Tác động của con người tới môi trường địa chất hệ đầm phá tam giang cầu hai (thừa thiên huế) impacts of human activities on the geological environment of the tam giang – cau hai coastal lagoon (thua thien hue)

17 118 0
Tác động của con người tới môi trường địa chất hệ đầm phá tam giang   cầu hai (thừa thiên huế)   impacts of human activities on the geological environment of the tam giang – cau hai coastal lagoon (thua thien hue)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Vũ Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh, 2002 Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập IX, Tr.103-120 Nxb Khoa học và Kỹ thuật TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI (THỪA THIÊN - HUẾ) Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh Nguyễn Vũ Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh 1 MỞ ĐẦU Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là một lagun ven bờ nước lợ lớn nhất trong số 12 lagun tiêu biểu ở ven bờ miền Trung Việt Nam trong khoảng 110 - 160 vỹ bắc, với diện tích mặt nước trung bình vào khoảng 216 km 2 và cũng thuộc loại lớn của thế giới [3 - 6] Tài nguyên vùng bờ biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật, tập trung chủ yếu ở các loại hình thủy vực ven bờ trong đó có lagun Thật vậy, hệ đầm phá TG - CH chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng và giầu tiềm năng phát triển, có lịch sử khai thác lâu dài và giữ vị trí quan trọng trong tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Thừa Thiên - Huế, liên quan trực tiếp tới 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc) trong tổng số 8 huyện của tỉnh Hệ đầm phá TG - CH là một thể địa chất hiện đại tương ứng với một kiểu môi trường địa chất đới bờ, nhạy cảm biến động về tài nguyên và môi trường và gây hậu quả kinh tế - xã hội nặng nề như đã từng xảy ra nhiều lần do tác động của các quá trình tự nhiên cũng như tác động của con người dưới nhiều hình thức khác nhau và quy mô khác nhau Trên cơ sở nghiên cứu các đặc trưng môi trường địa chất hệ đầm phá TG - CH, bài viết này nhằm đánh giá tác động của con người tới hệ đầm phá thông qua các hành động phát triển kinh tế - xã hội khu vực và được hoàn thành với sự hỗ trợ của Hội đồng Khoa học tự nhiên năm 2002 2 CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Cơ sở tài liệu chủ yếu xây dựng bài viết này là kết quả nghiên cứu của các đề tài khác nhau do Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng chủ trì thực hiện trong những năm 90 của thế kỷ trước mà tác giả trực tiếp tham gia [5, 13, 14, 16] Bài viết này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận tiếp cận hệ thống động lực môi trường địa chất, trong đó có động lực nhân sinh, và phương pháp phân tích logic tác động của con người tới các yếu tố môi trường địa chất và dẫn suất hậu quả của nó [7, 10] 3 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI 3.1 Cấu trúc môi trường địa chất khu vực 3.1.1 Cấu trúc thẳng đứng Các thành tạo móng cứng của môi trường địa chất khu vực đầm phá TG - CH trong ô tọa độ vào khoảng 16014’ - 16042’ vỹ bắc và 107022’ - 107057’ kinh đông bao gồm các đá filit, 1 quaczit, cuội kết, đá hoa, đá phiến mica, đá phiến sét, đá phiến lục và porfiroid thuộc hệ tầng A Vương (∈ - O1av), lộ ra ở phía nam và tây nam; các thành tạo vụn lục nguyên, phun trào thuộc hệ tầng Long Đại (O - S lđ), lộ ra chủ yếu ở phía tây; đá phiến sét, đá vôi, bột kết và cát kết thuộc hệ tầng Tân Lâm (D 1 - 2 tl), lộ ra ở phía tây và phía nam; đá vôi thuộc hệ tầng Cô Bai (D2-3 cb), lộ hạn chế ở phía tây; các đá granit dạng gnai, granodiorit thuộc phức hệ Đại Lộc (γ 23 đl), lộ ra ở phía tây; gabro - olivin và gabronorit thuộc phức hệ Núi Chúa (ν34nc), lộ ra ở phía tây đầm Cầu Hai; granit biotit và granit hai mica thuộc phức hệ Hải Vân (γ 34 hv), lộ ra ở phía nam đầm Cầu Hai; gabro - diorit, granodiorit và granit thuộc phức hệ Bản Giằng Quế Sơn (δ14 - γ 14 bq), lộ ra ở phía tây; các đá granosienit, sienit và granit, thuộc phức hệ Bản Chiềng (γε 35 bc), lộ ra ở phía tây Phần móng gắn kết yếu gồm các đá sét kết, cát kết và cuội sạn kết thuộc hệ tầng Đồng Hới (N đh) và một phần không đáng kể các trầm tích sông, sông biển tuổi Plioxen sớm Các thành tạo bở rời của môi trường địa chất hệ đầm phá TG - CH gồm các trầm tích sông, sông - biển tuổi Pleixtoxen giữa - muộn (a, am Q II - III), lộ hạn chế ở rìa phía tây đồng bằng; trầm tích sông - biển, biển tuổi Pleixtoxen muộn (am, m Q III); trầm tích biển, sông biển tuổi Holoxen sớm - giữa (m, am Q IV1-2) và trầm tích sông - biển, biển - gió và biển tuổi Holoxene muộn (am, mv, m QIV3) Các thành tạo địa chất gắn kết và bở rời nói trên đã tạo nên hệ đầm phá TG - CH với bốn đơn vị cấu trúc như hình 1 [5] gồm: vực nước, đê cát chắn, cửa và bờ sau Hình 1 Sơ đồ cấu trúc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 2 3.1.2.Cấu trúc ngang Cấu trúc ngang môi trường địa chất khu vực đầm phá TG - CH phân đới dọc theo bờ biển định hướng tây bắc - đông nam, phân biệt thành 3 hệ: hệ môi trường địa chất (MTĐC) biển, hệ MTĐC bờ biển và hệ MTĐC lục địa (hình 2) Hình 2 Sơ đồ môi trường địa chất khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Hệ MTĐC bờ biển gồm hai kiểu: kiểu MTĐC cồn - đụn và bãi biển và kiểu MTĐC lagun ven bờ Kiểu MTĐC cồn - đụn và bãi biển tương ứng với đê cát chắn lagun ven bờ (hình 1) Kiểu MTĐC lagun ven bờ gồm bốn phụ kiểu: phụ kiểu cửa lagun, phụ kiểu bãi bồi lagun, phụ kiểu lòng chảo lagun và phụ kiểu cửa sông châu thổ lagun Phụ kiểu MTĐC cửa lagun đặc trưng bởi động lực dòng chảy, có ảnh hưởng của sóng và thủy triều, bởi sự phát triển delta triều lên ở cửa Tư Hiền (Vinh Hiền) và delta triều xuống ở cửa Thuận An với vật liệu cát trung và thô Phụ kiểu MTĐC bãi bồi lagun gồm hai dạng: bãi bồi cao dạng thềm lagun, đặc trưng bởi chế độ tích tụ định kỳ về mùa mưa với vật liệu chủ yếu là bột và cát nhỏ, 3 bãi bồi thấp dạng bãi triều với chế độ tích tụ trầm tích nhờ hoạt động của thủy triều và biến đổi mực nước trong ngày Phụ kiểu MTĐC lòng chảo lagun có quy mô lớn nhất, chiếm phần lớn không gian MTĐC phá Tam Giang, đầm Sam - An Truyền, Thủy Tú và đầm Cầu Hai Đặc trưng cho phụ kiểu này là quá trình lắng đọng trầm tích hạt mịn độ ướt cao tướng lagun thực thụ và mịn dần theo độ sâu Trầm tích hạt mịn ở đây có độ ướt rất cao, đạt tới 81,8% ở phá Tam Giang, 47,1% ở đầm Sam, 55,5% ở đầm Thủy Tú và 63,9% ở đầm Cầu Hai Phụ kiểu MTĐC cửa sông châu thổ lagun chiếm phần không gian hạn chế ở cửa Ô Lâu, cửa sông Hương và cửa sông Truồi - Đại Giang, đặc trưng bởi ưu thế động lực sông, tích tụ bãi bồi thấp, bãi bồi cao với chủ yếu trầm tích hạt mịn, độ ướt cao va phát triển quá trình lầy hóa với vai trò đáng kể thực vật thủy sinh Lagun ven bờ, một kiểu môi trường lắng đọng trầm tích hiện đại (Evans et al, 1973, Reineck and Singh, 1975[5]), phát triển phân dị thành các phụ kiểu tương ứng với các phụ kiểu MTĐC (bảng 1) Bảng 1 Phân chia môi trường trầm tích hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Phân vùng Phân kiểu môi trường trầm tích Cửa sông Ô Lâu Cửa sông Hương Cửa sông Truồi - Đại Giang Phụ kiểu châu thổ lagun Lắng đọng trầm tích chủ yếu hạt nhỏ, giàu vật chất hữu cơ, độ ướt cao (>60%), môi trường trầm tích khử yếu Phụ kiểu cửa lagun Lắng đọng trầm tích hạt thô lẫn mảnh vụn vỏ sinh vật độ ướt thấp, môi trường trầm tích oxy hóa, phát triển delta triều lên ở cửa Tư Hiền, delta triều xuống ở cửa Thuận An Cửa Tư Hiền Cửa Thuận An Hệ thống bãi bồi ven Phụ kiểu bãi bồi lagun bờ Phá Tam Giang Đầm Thủy Tú Đặc trưng Phụ kiểu lòng chảo lagun Đầm Cầu Hai Nguồn: Nguyễn Hữu Cử, 1996 [5], có bổ sung 4 Lắng đọng trầm tích hạt vừa (cát nhỏ, bột), độ ướt thấp, tạo thành bãi bồi cao dạng thềm ngập lũ về mùa mưa, bãi bồi thấp dạng bãi triều, môi trường trầm tích khử trung bình Lắng đọng trầm tích hạt nhỏ, độ ướt cao (>60%), phân dị cơ học mịn dần theo độ sâu, môi trường trầm tích khử trung bình Hệ MTĐC lục địa gồm hai kiểu: kiểu MTĐC đồng bằng ven biển và kiểu MTĐC đồi và núi thấp Kiểu MTĐC đồng bằng ven biển đặc trưng bởi lắng đọng trầm tích aluvi lấp đầy các dạng địa hình trũng thấp tồn tại từ trước Holoxen muộn, trong đó có hệ thống các lagun cổ, trong pha ∆ theo nguyên lý phát triển đồng bằng ven biển của Strickland (1926) [5] ở nơi giàu bồi tích cát và các dạng tích tụ cát Quá trình này vẫn còn tiếp tục bởi hoạt động địa chất của các sông đổ vào đàm phá Kiểu MTĐC đồi và núi thấp phát triển đặc trưng quá trình xâm thực bóc mòn và rửa trôi bề mặt các thành tạo địa chất trước Đệ tứ, một mặt hình thành phổ biến các thể tích tụ deluvi, proluvi, bãi bồi ven sông nhưng mặt khác cung cấp một lượng lớn bồi tích cho đầm phá và biển 3.2 Động lực và tiến hóa môi trường địa chất khu vực đầm phá 3.2.1 Động lực nội sinh Môi trường địa chất hệ đầm phá TG - CH chịu ảnh hưởng của chế độ nâng kế thừa và nâng phân dị phức tạp Kiểu MTĐC cồn - đụn và bãi biển, lagun ven bờ và đồng bằng ven biển phát triển trên đới sụt hạ tương đối trong Đệ tứ với tốc độ nâng trung bình 0,12 0,15mm/năm (Lê Đức An và Ma Kông Cọ, 1979 [5]) bên cạnh khối nâng tây Huế (tốc độ vận động 0,3mm/năm) và khối nâng Bạch Mã (tốc độ vận động 0,5mm/năm) ở phía nam Hệ MTĐC biển phía ngoài phát triển trên đới căng giãn (Lê Như Lai, 1995 [5]) chuyển tiếp với đới rift sông Hồng Toàn bộ các thành tạo địa chất khu vực bị phá hủy mạnh bởi các hệ đứt gãy hiện đại phát sinh từ hệ đứt gãy sâu A Lưới, các đứt gãy phát sinh cục bộ và các đứt gãy thuộc hệ đứt gãy Hải Vân - Sơn Trà [12] Phát sinh từ hệ đứt gãy sâu A Lưới, có các hệ đứt gãy Phò Trạch, hệ đứt gãy Huế, hệ đứt gãy Rào Trăng Đây là các hệ đứt gãy trượt phải, định hướng á vỹ tuyến (hình 3) Hình 3 Sơ đồ địa động lực nội sinh hiện đại khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 5 Trong các đứt gãy phát sinh cục bộ, điển hình là hệ đứt gãy sông Tả Trạch, trượt phải và định hướng á kinh tuyến (BTB - NĐN) cắt qua phá Tam Giang, hệ đứt gãy sông Hữu Trạch biểu hiện trượt trái, định hướng ĐB - TN cắt qua đầm Thủy Tú Thuộc hệ đứt gãy Hải Vân - Sơn Trà, các đứt gãy chính có biểu hiện trượt phải, định hướng TB - ĐN chia cắt khối Bạch Mã và đầm Cầu Hai Vận động nâng và hoạt động của các hệ đứt gãy phá hủy hiện đại đã làm xuất hiện các vòm nâng cục bộ, gây biến dạng cấu trúc mạng lưới dòng chảy mặt đổ vào đầm phá, như vòm nâng Phú Vang, vòm nâng Thủy Thanh 3.2.2 Động lực ngoại sinh Hệ đầm phá TG - CH là bồn hội lưu của hầu hết các hệ thống sông Thừa Thiên - Huế (trừ hệ thống sông Xê Xáp ở miền tây), hàng năm tiếp nhận tổng thủy lượng 5,171 x 10 9m3, và tải lượng phù sa 620000 tấn, chưa tính đến lượng trao đổi với biển Quá trình san bằng địa hình đồng bằng ven biển và lấp đầy lagun ven bờ diễn ra liên tục thông qua các cơ chế: tích tụ bãi bồi châu thổ lagun lấn tiến và thu hẹp diện tích đầm phá, tích tụ lấp đầy và nông hóa vực nước đầm phá với tốc độ vào khoảng 2,17 mm/năm [14] nhờ hoàn lưu nội tại và trao đổi nước giữa biển và đầm phá, và cơ chế san bằng bờ của biển với lượng xuất chuyển bồi tích dọc bờ do sóng vào khoảng 3,5 triệu tấn/năm, trong đó ưu thế về phía nam 0,5 triệu tấn/năm, dẫn đến trạng thái và vị trí cửa đầm phá không ổn định [5, 14, 15, 17] 3.2.3 Sự phát triển và tiến hóa môi trường địa chất khu vực đầm phá Trải qua lịch sử phát triển địa chất khu vực lâu dài trước Holoxen (giai đoạn tiền lagun) và Holoxen (giai đoạn thành tạo lagun) trên đới sụt hạ tương đối tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại, hệ đầm phá TG - CH ra đời trong Holocene muộn sau khi Đại Trường Sa (hệ thống cồn đụn và bãi biển đồ sộ kéo dài từ cửa Việt tới núi Linh Thái) hình thành Sau khi hình thành, hệ đầm phá TG - CH phát triển có tính giai đoạn rõ ràng Kết thúc giai đoạn trẻ được đánh dấu bằng sự kiện mở cửa thứ hai tại làng Hòa Duân vào năm 1404, và hệ đầm phá TG - CH đang phát triển ở giai đoạn trưởng thành [5] Từ khi mở cửa Hòa Duân, cửa Tư Hiền tồn tại trước đó trở thành cửa phụ và trạng thái tồn tại của cả hai cửa trở nên không ổn định, môi trường lắng đọng trầm tích lagun phân dị mạnh giữa các phụ kiểu, đặc biệt là giữa các tiểu vùng của phụ kiểu châu thổ lagun Lúc mới hình thành, hệ đầm phá TG – CH rộng hơn bây giờ nhiều (Lê Quý Đôn, 1976 [5]) và trong suốt giai đoạn phát triển trẻ, chỉ tồn tại một cửa Tư Hiền (xưa có một thời gọi là cửa Tư Dung) Bồi tích từ cửa sông Ô Lâu và sông Hương cùng tham gia tạo hệ thống bãi bồi ven bờ lagun theo suốt chiều dài từ cửa Ô Lâu tới Hà Trung Ngoài bãi bồi dạng thềm, còn xuất hiện bãi bồi dạng đảo ở cuối đầm Thủy Tú có cấu trúc hình thái delta rất điển hình (khu Ba Cồn) Phát triển sang giai đoạn trưởng thành, hệ đầm phá TG - CH tồn tại hai cửa, trong đó cửa Tư Hiền chịu ảnh hưởng của thủy triều có biên độ cao hơn thủy triều ở cửa Thuận An 6 nguồn nuôi bồi tích cho bãi bồi ven bờ đầm Thủy Tú và bãi bồi dạng đảo ở phía cuối không còn đáng kể Thay vào đó là sự lớn nhanh của bãi bồi châu thổ sông Hương lấn tiến về phía cửa Thuận An Các đặc trưng lý hóa khối nước đầm phá càng giảm nhanh tính chất đồng nhất giữa các tiểu vùng cửa sông châu thổ lagun, giữa các cửa và thậm chí giữa các bộ phận khác nhau (Tam Giang, Thủy Tú, Cầu Hai) của lòng chảo lagun Lagun ven bờ, một bồn tích tụ hiện đại, tất yếu trải qua các giai đoạn phát triển trẻ, trưởng thành và suy tàn để hoàn thiện cấu trúc hình thái đồng bằng ven biển như đã từng xảy ra trong lịch sử phát triển địa chất đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam [3] Ngoài các quá trình động lực tự nhiên, các lagun ven bờ hiện nay nói chung và hệ đầm phá TG - CH nói riêng còn chịu tác động mạnh của con người ngày càng gia tăng (động lực nhân sinh) dưới nhiều hình thức khác nhau Vì vậy, không thể dự báo khoảng thời gian suy tàn của hệ đầm phá TG - CH khi chỉ ước định tốc độ lắng đọng trầm tích như hiện nay ngoài việc cho rằng hệ đầm phá TG - CH tiếp tục phát triển phân dị mạnh trong thời gian đủ dài trong điều kiện dâng cao mực nước đại dương thế giới 3.3 Tài nguyên và tai biến môi trường địa chất khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 3.3.1 Tài nguyên Tài nguyên MTĐC khu vực đầm phá TG - CH được đề cập tới trong phạm vi kiểu MTĐC cồn - đụn và bãi biển, kiểu MTĐC lagun ven bờ và kiểu MTĐC đồng bằng ven biển Theo quy luật chung, tiềm năng tài nguyên vùng bờ biển tập trung chủ yếu ở các loại hình thủy vực ven bờ, trong đó có lagun, và ưu thế tiềm năng tài nguyên sinh vật Đối với vùng bờ biển miền trung Việt Nam, nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và tài nguyên thiên nhiên nghèo kiệt, tiềm năng tài nguyên và giá trị sử dụng của các thủy vực ven bờ, trong đó có hệ thống đầm phá, càng có ý nghĩa và có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực [6] Có thể khái quát các dạng tài nguyên thiên nhiên liên quan tới các đơn vị cấu trúc MTĐC khu vực đầm phá trên bảng 2 với giá trị tài nguyên lớn nhất, cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, thuộc về kiểu MTĐC lagun ven bờ Mặc dù giá trị sử dụng lớn nhưng tiềm năng khai thác chỉ có hạn định để duy trì sự ổn định cơ cấu tài nguyên và phát triển các giá trị tài nguyên, để hạn chế nảy sinh các vấn đề địa chất môi trường 3.3.2 Tai biến Tai biến MTĐC vùng bờ biển luôn là vấn đề địa chất môi trường bức xúc, ảnh hưởng toàn diện tới sự phát triển kinh tế - xã hội vùng bờ biển Tai biến MTĐC vùng bờ biển Thừa Thiên - Huế chủ yếu là các dạng tai biến địa chất ngoại sinh, được trình bày khái quát trên bảng 3 theo cách phân tích logic dẫn suất MTĐC xuất hiện tai biến, động lực sinh tai biến, dạng tai biến và hậu quả kinh tế - xã hội của tai biến Tai biến MTĐC khu vực đầm phá TG - CH gây hậu quả kinh tế - xã hội nặng nề và thách thức năng lực ứng xử lớn nhất là sự không ổn định của đầm phá phát triển trong giai đoạn trưởng thành, lũ và ngập lụt hằng năm Tuy nhiên, nâng cao năng lực ứng xử tai biến đồng nghĩa với gia tăng chi phí thay thế ban đầu, đó là điều cần xét đến trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực 7 8 Bảng 3 Tai biến liên quan tới môi trường địa chất khu vực đầm phá Tam Giang Cầu Hai Các kiểu MTĐC khu vực Kiểu MTĐC cồn đụn và bãi biển Kiểu MTĐC lagun ven bờ Tai biến - Xói lở bờ biển Bờ biển ổn định tương đối trong nhiều năm nay bởi cân bằng bồi tụ - xói lở theo mùa thay thế nhau nhưng xói lở đột biến từ năm 1999 Do thay đổi hình thái động lực vùng cửa Thuận An trong thời gian 11/1999 - 11/2001, bờ cát làng Thái Dương (Hải Dương) bị xói lở lùi tới 37m gây sập đổ hải đăng và công trình phụ cận, xói lở đẩy lùi bãi Thuận An tới trên 40m gây sập đổ nhà nghỉ cả cũ và mới xây Diễn biến xói lở vẫn còn phức tạp Xói lở liên tục gây biến dạng hình thái động lực và cấu trúc đê cát nằm giữa cửa Tư Hiền và Hải Bình - Cát bay Hiện tượng cát bay thường xuyên xảy ra trên cả hệ thống cồn - Đụn, đặc biệt đoạn từ Điền Lộc tới Hải Dương, từ Phú Diên tới Vinh Hiền gây biến dạng bề mặt, cồn cát di động, vùi lớp cây cối, bồi lấn khu dân cư - Cát chảy Về mùa mưa, cát chảy xẩy ra hầu khắp hệ thống cồn cát, bồi lấn khu dân cư và đất canh tác trên thềm lagun do chảy tràn, bồi lấp ven đầm phá do dòng chảy tạm thời Dạng tai biến này gây ảnh hưởng lớn tới điều kiện sinh cư của cộng đồng vùng cát - Lũ và ngập lụt Do hình thế thời tiết cực đoan gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, dễ sinh lũ, kết hợp với trạng thái thu hẹp mặt cắt ướt qua cửa đầm phá trong mùa khô, ngập lụt dễ xẩy ra, gây hậu quả trực tiếp và gián tiếp tới kinh tế - xã hội khu vực, trong đó có kinh tế thủy 9 sản Kiểu MTĐC đồng bằng ven biển - Không ổn định cửa đầm phá Do kết hợp động lực san bằng bờ của biển xẩy ra mạnh mẽ về mùa khô và động lực sông mạnh về mùa lũ, cửa đầm phá không ổn định vị trí, hình thái và trạng thái tồn tại Cửa Tư Hiền có xu thế biến đổi chu kỳ ngắn với hiện tượng lấp, mở, thay đổi vị trí giữa Vinh Hiền và Hải Bình Cửa Thuận An có xu thế biến động chu kỳ dài với hiện tượng dịch chuyển về phía tây bắc Hậu quả của không ổn định cửa rất nặng nề, gần đây nhất phải kể tới sự kiện lấp cửa Tư Hiền vào tháng 12/1994, sự kiện mở cửa Tư Hiền, mở cửa Hòa Duân lặp lại vị trí lịch sử đầu tiên năm 1404 và vào tháng11/1999 - Lũ và ngập lụt về mùa mưa - Sinh hạn và xâm nhập mặn về mùa khô Đây là hai dạng tai biến phổ biến theo mùa, gây hậu quả kinh tế - xã hội nặng nề, đặc biệt đối với các điều kiện sinh cư của cộng đồng ven biển miền Trung nói chung 4 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT KHU VỰC ĐẦM PHÁ Thông qua các hành động phát triển của mình dưới bất cứ hình thức nào, con người cũng tác động tới MTĐC khu vực, nơi con người đang chiếm cứ không gian, sinh sống nhờ vào khai thác các dạng tài nguyên MTĐC Ngược lại, thông qua chế độ địa động lực, MTĐC tác động trở lại tới con người, nơi sinh cư và các điều kiện sinh cư dưới dạng tai biến Dù trực tiếp hay gián tiếp, con người tác động tới MTĐC là tác động tới các đơn vị cấu trúc, chế độ động lực, cơ cấu tài nguyên và thậm chí kích thích các yếu tố động lực MTĐC sinh tai biến Dưới đây là các hành động chủ yếu của con người tác động tới MTĐC khu vực đầm phá TG - CH 4.1 Khai thác lưu vực Mọi hành động phát triển kinh tế - xã hội diễn ra trên lưu vực đều là yếu tố động lực nhân sinh tác động trực tiếp tới MTĐC khu vực đầm phá hay gián tiếp tới MTĐC đầm phá dưới dạng khai thác sử dụng đất và nước Cả hai dạng này tác động tới MTĐC thông qua sự thay đổi động thái nước mặt đệm Dù rằng nước khí quyển rơi trong khu vực không ổn định theo thời gian và phân bố không đều theo không gian, thậm chí là cực đoan, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu là sự biến đổi khí hậu, nhưng sự thay đổi động thái nước mặt đệm chủ yếu do con người Khai thác rừng đầu nguồn làm giảm khả năng sinh thủy là tình trạng chung ở tất cả các tiểu lưu vực đông Trường Sơn không riêng ở Bắc Trung Bộ, làm giảm chức năng điều tiết dòng chảy mặt và hạ thấp gương nước ngầm, dẫn đến tình trạng như vẫn thường xảy ra: dòng chảy mặt mùa kiệt trở nên quá kiệt và gia tăng xâm nhập mặn theo sông, gia tăng lớp dòng chảy mặt và hệ số tập trung nước về mùa mưa, dễ sinh lũ và ngập lụt, gia tăng khả năng xâm thực - bóc mòn và rửa trôi bề mặt Hiện nay, những nỗ lực to lớn bảo vệ và phục hồi tự nhiên rừng đầu nguồn nhằm khôi phục lại các chức năng tự nhiên vốn quý 10 của nó chưa đáp ứng nhu cầu thực tế trong khi phát triển rừng trồng chủ yếu phủ xanh đất trống, đồi trọc và cung cấp nguyên liệu Loại rừng này ít có khả năng sinh thủy và giữ vỏ phong hoá; trong trận lũ tháng 11/1999, lũ bùn đá, trượt lở hầu như chỉ xảy ra ở vùng có rừng trồng, loại rừng không có cấu trúc nhiều tầng Nhằm đáp ứng nhu cầu nước, chủ yếu là nước nông nghiệp, trong lưu vực hiện có trên 10 hồ chứa lớn nhỏ với năng lực thiết kế tưới 100ha trở lên, 6 đập dâng có năng lực tưới 50ha trở lên, 56 trạm bơm tưới, tiêu, đủ năng lực tưới tiêu cho gần 10000 ha (chưa kể hồ Truồi) ở mức độ đó, các công trình này cũng đủ thay đổi cân bằng nước các sông có cửa điều tiết dẫn đến cạn kiệt nhanh nguồn nước, hạ thấp mực nước các sông và xâm nhập mặn sâu theo sông trong khi vai trò điều tiết dòng chảy (dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt) chưa phát huy hiệu quả cao (Hà Học Kanh , 1996 [14]) Là sản phẩm của tương tác lục địa - biển, hệ đầm phá TG CH không tránh khỏi những thay đổi về chế độ động lực, gia tăng đáng kể sự ảnh hưởng của biển về mùa khô, thu hẹp mặt cắt ướt qua cửa đầm phá do động lực biển san bằng bờ Do cân bằng nước thay đổi, cân bằng bồi tích và dinh dưỡng cũng thay đổi, sẽ tác động lâu dài tới quá trình phát triển hệ đầm phá TG – CH 4.2 Chiếm cứ không gian môi trường địa chất khu vực đầm phá Con người chiếm cứ không gian MTĐC để tiến hành các hoạt động sống của mình là tất yếu qua các thế hệ nối tiếp nhau nhưng vấn đề là ở chỗ sao cho phù hợp với quy luật phát triển địa chất, ít ra là các quá trình địa chất ngoại sinh, để giảm độ nhạy cảm tai biến tới mức thấp nhất, tức là thiệt hại thấp nhất Bản chất của tai biến chỉ đơn giản là hiện tượng bất thường gây thiệt hại cho con người vượt qua hệ thống tri thức, khả năng dự báo và năng lực ứng xử của họ Hình thái phân bố dân cư chiếm cứ không gian MTĐC khu vực hiện nay là kết quả của ba yếu tố: - Sức hút đô thị hướng về cố đô Huế và các tiểu đô thị - Sức hút giao lưu lục lộ - Sức hút giao lưu thủy lộ và văn hóa làng nghề (trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin dừng lại ở yếu tố thứ ba) Từ lâu, dân cư đồng bằng phân bố tập trung dọc theo thung lũng các hệ thống sông đổ vào đầm phá TG - CH, đặc biệt là sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Đại Giang, và sông Truồi, và ven bờ đầm phá với các kiểu quần cư rất đa dạng, kể cả kiểu quần cư trên mặt nước ở nhiều nơi trong số đó, dân cư phân bố tập trung ngay trên các bãi bồi ven sông, bãi bồi châu thổ lagun và bãi bồi lagun vốn nhạy cảm lũ và ngập lụt hàng năm Họ tập trung ở đây vì sự điều hoà khí hậu cục bộ ở vùng khắc nghiệt, tiện lợi nhiều mặt, tập quán làng nghề mà vô tình bỏ qua quy luật phát triển địa chất của sông và đầm phá, bỏ qua các yếu tố động lực sinh tai biến Có thể coi hệ thống đê hiện nay là ranh giới xác lập vành đai an toàn tương đối nhưng thay vì chiếm cứ vùng trống để sử dụng tạm thời theo mùa, nhiều công trình, cơ sở sản xuất cố định và nhà ở lại đặt trên đó, dẫn đến còn quá ít cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng của lũ và ngập lụt và tai biến đã từng xảy tới 11 Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở vùng cửa đầm phá nhưng còn phức tạp hơn Hình thái cửa đầm phá, cả hình thái cấu trúc và hình thái động lực, dễ thay đổi bởi cả động lực sông và động lực biển san bằng bờ Các dạng tích tụ liên quan tới cấu trúc vùng cửa đầm phá ít ra là không có tiền đề địa chất để chiếm cứ không gian sử dụng đất cố định Trong lịch sử phát triển của mình, cửa Thuận An biến động chu kỳ dài Sau lần mở cửa đầu tiên vào năm 1404 tại Hòa Duân, vị trí cửa này đã tái lập lại không ít hơn 2 lần vào khoảng năm 1498 1504 và năm 1999, và toàn bộ vùng cửa Thuận An đầy biến động, trong đó có cơ chế dịch cửa dần về phía tây bắc từ vị trí Thái Dương Hạ trong suốt thế kỷ qua (từ năm 1904) Trên cơ sở các đặc điểm hình thái động lực bờ khảo sát được trong những năm 1993 - 1996 và diễn biến lịch sử, vị trí Hoà Duân đã từng được cảnh báo xung yếu và cảnh báo lần đầu tiên trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp nhà nước ĐKTL - 95 - 09 [14] Không chỉ riêng trong sự kiện mở cửa Hoà Duân vào tháng 11/1999, cả trong lịch sử biến động vùng cửa Thuận An, những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp ở mức độ khác nhau hẳn đã từng xảy ra ở ven bờ đầm phá, không gian MTĐC bị chiếm cứ chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp, thủy sản và mở rộng điểm dân cư Hành động này tác động trực tiếp vào môi trường lắng đọng trầm tích bãi bồi ven bờ và bãi bồi châu thổ lagun, làm giảm diện tích mặt nước và sức chứa thủy vực và giảm chức năng điều hoà lũ Nhánh sông La ỷ, sông Phố Lợi (Phú Thanh) và nhánh sông Tân Mỹ từng là các chi lưu quan trọng trong cấu trúc thủy văn vùng cửa sông Hương, đã bị chặn đắp, gây thiếu hụt bồi tích một vùng nằm giữa Phú Thanh, Phú Dương, Phú Tân và đầm Thanh Lam, kèm theo sự tập trung bồi tích phát triển bãi bồi nhanh về phía Thuận An và gia tăng sự phát triển phân dị giữa phá Tam Giang và đầm Thủy Tú 4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi ven bờ đầm phá Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực đầm phá TG - CH, một cơ sở hạ tầng thủy lợi nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng có liên quan tới tất cả các đơn vị cấu trúc MTĐC đầm phá Ngay từ năm1931, đập Thuận An dài 1900m đã được xây dựng nhằm giữ ngọt và ngăn mặn Trong khi chưa kịp phát huy hiệu quả, đập Thuận An lại trở thành vật cản lũ và đã có 4 lần phá dỡ hạ thấp cao độ công trình từ 2,0 m tới 0,0m vào các năm 1932, 1934, 1942 và 1953 trên tổng chiều dài 1050m Sau trận lũ ngày 22/9/1953 và trận lũ năm 1954, đập Thuận An xem như bị vỡ [23], nay còn sót lại đoạn nối bờ Thái Dương Đông Sau này, đập có chức năng tương tự được xây dựng tại Thảo Long chắn cửa sông Hương, các đập khác được xây dựng tại vùng cửa sông Truồi (đập Cống Quan) và vùng cửa sông Ô Lâu (đập Cửa Lác) Ngoài hệ thống kênh mương, cống, hiện có tới 162km đê bao ven bờ đầm phá và một cầu bê tông lớn - cầu Thuận An nối liền bờ trước và bờ sau đầm phá Trong trận bão tháng 12/1994, cửa Tư Hiền (tại Vinh Hiền) bị bồi lấp, ngay sau đó đã được gia cố bằng đá granit Trận lũ tháng 11/1999, cửa Hoà Duân mở lại theo cơ chế bức xung, rồi một năm sau đó đã được hàn khẩu cưỡng bức bằng công trình cứng Tất cả các công trình được xây dựng nhằm bảo vệ nơi sinh cư và các điều kiện sinh cư của cộng đồng ven bờ đầm phá nhưng đồng thời can thiệp trực tiếp vào cấu trúc và động lực MTĐC khu vực đầm phá, tác động vào quá trình phát triển lagun ven bờ vốn biến động phức tạp và càng phức tạp hơn Các đập ngăn mặn, giữ ngọt, hệ thống đê bao ngăn lũ tiểu mãn bảo 12 vệ 2 vụ đông xuân và hè thu nhưng đồng thời cũng trở thành vật cản lũ, gây ngập lụt một vùng chừng 4000ha trong mùa lũ chính vụ Là sản phẩm tương tác lục địa - biển, đầm phá TG - CH ra đời và trở thành bồn hội lưu của hầu hết các sông của tỉnh Thừa Thiên - Huế, nơi phản ánh sự ảnh hưởng của biển gia tăng về mùa khô và của lục địa gia tăng về mùa mưa, dẫn đến cửa đầm phá luôn biến động cấu trúc hình thái theo mùa, thay đổi vị trí và đóng, mở theo chu kỳ nhiều năm Lấp cửa Tư Hiền gần đây nhất vào tháng 12/1994 là kết quả của quá trình động lực san bằng bờ trong một chu kỳ nhiều năm, trả lại vị trí cửa Hải Bình cho đầm Cầu Hai, một cửa nhỏ ở sát mũi Chân Mây tây Trong lịch sử, sự chuyển đổi vị trí cửa giữa Vinh Hiền và Hải Bình, hoặc cùng tồn tại trạng thái đóng, mở đã từng xảy ra Nhưng trong trận lũ lớn tháng 11/1999, chính sự gia cố tương đối vững chắc cửa Tư Hiền sau khi bị lấp và sự hiện diện phần sót lại của đập Thuận An năm xưa đã trở thành một trong những nguyên nhân lặp lại vị trí lịch sử cửa Hòa Duân bởi dòng lũ luôn tìm đường thoát ngắn nhất ở nơi xung yếu nhất [20] Đương nhiên trong trận lũ này, cửa Tư Hiền ở Vinh Hiền mở lại, lấp cửa Hải Bình, làm thay đổi cơ bản cấu trúc hình thái delta triều lên ở cửa Tư Hiền khi một lượng cát đồ sộ tràn vào, đồng thời cũng gây biến dạng đáng kể cấu trúc delta triều xuống ở cửa Thuận An, ách tắc giao thông thủy, và cảng Tân Mỹ lúc đó hầu như không có tầu ra vào 4.4 Khai thác tài nguyên đầm phá Tài nguyên đầm phá rất đa dạng, được khai thác từ lâu dưới nhiều hình thức khác nhau và tác động tới MTĐC đầm phá ở mức độ khác nhau, trong đó mức độ đáng kể cần đề cập tới là thay đổi cơ chế hoàn lưu nội tại và giảm khả năng thoát lũ Hai tác động đáng kể này đều bắt nguồn từ khai thác tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tự nhiên trong đầm phá Tình tới năm 1995 [11], có tới 4694 thuyền khai thác với hàng ngàn ngư cụ nhiều chủng loại, đáng lưu ý trong đó có 1674 trộ sáo, 1958 miệng đáy, 805 chuôm và 202 miệng rớ Các ngư cụ này là vật cản quan trọng làm ảnh hưởng cơ chế hoàn lưu bồi tích theo phương nằm ngang, trao đổi nước và dinh dưỡng theo cả phương thẳng đứng và nằm ngang, gia tăng tính chất kín cục bộ trong quá trình phát triển đầm phá ở ven bờ đầm phá, 1530ha đầm nuôi thủy sản (tính tới năm 1997) cũng góp phần quan trọng thu hẹp diện tích và sức chứa thủy vực, thu hẹp môi trường lắng đọng trầm tích, tăng cường bồi lấp nền đáy đầm phá, giảm chức năng điều hòa lũ và ổn định gương nước ngầm khu vực Trên đây là bốn hành động tiêu biểu trong số nhiều hành động phát triển khác nhau của con người tác động tới MTĐC khu vực đầm phá Tuy nhiên, các tác động từ hoạt động này không tách rời và thường tổ hợp với nhau hoặc dẫn suất tác động tới quá trình phát triển địa chất lagun ven bờ Trong nhiều trường hợp thông qua hành động phát triển kinh tế - xã hội của mình, tác động của con người trở thành yếu tố kích thích tai biến MTĐC 5 KẾT LUẬN • Hệ đầm phá TG - CH, kiểu MTĐC lagun ven bờ ở miền Trung Việt Nam điển hình về cấu trúc, động lực hình thành, phát triển và tiến hóa phức tạp, chứa đựng nguồn tài nguyên to lớn và giầu tiềm năng phát triển, và điển hình về tai biến địa chất vùng bờ biển 13 • Tác động của con người, thông qua hành động phát triển kinh tế - xã hội của mình, tới khu vực đầm phá TG - CH dù trực tiếp hay gián tiếp là tác động vào cấu trúc và chế độ động lực MTĐC, can thiệp vào sự phát triển tự nhiên của một lagun ven bờ đang phát triển phân dị ở giai đoạn trưởng thành vốn biến động phức tạp, làm cho biến động phức tạp hơn, đặc biệt đối với vùng cửa Thuận An và Tư Hiền Ngược lại, thông qua chế độ động lực MTĐC sinh tai biến, những biến động này tác động tới con người, gây hậu quả kinh tế - xã hội ở mức độ khác nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Brovko, P.F., 1990 Sự phát triển lagun ven bờ NXB Đại học Tổng hợp Viễn Đông, 147 tr (tiếng Nga) 2 Coates, D.R., 1977 Environmental Geology John Wiley and Sons 701p 3 Nguyễn Hữu Cử, 1995 Hệ thống đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam Các công trình nghiên cứu Địa chất và Địa vật lý biển, tr 113 - 120 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 4 Nguyễn Hữu Cử, 1996 Điều kiện động lực hình thành và phát triển hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Các công trình nghiên cứu Địa chất và Địa vật lý biển, tr 234 - 240 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 5 Nguyễn Hữu Cử, 1996 Đặc điểm địa chất hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong Holocene và phức hệ Trùng lỗ chứa trong chúng Luận án phó tiến sỹ địa chất học 6 Nguyễn Hữu Cử, 1999 Tổng quan tình hình nghiên cứu tài nguyên và môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam Tài nguyên và Môi trường biển, Tập VI, tr 126 - 142 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 7 Nguyễn Hữu Cử, 2000 Địa chất môi trường trong đánh giá tác động môi trường Tài nguyên và Môi trường biển, Tập VI, tr 143 - 151 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 8 Nguyễn Hữu Cử, 2001 Định hướng chiến lược kiểm soát lũ miền Trung Việt Nam Tài nguyên và Môi trường biển, Tập VII, tr 289 - 302 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 9 Nguyễn Hữu Cử, 2001 Overview of coastal hazards in Vietnam Marine science and technology, 6 th Asean science and technology week, conference document, p.93 Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam 10 Nguyễn Hữu Cử và Nguyễn Vũ Tuấn, 2001 14 Tác động của con người tới môi trường địa chất vùng bờ châu thổ sông Hồng Tài nguyên và Môi trường biển, Tập VIII, tr 43 - 53 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 11 Nguyễn Lương Hiền, 1997 Hiện trạng và định hướng phát triển nghề cá phá Tam Giang trong mối quan hệ với nghề cá biển Thừa Thiên - Huế Tài nguyên và Môi trường biển, Tập IV, tr 338 - 350 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 12 Nguyễn Đình Hoè, Trần Đình Lân và Nguyễn Hữu Cử, 1995 Một số đặc điểm địa động lực nội sinh hiện đại và tác động của chúng đối với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Kỷ yếu Hội thảo khoa học về đầm phá Thừa Thiên - Huế, tr 16 23, Hải Phòng, 11/1994 13 Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk, 1995 Nghiên cứu sử dụng hợp lý một số hệ sinh thái tiêu biểu ở vùng biển ven bờ Việt Nam, mã số KT - 03 - 11, phần hệ sinh thái đầm phá ven bờ miền Trung Lưu trữ tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng 14 Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk, 1996 Nghiên cứu khai thác sử dụng hợp lý tiềm năng phá Tam Giang Đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số KTĐL 95 - 09 Lưu trữ ở Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng 15 Trần Đức Thạnh, 1997 Tác động môi trường của việc lấp cửa, chuyển cửa ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Tài nguyên và Môi trường biển, Tập IV, tr 185 - 196 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 16 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đình Lân và nnk, 1998 Đánh giá tiềm năng và đề xuất lựa chọn khu bảo vệ đất ngập nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Đề tài cấp tỉnh Thừa Thiên - Huế Lưu trữ ở Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng 17 Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử và nnk, 1998 Nguyên nhân bồi lấp cửa Tư Hiền ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Tài nguyên và Môi trường biển, Tập V, tr 28 - 43 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 18 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Nam, Nguyễn Miên, Nguyễn Hữu Cử và nnk, 1998 Định hướng quản lý tài nguyên và môi trường hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Tài nguyên và Môi trường biển, Tập V, tr 65 - 76 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 19 Trần Đức Thạnh, 1999 Một số vấn đề cơ bản về địa môi trường bờ Việt Nam Tài nguyên và Môi trường biển, Tập VI, tr 87 - 97 NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 20 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi và Nguyễn Hữu Cử, 2000 Biến động cửa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và hậu quả môi trường, sinh thái Thông tin Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế), số 2 (28), tr 31 - 43 21 Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Chu Hồi và Nguyễn Văn Tiến, 2002 15 Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Giá trị tài nguyên và vấn đề biến động cửa Nghiên cứu Huế (Trung tâm Nghiên cứu Huế), Tập 3, tr 124 - 167 22 Nguyễn Quang Trung Tiến, 1998 Biến động địa lý cửa Thuận An và dự án đập sông Hương trước năm 1975 Thông tin Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế), số 2 (20), tr 73 - 79 23 Ngô Đình Tuấn, 1995 Một số vấn đề cần xem xét trong bài toán sử dụng khai thác hợp lý phá Tam Giang - Cầu Hai Kỷ yếu Hội thảo khoa học về đầm phá Thừa Thiên - Huế, tr 81 - 84, Hải Phòng, 11/1994 Summary IMPACTS OF HUMAN ACTIVITIES ON THE GEOLOGICAL ENVIRONMENT OF THE TAM GIANG – CAU HAI COASTAL LAGOON The Tam Giang - Cau Hai coastal lagoon is large in size and characteristic of the horizontal structure of a coastal lagoon geological environmental type with four subtypes The subtype of lagoonal inlets with a role of connecting with the sea is composed of channels and a seasonally changeable ebb tidal delta in the Thuan An inlet and a flood tidal delta in the Tuhien inlet, to which coastal hazards in from of replacing, closing and opening often occur The subtype of lagoonal terraces, a part of which is inundated in rainy season and the other has been impounded for farming, and narrow tidal flats along the lagoonal shore The subtype of lagoonal basins called locally Tam Giang, Dam Sam - An Truyen, Thuy Tu and Cau Hai (southward) with a total of 216 sq.km in area is characteristic of the accumulation of lacustrine fine - grained sediments with a high wetness and organic matter quantity The last subtype of lagoonal deltas of the O Lau, Hong and Truoi - Dai Giang rivers is composed of river mouths with crossing diversion dams, dammed tributaries and alluvia being used for agriculture, and even populated Human activities affecting the lagoon are in 4 major forms of the exploitation of catchment areas, multi - use occupation of geological environments, infrastructure development for land and water use and the exploitation of lagoonal living resources Their impacts, though direct or indirect, on the lagoonal geological environment are to deform its structure, to change the dynamics of geological development, natural resource potentials and, in a way, to intensify the coastal hazard sensitivity due to the unbalance of water and reduction in water exchange with the sea, deterring lagoonal inner circulation of water, materials and nutrients, decrease in lagoonal reservoir and its role of harmonizing floods, groundwater table, etc 16 ... học đầm phá Thừa Thiên - Huế, tr 81 - 84, Hải Phòng, 11/1994 Summary IMPACTS OF HUMAN ACTIVITIES ON THE GEOLOGICAL ENVIRONMENT OF THE TAM GIANG – CAU HAI COASTAL LAGOON The Tam Giang - Cau Hai coastal. .. coastal lagoon is large in size and characteristic of the horizontal structure of a coastal lagoon geological environmental type with four subtypes The subtype of lagoonal inlets with a role of connecting... and the exploitation of lagoonal living resources Their impacts, though direct or indirect, on the lagoonal geological environment are to deform its structure, to change the dynamics of geological

Ngày đăng: 09/11/2019, 11:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

  • Bảng 1. Phân chia môi trường trầm tích hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

    • Bảng 3. Tai biến liên quan tới môi trường địa chất khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

      • Tai biến

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan