Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

262 102 0
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai và nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất là tiềm năng, nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Do đó, bảo vệ và quản lý sử dụng hợp lý quỹ đất trong quá trình khai thác khoáng sản và sau khai thác là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc phát triển bền vững đất nước. Quốc hội đã nêu theo Luật Khoáng sản (2010): “Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của Quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng an ninh” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Khai thác khoáng sản là một hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản thường gây tác động mạnh đến đất đai, các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường sống của con người. Do vậy, bảo vệ đất đai và môi trường trong các vùng. Khai thác khoáng sản luôn là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý, nhà khoa học nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động này gây ra cho con người và môi trường sống. Việt Nam là một nước đang phát triển, hoạt động khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay, khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh chủ yếu tập trung ở khu vực các huyện Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều và một phần nhỏ diện tích của huyện Hoành Bồ. Theo số liệu của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, trữ lượng than ở Quảng Ninh tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2016 là 4.049.559 ngàn tấn, trữ lượng than ở độ sâu dưới mức -300 m của bể than Quảng Ninh là 6.935.473 ngàn tấn. Các mỏ than đang hoạt động phần lớn phân bố trên các dãy núi phía Bắc đường quốc lộ 18A từ Mạo Khê đến Mông Dương xen lẫn các khu dân cư, lân cận với các đô thị, các khu kinh tế trọng điểm, thượng nguồn sông suối, các hệ sinh thái nhạy cảm cửa sông ven biển và nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử quan trọng. Khai thác than lộ thiên làm biến đổi địa hình, biến đổi mạng lưới thủy văn và hệ thống dòng chảy mặt qua việc khai thác và các bãi thải làm suy thoái và phá hủy thảm thực vật, suy giảm và ô nhiễm nước ngầm. Vật liệu xói mòn, rửa trôi từ khai trường khai thác bồi lấp dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước biển ven bờ bị xuống cấp và ô nhiễm nặng cục bộ do sự tập trung của các nhà máy sàng tuyển, các cảng xuất than, do các chất đưa ra từ bãi thải, khai trường khai thác than ra bờ vịnh Hạ Long. Hầu hết các khai trường khai thác nằm gần vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, chúng trở thành nguồn cung cấp vật liệu gây ô nhiễm môi trường nước và bồi lấp dải ven biển, hoạt động khai thác, vận chuyển và sàng tuyển than tạo ra nhiều bụi, khí thải và tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường khí trên một vùng rộng lớn của đô thị Hạ Long. Khai thác than lộ thiên tới tổng thể môi trường nước, môi trường khí và ảnh hưởng trực tiếp đến hiện trạng tài nguyên đất và nước. Bên cạnh đó, khai thác than hầm lò cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến nước ngầm và nước vùng ven biển. Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Quảng Ninh có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km 2 . Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này tại Hạ Long là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía Bắc và Đông Bắc thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, riêng Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm các hoạt động khoáng sản (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long, 2015). Bên cạnh những những vấn đề tác động khác, khai thác than hiện gây ra nhiều vấn đề bất cập về môi trường, xã hội, quản lý sử dụng đất. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long đang có 9 mỏ khai thác than thuộc sự quản lý của 6 doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh đó còn nhiều mỏ than khai thác trái phép, gây mất ổn định xã hội, làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản, ảnh hưởng đến môi trường và sử dụng đất tại địa phương. Chất lượng môi trường có xu hướng biến đổi mạnh theo chiều hướng đi xuống, khả năng xử lý nước thải và rác thải chỉ đạt 40% tổng lượng chất thải xả ra mỗi ngày tại thành phố Hạ Long (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2014). Nghiêm trọng hơn, việc khai thác than lộ thiên của một số mỏ than đã và đang trong giai đoạn thu hồi than để chuẩn bị dừng khai thác và nhiều lộ vỉa đã kết thúc khai thác (các vùng này lận cận vùng đô thị trọng tâm của khu vực Hạ Long) nên đã và đang tạo ra nguy cơ gây lãng phí một quỹ đất lớn, có thể được sử dụng cho phát triển kinh tế Hạ Long, là cầu nối kinh tế lớn trong khu vực. Trong tai biến thiên nhiên tại thành phố Hạ Long năm 2015, sạt lở đất đã khiến rất nhiều hộ dân sống gần khu vực khai thác than bị ảnh hưởng, trong đó gần 200 hộ bắt buộc phải di dời chỗ ở để đảm bảo an toàn (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2015). Các vấn đề cấp bách đó đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long cần có những giải pháp để quản lý chặt chẽ và hợp lý. Vấn đề cần đặt ra làm sao việc khai thác than đảm bảo được vấn đề môi trường cũng như việc tái sử dụng nguồn đất sau khai thác. Chính vì thế hướng nghiên cứu của luận án là cần thiết với thực tế nhằm đánh giá thực trạng từ đó đề xuất khả năng sử dụng đất sau khai thác than đảm bảo sử dụng hợp lý và cải tạo môi trường cho thành phố Hạ Long. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại vùng than và tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Xác định khả năng sử dụng đất sau khai thác than và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than theo hướng cải tạo môi trường, cảnh quan cho thành phố du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THẮNG PHƯƠNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI VÙNG THAN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019 MỤC LỤC Lời cam đoan .i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix Trích yếu luận án x Thesis abstract xii Phần Mở đầu .1 1.1 Tính cấp thiết đề tài .1 1.2 Mục tiêu đề tài 1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Những đóng góp đề tài 1.5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Phần Tổng quan tài liệu 2.1 Cơ sở lý luận quản lý, sử dụng đất đai vùng than 2.1.1 Quản lý, sử dụng đất đai 2.1.2 Quản lý đất đai vùng than 2.1.3 Sử dụng đất đai vùng than .12 2.1.4 Phân loại tác hại ô nhiễm môi trường hoạt động khai thác than 14 2.1.5 Cải tạo, phục hồi môi trường mỏ than 19 2.1.6 Phân vùng chức sử dụng đất vùng than 23 2.2 Cơ sở thực tiễn quản lý, sử dụng đất đai vùng than 28 2.2.1 Quản lý, sử dụng đất đai vùng than số nước giới 28 2.2.2 Quản lý, sử dụng đất đai vùng than Việt Nam 35 2.3 Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai vùng than 39 iii 2.3.1 Một số cơng trình nghiên cứu giới 39 2.3.2 Một số cơng trình nghiên cứu Việt Nam 44 2.3.3 Một số cơng trình nghiên cứu tỉnh Quảng Ninh 46 2.4 Nhận xét chung tổng quan tài liệu hướng nghiên cứu đề tài 47 2.4.1 Nhận xét chung tổng quan tài liệu 47 2.4.2 Định hướng nghiên cứu đề tài 47 Phần Nội dung phƣơng pháp nghiên cứu 49 3.1 Nội dung nghiên cứu 49 3.1.1 Đặc điểm vùng than thành phố Hạ Long 49 3.1.2 Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long .49 3.1.3 Tác động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường cảnh quan thành phố Hạ Long 49 3.1.4 Định hướng sử dụng đất đai vùng than 49 3.1.5 Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than 49 3.2 Phương pháp nghiên cứu 51 3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 51 3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 51 3.2.3 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 52 3.2.4 Phương pháp lấy mẫu, phân tích đất nước 54 3.2.5 Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) 56 3.2.6 Phương pháp theo dõi mơ hình 57 3.2.7 Phương pháp biên tập đồ thống kê số liệu 60 3.2.8 Phương pháp phân tích SWOT 61 3.2.9 Phương pháp tiếp cận mơ hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Giải pháp (PSR) .62 Phần Kết nghiên cứu thảo luận 65 4.1 Đặc điểm vùng than thành phố Hạ Long 65 4.1.1 Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên 65 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long .69 4.1.3 Đánh giá chung vùng than điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Hạ Long 71 4.2 Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng than .72 iv 4.2.1 Thực trạng quản lý nhà nước đất đai giai đoạn 2010 - 2017 72 4.2.2 Thực trạng sử dụng đất đai vùng than thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2017 .78 4.2.3 Đánh giá tồn tại, bất cập quản lý, sử dụng đất nguyên nhân 85 4.3 Tác động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường cảnh quan thành phố Hạ Long 89 4.3.1 Tác động hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất sử dụng đất .89 4.3.2 Tác động hoạt động khai thác than đến môi trường nước 93 4.3.3 Tác động hoạt động khai thác than đến cảnh quan 96 4.3.4 Đánh giá tác động khai thác than tới tài nguyên đất sử dụng đất, môi trường nước cảnh quan đô thị 98 4.3.5 Nhận xét tồn tại, bất cập nguyên nhân 102 4.4 Định hướng sử dụng đất đai vùng than 102 4.4.1 Quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long 102 4.4.2 Phân vùng chức sử dụng đất phục vụ cải tạo, phục hồi môi trường vùng than 103 4.4.3 Xác định, đánh giá số mơ hình cải tạo đất khu vực kết thúc khai thác than 114 4.4.4 Nhận xét tồn tại, bất cập nguyên nhân 125 4.5 Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than 131 4.5.1 Căn đề xuất giải pháp 131 4.5.2 Nhóm giải pháp chung vùng than 133 4.5.3 Nhóm giải pháp cụ thể khu vực 137 Phần Kết luận kiến nghị 148 5.1 Kết luận 148 5.2 Kiến nghị 149 Danh mục cơng trình cơng bố liên quan đến luận án 151 Phụ lục 160 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CTPHMT Cải tạo phục hồi môi trường ĐMT Đánh giá môi trường tổng hợp ĐSKT Đất sau khai thác ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường GCN Giấy chứng nhận GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐKS Hoạt động khống sản KCN Khu cơng nghiệp KLN Kim loại nặng KTLT Khai thác lộ thiên NCS Nghiên cứu sinh QLĐĐ Quản lý đất đai TKV Tập đồn Than Khống sản Việt Nam TN&MT Tài nguyên Môi trường vi DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Khu vực điều tra người dân số lượng phiếu 53 3.2 Các tiêu chí điều tra 54 3.3 Vị trí lấy mẫu đất nước vùng nghiên cứu 55 3.4 Địa điểm, diện tích thời gian theo dõi mơ hình cải tạo bãi thải .59 4.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị hành vùng than năm 2017 68 4.2 Diện tích sản lượng loại trồng thành phố Hạ Long giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 .70 4.3 Thực trạng việc thực quy hoạch sử dụng đất khai thác than doanh nghiệp vùng than năm 2017 73 4.4 Thực trạng cho thuê đất cho hoạt động khai thác than vùng than thành phố Hạ Long năm 2017 74 4.5 Hiện trạng bồi thường, giải phóng mặt vùng than năm 2017 .76 4.6 Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai vùng than năm 2017 77 4.7 Hiện trạng sử dụng đất đai vùng than thành phố Hạ Long năm 2017 79 4.8 Cơ cấu sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long năm 2017 80 4.9 Biến động sử dụng đất vùng than giai đoạn 2010 - 2017 80 4.10 Hiện trạng sử dụng đất khai trường năm 2017 81 4.11 Hiện trạng cải tạo phục hồi môi trường khu vực làm bãi thải năm 2017 82 4.12 Hiện trạng sử dụng đất sau khai thác than năm 2017 83 4.13 Chênh lệch địa hình độ dốc số khu vực vùng than 97 4.14 Kết AHP xác định thứ tự mức độ tác động khai thác than (theo trọng số bậc 2) 100 4.15 Quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản đến năm 2020 103 4.16 Lựa chọn tiêu chí phân vùng chức 104 4.17 Đặc điểm tiểu vùng chức thuộc vùng than thành phố Hạ Long 105 4.18 Đánh giá SWOT cho khu chức vùng khai thác than 111 4.19 Quy mô sử dụng đất mơ hình trồng lâm nghiệp 118 vii 4.20 Tỷ lệ sống tiêu sinh trưởng lâm nghiệp bãi thải 118 4.21 Quy mơ sử dụng đất mơ hình trồng nhiên liệu lấy dầu 120 4.22 Tỷ lệ sống tiêu sinh trưởng cây nhiên liệu lấy dầu 121 4.23 Quy mơ sử dụng đất mơ hình trồng phủ xanh, cải tạo chất lượng đất .121 4.24 Tỷ lệ sống cải tạo đất phủ xanh, cải tạo chất lượng đất 122 4.25 Quy mơ sử dụng đất mơ hình trồng chống xói lở bãi thải 123 4.26 Tỷ lệ sống khả cải tạo đất chống xói lở bãi thải 123 4.27 Khung phân tích Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng (PSR) cho tiểu vùng 126 4.28 Sự đánh giá cộng đồng dân cư địa phương mức độ ưu tiên cho định hướng sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .129 4.29 Đề xuất quy trình lồng ghép kế hoạch cải tạo phục hồi môi trường sử dụng đất sau khai thác vào thiết kế mở mỏ khu vực chưa khai thác than 143 viii DANH MỤC HÌNH TT 2.1 Tên hình Trang Các yếu tố tác động trực tiếp gián tiếp khai thác lộ thiên môi trường 18 3.1 Sơ đồ nghiên cứu 50 3.2 Sơ đồ vị trí lấy mẫu thành phố Hạ Long 56 3.3 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc 56 3.4 Sơ đồ bước mơ hình phủ xanh bãi thải ngành than thực vật .58 3.5 Cấu trúc khung lý thuyết Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng 63 4.1 Sơ đồ vị trí vùng than thành phố Hạ Long 65 4.2 Sản lượng khai thác than thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 - 2017 69 4.3 Khu vực sản xuất nông nghiệp dân cư phường Hà Phong 92 4.4 Bãi thải bị xói mòn làm tăng nguy sạt lở vào mùa mưa 93 4.5 Sơ đồ biến đánh giác tác động theo AHP 99 4.6 Số lượng phiếu đánh giá tác động hoạt động khai thác than đến yếu tố .101 4.7 Tỷ lệ sống sau thời gian trồng năm (%) 119 4.8 Tỷ lệ sống sau thời gian trồng năm (%) 120 4.9 Tỷ lệ sống sau thời gian trồng năm (%) 122 4.10 Tỷ lệ chống xói lở bãi thải sống sau năm (%) 124 4.11 Điểm mức độ đồng thuận điểm số người dân địa phương với định hướng đưa 129 4.12 Tổng hợp mức độ đồng thuận cộng đồng cư dân số loại hình sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long 130 4.13 Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long 132 4.14 Đề xuất sơ đồ quy trình sử dụng đất sau khai thác 144 ix TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Vũ Thắng Phương Tên Luận án: Nghiên cứu thực trạng đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 85 01 03 Tên sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai vùng than tác động hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường cảnh quan thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Xác định khả sử dụng đất sau khai thác than đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than theo hướng cải tạo môi trường, cảnh quan cho thành phố du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thông dụng như: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp lấy mẫu, phân tích đất nước; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP); Phương pháp theo dõi mơ hình trồng cải tạo bãi thải; Phương pháp biên tập đồ thống kê số liệu; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp tiếp cận mơ hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Giải pháp (PSR) Kết kết luận Thành phố Hạ Long có nhiều tiềm phát triển kinh tế cơng nghiệp khai thác than du lịch hai lĩnh vực kinh tế chủ đạo thành phố Hạ Long Thành phố có trữ lượng than đá lớn, sản lượng khai thác than có nhiều biến động xu hướng giảm dần giai đoạn 2010 - 2017 Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững đồng thời bảo vệ môi trường di sản giới vịnh Hạ Long, công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường cần chặt chẽ Vùng than thành phố Hạ Long gồm mỏ, thuộc quản lý công ty khai thác Tổng diện tích vùng than 3.441,31 ha, khu vực khai thác than chiếm 43,47%, khu vực kết thúc khai thác than chiếm 17,39%, khu vực chưa khai thác chiếm 39,14% tổng diện tích vùng than Diện tích đất khai trường sau khai thác đất bãi thải cần CTPHMT 368,05ha 436,02 Trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa có quy hoạch sử dụng đất sau khai thác than cho tồn vùng than thành phố nên cần có kế hoạch sử dụng đất hợp lý sở quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ x Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Các tác động khai thác than có ảnh hưởng đến tài nguyên đất, môi trường nước, cảnh quan thành phố Hạ Long Trong giai đoạn 2010 - 2017, diện tích khai thác than tăng 740,13 ha, diện tích rừng giảm 520,44 độ che phủ rừng vùng than giảm 15,12% Chất lượng đất chịu tác động lớn từ hoạt động khai thác than, cụ thể: hàm lượng kim loại nặng đất như: As, Pb Cu, Zn Cd khu vực bãi thải phục hồi bãi thải đổ thải cao nhiều so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (riêng As vượt so với QCVN từ 5,4 - 9,45 lần); hàm lượng Fe Mn, chất rắn lơ lửng, COD nước tăng; pH nước mặt nước ngầm giảm Ngoài ra, hoạt động khai thác than làm tăng nguy sạt lở đất, bồi lấp sơng, suối; biến đổi mạnh địa hình ảnh hưởng đến cảnh quan chung thành phố du lịch với di sản thiên nhiên giới Vịnh Hạ Long Kết phân tích số AHP đánh giá qua phiếu điều tra người dân cán địa phương tác động hoạt động khai thác than tài nguyên đất sử dụng đất nhóm bị tác động mạnh nhất, cụ thể yếu tố sạt lở đất đá, đất đá thải ô nhiễm đất nước sông suối yếu tố chi tiết chịu nhiều tác động tiêu cực từ hoạt động khai thác than thành phố Hạ Long, tiếp nhóm yếu tố mơi trường nước cảnh quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng Theo khả sử dụng đất, phục hồi đất sau khai thác than, theo định hướng, chức sử dụng đất chia tồn vùng than thành phố Hạ Long thành 06 không gian phát triển (với 15 tiểu vùng chức năng): Bảo vệ phát triển rừng (lồng ghép với phát triển hạ tầng du lịch); 2.Phục hồi rừng tự nhiên (lồng ghép với cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường nước mặt nước ngầm); Phát triển khai thác mỏ lộ thiên (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường; bảo vệ chất lượng nước ngầm mặt; phát triển hạ tầng du lịch); Phát triển dịch vụ, du lịch, giải trí (lồng ghép ngăn ngừa sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ phát triển rừng tôn tạo cảnh quan đô thị); Phát triển đô thị (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở đất; cải tạo môi trường đất; bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm tôn tạo cảnh quan đô thị); Phát triển khu công nghiệp (lồng ghép bảo vệ chất lượng nước mặt nước ngầm, phát triển hạ tầng du lịch) Đã xác định 06 loại có khả phục hồi khu vực kết thúc khai thác than (khu bãi thải dừng đổ thải) là: Cây Keo, cỏ Vetiver, Cốt khí, Cọc Rào, Sở, Đậu Dầu Các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than đề xuất sở định hướng không gian sử dụng đất vùng than lồng ghép bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan sử dụng kỹ thuật PSR phân tích cho khu chức Các nhóm giải pháp đề xuất gồm: Nhóm giải pháp chung, nhóm giải pháp cụ thể khu vực khai thác than, khu vực kết thúc khai thác than, khu vực chưa khai thác than khu vực chịu ảnh hưởng khai thác than thành phố Hạ Long Hạ Long xi ... thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất mơ hình phục hồi đất sau khai thác than giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất vùng than thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ... thác than đến sử dụng đất, môi trường cảnh quan thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Xác định khả sử dụng đất sau khai thác than đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than theo... Quảng Ninh; - Xác định khả sử dụng đất sau khai thác than đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than theo hướng cải tạo môi trường, cảnh quan cho thành phố du lịch Hạ Long, tỉnh

Ngày đăng: 04/11/2019, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan