui ước này thể hiện một công nghệ nhất thiết phải có bốn thành phần. Qui ước: 0 < T, H, I, O≤ 1: - Các hệ số βt, βh, βi, βo là cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ tương ứng, nó thể hiện tầm quan trọng của mỗi thành phần công nghệ, qui ước: βt +βh + βi + βo = 1. Cường độ đóng góp của một thành phần công nghệ thể hiện tiềm năng của thành phần công nghệ đó trong việc nâng cao hàm lượng chất xám τ. Gía trị đóng góp của công nghệ vào giá trị gia tăng của một cơ sở (Ký hiệu là G VA ), được xác định bằng công thức sau: G VA = τ. VA Trong đó: VA là giá trị gia tăng của cơ sở sản xuất. τ là hàm lượng chất xám hay hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ. - Phần kỹ thuật có thể thay đổi được nhưng ít. - Phần con người có thể thay đổi được nhưng chậm. - Phần thông tin có thể thay đổi dễ dàng để nâng cao hiệu quả của công nghệ. - Phần tổ chức thì luôn luôn phải thay đổi sao cho phù hợp với từng loại công việc cụ thể nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả làm việc của công nghệ. Ví dụ 1: Các thành phần của công nghệ trong qui trình sản xuất máy bơm nước: - Phần kỹ thuật (T): Các máy công cụ gia công, các phần điều khiển, đo luờng, vv. - Phần con người (H): thợ điện, thợ cơ khí, thợ hàn, kỹ sư thiết kế, kỹ sư kiểm tra chất lượng, đốc công, quản đốc…vv. Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 7/57 Tham số kỹ thuật Giai đoạn phôi thai Giai đoạn tăng trưởng Giai đoạn bão hoà Giới hạn vật lý Thời gian - Phần thông tin (I): Thông số vận hành máy, các giới hạn vận hành, các cảnh báo, nguồn năng lượng cung cấp…vv. - Phần tổ chức (O): Ban giám đốc, phòng ban chức năng cùng với các khung thể chế, qui định làm việc liên quan, vv. 1.3. Chu trình sống của công nghệ Để hiểu rõ chu trình sống của công nghệ cần đề cập đến hai đặc trưng của nó, đó là giới hạn tiến bộ công nghệ và chu trình sống của sản phẩm. * Giới hạn của tiến bộ công nghệ - Bất kỳ một công nghệ đều có các tham số hoạt động, nếu biếu hiện các tham số này trên hệ trục toạ độ thì nó là một đường cong hình chữ S . Vì thế, giới hạn của tiến bộ công nghệ là sự nâng cao về tham số hoạt động của công nghệ đó theo qui luật đường cong S. - Đường cong chữ S có thể chia thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn phôi thai là giai đoạn khởi đầu khi mới xuất hiện công nghệ, giai đoạn này công nghệ có nhiều khiếm khuyết. + Giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn công nghệ dần được hoàn thiện nhờ sự đóng góp của các ngành khoa học khác. + Giai đoạn bão hoà là giai đoạn công nghệ đạt đến mức giới hạn của nó như các giới hạn vật lý. Ví dụ: Đối với đèn điện tử chân không thì giới hạn là kích thước ống và công suất sợi đốt. Khi đó chúng có khả năng bị thay thế hay loại bỏ * Chu trình sống của công nghệ và quan hệ với thị trường - Mối quan hệ giữa chu trình sống của công nghệ và thị trường tiêu thụ nó được thể hiện theo 6 giai đoạn sau: Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 8/57 Số lượng người mua Thời gian bán sản phẩm A B C D F E Mối quan hệ giữa chu trình sống của công nghệ và thị trường tiêu thụ nó + Giai đoạn A là giai đoạn bắt đầu triển khai công nghệ và trên thị trường chưa xuất hiện công nghệ này. + Giai đoạn B là giai đoạn trên thị trường đã xuất hiện công nghệ nhưng được tăng trưởng chậm do công nghệ mới chưa hoàn thiện, người sử dụng sợ rủi ro. + Giai đoạn C là giai đoạn số người sử dụng công nghệ tăng nhanh do sự hoàn thiện của công nghệ và đã khẳng định được các tính năng ưu việt của nó. + Giai đoạn D là giai đoạn số người sử dụng công nghệ dần đạt tới đỉnh điểm do công nghệ đã phổ biến trên thị trường. + Giai đoạn E là giai đoạn số người sử dụng công nghệ giảm nhanh do trên thị trường xuất hiện công nghệ mới cùng loại có tính năng ưu việt hơn. + Giai đoạn F là giai đoạn số người sử dụng công nghệ hầu như không còn và chúng bị thay thế bởi công nghệ mới đã hoàn toàn chiếm lĩnh trên thị trường. 1.3. Công nghệ và phát triển kinh tế xã hội 1.3.1 Các ảnh hưởng và tác động của công nghệ * Vai trò của công nghệ - Phần lớn các bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới đều gắn với các sáng chế công nghệ. Tiến bộ công nghệ là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. - Nhờ công nghệ tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm dẫn đến hạ giá thành sản phẩm, tạo ra ưu thế cạnh tranh. - Công nghệ làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tạo thêm tạo ra năng suất cao. * Tác động của công nghệ - Các nhà sáng chế công nghệ tạo ra các ngành nghề mới đồng thời làm mất đi một số ngành nghề cũ. - Sự biến đổi về cơ cấu lao động trong xã hội dưới sự tác động của công nghệ. Chương 1 Cơ sở của quản lý công nghệ Trang 9/57 Tài nguyên Ngưỡng đói nghèo Ngưỡng sinh thái Thấp Cao Rất cao Phát triển công nghệ - Có bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ sự phát triển công nghệ tác động đến tài nguyên quốc gia. Mối quan hệ giữa trình độ công nghệ và tài nguyên được mô tả bằng đường cong hình chữ U. 1.3.2. Mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và hệ thống chính trị, văn hoá, xã hội Định hướng phát triển Mở mang Phát triển Bền vững Hệ thống chính trị, kinh tế ,văn hoá, xã hội Hệ thống Công nghệ Phương tiện tiên tiến Nguồn lực Năng suất Chính sách Tăng trưởng Ổn định Nông nghiệp Công nghiệp Thông tin Dịch vụ Lao động (%) Trình độ công nghệ Nông nghiệp Công nghiệp Phát triển Phát triển cao 100%

Ngày đăng: 15/09/2013, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan