Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

8 1.8K 6
Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ  tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia  đình Việt Nam năm 2000

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 Nguyễn Thanh Mai Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cừ

sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 Nguyễn Thanh Mai Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cừ Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Khái quát chung về quan hệ tài sản của vợ chồng; Nghiên cứu sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam năm 2000. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong giai đoạn hiện nay Keywords: Luật dân sự; Hôn nhân gia đình; Tài sản; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Khi hai người nam nữ quyết định kết hôn với nhau, tức là họ đã lựa chọn cho mình một con đường mới với rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ quyền lợi, trong đó quyền lợi nghĩa vụ về tài sản. Quan hệ hôn nhân là một quan hệ đặc thù, theo đó, quan hệ về tài sản giữa vợ chồng cũng là một loại quan hệ đặc biệt. Chính vì vậy, pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng đã giành được nhiều sự quan tâm không ngừng được hoàn thiện qua các thời kỳ. Luật HN&GĐ năm 2000 đã thực hiện vai trò điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, trong đó quan hệ tài sản của vợ chồng được gần 10 năm. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, mối quan hệ trong gia đình vì thế cũng gặp những thuận lợi thách thức. Cùng với sự phát triển của xã hội, Luật HN&GĐ năm 2000 các văn bản hướng dẫn thi hành cũng bộc lộ những điểm hạn chế cần giải quyết. 2 Việc hiểu rõ hơn những sở luận thực tiễn cho sự ra đời những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề mang tính khách quan, cấp thiết nhằm tìm ra những căn nguyên để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng. Qua đó, góp phần tích cực hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc bền vững. Do đó, tác giả đã chọn đề tài "Cơ sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000" làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, việc xác định sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều công trình, bài viết. Ví dụ: sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Văn Cừ về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam” được Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2008; hoặc Luận văn thạc sĩ năm 2002 của tác giả Nguyễn Hồng Hải về “Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề luận thực tiễn”; hoặc Đề tài khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 về “Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”. Tuy nhiên, các tác giả này chỉ đề cập tới việc xác định sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng như một phần của một vấn đề khác hoặc là chỉ đề cập tới một phần của nó (và thường được đề cập khi gắn nó với chế độ tài sản của vợ chồng). Luận văn tập trung nghiên cứu một cách hệ thống các sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, vì vậy, nó không bị trùng lắp với bất kỳ một đề tài nào trước đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu những khái niệm liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng, đặc điểm quan hệ tài sản vợ chồng cũng như lịch sử phát triển quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng để tìm ra sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, trên sở đó, nhận thức rõ hiệu quả, tác dụng cũng như những điểm hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, qua đó góp phần tích cực trong việc xây dựng phát triển gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định. Trên sở mục đích đó, Luận văn được thực hiện với nhiệm vụ: 3 - Nghiên cứu khái niệm quan hệ tài sản của vợ chồng, đặc điểm quan hệ tài sản của vợ chồng, ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng; - lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như nội dung quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000; - Phân tích sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000; - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong giai đoạn hiện nay trên các sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Quan hệ tài sản của vợ chồng thể hiểu với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng (nghĩa hẹp) hoặc với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ cấp dưỡng quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng (nghĩa rộng). Vì quan hệ tài sản của vợ chồng theo nghĩa rộng sẽ không chỉ bao hàm quan hệ sở hữu giữa vợ chồng mà còn những quan hệ khác liên quan đến tài sản vợ chồng như quan hệ thừa kế, cấp dưỡng, nên quan hệ tài sản hiểu theo nghĩa này sẽ bao trùm lên các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng, vì vậy, nó sẽ mang tính khái quát, hệ thống nhất. Do đó, Luận văn sẽ phân tích trong phạm vi sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ cấp dưỡng quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng một số phương pháp luận như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử. Đồng thời, vận dụng các tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐCS Việt Nam Chính phủ Việt Nam về xây dựng phát triển gia đình. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, phân tích khách quan cũng như tham khảo, vận dụng thực tế, dự đoán làm nổi bật những nội dung liên quan đến đề tài. 5. Những điểm mới của Luận văn 4 - Hệ thống hóa khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng; - Xây dựng một cách tổng thể những sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam; - Dựa trên những sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng để đưa ra hướng giải quyết triệt để, toàn diện, đồng bộ tích cực nhất quan hệ tài sản của vợ chồng, đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng, qua đó bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của vợ, chồng, của nhà nước xã hội, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. 6. Kết cấu Luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành ba chương, cụ thể: Chương 1. Khái quát chung về quan hệ tài sản của vợ chồng Chương 2. Nghiên cứu sở luận thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong giai đoạn hiện nay Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, gia đình, bạn bè nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, với khả năng còn hạn chế, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy người đọc. References 1. Bộ luật Dân sự giản yếu Nam kỳ năm 1883 2. Bộ luật Dân sự Sài Gòn (Bộ Dân luật) năm 1972 3. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931 4. Bộ luật Dân sự năm 2005 5. Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 9/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 5 6. Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 7. Nguyễn Văn Cừ (2003), Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam năm 2000¸Tạp chí Nhà nước Pháp luật số 5/2003 8. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp 9. Đoàn Thị Phương Diệp, Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam Luật Dân sự Pháp 10. Lê Thu Hà (2002), Những vướng mắc phát sinh từ các hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân Gia đình, Tạp chí Nhà nước Pháp luật số 7/2002 11. Nguyễn Hồng Hải (2003), Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 5/2003 12. Nguyễn Hồng Hải, Một vài ý kiến về khái niệm bản chất pháp của hôn nhân, Tạp chí Luật học số 3/2002 13. Nguyễn Hồng Hải (2009), Quyền con người về hôn nhân gia đình trong pháp luật Việt Nam hiện hành, Chuyên đề hội thảo khoa học quốc tế 14. Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề luận thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học 15. Nguyễn Hồng Hải, Xác lập quyền sở hữu đối với thu nhập của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, Tạp chí Luật học số 2/2003 16. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) 17. Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam 18. Bùi Minh Hồng (2004), Về quy định ghi tên của vợ chồng trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 1/2004 19. Lan Hương, Xuất hiện nhiều hình thái gia đình mới, Dân trí điện tử 20. Ngô Thị Hường (2006), Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân Gia đình - Vấn đề luận thực tiễn, Luận án Tiến 6 21. Ngô Thị Hường (2003), Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn, Tạp chí Luật học số 3/2003 22. Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, Giáo trình luật Hôn nhân gia đình Việt Nam 23. Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình luận chung về nhà nước pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 24. Nguyễn Phương Lan, Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức, Tạp chí Luật học số 3/2003 25. Luật Doanh nghiệp 26. Luật Kinh doanh bảo hiểm 27. Luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam các năm 1959, 1986 2000 28. Chu Xuân Minh (2004), Phạm vi hiệu lực của Luật Hôn nhân Gia đình theo thời gian 29. Trần Quang Minh (2009), Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay của vợ chồng, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm 30. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân Gia đình 31. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/3/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới 32. Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 33. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 34. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 35. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 36. Phạm Linh Nhâm, Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2008 7 37. Nguyễn Văn Phương, Sổ tiết kiệm: Tài sản chung hay riêng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 1 năm 2002 38. Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chiến lược gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 39. Hạnh Quỳnh, Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong sở hữu: Phần lớn vợ không tên trong “Sổ đỏ”, Báo Điện tử giadinh.net.vn ngày 15/10/2008 40. Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 về tạm thời sử dụng một số luật lệ cũ 41. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ chế định trong dân luật 42. Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, Tạp chí Cộng sản số 4 năm 2009 43. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTTL-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 44. Tòa Dân sự, Tòa án nhân dân tối cao (2010), Tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2009 45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Giải quyết vấn đề hôn nhân thực tế theo Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Đề tài khoa học cấp trường, Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Hội thảo khoa học cấp Khoa, Một số vấn đề luận thực tiễn về Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân 49. Nguyễn Quang Tuyến, Tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác cấp, đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên một người sang ghi tên vợ chồng, website thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày 20/5/2010 50. Viện Khoa học pháp (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 8

Ngày đăng: 10/09/2013, 11:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan