Khóa luận tốt nghiệp ĐH. Nghiên cứu tổng hợp xúc tác NiO gama Al2O3 định hướng ứng dụng cho phản ứng Oxy hóa Para Xylen.

65 344 0
Khóa luận tốt nghiệp ĐH. Nghiên cứu tổng hợp xúc tác NiO gama Al2O3 định hướng ứng dụng cho phản ứng Oxy hóa Para Xylen.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu tổng hợp xúc tác NiO gama Al2O3 định hướng ứng dụng cho phản ứng oxy hóa Para Xylen.Trong bài báo cáo Khóa Luận này. Mình sử dụng các phương pháp phân tích BET, TGADTA, SEM, XRD để phân tích các đặc trưng tính chất của xúc tác NiOgama Al2O3, gama Al2O3 và Boehmite. Mọi người có thể tải xuống và tham khảo cách phân tích của mình.Bonus thêm là bài của mình đc 9.310 điểm nhé :))) các bạn cứ thoải mái tham khảo :)))

LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu tại phòng thí nghiệm khoa Công nghệ Hóa – Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, cùng với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người em đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp của mình Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Hóa đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để em tiến hành nghiên cứu tại trường Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo TS Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Người đã luôn chu đáo, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận Cuối cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè người thân trong gia đình luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập Trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường, dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy cô cùng sự giúp đỡ của mọi người, em đã cố gắng nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nghiên cứu này Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên bản khóa luận của em không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 2 DANH MỤC HÌNH 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BET: Brunauer – Emnet – Teller (tên riêng) BJH: Barrett – Joyer – Halenda (tên riêng) SEM: Phương pháp hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy) XRD: Phương pháp phổ nhiễu xạ Rơnghen (X-Ray diffration) DTA: Phương pháp phân tích nhiệt visai (Differential Thermal Analysis) TGA: Phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (Thermal gravimetric analysis) MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Nhôm và các hợp chất của nhôm đã được phát hiện từ rất lâu và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ đời sống con người Trong số các hợp chất đó, nhôm oxit hoạt tính với nhiều ưu điểm như bề mặt riêng lớn, hoạt tính cao, bền cơ, bền nhiệt,… đã được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp Hơn 90% sản lượng alumina (được gọi là alumina luyện kim) được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình điện phân để sản xuất nhôm kim loại, 10% còn lại được sử dụng trong công nghiệp hoá chất và các ngành công nghiệp khác như các ngành thủy tinh, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, gốm kĩ thuật − nhu cầu nhôm oxit kĩ thuật vào khoảng 15.000 đến 20.000 tấn/năm Đặc biệt, trong công nghiệp chế biến dầu khí nhôm oxit không những làm chất xúc tác để năng cao số lượng chất lượng sản phẩm, góp phần làm tăng hiệu quả của các quá trình mà còn làm chất mang cho các chất xúc tác của các quá trình khác Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất ở Việt Nam có sử dụng nhôm oxit làm chất mang, chất xúc tác đều phải nhập ngoại Trong khi đó nước ta có nguồn nguyên liệu nhôm (quặng Bauxite) với trữ lượng lớn, tương đối phổ biến (trữ lượng Bauxite được đánh giá khoảng 2,4 tỷ tấn) 4 Mặt khác, trong thời gian sắp tới nhu cầu nhôm oxit hoạt tính trong các nhà máy sản xuất và chế biến, đặc biệt trong nhà máy lọc dầu là rất lớn Vì vậy, việc nghiên cứu công nghệ điều chế nhôm oxit hoạt tính từ nhôm hydroxyt có chất lượng cao là việc làm rất cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế Hiện nay, ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản về điều chế nhôm oxit bằng phương pháp kết tủa ở quy mô phòng thí nghiệm Ngoài nhóm nghiên cứu của Phòng Thí Nghiệm Trọng Điểm Công Nghiệp Lọc Hóa Dầu Tuy nhiên, để có thể tiến tới việc triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp, còn cần phải hoàn thiện quy trình công nghệ tổng hợp nhôm oxit ở quy mô lớn hơn, đồng thời phải nghiên cứu hoàn thiện công đoạn tạo hạt 2 Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về vật liệu nhôm oxit và các phương pháp tổng hợp; nghiên cứu định hướng ứng dụng của xúc tác NiO/γ-Al2O3 đối với phản ứng oxy hóa p-xylen; - Nghiên cứu quy trình tổng hợp γ-Al2O3; - Phân tích các đặc trưng hóa lý của γ-Al2O3 tổng hợp được; - Nghiên cứu quy trình tổng hợp NiO/γ-Al2O3; - Đánh giá các đặc trưng tính chất hoá lý của NiO/γ-Al2O3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÔM OXIT 1.1.1 Định nghĩa và sự hình thành nhôm oxit Nhôm oxit là một hợp chất hóa học của nhôm và oxy với công thức hóa học Al2O3 Nó còn được biết đến với tên gọi Alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu Nhôm ôxit là chất rắn, màu trắng, không tan và không tác dụng với nước Nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (trên 2000 0C), có hệ số giãn nở nhiệt 0.063 K-1 5 Trong vỏ quả đất, Al2O3 tồn tại dưới dạng tinh thể Al2O3 khan hoặc quặng nhôm oxit không nguyên chất Tinh thể Nhôm oxit trong suốt không màu hoặc có màu, một phần dùng làm đồ nữ trang, một phần dùng chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác, như chân kính đồng hồ, máy phát laze Nhôm oxit lẫn tạp chất có độ rắn cao, được dùng làm vật liệu mài (đá mài, bột giấy ráp, bột đánh bóng ) Trong công nghiệp, nhôm oxit hoạt tính được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong công nghiệp dầu khí: chất hấp phụ trong quá trình chế biến khí thiên nhiên, chất mang xúc tác hoặc xúc tác trong quá trình chế biến các phân đoạn dầu mỏ và xúc tác cho phản ứng chuyển hoá hydrocacbon Diện tích bề mặt riêng, phân bố lỗ xốp và độ axit là các yếu tố quan trọng của nhôm oxit khi ứng dụng trong công nghiệp dầu khí Hình 1.1: Nhôm oxit thô 1.1.2 Phân loại nhôm oxit 1.1.2.1 Phân loại dựa vào nhiệt độ chuyển hóa từ nhôm hydroxit Nhôm oxit được phân loại dựa vào nhiệt độ chuyển hoá từ hydroxit và được chia thành: + Nhôm oxit được tạo thành ở nhiệt độ thấp (Al2O3.nH2O) 0 < n < 0,6; chúng được tạo thành ở nhiệt độ không vượt quá 6000ºC và được gọi là nhóm Gama Nhôm oxit, gồm có: χ, η và γ-Al2O3 + Nhôm oxit tạo thành ở nhiệt độ cao từ 900 đến 1000 ºC được gọi là nhóm delta nhôm oxit (δAl2O3), gồm κ, θ và δ Al2O3 6 1.1.2.2 Phân loại theo cấu trúc + Nhóm α: Có cấu trúc mạng lưới bát diện bó chặt, nhóm này duy nhất chỉ có α- Al2O3 + Nhóm β: Có cấu trúc mạng lưới bó chặt luân phiên, nhóm này có βAl2O3, trong đó gồm oxit kim loại kiềm, kiềm thổ và sản phẩm phân huỷ Gibbsit có cùng họ cấu trúc χ và κ- Al2O3 + Nhóm γ: Với cấu trúc mạng khối bó chặt, trong đó bao gồm sản phẩm phân huỷ nhôm hydroxit dạng Bayerit, Nordstrandit, và Boehmite Nhóm này bao gồm η, γ-Al2O3 được tạo thành ở nhiệt độ thấp và δ, θ-Al2O3 tạo thành ở nhiệt độ cao Nhìn chung, trong các quá trình xúc tác và hấp phụ người ta thường sử dụng nhôm γ-Al2O3, trong khuôn khổ của đồ án này tập trung nghiên cứu nhôm γ-Al2O3 (phân loại theo cấu trúc) và nhóm các nhôm oxit tạo thành ở nhiệt độ thấp  η- Al2O3 Khối lượng riêng của η- Al2O3: 2,50÷3,60 g/cm3 η- Al2O3 được tạo thành khi nung Bayerit ở nhiệt độ lớn hơn 230 oC, cấu trúc của η- Al2O3 gần giống như cấu trúc của γ- Al2O3 và được ổn định bằng một số ít nước tinh thể Tuy nhiên lượng nước dư trong η-Al2O3 nhỏ hơn trong γ- Al2O3 Khi nung lượng nước dư trong η- Al2O3 tồn tại đến 900oC η-Al2O3 và γ-Al2O3 khác nhau về kích thước lỗ xốp, bề mặt riêng, tính axit Mặc dù chúng có số tâm axit như nhau, nhưng lực axit ở η-Al2O3 lớn hơn η- Al2O3 kết tinh trong khối lập phương, mạng tinh thể thuộc dạng spinel Trong cấu trúc tinh thể của η-Al2O3 ion nhôm Al3+ phân bố chủ yếu trong khối tứ diện, đối với γ-Al2O3 phần lớn Al3+ ở khối bát diện η-Al2O3 khác với 7 γ- Al2O3 ở mức độ cấu trúc trật tự hơn và cấu trúc oxy bó chặt hơn Trong khoảng nhiệt độ 800- 850oC, η-Al2O3 chuyển hoá thành θ-Al2O3  χ-Al2O3 Khối lượng riêng của χ-Al2O3: 3,00 g/cm3 χ-Al2O3 tạo thành trong quá trình nung Gibbsit trong không khí hoặc nitơ ở nhiệt độ 230 - 300oC Có ý kiến cho rằng χ-Al2O3 là trạng thái trung gian của quá trình kết tinh γ-Al2O3, χ-Al2O3 kết tinh trong hệ lục diện, ô mạng cơ sở là giả lập phương Nguyên tử nhôm nằm trong bát diện được bó chặt bằng các nguyên tử ôxy Khi nung tới nhiệt độ 800 - 1000 oC, χ-Al2O3 biến đổi thành κ-Al2O3  γ-Al2O3 Khối lượng riêng của γ-Al2O3: 3,2 ÷ 3,77 g/cm3 Khối lượng riêng của γ-Al2O3 bằng 72% của α- Al2O3 Dạng γ-Al2O3 không tìm thấy trong tự nhiên mà nó được tạo thành khi nung Gibbsit, Bayerit, Nordstrandit và Bemit ở nhiệt độ khoảng 400 ÷ 600oC hay trong quá trình phân huỷ muối nhôm từ 900 ÷ 950oC Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng γ-Al2O3 chứa một lượng nhỏ nước trong cấu trúc ngay cả khi chúng được nung lâu ở nhiệt độ xấp xỉ 1000 oC Khi nung ở 1000oC trong 12 giờ thấy lượng nước tinh thể còn lại khoảng 0,2% Có thể chuyển hoá một phần hoặc hoàn toàn γ-Al2O3 thành α-Al2O3 không cần nung nóng mà chỉ cần tác động bằng sóng va chạm có áp suất và thời gian tác động khác nhau Nguyên nhân làm chuyển pha ở đây là tăng nội năng và thay đổi cấu trúc không gian hoàn thiện của mạng tinh thể γ-Al2O3 Trên bề mặt của γ-Al2O3 còn tồn tại hai loại tâm axit, đó là tâm axit Lewis và tâm Bronsted Tâm axit Lewis có khả năng tiếp nhận điện tử từ phân tử chất hấp phụ, còn tâm axit Bronsted có khả năng nhường proton cho phân tử chất hấp phụ 8 Tính axit của γ-Al2O3 liên quan với sự có mặt của các lỗ trống trên bề mặt của nó với số cấu trúc khác nhau trong cấu trúc của spinel Tính bazơ do ion nhôm trong lỗ trống mang điện tích dương không bão hoà quyết định Qua nghiên cứu sơ đồ phân huỷ nhiệt ta thấy có sự chuyển pha γ-Al2O3 sang các dạng nhôm oxit khác do đó trong quá trình điều chế cần có chế độ nhiệt độ thích hợp để thu được γ- Al2O3 có hàm lượng tinh thể cao 1.1.3 Cấu trúc của nhôm oxit Cấu trúc của nhôm ôxit được xây dựng từ các đơn lớp của các quả cầu bị bó chặt Lớp này có dạng tâm đối mà ở đó mọi ion O 2- được định vị ở vị trí 1 như hình Lớp tiếp theo được phân bố trên lớp thứ nhất, ở đó tất cả những quả cầu thứ hai nằm ở vị trí lõm sâu của lớp thứ nhất như hình vẽ (vị trí 2) Lớp thứ 3 có thể được phân bố ở vị trí như lớp thứ nhất, và tiếp tục như vậy thứ tự phân bố của kiểu cấu trúc này là : 1,2; 1,2 …hoặc được phân bố trên những hố sâu khác của lớp thứ nhất vị trí 3, còn lớp thứ 4 lại được phân bố như vị trí 1, thứ tự phân bố của cấu trúc này : 1,2,3; 1,2,3… Hình 1.2: Cấu trúc khối của nhôm oxit Vị trí của các ion Al3+: 9 Các cation Al3+ nhất thiết được phân bố trong không gian giữa các lớp bó chặt anion Lỗ hổng duy nhất mà ion Al3+ có thể phân bố là ở giữa 2 lớp Khả năng, các ion Al3+ nằm ở vị trí trên lỗ hổng tứ diện hoặc nằm ở vị trí tâm bát diện Xét lớp oxy thứ hai của oxit trong vị trí 2 phân bố trên Al 3+ Nếu tiếp tục sắp xếp bằng phương pháp này : O2-, Al3+, O2-,và Al3+ trong sự bó chặt lục giác như trường hợp thì thấy rằng có bao nhiêu vị trí dành cho cation thì có bấy nhiêu vị trí dành cho O2- ở lớp anion Sự bố trí này không thoả mãn tính trung hoà điện tích Để thoả mãn độ trung hoà điện tích thì cần thiết trống 1 trong 3 vị trí của cation Al3+ O2- Hình 1.3: Vị trí của ion Al3+ trong cấu trúc bó chặt anion Ở trường hợp khi có mặt Hydro (H) trong η và γ-Al2O3 các ion nhôm nằm trong khối tứ diện còn proton không nằm trong lỗ trống tứ diện mà nằm trên bề mặt trong dạng nhóm OH Suy diễn ra rằng một trong 8 ion O 2- nằm trên bề mặt trong dạng OH - Điều đó có nghĩa tinh thể bé và phần lớn các nhóm OH- nằm trên bề mặt Giả thiết này phù hợp với kết quả thực nghiệm 10 Như vậy, kết quả XRD cho thấy mẫu tổng hợp được chỉ chứa NiO và γAl2O3 không có một pha lạ nào khác Điều đó đã chứng tỏ điều chế được NiO/γ-Al2O3 là tinh khiết 3.2.2 Kết quả phân tích hiển vi điện tử quét (SEM) Để biết được hình thái bề mặt sản phẩm, cần phải phân tích hiển vi điện tử quét Kết quả thu được như hình 3.15 51 Hình 3.15 Hình thái của hạt NiO/γ-Al2O3 Thông qua kết quả chụp SEM (hình 3.15) ta thấy hạt NiO/γ-Al2O3 có hình phiến và có kích thước gần như tương tự với hình dạng và kích thước của mẫu γ-Al2O3 khi chưa được tẩm Ni(NO3)2, sấy và nung Ảnh chụp SEM cho cấu trúc bề mặt bằng phẳng và khá đồng nhất, đã phân rõ thành phần cấp hạt Các hạt NiO/γ-Al2O3 có kích thước bề mặt dao động từ 13μm đến 26μm và có độ dày trong khoảng 3μm đến 5μm 3.2.3 Kết quả phân tích bằng phương pháp BET 3.2.3.1 Diện tích bề mặt riêng Hình 3.16: Diện tích bề mặt NiO/γ-Al2O3 Theo kết quả phân tích bằng phương pháp BET (hình 3.16) cho thấy NiO/γ-Al2O3 có diện tích bề mặt riêng đạt 105,442 m2/g So sánh với hình 3.6 có thể thấy rằng, sau khi mang oxit kim loại là NiO thì diện tích bề mặt riêng của γ-Al2O3 đã giảm từ 174,924 m2/g xuống 105,442m2g Điều này xảy ra là không thể tránh khỏi do NiO đã che phủ bề mặt hoặc có thể làm bít các mao quản của γ-Al2O3 52 3.2.3.2 Kích thước mao quản Hình 3.17: Kích thước mao quảnNiO/γ-Al2O3 Kết quả phân tích cho thấy, kích thước trung bình đường kính mao quản hấp phụ là 8,156 nm, với mao quản nhả hấp phụ là 8,318 3.2.3.3 Thể tích mao quản Hình 3.18: Thể tích mao quản NiO/γ-Al2O3 Kết quả phân tích cho thấy, thể tích mao quản khi hấp phụ là 0,215 cm3/g, và thể tích mao quản nhả hấp phụ là 0,219 cm3/g 53 3.2.3.4 Đường đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ Hình 3.19: Đường đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ Đường đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ N 2 trên NiO/γ-Al2O3 mà đã chế tạo được dẫn ra ở hình 3.19 Từ giản đồ cho thấy đồ thị biểu diễn đường đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ có xuất hiện vòng trễ, điều này chứng tỏ NiO/γ-Al2O3 vẫn duy trì cấu trúc mao quản trung bình 54 3.2.3.5 Phân bố đường kính mao quản Hình 3.20: Biểu đồ phân bố đường kính mao quản Trên hình 3.20 ta thấy đường phân bố kích thước đường kính mao quản hấp phụ của γ-Al2O3 hẹp và có cường độ lớn chứng tỏ NiO/γ-Al2O3 có hệ thống mao quản đồng đều với kích thước tập trung ở 7 nm So sánh với kích thước mao quản của mẫu γ-Al2O3 thì kích thước đường kính của mao quản của mẫu NiO/γ-Al2O3 lớn hơn Điều này có thể là kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ khi nung mẫu để chuyển Ni(NO3)2/γ-Al2O3 thành NiO/γ-Al2O3 55 KẾT LUẬN Trong khuôn khổ đề tài khóa luận này, em đã nghiên cứu quá trình tổng hợp xúc tác NiO/γ-Al2O3 trong phòng thí nghiệm Đề tài đã thu được kết quả sau: 1 Đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp γ-Al2O3và đưa ra các điều kiện tổng hợp thích hợp : - pH = 8 – 9 - Nhiệt độ phản ứng axit hóa : 800C - Thời gian già hóa : 2h - Nhiệt độ sấy: 100ºC - Thời gian sấy: 24h - Nhiệt độ nung: 550ºC - Thời gian nung: 5h 2 Đã nghiên cứu quá trình tổng hợp NiO/γ-Al2O3 với kết quả: - Pha tẩm γ-Al2O3 bằng Ni(NO3)2 với nồng độ 25% khối lượng - Nhiệt độ sấy: 100ºC - Thời gian sấy: 24h - Nhiệt độ nung: 750ºC - Thời gian nung: 5h 3 Đã tiến hành phân tích đặc trưng các tính chất hóa lý và phân tích xác định hình thái, cấu trúc và tính chất của xúc tác của các mẫu γ-Al2O3, NiO/γAl2O3 được tổng hợp từ Al(OH)3 ở điều kiện tối ưu trên - Diện tích bề mặt riêng của γ-Al2O3 là 174.9237 m2/g - Diện tích bề mặt riêng của NiO/γ-Al2O3 là 105,442 m2/g 56 - Kích thước bề mặt Al2O3 trong khoảng 14,5μm đến 26μm và có độ dày từ 2,7μm đến 5μm - Kích thước bề mặt của NiO/γ-Al2O3 trong khoảng từ 3μm đến 5μm Kết quả này nhìn chung tốt hơn nhiều so với các kết quả đã được báo cáo đối với các mẫu xác tác đối chứng và hoàn toàn thỏa mãn làm chất xúc tác 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đặng Thị Thùy, Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu quy trình tổng hợp Al2O3 bằng phương pháp kết tủa ở quy mô phòng thí nghiệm” Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng 2 ThS Nguyễn Thị Diệu Hằng, “Giáo Trình Kĩ Thuật Xúc Tác” Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng 3 TS Vũ Thị Thu Hà và cộng sự, Đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Cộng hòa Pháp, Nghiên cứu công nghệ chế tạo chất xúc tác CoMo/Al2O3 có hoạt tính và độ bền cơ học cao cho quá trình chuyển hóa khí CO với hơi nước nhằm thay thế chất xúc tác nhập ngoại, 2006-2007 4 Nguyễn Hữu Trịnh, Luận án Tiến sĩ Hoá học “Nghiên cứu điều chế các dạng nhôm hydroxit, nhôm oxit và ứng dụng trong công nghiệp lọc hoá dầu” Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2002 5 Nguyễn Hữu Trịnh “Nghiên cứu tính chất hoá lý của γ-Al2O3 và ηAl2O3" Tạp chí hoá học và ứng dụng số 3, 2002 6 Đỗ Thanh Hải, Luận văn thạc sĩ khoa học “Nghiên cứu và điều chế một số chất hấp phụ từ các hợp chất của nhôm và nghiên cứu các chất kết dính tạo viên” Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2002 7 ThS Lê Thị Như Ý, “Công nghệ chế biến khí” Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng 8 PGS.TS Phạm Thế Trinh, Nghiên cứu công nghệ tổng hợp DIMETYL ETE (DME) trên xúc tác dị thể ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu sạch Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 9 Đỗ Thanh Hải, Vũ Thị Thu Hà, Đinh Thị Ngọ, Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến quá trình tổng hợp nhôm oxit mao quản trung bình có 58 trật tự bằng phương pháp sol-gel có sử dụng chất định hướng cấu trúc, Tạp chí Hóa học ứng dụng 10 Vũ Thị Thu Hà, Bùi Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Trang, Lê Thái Sơn, Đỗ Thanh Hải, Tổng hợp xúc tác Co-Mo/Al 2O3 cho phản ứng Hydro khử lưu huỳnh Tuyển tập báo cáo Hội Nghị Khoa học và Công nghệ: Viện Dầu khí Việt Nam năm 30 Phát triển và Hội nhập, Quyển 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 5/2008 11 Từ Văn Mặc, “Phân tích hoá lý- phương pháp phổ nghiệm nghiên cứu cấu trúc phân tử” NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2003 12 Nguyễn Huy Phiêu, Lê Thìn: Nghiên cứu điều chế nhôm hydroxit hoạt tính từ dung dịch Aluminat Tân Bình” Tuyển tập báo cáo hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ 3, tập 2, Hà Nội – Việt Nam, tr 593 – 596 13 Tạ Quang Minh và cộng sự, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Công nghiệp, Nghiên cứu công nghệ chế tạo chất hấp phụ trên cơ sở các hợp chất nhôm hydroxit và nhôm oxit ứng dụng trong các nhà máy chế biến khí và lọc hóa dầu Việt Nam, Mã số 4022/QĐ-BCN, 2007 14 Hoàng Đông Nam, “ Giáo Trình các phương pháp phân tích nhiệt”, Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Hóa Kĩ Thuật 15 www.wiki.enciclopedia.com/spectrography 16 www.ecoworld.com/chromatography 17 www.congnghedaukhi.com 18 http://www.vinachem.com.vn 59 ... thời phải nghiên cứu hồn thiện cơng đoạn tạo hạt Nội dung nghiên cứu - Tổng quan vật liệu nhôm oxit phương pháp tổng hợp; nghiên cứu định hướng ứng dụng xúc tác NiO/ γ -Al2O3 phản ứng oxy hóa p-xylen;... lượng xúc tác gam Thành phần hỗn hợp phản ứng phân tích sắc ký khí HP 6890 1.4 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA XÚC TÁC NIO/ Y-AL 2O3 TRONG PHẢN ỨNG OXY HĨA P-XYLEN Hiện nay, có hai hướng việc nghiên cứu xúc. .. nhà nghiên cứu việc ứng dụng loại xúc tác dị thể hóa xúc tác phức đồng thể lên bề mặt chất mang mao quản trung bình ứng dụng làm xúc tác phản ứng oxy hóa p-xylene tạo acid terephthalic Oxy hóa

Ngày đăng: 06/09/2019, 23:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

    • 1.1. Giới thiệu chung về nhôm oxit

      • 1.1.1. Định nghĩa và sự hình thành nhôm oxit

        • Hình 1.1: Nhôm oxit thô.

        • 1.1.2. Phân loại nhôm oxit

          • 1.1.2.1. Phân loại dựa vào nhiệt độ chuyển hóa từ nhôm hydroxit

          • 1.1.2.2. Phân loại theo cấu trúc

          • 1.1.3. Cấu trúc của nhôm oxit

            • Hình 1.2: Cấu trúc khối của nhôm oxit

            • Hình 1.3: Vị trí của ion Al3+ trong cấu trúc bó chặt anion

            • 1.1.4. Bề mặt riêng của nhôm oxit

            • 1.1.5. Tính axit của nhôm oxit

            • 1.1.6. Giới thiệu về -Al2O­3

            • 1.2. Các phương pháp tổng hợp nhôm oxit

              • 1.2.1. Tổng quan về phương pháp kết tủa

              • 1.2.2. Đặc điểm của phương pháp

              • 1.3. Tổng quan phương pháp tổng hợp NiO/y-Al2O3

              • 1.4. Định hướng ứng dụng của xúc tác NiO/Y-Al2O3 trong phản ứng oxy hóa P-Xylen

              • 1.5. Ứng dụng của Nhôm Oxit

                • 1.5.1. Ứng dụng của Gamma-nhôm oxit trong công nghệ lọc hoá dầu

                  • 1.5.1.1. Ứng dụng làm chất xúc tác

                    • a. Xúc tác cho quá trình Clause

                    • b. Xúc tác cho quá trình Reforming.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan