Hướng dẫn tổ chức "Tuần lễ toàn cầu hành động GD cho mọi người"

4 416 0
Hướng dẫn tổ chức "Tuần lễ toàn cầu hành động GD cho mọi người"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn tổ chức tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2009 Số tư liệu: 1236/BGDĐT-KHTC Ngày ban hành:27-02-2009 Tệp đính kèm: 1236-BGDDT-KHTC.zip Kính gửi: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố Trong khuôn khổ Chiến dịch Toàn cầu vì giáo dục, “Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người (GDCMN)” là một hoạt động thường niên được diễn ra vào tuần cuối tháng 4 trên phạm vi toàn cầu. Năm 2009 tại Việt Nam “Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN” với chủ đề: “Xoá mù chữ cho thanh niên và người lớn và học tập suốt đời” được UNESCO và UNICEF cùng với các tổ chức phi chính phủ phát độngtổ chức với hai hoạt động chính: - Tham gia cuộc thi viết: “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” - Tổ chức sự kiện “Ngày hội đọc” Để giúp các sở giáo dục và đào tạo tổ chức tốt “Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN”, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như sau: 1. Sở giáo dục và đào tạo chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN tại địa phương với các nội dung sau: - Mỗi sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo một trường điểm và mời các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh tới dự và đưa tin về “Ngày hội đọc” để tập trung tuyên truyền về tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết. - Chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, các trường bổ túc văn hoá trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hai hoạt động chính của “Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN”: tham gia cuộc thi viết: “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” và tổ chức sự kiện “Ngày hội đọc” theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Liên minh chiến dịch toàn cầu vì giáo dục tại Việt Nam (có văn bản kèm theo). 2. Để giúp các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả các hoạt động của tuần lễ đề nghị các sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn cụ thể là: 2.1. Đối với việc tham gia cuộc thi viết: “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” - Thực chất là phát động nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng tìm hiểu những tấm gương điển hình người thật, việc thật tại địa phương để viết thành những câu truyện nêu bật ý nghĩa của việc biết chữ. Từ đó phát hiện những điển hình tham gia học tập xoá mù chữ góp phần xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng và Chính phủ về tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết và học tập suốt đời của mọi công dân. - Những câu truyện trên có thể viết theo các thể loại như: tuỳ bút, tự truyện, thơ, kịch . có thể kèm theo ảnh và tranh vẽ minh hoạ. - Bài dự thi của cá nhân và tập thể xin trực tiếp gửi về địa chỉ: Thị Mỹ Dung, Văn phòng UNESCO Hà Nội, 23 Cao Bá Quát, Hà Nội, thời gian nhận bài từ ngày 5/3/2009 đến 1/4/2009. Các bài viết đạt giải sẽ được ban tổ chức công bố và trao giải ở sự kiện quốc gia “Ngày hội đọc” được tổ chức tại tỉnh Hoà Bình ngày 23/4/2009. 2.2. Đối với việc tổ chức sự kiện “Ngày hội đọc”: - Tổ chức sưu tầm nội dung cho “Quyển truyện lớn” bằng các hình thức như: sưu tầm hoặc viết những câu truyện, bài hát, bài thơ, tranh vẽ, hình ảnh vv . về tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết và công tác xoá mù chữ tại địa phương. Tại “Ngày hội đọc” các đại biểu có thể cùng nhau đọc và chia sẻ những câu truyện trong “Quyển truyện lớn” đã được biên tập hoặc xây dựng thành tiểu phẩm, tiết mục văn nghệ làm cho ngày hội đọc thêm phong phú và ý nghĩa (theo hướng dẫn đính kèm). - Về thời gian tổ chức: Các địa phương lựa chọn thời gian phù hợp để tổ chức “Ngày hội đọc” trong thời gian diễn ra tuần lễ (từ ngày 20-26/4/2009). - Địa điểm và đối tượng tham gia: Tuỳ điều kiện của từng địa phương có thể tổ chức ở trường học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng hoặc ở UBND xã, phường Song cần chú ý: ngoài học sinh và giáo viên, nhà trường cần mời đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các đoàn thể, các ngành có liên quan, đặc biệt là các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương tới dự để đưa tin về hoạt động này. Ngoài ra, thành viên trong cộng đồng cũng như học sinh và học viên là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn cũng được mời đến tham gia vào hoạt động này. - Hình thức tuyên truyền cho Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN bằng các hình thức panô, áp phích, băng rôn tại trường và các nơi cộng cộng khác. - Kinh phí chi cho các hoạt động của Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN được lấy từ ngân sách địa phương. Kết thúc Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN các sở giáo dục và đào tạo báo cáo kết quả thực hiện cùng với “Quyển truyện lớn” của sở gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Kế hoạch – Tài chính) số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội trước ngày 15/05/2009 để tập hợp thành “Quyển truyện lớn” của Việt Nam gửi Chiến dịch Toàn cầu vì giáo dục. Nơi nhận: - Như trên; - PTTg-BT Nguyễn Thiện Nhân (để b/c); - Các Thứ trưởng; - VP Bộ; Các Vụ; GDMN; GDTH; GDTrH; GDTX; CTHSSV; KHTC; HTQT (để phối hợp thực hiện); - Văn phòng UNESCO; UNICEF; - Các tổ chức Phi chính phủ: ActionAid; Oxfam Anh; Aide et Action; ChildFund; CRS; World Vision; UNCEV; - Lưu VT; KHTC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Nguyễn Vinh Hiển KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TUẦN LỄ HÀNH ĐỘNG GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI I- MỤC ĐÍCH: - Thực hiện công văn số 124/GD&ĐT-THCS ngày 27 tháng 3 của Phòng GD-Đt Hướng Hoá về việc “Tổ chức tuần lễ hành động giáo dục cho moi người” với chủ đề: “Xoá mù chữ cho thanh niên và người lớn và học tập suốt đời”. - Đây là một hoạt động mang tính tuyên truyền giáo dục cho tất cả mọi người hiểu được tầm quan trọng của sự học, thông qua đó để góp phần giảm thiểu tỷ lệ bỏ học đang có nguy cơ phát triển hiện nay tại đơn vị chúng ta. - Thông qua hoạt động này để nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng về tầm quan trọng của việc biết chữ và học tập suốt đời, giáo dục lý tưởng sống giàu tính nhân văn và cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ những ý kiến của bản thân về vấn đề: “Xoá mù chữ cho thanh niên và người lớn và học tập suốt đời”. - Tổ chức tham gia cuộc thi viết: “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” - Tổ chức sự kiện “Ngày hội đọc”. II- KẾ HOẠCH CỤ THỂ: - Tổ chức tham gia cuộc thi viết: “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” - Tổ chức sự kiện “Ngày hội đọc”. 1- Đối tượng dự thi: - Tất cả CBGV và học sinh trong toàn trường. 2- Nội dung, hình thức: 2.1- Đối với cuộc thi viết: “Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn” a- Nội dung: - Bài viết phản ánh những tấm gương điển hình người thật, việc thật, các hoạt động xoá mù chữ hay tránh tái mù chữ tại địa phương, những người đóng góp tích cực, thiết thực cho việc học tập tại cộng đồng. Những cá nhân là nhân vật được phản ánh trong bài viết không phân biệt tuổi tác, giới tính và nghề nghiệp. Bài viết được thể hiện quanh các chủ đề cụ thể sau: + Người lớn không biết chữ đã được hưởng lợi như thế nào từ các chương trình phổ cập giáo dục hoặc các chương trình xoá mù chữ tại địa phương. + Người lớn không biết chữ và những chí sẻ của họ về việc không biết chữ. + Các tấm gương vượt khó khăn học tập. + Trẻ em tự kể chuyện về cuộc sống khó khăn của mình như thế nào khi cha mẹ không biết chữ. + Các điển hình xoá đói giảm nghèo nhờ quá trình học tập. - Có thể sưu tầm những bài viết, những câu chuyện, bài hát, bài thơ, tranh vẽ về người thật, việc thật tại địa phương về tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết. b- Hình thức: - Bài viết có thể viết theo các thể loại như: Tuỳ bút, tự truyện, thơ, kịch…, có thể kèm theo ảnh và tranh minh hoạ. - Bài viết phải đánh máy vi tính và trình bày trên giấy A4 không quá 1000 từ, trên bài viết góc trái (nhìn đối diện) ghi rõ: Bài dự thi hưởng ứng “Tuần lễ giáo dục cho mọi người”, họ tên, lớp, Trường. c- Thời gian nộp bài: - Các GVCN thu bài và lựa chọn 05 bài đặc sắc nhất của lớp mình và nộp về tại đồng chí Định trước ngày 20 tháng 4 năm 2009. - Các tổ chuyên môn và tổ Văn phòng thu bài và chọn lựa 01 tác phẩm đặc sắc nhất nộp về tại đồng chí Xuân lúc 8 giờ 00 ngày 20 tháng 4 năm 2009. 2.2- Đối với việc tổ chức “Ngày hội đọc”. - Nhà trường sẽ thành lập Ban tổ chức để tổ chức “Ngày hội đọc” theo hướng dẫn của cấp trên, và tuyển tập những bài viết của các lớp thành “Quyển truyện lớn” và nộp về Phòng Giáo dục trước ngày 27/4/2009. - Giáo viên và học sinh chọn lựa tác phẩm xuất sắc nhất để tham gia trình bày. Giáo viên và học sinh quyết định cách thể hiện thật sáng tạo, hấp dẫn và linh hoạt. - Nhà trường sẽ phối hợp với đài báo địa phương đưa tin về tuần lễ GDCMN. Sử dụng các câu chuyện đã được tuyển chọn về việc biết đọc, biết viết để phát lên đài phát thanh địa phương, thôn xóm… tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân - Thời gian tổ chức “Ngày hội đọc”: Lúc 19 giờ 30 phút tại sân trường THCS Lao Bảo. - Dự kiến Chương trình tổ chức như sau: + Học sinh thi kể chuyện + Phụ huynh học sinh thi đọc diễn cảm. + Câu chuyện của đời tôi (chọn một số người thuộc ba khóm Ka túp, Ka tang, và Khe đá trình bày). + Tiểu phẩm của học sinh: + Lãnh đạo tham gia đọc truyện. + Thảo luận về các giải pháp nhằm xoá bỏ tình trạng mù chữ, tái mù chữ Trên đây là toàn bộ kế hoạch thực hiện “Tổ chức tuần lễ hành động giáo dục cho moi người” với chủ đề: “Xoá mù chữ cho thanh niên và người lớn và học tập suốt đời”, Nhà trường yêu cầu tất cả CBGV và học nghiên cứu để tham gia đạt hiệu quả cao. . Hướng dẫn tổ chức tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2009 Số tư liệu: 1236/BGDĐT-KHTC Ngày ban hành: 27-02-2009 Tệp đính kèm: 1236-BGDDT-KHTC.zip. Kinh phí chi cho các hoạt động của Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN được lấy từ ngân sách địa phương. Kết thúc Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN các sở

Ngày đăng: 06/09/2013, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan