NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019

45 224 10
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN  CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI  VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG  Ở HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới đề xướng, vận động các nước thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và kết quả đã thanh toán bệnh đậu mùa, giảm tỷ lệ mắc bệnh bại liệt tới 99%. Các bệnh khác như bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi đã giảm rõ rệt. Đầu thập kỷ 1990, tỷ lệ tiêm và uống các loại vaccine toàn cầu ổn định ở mức 80%. Tỷ lệ này còn khác biệt rất lớn giữa các quốc gia cũng như giữa các địa phương trong một quốc gia, đó là lý do WHO và các tổ chức trên thế giới đề ra và tích cực hưởng ứng, thực hiện chương trình TCMR. Tiêm vaccine phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em. Tiêm chủng đầy đủ (TCĐĐ) và đúng lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại những lợi ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc. Chương trình TCMR là một trong những chương trình y tế Quốc gia ưu tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và đã mang lại thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 8 bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra 10. Chương trình TCMR ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh có 6 loại vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt. Trong những năm qua, tỷ lệ TCĐĐ không ngừng nâng cao và duy trì trên 90% cho trẻ em dưới 1 tuổi đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ mắcchết các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em: thanh toán bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, khống chế bệnh sởi tiến tới loại trừ sởi vào năm 2010, giảm số mắcchết do bệnh bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, viêm gan B 10. Nam Giang là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, chủ yếu là người dân tộc CơTu sống bằng nghề nông. Công tác TCMR luôn đạt chỉ tiêu trên 96% trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc triển khai chương trình TCMR đã gặp phải những khó khăn và thách thức như: Nhiều nơi vẫn chưa đạt được số lượng tiêm phòng đầy đủ do ở miền núi, địa hình rừng núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; dân cư ở rải rác trong các cụm xóm, làng, khó tiếp cận; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế hoặc có thể là do trẻ không đủ điều kiện để tiêm, có thể do sự thiếu quan tâm của bố mẹ và cũng có thể là do các đơn vị thực hiện tiêm chủng chưa đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân. Do đó việc tìm hiểu về tình hình tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi của huyện Nam Giang là một yêu cầu rất cần thiết. Ở Việt Nam và tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, chưa thấy có nhiều nghiên cứu về thực trạng TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng lên vấn đề đó, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năm 2019”, nhằm hai mục tiêu sau đây: 1. Mô tả thực trạng TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năm 2019. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Các khái niệm chung Tiêm chủng là việc đưa vaccine vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật 13. Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam, mục tiêu nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong và di chứng của các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em: bệnh bại liệt, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh sởi, bệnh lao, bệnh uốn ván sơ sinh, Rubella, bệnh cúm, viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HiB 11. Vaccine là vật liệu chế từ các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên đặc hiệu của chúng để đưa vào cơ thể người gây miễn dịch chủ động cho cộng đồng phòng bệnh truyền nhiễm do chính các vi sinh vật tương ứng gây ra 13. Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (TCĐĐ) : Một trẻ dưới 1 tuổi được coi là TCĐĐ nếu trẻ được tiêm đầy đủ tất cả các liều theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y Tế 13. Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vaccine, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng 13. Tai biến nặng sau tiêm chủng là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong 13. Cơ sở tiêm chủng là cơ sở y tế đủ điều kiện và đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng. 1.1.2. Các hình thức tiêm chủng Tiêm chủng thường xuyên là một hình thái của tiêm chủng được tổ chức thường xuyên cố định vào các ngày 2530 hàng tháng tùy điều kiện từng địa phương. Chiến lược này chủ yếu ở thành phố, đồng bằng, nơi đông dân cư có nhiều điều kiện thuận lợi 11. Tiêm chủng định kỳ là hình thức tiêm chủng mang tính đối phó với các khó khăn của một số vùng khó khăn về giao thông, cơ sở y tế, điện… đặc biệt là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Hình thức này ngày càng được thay thế bằng hình thức tiêm chủng thường xuyên để nâng cao chất lượng của Chương trình TCMR 11. Tiêm chủng chiến dịch là hình thức tiêm chủng đồng loạt cho đối tượng lớn, trên phạm vi rộng trong một thời gian ngắn. Hình thức tiêm chủng này được áp dụng trong chiến dịch những ngày tiêm chủng toàn quốc để thanh toán bệnh bại liệt, chiến dịch tiêm nhắc mũi 2 vaccine Sởi cho trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi nhằm đạt mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2010 11. 1.2. Các vấn đề liên quan đến vấn đề TCMR 1.2.1. Lịch sử phát triển Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Đến năm 2010, đã có nhiều vaccine phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình bao gồm vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi, viêm màng não mủ do HiB 13, 14.  Giai đoạn thí điểm (1981 – 1984): Trong giai đoạn thí điểm Chương trình chủ yếu sử dụng hình thức tiêm chủng chiến dịch (tiêm chủng hàng loạt) trên một số địa bàn có nguy cơ cao. Hình thức tiêm chủng thường xuyên (tiêm chủng hàng tháng) bắt đầu được áp dụng ở một số địa bàn có điều kiện thuận lợi và từng bước được mở rộng. Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên, tỷ lệ tuyến huyện và xã triển khai còn rất thấp 13, 14.  Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985 1990): Năm 1986 đã có 100% số tỉnh và 60% số huyện trong cả nước triển khai lịch TCMR. Đến năm 1989, đã có 100% số huyện với trên 90% số xã triển khai Chương trình 13, 14. Kết thúc giai đoạn 1986 1990 đã có 4040 (100%) tỉnh, 530530 (100%) huyện triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên còn tới 3,6% số xã với gần 400 xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được công tác tiêm chủng 13, 14.  Giai đoạn xoá xã trắng về tiêm chủng mở rộng (1991 1995): Mặc dù số xã trắng chưa triển khai TCMR trong năm 1990 chỉ chiếm khoảng 3,6% tổng số xã trong cả nước song đây lại là những xã ở vùng sâu, vùng xa, núi non hiểm trở,… Việc xoá các xã trắng về tiêm chủng là một mục tiêu cấp bách song hết sức khó khăn. Tuy nhiên đến năm 1995 ngành y tế đã hoàn toàn xóa bỏ được các xã trắng về tiêm chủng, đánh dấu mốc quan trọng trong công tác TCMR về thực hiện tiêm chủng ở 100% xã phường trên toàn quốc 13, 14.  Giai đoạn nâng cao tỷ lệ tiêm chủng và mở rộng vaccine mới trong TCMR (1995 hiện nay): Năm 1997, bốn vaccine mới tiếp tục được đưa vào triển khai miễn phí trong Chương trình TCMR của Việt Nam là vaccine viêm gan B, vaccine viêm não Nhật Bản B, vaccine thương hàn, tả. Đánh dấu 10 loại vaccine được triển khai trong TCMR 13, 14. Đến năm 2003, vaccine viêm gan B được triển khai trên cả nước, năm 2014 vaccine Viêm não Nhật Bản B đã được triển khai trên 100% số huyện trong cả nước. Vaccine tả, thương hàn được triển khai ở các vùng nguy cơ mắc bệnh cao. Từ tháng 62010, vaccine HiB phòng bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HiB trong thành phần vaccine phối hợp DPTVGBHiB (Quinvaxem) được triển khai trên toàn quốc, đây là vaccine thứ 11 được đưa vào TCMR ở Việt Nam. Vaccine phòng bệnh Rubella là vaccine thứ 12 được triển khai rất thành công trong Chương trình TCMR của Việt Nam trong năm 20142015 13, 14. Trong năm 2018 2019, Bộ Y Tế đã có những thay đổi trong việc tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ, đó là: + Thay thế vaccine Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vaccine ComBe Five (Ấn Độ) trong Chương trình TCMR. Đây là loại vaccine phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn HiB 13, 14. + Triển khai vaccine bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV). Vaccine bại liệt tiêm IPV được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Loại vaccine này đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng 13, 14. 1.2.2. Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia của Bộ Y Tế Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi Độ tuổi Loại vaccine Số liều PƯSTC (thường ít xảy ra) 24 giờ sau sinh Viêm gan siêu vi B 1 mũi + 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B. Đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc Sau sinh (càng sớm càng tốt) Lao BCG 1 mũi duy nhất (0.1ml) Sưng nơi tiêm, nổi hạch 02 tháng tuổi Bạch hầu Uốn ván Ho gà (DTaP) Bại liệt (IPV) Mũi 1 Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ C), quấy khóc, sưng nhẹ nơi tiêm, tiêu chảy. Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB) Mũi 1 Viêm gan siêu vi B Lần 1 Rota virus vaccine Lần 1 Rotarix: 2 liều, trước 6 tháng. Rotateq: 5 liều, trước 8 tháng. Khó thở, thở khò khè, nổi mề đay, tiêu chảy. Vaccine PCV 13 Phế cầu Peumococcal Conjugate (nếu có) Lần 1 Đau, đỏ tại vị trí tiêm. Một số trường hợp có thể bị sốt, buồn ngủ, đau nhức bắp thịt, tiêu chảy. 03 tháng tuổi Bạch hầu Uốn ván Ho gà lần (DTaP) Bại liệt lần (IPV) Mũi 2 Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB) Mũi 2 Viêm gan siêu vi B Lần 2 Rota virus vaccine Lần 2 Phế cầu PCV (nếu có) Lần 2 04 tháng tuổi Bạch hầu Uốn ván Ho gà (DTaP) Bại liệt (IPV) Mũi 3 Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB) Mũi 3 Viêm gan siêu vi B Lần 3 Rota virus vaccine (nếu là Rotateq) Lần 3 Phế cầu PCV (nếu có) Lần 3 > 06 tháng tuổi Vaccine cúm Trẻ 6 tháng

Ngày đăng: 02/11/2019, 20:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  •  Tăng độ bao phủ của Chương trình:

  • Chương trình TCMR bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm 80. Số địa bàn được bao phủ dịch vụ TCMR tăng dần hàng năm ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã trên phạm vi toàn quốc.

  •  Đạt và duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt:

  •  Đạt và duy trì thành quả loại trừ Uốn ván sơ sinh:

  •  Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi:

  •  Giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em dưới 5 tuổi:

  •  Giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan