Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam

7 819 3
Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại  theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam Phạm Tuấn Anh Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Bùi Đăng Hiếu Năm bảo vệ: 2008

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam Phạm Tuấn Anh Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Bùi Đăng Hiếu Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Trình bày lý luận chung về thừa kế và việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Nghiên cứu việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại theo quy định của Bộ luật dân sự qua việc tìm hiểu các vấn đề như: chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản, thời điểm phát sinh và phạm vi thực hiện nghĩa vụ, các loại nghĩa vụ tài sản của người chết để lại và thứ tự thanh toán nghĩa vụ tài sản. Trình bày thực trạng giải quyết tranh chấp, những vướng mắc và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: kiến nghị sửa đổi Điều 637 BLDS 2005, Điều 683 BLDS 2005 Keywords: Di chúc; Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam; Tài sản Content MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài So với các chế định khác của dân luật, thừa kế là một chế định có lịch sử phát triển khá lâu dài và là một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật dân sự. Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, thừa kế luôn nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà làm luật cũng như giới nghiên cứu khoa học pháp lý. Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn, chế định thừa kế đã phần nào phản ánh được những đặc trưng về điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội và nền tảng văn hoá truyền thống. Từ đó, góp phần điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc gia nhập WTO thể hiện sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì cơ hội làm giàu cho bản thân và đất nước sẽ rộng mở cho tất cả mọi người. Vì vậy, một kết quả dễ dự đoán đósự xuất hiện ngày càng đa dạng, phức tạp những quan hệ tài sản, trong đó, thừa kế cũng không phải là ngoại lệ. Thực tiễn xét xử tranh chấp thừa kế trong những năm vừa qua đã phần nào phản ánh sự phức tạp này. Để đáp ứng được sự thay đổi và đảm bảo được quyền thừa kế của cá nhân cũng như những chủ thể có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan thì những vấn đề của thừa kế cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu và những nhà lập pháp. Yêu cầu cơ bản đối với chế định thừa kế đó là trả lời và giải quyết hai câu hỏi lớn: Tài sản của người chết để lại sẽ thuộc về ai, theo trình tự nào? và những nghĩa vụ tài sản của họ để lại sẽ chấm dứt hay do ai tiếp tục thực hiện? Đây là hai mặt của một vấn đề. Hiện tại, những công trình, đề tài nghiên cứu và cả những quy định của pháp mới chủ yếu tập trung trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Do đó, nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc chuyển giao nghĩa vụ tài sản của người chết cho những chủ thể khác, trên cơ sở phân tích luật thực địnhthực tiễn giải quyết tranh chấp cũng như vướng mắc và từ đó đề ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Từ lý do này, tác giả chọn đề tài “Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam”. II. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện tại, những công trình, đề tài nghiên cứu mới chủ yếu tập trung trả lời cho câu hỏi tài sản của người chết để lại thuộc về ai và theo trình tự nào, rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Những công trình nghiên cứu một cách tổng quát về thừa kế có: “Tìm hiểu pháp lệnh thừa kế” của Luật Lê Quế, năm 1994; Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học về Thừa kế trong luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện – Khoa Luật Đại học Cần Thơ, Nhà xuất bản trẻ. “Thừa kế - Quy định của pháp luậtthực tiễn áp dụng” của Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nghiên cứu những vấn đề cụ thể về thừa kế có: Sách chuyên khảo “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay” của Tiến sĩ Phùng Trung Tập - Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp; Luật án tiến sĩ “Di sản thừa kế” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Huệ - Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ “Điều kiện có hiệu lực của di chúc” của học viên Nguyễn Hồng Nam – Cao học khoá 8 Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội . Ngoài ra còn có một số bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí chuyên nghành và các khoá luận tốt nghiệp của các sịnh viên luật. III. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc chuyển giao nghĩa vụ tài sản của người chết, trên cơ sở phân tích tính kế thừa qua các giai đoạn lịch sử, phân tích luật thực định và đánh giá tực tiễn giải quyết tranh chấp từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. IV. Nhiệm vụ của luận văn + Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc chuyển giao nghĩa vụ tài sản của người chết + Đánh giá một cách có hệ thống sự kế thừa của pháp luật qua các giai đoạn lịch sử + Phân tích những quy định của luật hiện hành cùng với việc nêu thực tiễn giải quyết tranh chấp + Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật V. Phạm vi nghiên cứu Thừa kế là một vấn đề lớn và khá phức tạp. Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ đề cập đến một mặt trong một vấn đề rộng lớn đó. Luận văn đi vào phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của thừa kế và việc chuyển giao nghĩa vụ tài sản của người chết. Kết hợp với việc phân tích các quy định của luật hiện hành cùng với việc đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật. VI. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin cùng những thành tựu của khoa học pháp lý. Tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh, tổng kết thực tiễn . để lý giải những vấn đề đặt ra. VII. Những đóng góp và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài + Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thừa kế và việc chuyển giao nghĩa vụ + Phân tích và làm rõ tính kế thừa của pháp luật qua các giai đoạn + Phân tích để làm rõ những quy định của luật hiện hành cùng với việc nêu thực tiễn giải quyết các tranh chấp và những vướng mắc từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. + Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy cũng như những người hoạt động thực tiễn. VIII. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn được bố cục làm ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về thừa kế và việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại Chương 2: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của Bộ luật Dân sự Chương 3: Thực trạng giải quyết tranh chấp, những vướng mắc trong thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật References I. Văn kiện của Đảng 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. II. Văn bản pháp luật Việt Nam 2. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931. 3. Bộ luật Dân sự Pháp. 4. Bộ luật Dân sự Trung kỳ. 5. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005. 6. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. 7. Luật Phá sản năm 2004. 8. Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990. 9. Sắc lệnh 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 10. Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 11. Thông tư 594/NCPL ngày 27/8/1968 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn. đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế. 12. Thông tư 81/TATC của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế. III. Giáo trình, sách tham khảo 13. Ph.Ăngghen (1961), Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Mạnh Bách (1996), Tìm hiểu luật dân sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 16. Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 19. Đại học Quốc gia Hà Nội – Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2001), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 21. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 22. Trần Thị Huệ (1999), Xác định di sản và việc thanh toán, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam, Luận án Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội 23. Lê Thị Sơn chủ biên (2005), Những giá trị của Bộ luật Hồng Đức, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 24. TS. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 25. Ngô Văn Thâu – Nguyễn Hữu Đắc (1996), Các thuật ngữ cơ bản trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 27. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 28. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 29. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 30. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Hà Nội. 31. TS. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Quy định của pháp luậtthực tiễn áp dụng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Viện Ngôn ngữ học (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 33. Nguyễn Thị Vĩnh (1996), Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luận án Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội IV. Bài viết trên báo, tạp chí 34. Trần Thị Huệ (2002), “Một số vấn đề xác định di sản thừa kế”, Tạp chí Luật học (3), tr. 29- 33. 35. Trần Thị Huệ (2003), “Bàn về việc xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật”, Tạp chí Luật học (21), tr. 21-24. 36. Trần Thị Huệ (1994), “Về Điều 21 Pháp lệnh Thừa kế và Điều 590 Dự thảo Bộ luật Dân sự Việt Nam ”, Tạp chí Luật học (21), tr. 3-4. 37. Trần Thị Huệ (2005), “Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong Bộ luật Dân sự Việt Nam ”, Tạp chí Luật học (2), tr. 12-16. 38. Lê Minh Hùng (2004), “Thời hiệu khởi kiện thừa kế - Những bất cập và hướng hoàn thiện” Tạp chí nghiên cứu lập pháp (9), tr. 40-51. 39. Nguyễn Văn Mạnh (2006) “Những vướng mắc khi áp dụng chế định thừa kế”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (4), tr. 1-5. 40. Nguyễn Văn Mạnh (2002) “Hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (3,4), tr. 11-16. 41. Phùng Trung Tập (2001), “Di sản dùng vào việc thờ cúng trong mối liên hệ với di sản thừa kế”, Tạp chí Luật học (1), tr. 47-51. 42. Nguyễn Minh Tuấn (2003), “Bàn về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế”, Tạp chí Luật học (4), tr. 2-7. 43. TS. Phạm Văn Tuyết (2003), “Hoàn thiện quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Luật học (11), tr. 76-82. 44. TS. Phạm Văn Tuyết (2002), “Bàn về khái niệm thừa kế”, Tạp chí Luật học (06), tr. 45-47. . những v n đề đặt ra. VII. Những đóng góp v ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài + Luận v n đã làm sáng tỏ những v n đề lý luận cơ bản v thừa kế v việc. dân sự qua việc tìm hiểu các v n đề như: chủ thể thực hiện nghĩa v tài sản, thời điểm phát sinh v phạm vi thực hiện nghĩa v , các loại nghĩa v tài sản

Ngày đăng: 11/09/2013, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan