Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự

19 909 2
Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy  định của Bộ Luật dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự Lê Hương Trà Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Phùng Trung Tập

Quyền hiến bộ phận thể của nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự Lê Hương Trà Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Phùng Trung Tập Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Khái quát chung về quyền hiến bộ phận thể nhân (BPCTCN) ở một số nước trên thế giới, khái niệm quyền hiến BPCTCN và tiến trình phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hiến bộ phận thể của nhân. Trình bày các yếu tố của quyền hiến BPCTCN gồm: chủ thể của quan hệ hiến và đối tượng của quan hệ hiến. Nội dung quan hệ hiến BPCTCN: quyền của bên hiến BPCTCN và điều kiện hiến; quyền của bên nhận BPCTCN và điều kiện nhận; hình thức, thủ tục tiến hành hiến; điều kiện đối với sở y tế, ghép mô, bộ phận thể người; các hành vi nghiêm cấm; trách nhiệm pháp lý và xử phạt vi phạm. Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền BPCTCN. Nêu những vấn đề bất cập của pháp luật liên quan đến quyền hiến BPCTCN hiện nay. Đề xuất hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về hiến BPCTCN Keywords: Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam; Quyền hiến bộ phận thể Content Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Theo xu huớng phát triển của thế giới, các nước liên kết với nhau trên tất cả các lĩnh vực để phát triển đất nước ngày một hoàn thiện hơn. Hội nhập kinh tế, quốc tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu nhất là vấn đề gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã giúp cho tất cả các nước khác nhau trên thế giới điều kiện tăng trưởng và phát triển. Sự liên kết đã tạo nên sự bền vững trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội về văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, pháp luật, công nghệ sinh học, khoa học ngành y…Khoa học ngành y đã thực sự phát triển mạnh mẽ trong việc tìm tòi khám phá ra các phương pháp chữa bệnh mới trên thể con người, cứu sống rất nhiều bệnh nhân với chất lượng cuộc sống rất tốt. Để các phương pháp chữa bệnh mới được thực hiện một cách hiệu quả trong cuộc sống cần quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Vì vậy, đa số các nước phát triển trên thế giới đã ban hành pháp luật để điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực khoa học ngành y, quy chế pháp lý càng chặt chẽ, hoàn chỉnh, đúng đắn, kịp thời sẽ tạo nguồn lực quan trọng, góp phần định hướng phát triển cho một công nghệ y sinh học của các nước trên thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện mình về kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa, y tế . để đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn nhân loại. Sau thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường vì vậy điều kiện kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của mỗi một người dân về điều kiện sống, nhu cầu của người dân ngày càng tăng, quyền của mỗi một nhân cần được pháp luật bảo hộ càng cao, các quan niệm về chính trị, đạo đức, xã hội, công nghệ…của người dân cũng nhiều thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Công nghệ sinh học ở Việt Nam cũng đang từng bước bắt kịp với thế giới, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng tự hào, đặc biệt là kỹ thuật y học. Trong đó, việc cho-nhận, cấy ghép các bộ phận thể là một trong những thành tựu xứng đáng được tự hào, rất nhiều cuộc phẫu thuật cấy, ghép bộ phận thể người đã được thực hiện rất thành công. Theo điều tra xã hội học cho thấy số người bị bệnh gan, tim, thận, phổi…cần phải thực hiện phẫu thuật cấy, ghép ở Việt Nam lên tới con số hàng trăm, hàng nghìn. Đây là nhu cầu rất khẩn thiết của những con người đang bị bệnh tật dày vò. Tìm kiếm bộ phận thể để cấy, ghép cũng là một điều rất khó khăn vì ngoài vấn đề hiến bộ phận thể người của nhân được đặt ra để cứu giúp những người trong thời kỳ bệnh tật rất quan trọng. Đồng hành với sự phát triển kỹ thuật y học hiện đại, quy chế pháp lý để kiểm soát nó cùng các hoạt động trực tiếp liên quan cũng dần được xây dựng và đang từng bước cố gắng hoàn thiện của Việt Nam cũng càng ngày càng phát triển. Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam quy định về lĩnh vực này trong Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989 với quy định cho và ghép các bộ phận thể người (Điều 30) đã cho phép các sở y tế thể một căn cứ pháp lý để thực hiện chức phận thầy thuốc cứu người của mình. Cho đến nay BLDS 2005 (Điều 33) đã chính thức ghi nhận quyền năng của các chủ thể trong vấn đề này với tư cách là quyền nhân thân không thể phủ nhận. Đây là sở pháp lý mang tính tiền đề cho việc xây dựng và phát triển hoàn thiện quy chế pháp lý về cho, lấy, cấy, ghép bộ phận thể người trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời tạo hội phát triển mới của y học Việt Nam. Quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ mang tính nguyên tắc và những quy định này đã được cụ thể hóa trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và hiến, lấy xác năm 2006 nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc áp dụng những kỹ thuật y học tiến bộ này trong đời sống xã hội. Pháp luật quy định chặt chẽ vấn đề này vừa phù hợp với đạo đức, truyền thống, văn hóa, vừa đảm bảo quyền của nhân được Nhà nước bảo hộ. Quyền hiến bộ phận thể nguời của nhânquyền nhân thân thể hiện sự tự định đoạt của họ đối với các bộ phận trên thể mình. Việc hiến bộ phận thể người được thực hiện một cách đúng đắn sẽ ý nghĩa tiến bộnhân đạo sâu sắc, góp phần vào sự phát triển của y học và khoa học vì con người. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này là rất quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi một nhân trong xã hội, đảm bảo các điều luật được ban hành trong Bộ luật dân sự được thực thi hiệu quả cao. Tôi đã chọn đề tài “Quyền hiến bộ phận thể của nhân theo Bộ luật dân sự 2005” để nghiên cứu, tìm hiểu giúp bạn đọc thể hiểu hơn về quyền được hiến bộ phận thể của mỗi một nhân trong xã hội, thực trạng hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người ở Việt Nam cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam trong hoạt động hiến, lấy, ghép bộ phận thể người. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể đã được thực hiện thành công ở nhiều nước trên thế giới từ rất lâu, đến nay đã rất phổ biến, đây là phương pháp điều trị mang lại cuộc sống cho rất nhiều người bệnh nên ý nghĩa nhân đạo rất sâu sắc. ở Việt Nam, nhu cầu được ghép là rất lớn và ngày càng gia tăng, tuy nhiên nguồn cung cấp bộ phận thể người để đáp ứng nhu cầu được ghép lại rất khan hiếm khiến nhiều người bệnh phải ra nước ngoài để ghép trong khi chi phí cho một cuộc phẫu thuật ở nước ngoài lại rất cao. Kỹ thuật y khoa, trình độ y bác sỹ của Việt Nam đã phát triển đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật cấy ghép bộ phận thể người nhưng tại sao người bệnh vẫn phải ra nước ngoài để ghép, tại sao dân số Việt Nam rất đông mà bộ phận thể người để cứu sống bệnh nhân lại rất khan hiếm? Vì vậy, mục đích nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu về các yếu tố của quyền hiến bộ phận thể của nhân, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, pháp luật chuyên ngành quy định như thế nào về vấn đề này? thực trạng hiến bộ phận thể của nhân được thực hiện tại Việt Nam ra sao? So với một số nước trên thế giới việc hiến bộ phận thể của nhân phát triển không? thua kém hay tụt hậu gì so với các nước trong khu vực và trên thế giới không? qua đó đề ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật để đạt hiệu quả cao mà không vi phạm đạo đức, phong tục tập quán của người Việt Nam và đề xuất những quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển của y học Việt Nam. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Quyền hiến bộ phận thể của nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2005” là: - Quy định của một số nước trên thế giới về quyền hiến bộ phận thể; - Tiến trình phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hiến bộ phận thể; - Các yếu tố của quyền hiến bộ phận thể của nhân; - Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền hiến bộ phận thể; - Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền hiến bộ phận thể. Hiến, lấy, ghép bộ phận thể là một lĩnh vực rất rộng vừa liên quan đến y học vừa liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên trong Luận văn này chỉ nghiên cứu đến khía cạnh pháp lý về quyền hiến bộ phận thể của nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam từ trước cho đến nay. Để các quy định về hiến bộ phận thể được thực thi hiệu quả trong thực tế Luận văn đã nghiên cứu, phân tích những hạn chế của các quy định pháp luật và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền hiến bộ phận thể của nhân. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiến bộ phận thể là một việc làm nhân đạo đã cứu sống rất nhiều người bệnh. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động hiến bộ phận thể, pháp luật của một số nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã quy định vấn đề này thành Luật riêng và quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành như Pháp, Hoa kỳ, Nhật, Singapore, Trung Quốc Do đó đã rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều cuộc hội thảo thảo luận về vấn đề này. Hiến bộ phận thể là vấn đề bức thiết để chữa bệnh cho bệnh nhân thoát khỏi hiểm nghèo, tuy nhiên ở Việt Nam đây là vấn đề mới tính nhạy cảm cao liên quan đến phong tục tập quán của người á Đông nên các đề tài nghiên cứu, các bài viết về vấn đề này còn rất ít. Trong ngành y học đã nhiều công trình nghiên cứu cấp nhà nước về vấn đề ghép mô, thận, tạng .thực nghiệm cho những người bị bệnh mạn tính ở giai đoạn cuối như đề tài : Nghiên cứu một số vấn đề về ghép gan để tiến hành ghép gan trên người tại Việt Nam, đề tài cấp nhà nước của Học Viện Quân Y năm 2005 hay bài giảng tại Học viện Quân Y của Đỗ Tất Cường và Cộng sự : Ghép tạng, ghép thận và hồi sức điều trị sau ghép năm 2002. Về lĩnh vực pháp luật, hiến bộ phận thể tuy là vấn đề cấp thiết nhưng nó mới được quy định mang tính nguyên tắc trong Bộ luật dân sự 2005 và được cụ thể hóa trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và hiến, lấy xác năm 2006 nên rất ít người nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng một số bài viết đề cập về vấn đề này như: - Luận văn thạc sỹ: Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của nhân theo quy định trong Bộ luật dân sự 2005 của Lê Thị Hoa, tháng 12/2006; - Bài viết của Tiến sỹ Phùng Trung Tập về quyền hiến bộ phận thể hoặc hiến xác sau khi chết đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 5 tháng 3/2005; - Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Du trường Đại học Luật Hà Nội về quyền hiến bộ phận thể theo quy định của Bộ luật dân sự, 2005 tháng 5/ 2006; - Khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Thu Trang trường Đại học Luật Hà Nội về Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và hiến lấy xác một số vấn đề lý luận và thực tiễn, năm 2008; - Bài viết của Nguyễn Mạnh Cường về Một số suy nghĩ khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và hiến, lấy xác được Quốc Hội thông qua trên Thông tin phổ biến giáo dục pháp luật về y tế số 04 tháng 12/2006; Ngoài ra còn cuộc tọa đàm về Pháp lệnh hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và khám nghiệm tử thi do Nhà pháp luật Việt pháp tổ chức năm 2004. Các bài báo, tạp chí, tọa đàm và khóa luận tốt nghiệp đã đề cập về vấn đề này nhưng vào các thời điểm khác nhau trong khi tình hình thực tiễn và pháp luật nhiều thay đổi mang tính chất bước ngoặt nên chưa toàn diện và chưa đầy đủ về mặt pháp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra, hơn nữa các bài viết trên không đi sâu phân tích quyền hiến bộ phận thể của nhân mà chỉ phân tích vấn đề này một cách tổng quát. Là điều luật mới trong bộ luật dân sự nhưng nó đã đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội cũng chính vì vậy tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để quá trình thực hiện điều luật được hoàn thiện hơn, đưa ra một số giải pháp giải quyết sự tồn tại của pháp luật trong việc quy định về quyền hiến bộ phận thể của nhân 5. Phương pháp nghiên cứu Để để tài đạt hiệu quả cao trong thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp truyền thống như : + Phương pháp duy vật biện chứng + Phương pháp lịch sử + Phương pháp so sánh + Phương pháp phân tích tài liệu + Phương pháp tổng hợp, đánh giá + Phương pháp quy nạp + Phương pháp diễn dịch 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về quyền hiến bộ phận thể của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam tác giả đã đánh giá được thực trạng của Pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Dựa trên sự đánh giá đó tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về quyền hiến bộ phận thể của nhân, đảm bảo các quy định của pháp luật được thực thi một cách hiệu quả trong thực tế. Khi pháp luật về hiến bộ phận thể người được hoàn thiện và thống nhất như thế sẽ nhiều nguồn hiến bộ phận thể cứu sống được nhiều người bệnh, giải quyết được tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp bộ phận thể người ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của Luận văn. Luận văn 112 trang, bao gồm 3 chương Chương 1, 27 trang, gồm 3 mục Chương 2, 46 trang, gồm 3 mục Chương 3, 31 trang, gồm 2 mục Chương 1: Tác giả viết khái quát chung về quyền hiến bộ phận thể của nhân bao gồm 3 mục trong đó: * Mục 1: Tác giả viết về quyền hiến bộ phận thể của nhân ở một số nước trên thế giới. Để tạo sở pháp lý cho hoạt động hiến, lấy, ghép bộ phận thể người một số nước trên thế giới đã đạo luật điều chỉnh quan hệ trong việc hiến, ghép bộ phận thể người. * Mục 2: Tác giả viết về khái niệm quyền hiến bộ phận thể của nhân Tiểu mục 1: Tác giả đi sâu tìm hiểu khái niệm bộ phận thể người, bộ phận thể tái sinh và bộ phận thể không tái sinh, mô, hiến bộ phận thể người, quyền hiến hộ phận thể người, quyền nhân thân. - Theo quy định tại Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người thì “Hiến bộ phận thể người” là việc nhân tự nguyện hiến bộ phận thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. - Theo quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì “quyền hiến bộ phận thể người” là quyền nhân thân của nhân, gắn liền với mỗi nhân nên không thể chuyển giao cho người khác. - Quyền nhân thân là quyền dân sự của một chủ thể, quyền nhân thân của con người là một quyền tự nhiên, tuyệt đối, không thể chuyển giao, nó từ khi con người sinh ra và gắn liền với người đó cho tới khi chết đi, mọi người đều nghĩa vụ phải tôn trọng quyền nhân thân của người khác. Tiểu mục 2: Tác giả nghiên cứu về nguyên tắc thực hiện quyền hiến bộ phận thể của nhân. - Nguyên tắc tự nguyện đối với người hiến, người được ghép. - Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. - Nguyên tắc không nhằm mục đích thương mại. - Nguyên tắc giữ bí mật thông tin liên quan đến người hiến, người được ghép. * Mục 3: Tiến trình phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hiến bộ phận thể của nhân. Hiến, cấy, ghép mô, Bộ phận thể đã được pháp luật quy định lần đầu tiên vào năm 1989 trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, sau đó là Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng năm 1991 đến Bộ luật dân sự năm 1995. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật thời kỳ này đã không quy định rõ trình tự, thủ tục hiến bộ phận thể cũng như quyền lợi mà người hiến được hưởng hay trách nhiệm pháp lý của những người hiến hay sử dụng bộ phận thể không vì mục đích y tế thì như thế nào? Việc quy định như trên vẫn còn chung chung chưa gắn liền với thực tiễn nên việc áp dụng quy định của pháp luật để thực hiện trên thực tế là rất khó, chưa tạo được hành lang pháp lý cho những người thầy thuốc tiến hành thực hiện lấy, ghép mô, bộ phận thể người. Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định: “Cá nhân quyền hiến bộ phận thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiếnsử dụng bộ phận thể được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Với tư cách là Luật chung, Bộ luật dân sự 2005 đã ghi nhận quyền hiến bộ phận thể của nhân, đây là quy định mới mang tính nguyên tắc, tuy nhiên Bộ luật đã tạo được hành lang pháp lý thúc đẩy ngành ghép tạng Việt Nam, tạo tiền đề cho Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể được ban hành quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn về quyền hiến bộ phận thể của nhân. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và hiến, lấy xác 2006 được ban hành đã xây dựng riêng Chương II để quy định về hiến, lấy mô, bộ phận thể ở người sống, trong đó quy định rất cụ thể về các thủ tục, điều kiện, hiến bộ phận thể ở người sống. Ngoài những quy định đối với người hiến bộ phận thể Luật còn các quy định liên quan đến người nhận bộ phận thể. Đây là một đạo luật quan trọng, mang tính nhân đạo sâu sắc nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc chữa bệnh cứu người, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đồng thời cụ thể hóa các quyền nhân thân đã được Bộ luật dân sự 2005 quy định trong việc hiến bộ phận thể người, tạo sở pháp lý cho việc tiến hành lấy, ghép mô, Bộ phận thể. Chương 2 : tác giả nghiên cứu, phân tích về các yếu tố của quyền hiến bộ phận thể của nhân bao gồm 3 mục trong đó: * Mục 1 : Chủ thể của quan hệ hiến bộ phận thể bao gồm bên hiến và bên nhận bộ phận thể Tiểu mục 1: Tác giả viết về bên hiến bộ phận thể: Người hiến bộ phận thể phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, năng lực hành vi dân sự đầy đủ, quyền hiến mô, bộ phận thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác vì mục đích nhân đạo, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Quy định về chủ thể hiến mô, bộ phận thể người cũng được áp dụng đối với nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nhân là người nước ngoài liên quan đến hiến mô, bộ phận thể người. Pháp luật không quy định độ tuổi tối đa của người hiến bộ phận thể nhưng trong y học quá trình khám chữa bệnh đã cho kết quả rằng nên hạn chế người hiến bộ phận thể là người cao tuổi do tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi đa số không đáp ứng đủ các yêu cầu chuyên môn trong ngành y như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người nhận bộ phận thể. Pháp luật của Việt Nam cũng như đa số các nước đều quy định người hiến phải là người đã thành niên. Người đã thành niên năng lực hành vi dân sự đầy đủ thể điều khiển hành vi của mình do đó khi hiến bộ phận thể của mình thể hiện được sự tự nguyện xuất phát từ mong muốn của họ muốn cứu sống những người đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc vì mục đích khoa học hay vì sự phát triển của ngành y tế. Tiểu mục 2: Bên nhận bộ phận thể người: Pháp luật không quy định điều kiện về độ tuổi và năng lực hành vi dân sự đối với người nhận bộ phận thể. - Người nhận bộ phận thể nhân: Đối với nhân việc nhận bộ phận thể phải xác định mục đích rõ ràng là để chữa bệnh cho mình, chỉ khi bản thân bị bệnh, cần bộ phận thể để cấy ghép cứu sống mình thì nhân mới được pháp luật cho phép nhận bộ phận thể. Luật nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận thể của người khác vì mục đích thương mại. Đối với nhân nhận bộ phận thể người là người mất khả năng tư duy hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự vào thời điểm được cấy ghép các bộ phận thể do người hiến thông qua biện pháp y học thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý, trong trường hợp nguy đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì phải quyết định của những người đứng đầu sở y tế. - Người nhận bộ phận thể người để chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học: Để phục vụ cho mục đích giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học thì các quan giảng dạy, các sở nghiên cứu khoa học cũng được pháp luật cho phép nhận bộ phận thể để phục vụ cho mục đích của mình, để được nhận bộ phận thể các quan nghiên cứu, giảng dạy phải tuân theo các quy định của pháp luật, phải đáp ứng đủ điều kiện pháp luật đã đề ra. * Mục 2: Đối tượng của quan hệ hiến bộ phận thể Trong quyền hiến bộ phận thể của nhân thì đối tượng của quyền hiến bộ phận thể là các bộ phận trên thể của người quyền hiến bộ phận thể đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận thể của con người đều là đối tượng của quyền hiến bộ phận thể. Chỉ những bộ phận thể khi được hoặc bị lấy ra khỏi thể của người hiến trước hết sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người đó; bộ phận đó thể được lấy ra khỏi thể người hiến mà không đe dọa sự sinh tồn của họ do các đặc tính sinh học của bộ phận đó đối với thể sống của con người; bộ phận thể thể tái sinh theo thời gian, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người hiến như một phần lá gan hoặc một số mô da hoặc cơ. Nếu nhìn nhận dưới góc độ khác, ta sẽ thấy các bộ phận thể là đối tượng của quyền hiến này sẽ bao gồm hai loại sau: Các bộ phận thể lành lặn, khỏe mạnh, bình thường sẽ được dùng vào mục đích chữa bệnh cho người khác, và thể là dùng để nghiên cứu khoa học. Các bộ phận thể đã bị bệnh, hoặc bị khuyết tật bẩm sinh do khiếm khuyết về mặt di truyền hoặc là do ảnh hưởng bởi môi trường và các điều kiện ngoại cảnh nói chung chỉ thể được dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học. * Mục 3: Nội dung quan hệ hiến bộ phận thể bao gồm các quy định về : - Quyền của bên hiến bộ phận thể người và điều kiện hiến bộ phận thể người Người hiến bộ phận thể được quyền chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến mô, bộ phận thể người, được ưu tiên ghép mô, bộ phận thể người khi mắc bệnh cần phải ghép theo chỉ định của bác sỹ và chỉ được khám chữa bệnh không phải trả viện phí tại các sở y tế của nhà nước đối với các bệnh liên quan trực tiếp tới việc hiến bộ phận thể. Việc hiến bộ phận thể liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, tâm linh, phong tục tập quán…nên pháp luật rất tôn trọng quyết định của người hiến, người hiến thể quyết định hiến hay không hiến bộ phận thể của mình kể cả khi họ đã thể hiện sự tự nguyện hiến bộ phận thể của mình bằng đơn xin hiến bộ phận thể đến khi họ không muốn họ cũng quyền thay đổi bằng việc hủy bỏ đơn, không ai quyền ép buộc hay ngăn cản sự thay đổi của họ, pháp luật tôn trọng sự bất khả xâm phạm về thân thể của con người. - Quyền của bên nhận bộ phận thể và điều kiện nhận bộ phận thể người: Theo quy định của pháp luật Việt Nam nhân quyền nhận bộ phận thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Quy định trên của pháp luật Việt Nam là vì sức khỏe của người dân, pháp luật quy định như vậy là để đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của người dân. Đối với sở y tế, quan nghiên cứu khoa học các quan này cũng quyền nhận bộ phận thể người với điều kiện để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học hoặc để chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận và kinh doanh thương mại. Đối với sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận thể người phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về đội ngũ cán bộ; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ; sở vật chất; phải đơn vị ghép thực nghiệm, đơn vị lọc máu, phòng xét nghiệm, trang thiết bị, dụng cụ y tế, đủ chủng loại và số lượng thuốc cần thiết. - Hình thức, thủ tục hiến bộ phận thể của nhân: Hiến bộ phận thể của nhân phải được lập thành văn bản, đây là điều kiện bắt buộc giữa các bên, sở y tế là quan quyền nhận đơn đăng ký hiến phải tư vấn và tiến hành thủ tục cho người hiến viết vào mẫu đơn thể hiện sự tự nguyện hiến bộ phận thể của nhân. Đơn đăng ký hiến là căn cứ xác định ý chí của người hiến hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc, lừa dối hay dụ dỗ, và cũng là căn cứ để các quan thẩm quyền tiến hành lấy mô, bộ phận thể người theo đơn đã đăng ký. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh chị em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu sự đồng ý của người đó. Để thực hiện quyền hiến bộ phận thể, đầu tiên, nhân phải làm thủ tục đăng ký hiến bộ phận thể, sau đó, họ được tư vấn, thăm khám, chăm sóc; sau khi đánh giá họ đủ các điều kiện sẽ được người thẩm quyền của sở y tế được cấp phép tiến hành lấy bộ phận thể ra khỏi thể, chăm sóc tái hồi phục sau khi lấy bộ phận thể. nhân cũng quyền thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến bộ phận thể - Điều kiện đối với sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận thể người. - Các hành vi bị nghiêm cấm: Pháp luật quy định rất cụ thể các hành vi các chủ thể không được làm khi thực hiện hoạt động hiến, lấy, ghép bộ phận thể như: ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận thể người hoặc lấy mô, bộ phận thể của người không tự nguyện hiến; Mua, bán mô, bộ phận thể người; mua, bán xác; Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận thể người vì mục đích thương mại; Lấy mô, bộ phận thể ở người sống dưới mười tám tuổi; Ghép mô, bộ phận thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới họ trong phạm vi ba đời; Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận thể người vì mục đích thương mại; Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não. - Trách nhiệm pháp lý và xử lý vi phạm: Bộ Luật dân sự Việt Nam đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những hành vi gây thiệt hại về sức khỏe Để bồi thường thiệt hại về sức khỏe những chi phí hợp lý được đền bù bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe và các chức năng bị mất, bị giảm sút, chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại, thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất và tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Về trách nhiệm hình sự thì Bộ luật hình sự năm 1999 không qui định hành vi mua, bán bộ phận người sống là tội phạm (chỉ điều 246 qui định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt). Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hành vi mua, bán bộ phận thể người chưa thể thực hiện được. Chương 3: Tác giả đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền hiến bộ phận thể và hướng hoàn thiện những quy định về quyền hiến bộ phận thể của nhân * Mục 1: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền hiến bộ phận thể của nhân - Tác giả viết về tình hình ghép bộ phận thể người và nhu cầu ghép bộ phận thể người ở Việt Nam: . góp phần v o sự phát triển của y học v khoa học v con người. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật v v n đề này là rất quan trọng để đảm bảo quyền v lợi. v hiến, lấy xác năm 2006 nên có rất ít người nghiên cứu, tìm hiểu v v n đề này. Tuy nhiên, cũng có một số bài viết đề cập v v n đề này như: - Luận v n

Ngày đăng: 11/09/2013, 13:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan