THỰC TRẠNG GIÁO dục kỹ NĂNG GIAO TIẾP với các cư dân NÔNG THÔN tại các TRUNG tâm học tập CỘNG ĐỒNG của SINH VIÊN học VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

50 126 0
THỰC TRẠNG GIÁO dục kỹ NĂNG GIAO TIẾP với các cư dân NÔNG THÔN tại các TRUNG tâm học tập CỘNG ĐỒNG của SINH VIÊN học VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI CÁC CƯ DÂNNÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - Khái quát điều tra khảo sát - Khái quát địa bàn khảo sát HVNNVN thuộc địa giới hành thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, nằm dọc theo quốc lộ 5, cách thành phố Hà Nội 12km, có tổng diện tích khoảng 1.973.734m2 HVNNVN tiền thân Trường Đại học Nông Lâm thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NL Bộ Nông Lâm, trường đại học nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hồ” thành lập sau ngày hồ bình lập lại miền Bắc Khi thành lập, Trường trực thuộc Bộ Nơng Lâm, có khoa với chun ngành đào tạo: Khoa Nông học gồm hai ngành: trồng trọt khí hóa nơng nghiệp; Khoa Chăn ni Thú y có ngành Chăn ni – Thú y; Khoa Lâm học có ngành Lâm học [53] Hiện nay, HVNNVN trung tâm đào tạo đa ngành nghiên cứu khoa học lớn nước, trường thuộc top trường đại học Việt Nam top 50 trường đại học Đông Nam Á, thuộc top 20 tổ chức cócơng bố quốc tế nhiều Việt Nam Hiện nay, Học viện có 34 ngành đào tạo chia thành lĩnh vực: Lĩnh vực nông nghiệp (Khoa Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản, Nông học); lĩnh vực khoa học tự nhiên (Khoa Cơ điện, Quản lý đất đai, Môi trường); lĩnh vực kinh tế (Khoa Kinh tế phát triển nơng thơn, Kế tốn quản trị kinh doanh); lĩnh vực khoa học công nghệ (Khoa Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm); lĩnh vực xã hội (Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Lý luận trị Xã hội) HVNNVN trường thuộc top trường đại học đạt điểm kiểm định chất lượng giáo dục cao Việt Nam [54] Học phần KNGT HVNNVN bắt đầu xây dựng đưa vào chương trình học từ năm 2008, học phần tự chọn gồm 02 tín dành cho hai ngành thuộc lĩnh vực xã hội HVNNVN ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, ngành Xã hội học, nên nhiều SV Học viện khơng có hội đăng ký học phần Bắt đầu từ năm 2016, HVNNVN thành lập “trung tâm KN mềm” Trung tâm KN mềm quản lý KN mềm: KN làm việc nhóm, KNGT, KN tìm kiếm việc làm, KN quản lý thân, KN hội nhập, KN lãnh đạo, học phần gồm 02 tín SV HVNNVN phép lựa chọn đăng ký 3/6 học phần KN mềm mà SV muốn học Chính có nhiều lựa chọn, nên tỉ lệ SV đăng ký học “học phần KNGT” không nhiều Theo thống kê trung tâm KN mềm HVNNVN, từ khóa K61 (hiện SV năm thứ HVNNVN) tính tới thời điểm tháng 3/2018 có 41.8% SV trường học KNGT Số liệu thống kê cho thấy chưa 50% SV đăng ký học KNGT Chính thế, mà ngồi SV có KNGT tốt, lượng lớn SV chưa đăng ký lớp học KN này, cịn nhiều SV chưa có KNGT, chưa linh hoạt, chủ động giao tiếp - Mục đích khảo sát Đánh giá thực trạng GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ, từ nguyên nhân rút kết luận có tính khái qt làm sở đề xuất biện pháp GD KNGT với cư dân nông thôn cho SV TTHTCĐ - Nội dung khảo sát - Thực trạng kỹ giao tiếp sinh viên - Nhận thức mục tiêu, ý nghĩa KNGT - Các mức KNGT SV - Các hình thức giao tiếp SV - Thực trạng giáo dục kỹ giao tiếp với cư dân nông thôn trung tâm học tập cộng đồng cho sinh viên - Đánh giá nhận thức GV SV ý nghĩa, vai trò GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ; - Mức độ đạt mục tiêu GD KNGT - Mức độ thực nội dung GD KNGT - Mức độ thực hình thức GD KNGT - Mức độ ảnh hưởng yếu tố đến GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ cho SV - Phương pháp khảo sát - Điều tra - Phỏng vấn sâu - Quan sát - Đối tượng khảo sát 300 SV bao gồm 100 SV khoa Kinh tế phát triển nông thôn, 100 SV khoa Thú y, 100 SV khoa Nông học 30 GV, cán quản lý thường xuyên đưa SV thực tập sở - Xử lý số liệu thống kê toán học Số liệu điều tra luận văn xử lý phần mềm SPSS V.17 kết hợp với phương pháp vấn quan sát hoạt động giao tiếp SV HVNNVN Cách đánh giá: Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % phương pháp cho điểm - Quy ước mức độ thang đo cho điểm TT Trung Mức độ bình Khơng có ý nghĩa/Chưa đạt/Khơng bao giờ/Khơng cần thiết/Khơng ảnh hưởng Ít có ý nghĩa/Trung bình/Hiếm khi/Ít cần thiết/Ít ảnh hưởng Có ý nghĩa/Khá/Thỉnh thiết/Ảnh hưởng thoảng/Cần 1,00 – 1,75 1,76 – 2,5 2,51 – 3,25 Rất có ý nghĩa/Tốt/Thường xuyên/Rất cần thiết/Rất ảnh hưởng 3,26 – 4,00 - Kết thực trạng - Thực trạng kỹ giao tiếp sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam - Thực trạng nhận thức giảng viên, sinh viên khái niệm kỹ giao tiếp Chúng tiến hành phát phiếu điều tra cho hai đối tượng GV SV Số lượng phiếu phát 330 phiếu (30 phiếu GV, 300 phiếu SV ba khoa: Nông học, Kinh tế phát triển nông thôn, Thú y) Kết thu 330 phiếu hợp lệ Khảo sát thực trạng nhận thức GV, SV khái niệm KNGT tiến hành điều tra qua câu hỏi số hai phiếu dành cho GV SV (phụ lục phụ lục 2) Kết thu sau: - Nhận thức GV, SV khái niệm KNGT Tỷ lệ Nội dung nhận thức khái niệm KNGT % a KNGT trình tiếp xúc, quan hệ người với người, nhằm mục đích trao đổi thơng tin, 26.5 hiểu biết lẫn nhau, tâm tư tình cảm b KNGT lực người biểu trình giao tiếp, hệ thống thao tác cử chỉ, điệu 13.6 hành vi chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa c KNGT khả tri giác hiểu biểu bên diễn biến bên tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý đối 9.7 tượng giao tiếp d KNGT lực tiến hành thao tác, hành động, kể lực thực xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm 50.2 với đối tượng giao tiếp cách hiệu nhằm đạt mục đích giao tiếp - Nhận thức khái niệm KNGT Khái niệm KNGT có ý nghĩa quan trọng, giúp người giao tiếp xác định hoạt động, mục đích giao tiếp thân GV SV cần phải có nhận thức đắn, đầy đủ, xác khái niệm KNGT, để định hướng thao tác, hành động q trình giao tiếp nhằm đạt mục đích định Qua kết khảo sát trình bày bảng 2.2 biểu đồ 2.1, chúng tơi có nhận xét sau: Có 50.2% số lượng GV SV nhận thức đầy đủ khái niệm KNGT; có 13.6% 9.7% nhận thức chưa đầy đủ khái niệm KNGT, 26.5% nhận thức khái niệm KNGT nhầm sang khái niệm giao tiếp Từ kết khảo sát, nhận thấy đa số GV SV nhận thức khái niệm KNGT nhiên, có 49.8% gần nửa số lượng GV SV chưa có nhận thức đầy đủ khái niệm KNGT nhầm khái niệm KNGT sang khái niệm giao tiếp, tỷ lệ lớn, điều ảnh hưởng lớn đến trình GD KNGT cho SV Tiến hành trò chuyện, vấn sâu số SV chúng tơi nhận kết Em N.T.L cho biết “Do trình học em, em không hiểu rõ sở lý luận khái niệm nên có nhầm lẫn chọn” Em V.C.N cho biết “Vì nội hàm khái niệm nhiều phần giống nhau, em chưa hiểu kỹ khái niệm nên chọn nhầm sang khái niệm giao tiếp” Như vậy, nhiều SV chưa nhận thức đứng đắn khái niệm KNGT có nhận thức chưa đầy đủ khái niệm KNGT, biện pháp đặt cần GD nhận thức cho GV SV nhiều khái niệm giao tiếp, KNGT, để SV hiểu rõ vấn đề - Thực trạng nhận thức ý nghĩakỹ giao tiếp sinh viên Tìm hiểu thực trạng nhận thức ý nghĩa KNGT cho SV, tiến hành khảo sát qua câu hỏi số hai phiếu GV SV Kết thu sau: thiệu làm quen trước cư dân nông thôn TTHTCĐ Tư thế, cách sử phương tiện dụng phi ngôn ngữ chào hỏi, giới thiệu thân trước nhiều cư dân TTHTCĐ KN tạo niềm tin: Cách thể chân thành qua ánh mắt, cử chỉ, quan tâm SV 21.7 56.3 11.6 10.4 2.89 24.9 43.1 22.5 9.5 2.83 tới vấn đề cư dân nông thôn TTHTCĐ KN chia sẻ thông tin, kiến thức nông nghiệp: Cách chuẩn bị tài liệu, phương tiện hỗ trợ, cách luyện tập chia sẻ hiệu trước cư dân nông thôn TTHTCĐ, cách chọn lọc thông tin, kiến thức nông nghiệp để chia sẻ KN thu thập thơng tin phân tích thơng tin: Luyện tập cách lắng nghe, ghi chép đứng trước cư dân nông thôn để thu thập thôn tin, phân 23.1 39.8 27.6 9.5 2.76 tích thơng tin KN điều kiển q trình giao tiếp: KN quan sát sát mắt: phát mắt thay đổi 13.6 53.9 30.7 1.8 2.77 17.6 43.8 25.2 13.4 2.65 cử chỉ, điệu bộ, màu sắc… nét mặt cư dân nông thôn TTHTCĐ KN thuyết phục: Cách đưa tình tiết, kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy đúng, thấy hợp lý mà tin theo, làm theo Sau xử lý số liệu, chúng tơi tính tốn cho bảng Kết cho thấy mức độ thực nội dung GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ diễn không thường xuyên với điểm số trung bình từ 2.65 đến 2.89 Nhìn vào bảng số liệu thấy GV thực nội dung GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ cho SV chủ yếu mức chiếm đa số (từ 43.1 56.3) Lý thực tế lớp GV thường hay quan tâm đến việc giảng dạy kiến thức môn học, chưa quan tâm tâm đến việc GD KNGT cho SV Thỉnh thoảng có phần kiến thức liên quan tới việc thực tập nghề nghiệp SV GV hướng dẫn GD KNGT với cư dân nông thôn cho SV nên việc thực nội dung GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ không nhiều, mức Tuy nhiên, có nhiều thầy cô quan tâm đến việc GD KNGT với cư dân nơng thơn TTHTCĐ, đối tượng SV thực tập nghề nghiệp tiếp xúc, nên GV quan tâm GD KNGT cho SV nhiều Ngược lại, có GV khơng hay quan tâm GD KNGT cho SV Chính vậy, hạn chế làm cho KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ SV gặp nhiều khó khăn, thân SV chưa tích cực chủ động rèn luyện hay tham gia vào trình GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ - Khảo sát mức độ thực biện pháp giáo dục kỹ giao tiếp với cư dân nông thôn trung tâm học tập cộng đồng Thực trạng hình thức tổ chức GD KNGT với cư dân nông thôn tiến hành điều tra qua câu hỏi số 11 hai phiếu GV SV Kết thu sau: - Thực trạng mức độ thực biện pháp GD KNGT với cư dân nông thôn cho SV HVNNVN Mức độ thực Điểm trun g T T Nội bình dung Thườn g xun Thơng qua 55.7 Thỉnh Hiế Khôn thoản m g bao g 41.2 3.1 3.52 môn học 2 qua hoạt động Thông 55.5 11.9 3.2 hoạt 46.6 48.9 4.5 3.42 43.4 52.4 4.2 3.39 qua động Đồn Thơng qua tự 32.6 trải nghiệm 3 Thông rèn luyện Qua bảng số liệu, nhận thấy GD KNGT cho SV thông qua môn học đánh giá mức thường xuyên chiếm tỷ lệ 55.7% Có nhiều biện pháp GD KNGT cho SV biện pháp mà SV GV cho hiệu tích hợp vào dạy mơn học, nay, HVNNVN có 01 học phần KNGT Học viện quản lý, 01 học phần trung tâm KN mềm quản lý, SV đăng ký để tham gia lớp học KN Ngoài ra, lớp hoạt động giảng dạy tích cực, GV lồng ghép với mơn học để GD KNGT cho SV Tiếp theo hình thức tăng cường hợp tác GV SV, SV với người dân chủ thể q trình giao tiếp Học đơi với làm, SV học lớp không thực tế, thực hành việc học khơng hiệu Nếu SV tích cực tham gia hoạt động, xuống sở thực tập thường xuyên KN giao tiếp SV với cư dân nông thôn tốt nhiều Ngồi ra, biện pháp thơng qua hoạt động đoàn SV chọn thường xuyên Vì hoạt động đồn có nhiều hoạt động phong phú đa dạng, giúp SV tham gia như: hội thao, hội diễn văn nghệ, hội thi, hoạt động từ thiện, chiến dịch mùa hè xanh… - Kết luận thực trạng giáo dục kỹ giao tiếp với cư dân nông thôn trung tâm học tập cộng đồng sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam Qua phân tích, điều tra thực trạng GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ, thấy rằng: GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ có ý nghĩa quan trọng, phần lớn GV SV có nhìn đắn, nhận mức độ quan trọng việc GD KNGT, lượng nhỏ chưa nhận thấy tầm quan trọng ý nghĩa GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ Qua khảo sát thấy, với KNGT với cư dân nông thơn TTHTCĐ chúng tơi đưa ra, có KN SV có KN với tỷ lệ 50%, cịn KN lại mức độ chưa có KN Khi khảo sát mức độ cần thiết GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ, thu kết SV nhận thấy cần GD mức cần thiết, mức cần thiết nhiều Hơn nữa, qua phần khảo sát, thấy nguyên nhân ảnh hướng tới q trình GD KNGT với cư dân nơng thơn TTHTCĐ nhiều chủ động, tích cực SV q trình GD (chủ thể GD) Như vậy, cần có biện pháp đưa để GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ cho SV - Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới trình giáo dục kỹ giao tiếp với cư dân nông thôn cho sinh viên Để tìm hiểu thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới GD KNGT cho SV, tiến hành khảo sát qua câu hỏi số 13 với hai phiếu dành cho GV SV, sau xử lý số liệu thu kết sau: - Các yếu tố ảnh hưởng tới trình GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ Mức độ ảnh hưởng Điểm Rất T Nội dung T ảnh hưởn g Ảnh Ít ảnh hưởn hưởn g g Khơn g ảnh hưởn trun g bình g Nhận thức cán quản lý việc GD KNGTvới cư 47.3 48.2 4.5 3.53 70.7 22.8 6.5 3.64 42.4 49.5 4.6 3.5 3.31 56.3 40.5 3.2 3.54 dân nông thôn TTHTCĐ cho SV GV Chương trình GD KNGT Nhận thức SV GD KNGT với cư dân nông thơn TTHTCĐ Tính tích cực, chủ động SV tham gia vào 80.9 17.6 1.5 3.78 32.5 59.7 7.8 3.25 trình GD Vốn tri thức SV Chúng đưa 06 yếu tố ảnh hưởng tới trình GD KNGT cho SV: Nhận thức cán quản lý việc GD KNGTvới cư dân nông thôn TTHTCĐ cho SV.; GV; Chương trình GD KNGT; Nhận thức SV GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ; Tính tích cực, chủ động SV tham gia vào trình GD; Vốn tri thức SV Kết thu điểm trung bình từ 3.25 đến 3.78 Trong có 02 yếu tố có điểm số trung bình cao GV đạt 3.64 vàTính tích cực, chủ động SV tham gia vào trình GDđạt 3.78 Hai yếu tố GV SV chọn mức độ ảnh hưởng chủ yếu, hai yếu tố chủ thể trình giao tiếp (GV người hướng dẫn SV, SV người thực theo hướng dẫn GV tự thực hiện) dễ dàng nhận thấy mức độ ảnh hưởng hai yếu tố Ngoài ra, thấy Nhận thức cán quản lý việc KNGT (47.3) Nhận thức SV GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ (56.3)ở mức độ ảnh hưởng Nhận thức đóng vai trị quan trọng trình GD KNGT với cư dân nơng thơn TTHTCĐ, nhận thức đắn ý nghĩa GV SV có động lực để rèn luyện GD KNGT cho SV tự SV rèn luyện cho thân trước thực tập nghề nghiệp Ngoài ra,Học viện tạo điều kiện cho SV tham gia vào hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội nhằm rèn luyện KNGT cần thiết cho SV chủ động tham gia hoạt động Tóm lại, thấy có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới trình GD KNGT lực tổ chức giảng dạy khả lồng ghép KNGT vào mơn học; tính tích cực, chủ động SV tham gia vào trình GD (đây hai chủ thể q trình giao tiếp) - Đánh giá chung thực trạng - Ưu điểm Nhìn chung, thấy cán quản lý, GV SV nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò GD KNGT, GD KNGT với cư dân nông thơn TTHTCĐ HVNNVN có buổi tập huấn hướng dẫn giảng dạy KN mềm cho GV, buổi tập huấn chương trình KN mềm cho SV, có KNGT Những KNGT KNGT SV vận dụng vào học tập sống Học viện quan tâm hơn, trọng vào đào tạo KNGT cho SV Ngoài Học viện cố gắng nâng cao sở vật chất, phương tiện, điều kiện, kinh phí giúp cho việc GD KNGT thuận tiện Công tác tổ chức GD KNGT với cư dân nơng thơn TTHTCĐ có kết định Qua khảo sát cho thấy, KNGT chủ yếu với dân nông thôn TTHTCĐ SV có kết định Ở mức độ trội KN như: Lắng nghe, thuyết trình, làm quen, nói lời cảm ơn, xin lỗi… GV SV đánh giá mức có KN Tuy nhiên KN khác mức hạn chế, SV thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn giao tiếp nên KN như: KN chia sẻ thôn tin kiến thức nông nghiệp; KN thu thập thơn tin phân tích thơng tin; KN thuyết phục…Do vậy, KN cần GD nhiều việc lồng ghép với môn học, hay hoạt động trải nghiệm… - Hạn chế Vẫn lượng nhỏ SV chưa nhận thức đầy đủ khái niệm KNGT hay ý nghĩa GD KNGT với cư dân nơng thơn TTHTCĐ Ngồi ra, khó khăn mà GV Học viện gặp phải trình GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ: Bản thân GV phần hạn chế KNGT, chưa có kinh nghiệm việc dạy học tích hợp, lồng ghép GD KNGT vào môn học; SV chưa chủ động, tích cực tham gia vào q trình GD, thiếu tự tin, nhút nhát giao tiếp; Cán quản lý chưa thực quan tâm đến GD KNGT, chưa tổ chức buổi trải nghiệm thực tế cho SV tham gia, mơi trường GD cịn nhiều hạn chế không gian, thời gian, địa điểm, người Những tồn làm cho trình GD KNGT cho SV gặp nhiều khó khăn Chính vậy, cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng GD KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ cho SV Đa số GV SV HVNNVN nhận thức ý nghĩa quan trọng KNGT, nhiên số ý SV chưa nhận thức rõ tầm quan trọng KNGT này, chưa hiểu rõ biểu KNGT, vận dụng KNGT vào sống Qua tìm hiểu điều tra, KNGT SV đừng mức trung bình nhiều, lượng SV đạt tốt KNGT cịn hạn chế, số cịn nhiều SV tự cho cịn chưa đạt KNGT Chính cần có biện pháp GD KNGT cho SV Chúng tơi tìm hiểu thực trạng KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ cho SV, chúng tơi đưa KN có KN SV cho có KN, cịn lại KN chưa đạt, mức độ mong muốn KN SV cần thiết cần thiết Qua đó, phải đưa biện pháp GD nội dung giao tiếp ... môn học để GD cho SV - Thực trạng giáo dục kỹ giao tiếp với cư dân nông thôn trung tâm học tập cộng đồng cho sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam - Thực trạng nhận thức ý nghĩa giáo dục kỹ giao. .. luận thực trạng giáo dục kỹ giao tiếp với cư dân nông thôn trung tâm học tập cộng đồng sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam Qua phân tích, điều tra thực trạng GD KNGT với cư dân nông thôn. .. KNGT với cư dân nông thôn TTHTCĐ - Khảo sát mức độ thực biện pháp giáo dục kỹ giao tiếp với cư dân nông thôn trung tâm học tập cộng đồng Thực trạng hình thức tổ chức GD KNGT với cư dân nông thôn

Ngày đăng: 31/07/2019, 13:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đánh giá thực trạng GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ, từ đó chỉ ra được những nguyên nhân và rút ra được kết luận có tính khái quát làm cơ sở đề xuất những biện pháp GD KNGT với cư dân nông thôn cho SV tại các TTHTCĐ.

  • - Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên

  • - Nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của KNGT

  • - Các mức về KNGT của SV

  • - Các hình thức giao tiếp của SV

  • - Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng cho sinh viên

  • - Đánh giá nhận thức của GV và SV về ý nghĩa, vai trò của GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ;

  • - Mức độ đạt được mục tiêu GD KNGT

  • - Mức độ thực hiện nội dung GD KNGT

  • - Mức độ thực hiện các hình thức GD KNGT

  • - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV.

  • - Điều tra

  • - Phỏng vấn sâu

  • - Quan sát

  • Cách đánh giá: Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm.

  • - Quy ước mức độ thang đo cho điểm

  • TT

  • Mức độ

  • Trung bình

  • 1

  • Không có ý nghĩa/Chưa đạt/Không bao giờ/Không cần thiết/Không ảnh hưởng

  • 1,00 – 1,75

  • 2

  • Ít có ý nghĩa/Trung bình/Hiếm khi/Ít cần thiết/Ít ảnh hưởng

  • 1,76 – 2,5

  • 3

  • Có ý nghĩa/Khá/Thỉnh thoảng/Cần thiết/Ảnh hưởng

  • 2,51 – 3,25

  • 4

  • Rất có ý nghĩa/Tốt/Thường xuyên/Rất cần thiết/Rất ảnh hưởng

  • 3,26 – 4,00

  • - Thực trạng nhận thức của giảng viên, sinh viên về khái niệm kỹ năng giao tiếp

  • Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho hai đối tượng là GV và SV. Số lượng phiếu phát ra là 330 phiếu (30 phiếu của GV, 300 phiếu SV của ba khoa: Nông học, Kinh tế và phát triển nông thôn, Thú y). Kết quả thu được 330 phiếu hợp lệ. Khảo sát thực trạng nhận thức của GV, SV về khái niệm KNGT được tiến hành điều tra qua câu hỏi số 1 ở cả hai phiếu dành cho GV và SV (phụ lục 1 và phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

  • - Nhận thức của GV, SV về khái niệm KNGT

  • Nội dung nhận thức về khái niệm KNGT

  • Tỷ lệ

  • %

  • 26.5

  • 13.6

  • 9.7

  • 50.2

  • - Nhận thức về khái niệm KNGT

  • Khái niệm KNGT có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người giao tiếp xác định được hoạt động, mục đích giao tiếp của bản thân. GV và SV cần phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, chính xác về khái niệm KNGT, để có thể định hướng được những thao tác, hành động trong quá trình giao tiếp nhằm đạt được những mục đích nhất định.

  • Qua kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, chúng tôi có nhận xét như sau:

  • Có 50.2% số lượng GV và SV nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm KNGT; có 13.6% và 9.7% nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về khái niệm KNGT, còn 26.5% nhận thức khái niệm KNGT nhầm sang khái niệm giao tiếp. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số GV và SV đã nhận thức đúng về khái niệm KNGT tuy nhiên, có 49.8% gần một nửa số lượng GV và SV chưa có nhận thức đầy đủ về khái niệm KNGT hoặc nhầm khái niệm KNGT sang khái niệm giao tiếp, đây là tỷ lệ khá lớn, chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình GD KNGT cho SV. Tiến hành trò chuyện, phỏng vấn sâu một số SV thì chúng tôi nhận được kết quả. Em N.T.L cho biết “Do trong quá trình học em, em cũng không hiểu rõ về cơ sở lý luận của các khái niệm nên có sự nhầm lẫn khi chọn”. Em V.C.N cho biết “Vì nội hàm của khái niệm cũng nhiều phần giống nhau, em chưa hiểu kỹ về các khái niệm nên chọn nhầm sang khái niệm giao tiếp”.

  • Như vậy, còn khá nhiều SV chưa nhận thức đứng đắn về các khái niệm về KNGT hoặc có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về khái niệm KNGT, biện pháp đặt ra cần GD nhận thức cho GV và SV nhiều hơn về khái niệm giao tiếp, KNGT, để SV hiểu rõ vấn đề.

  • - Thực trạng nhận thức về ý nghĩakỹ năng giao tiếp đối với sinh viên

  • - Thực trạng nhận thức về ý nghĩa KNGT đối với SV

  • - Thực trạng các mức độ về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  • Để khảo sát thực trạng các mức độ về KNGT của SV HVNNVN hiện nay. Chúng tôi tiến hành điều tra qua câu hỏi số 3 ở cả hai phiếu điều tra dành cho GV và phiếu điều tra dành cho SV (phụ lục 1 và phụ lục 2). Kết quả chúng tôi thu được như sau:

  • - Thực trạng các mức độ về KNGT của SV HVNNVN

  • Qua bảng có thể thấy rằng các KNGT của SV hiện nay đang dừng lại ở mức “Khá” và mức “Trung bình” là nhiều nhất với điểm trung bình chúng tôi xử lý từ 2.49 đến 2.96 (điểm trung bình nằm ở mức Trung bình đến mức Khá). KNGT là KN được diễn ra thường xuyên, hàng ngày trong đời sống của SV, chúng tôi liệt kê ra 04 KNGT đây là những KNGT cơ bản nhất, những KNGT chung nhất mà SV nào cũng yêu cầu phải đạt được. Nhưng chúng ta thấy, các KNGT này ở mức Tốt chiếm tỷ lệ rất ít từ 8.1% đến 28.2% đây là con số rất kiêm tốn với số lượng SV chúng tôi tiến hành điều tra, chỉ có KN thuyết trình số lượng SV đạt mức độ tốt là cao hơn so với các KN khác là chiếm 28.2%, mức Khá chúng ta thấy có một vài KNGT chiếm gần 50% là KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN diễn đạt thông tin tiếp theo là KN viết văn bản. Đối với mức Trung bình cao nhất là KN viết văn bản chiếm 46.6%, tiếp theo là KN làm quen chiếm 41.1%. Tiếp tục nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng SV chưa đạt các KNGT này còn khá nhiều từ 4.2% đến 13.5% đây là con số đáng báo động, vì đây là những KNGT cơ bản nhất những cũng có rất nhiều SV chưa đạt được những KN này.

  • Qua phỏng vấn sâu một 05 SV chúng tôi nhận được kết quả: Hiện nay HVNNVN có học phần KNGT do các thầy/cô Bộ môn Tâm lý giảng dạy, giáo trình KNGT giảng dạy cho SV các KN như: KN lắng nghe; KN thuyết trình; KN diễn đạt thông tin; KN phản hồi. Từ năm 2016, Học viện thành lập ra trung tâm KN mềm, giáo trình KNGT của Trung tâm cũng đề cập đến các KN như: KN lắng nghe, KN thuyết trình; KN diễn đạt thông tin. Chính vì vậy, do được học trên lớp, được thực hành nên những KN của SV như lắng nghe, thuyết trình, diễn đạt thông tin… SV tự đánh giá mình đang ở mức Khá chiếm tỷ lệ gần 50%. Ngoài ra, ngay trên lớp dạy các môn học GV cũng hướng dẫn SV về các KNGT nên SV khá hơn ở các KN làm quen, lắng nghe, thuyết trình, các KN còn lại do chưa được làm nhiều, thực hành nhiều nên thực trạng hiện nay các KNGT của SV dừng lại ở mức trung bình.

  • Tóm lại, chúng ta thấy thực trạng hiện nay các KNGT của SV là chưa tốt, có những KN SV tự nhận thấy mình chưa đạt, hoặc chỉ dừng lại ở mức trung bình, mức khá, còn mức tốt là rất ít. Biện pháp đặt ra cần lồng ghép vào các môn học để GD các KNGT cho SV hoặc qua đoàn thể, trải nghiệm giúp SV hoàn thiện hơn các KNGT.

  • - Thực trạng các hình thức giao tiếp của sinh viên

  • Để khảo sát các hình thức giao tiếp của SV HVNNVN hiện nay. Chúng tôi tiến hành điều tra qua câu hỏi số 4 ở cả hai phiếu điều tra dành cho GV và phiếu điều tra dành cho SV (phụ lục 1 và phụ lục 2). Kết quả chúng tôi thu được như sau:

  • - Các hình thức giao tiếp của SV

  • Qua bảng chúng ta dễ dàng nhận thấy, có sự khác biệt ở điểm số trung bình từ điểm trung bình thấp 2.18 đến điểm trung bình cao 3.58. Phân tích hình thức giao tiếp của SV, chúng tôi thấy hình thức được SV sử dụng thường xuyên đó là thông qua làm việc theo nhóm chiếm tỷ lệ 65.7%, tiếp theo thông qua thuyết trình, báo cáo chiếm 52.1%, thông qua trả lời câu hỏi và phát biểu ý kiến 23.6%, thông qua tổ chức chơi trò chơi 19.8%, cuối cùng thông qua câu lạc bộ là 17.8%. Hình thức giao tiếp ở mức độ thỉnh thoảng được GV và SV lựa chọn nhiều nhất là thông qua tổ chức trò chơi chiếm 70.5%, tiếp theo thông qua trả lời câu hỏi và phát biểu ý kiến chiếm 47.9%... Ở mức độ “không bao giờ” giao tiếp chỉ có duy nhất hình thức thông qua câu lạc bộ được một lượng nhỏ SV lựa chọn chiếm 12.5%.

  • Lý giải tại sao lại có sự chênh lệch % giữa các hình thức. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một vài GV và SV, chúng tôi nhận được kết quả: Cô B.T.K.H cho biết “các hình thức giao tiếp như thông qua làm việc theo nhóm; thuyết trình, báo cáo; thông qua trả lời câu hỏi và phát biếu ý kiến; thông qua tổ chức chơi trò chơi được chúng tôi sử dụng trong lớp học, với hình thức học tín chỉ, SV tự học là chính nên chúng tôi thường giao bài tập, chủ đề chia nhóm cho SV về làm báo cáo, để buổi sau lên thuyết trình. Chính vì vậy, mà hình thức thông qua làm việc nhóm đượcchúng tôi sử dụng thường xuyên và nhiều nhất. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng tổ chức trò chơi làm cho không khí lớp vui vẻ, bớt căng thẳng, SV tích cực vào bài học hơn. Còn hình thức thông qua câu lạc bộ, không phải bạn SV nào cũng tham gia các câu lạc bộ trong và ngoài HVNNVN và có những bạn chưa từng tham gia câu lạc bộ nào”. Tổng hợp ý kiến của SV, chúng tôi thu được kết quả: Nhiều SV cũng có ý kiến, hiện nay các thầy/cô thường chia lớp thành các nhóm nhỏ khác nhau để các nhóm trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, bài tập trên lớp, hoặc làm những bài thuyết trình để buổi sau lên báo cáo, nên hình thức này được sử dụng nhiều nhất. Sau khi SV báo cáo GV cũng yêu cầu SV nhận xét, bổ sung cho bài của bạn, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của các nhóm khác.. Còn hình thức tổ chức chơi trò chơi thì các em cho rằng hình thức này diễn ra ở mức độ thỉnh thoảng, vì tiết học có hạn về thời gian nên không phải lúc nào cũng có thể tổ chức chơi trò chơi. Hình thức giao tiếp thông qua câu lạc bộ, các em cho biết câu lạc bộ thường sinh hoạt theo tuần/tháng/quý nên mức độ gặp nhau thường xuyên để giao tiếp là ít hơn so với các hình thức khác.

  • Tóm lại chúng ta thấy, các hình thức giao tiếp chủ yếu của SV là thông qua làm việc nhóm, thuyết trình, báo cáo. Còn các hình thức giao tiếp khác SV dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng.

  • - Thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên của Học viện nông nghiệp Việt Nam

  • Chúng tôi tìm hiểu thực trạng thầy/cô đã GD KNGT cho SV thông qua hình thức nào. Chúng tôi tiến hành điều tra qua câu hỏi số 5 ở cả hai phiếu GV và SV (phụ lục 1 và phụ lục 2). Đây là câu hỏi có nhiều lựa chọn, sau khi xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau:

  • - Thực trạng các hình thức GD KNGT cho SV HVNNVN

  • Qua biểu đồ, chúng tôi nhận thấy rằng GV đã có rất GD KNGT cho SV bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua dạy các môn học, thông qua hoạt động trải nghiệm, thông qua đoàn thể, thông qua tự rèn luyện. Nhìn vào số liệu thống kê trên biểu đồ thì hình thức SV và GV lựa chọn nhiều mang lại hiệu quả cao đó chính là hình thức thông qua dạy các môn học đạt 63.1%, tiếp đến là hoạt động trải nghiệm đạt 49.1%, đoàn thể đạt 32.6%, cuối cùng là tự rèn luyện đạt 24.5%. Qua phỏng vấn sâu một 05 SV chúng tôi tổng hợp kết quả: Hiện nay, trong các chương trình đào tạo của HVNNVN mới chỉ có một học phần KNGT (tự chọn), chỉ dành cho một vài Khoa trong Học viện, nên cơ hội được học lớp KNGT của SV là không nhiều. Bắt đầu từ K61 (hiện nay là SV năm thứ hai) Học viện mới ra quy định bắt buộc phải học ba trong sáu KN mềm tự chọn (KNGT, KN hội nhập, KN làm việc theo nhóm, KN quản lý bản thân, KN tìm kiếm việc làm, KN lãnh đạo) như vậy Học viện có 02 học phần KNGT để SV lựa chọn học (01 học phần trong chương trình đào tạo của Học viện, 01 học phần trong chương trình của trung tâm KN mềm). Ngoài ra, trong giờ học trên lớp các môn học khác SV cũng được GV hướng dẫn về KNGT thông qua các hoạt động tổ chức trên lớp như: hỏi – đáp, giảng giải, đặt vấn đề, phương pháp đóng vai, xử lý tình huống, làm việc theo nhóm… cũng giúp SV rèn luyện được các KNGT. Chính vì vậy, GD KNGT dạy học thông qua dạy học môn học được cả GV và SV lựa chọn nhiều hơn các hình thức khác.

  • Ngoài ra, Học viện cũng còn tổ chức rất nhiều các hoạt động trải nghiệm giúp SV rèn luyện các KNGT như: cuộc thi SV tìm hiểu pháp luật (theo nhóm), SV khởi nghiệp, cuộc thi olympic…SV tại HVNNVN cũng có nhiều cơ hội tham gia các đoàn thể, các câu lạc bộ nhằm rèn luyện các KNGT như: Tình nguyện, hoạt động Đoàn…đây cũng chính là cơ hội giúp SV rèn luyện được các KNGT.

  • - Kết luận thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam

  • Qua phân tích số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy rằng, SV vẫn chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm KNGT, vẫn nhầm lẫn sang những khái niệm khác. Các KNGT của SV hiện nay đang ở mức trung bình và mức khá là nhiều nhất, số lượng SV có KNGT này ở mức tốt vẫn còn đang hạn chế, hơn thế nữa chúng tôi thấy, chủ yếu các hoạt động giao tiếp của SV lựa chọn đều diễn ra trong lớp học, ngoài lớp học và rất ít số liệu này thống nhất với số liệu phân tích các hình thức GD KNGT chủ yếu của GV là thông qua dạy các môn học. Như vậy, thông qua các môn học là chủ yếu, nên GV cần tích hợp các nội dung GD KNGT vào các môn học để GD cho SV.

  • - Thực trạng nhận thức về ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  • Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng nhận thức về ý nghĩa KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ của SV HVNNVN được tiến hành điều tra qua câu hỏi số 7 ở cả hai phiếu điều tra dành cho GV và SV. Kết quả thu được như sau:

  • - Thực trạng nhận thức về ý nghĩa GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ đối SV HVNNVN

  • Nhìn vào bảng chúng tôi đưa ra 6 ý nghĩa cơ bản của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV HVNNVN gồm: Giúp SV nâng cao KN tiếp cận kiến thức, hòa nhập môi trường làm việc, hòa nhập cuộc sống, tăng cơ hội xin việc sau khi ra trường; Giúp SV tăng khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin tới người khác; Giúp SV rèn luyện và sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong nhiều hoàn cách khác nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp; Giúp SV rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt, kiềm chế và biểu lộ cảm xúc… khi giao tiếp; Giúp SV khắc phục tính rụt rè, giúp tự tin khi giao tiếp với người khác, hoặc đứng trước đám đông; Giúp SV tích cực tham gia vào các hoạt động trong và ngoài nhà trường.. Kết quả chúng tôi thu được sau khi xử lý số liệu đạt từ 3.46 đến 3.71, điểm trung bình có giá trị rất cao, điều này cho thấy phần lớn GV và SV đều nhận thức và đánh giá cao vai trò to lớn và rất quan trọng của KNGT đối với SV hiện nay.

  • Qua bảng số liệu ta thấy, ý nghĩa quan trọng của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ được cả SV và GV đều đánh giá rất cao là “Giúp SV nâng cao KN tiếp cận kiến thức, hòa nhập môi trường làm việc, hòa nhập cuộc sống, tăng cơ hội xin việc sau khi ra trường” đạt 69.2% (đánh giá ở mức rất có ý nghĩa). Khi có KNGT thì SV sẽ tự tin hơn rất nhiều, KN xin việc của SV sẽ trở lên dễ dàng và thuận lợi hơn. Ý nghĩa của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ tiếp theo cũng được GV và SV lựa chọn và đánh giá rất cao ở mức độ rất có ý nghĩa là “Giúp SV khắc phục tính rụt rè, giúp tự tin khi giao tiếp với người khác, hoặc đứng trước đám đông” đạt 64.4% (đánh giá ở mức rất có ý nghĩa). Đại đa số SV hiện nay rất thiếu tự tin vào bản thân mình, rất rụt rè, ngại giao tiếp với người khác. Nếu SV có được những KNGT cơ bản sẽ giúp SV tự tin hơn khi đứng trước người khác, hoặc đám đông để trình bày hay giao tiếp tốt hơn, tự tin, mạnh dạn.

  • Qua bảng số liệu chúng tôi phân tích, trên 90% tổng số lượng GV và SV đều đánh giá các ý nghĩa của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ đối với SV là rất có ý nghĩa và có ý nghĩa, tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy còn có tỷ lệ nhỏ SV cho rằng vẫn tích ý nghĩa của KNGT vào ô Ít có ý nghĩa(từ 0.9% đến 5.8%) và Không có ý nghĩa(0.9% đến 1.4%). Tiến hành phỏng vấn, hỏi ý kiến quan điểm của 05 SV thì chúng tôi nhận được kết quả như sau: Dù biết các ý nghĩa quan trọng của KNGT với các cư dân nông thôn tại TTHTCĐ với bản thân, nhưng SV chưa được tham gia nhiều vào các hoạt động GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ nên cũng chưa thực sự hiểu về quá trình giao tiếp. Thời gian SV học trên lớp nhiều nên không có nhiều thời gian cho những hoạt động khác được tổ chức trong và ngoài ra trường. Hơn thế nữa, SV cho biết mặc dù cũng nhận thức được ý nghĩa của KNGT đối với bản thân, và cũng đã rèn luyện sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp, nhưng mức độ chưa nhiều, SV vẫn sử dụng cái “bản năng” vốn có của bản thân mình để giao tiếp.

  • Tóm lại, qua bảng số liệu chúng ta thấy phần lớn GV và SV đã có nhận thức ban đầu về ý nghĩa của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ đối với bản thân SV và cuộc sống. Tuy nhiên, cũng còn nhiều SV chưa nhận thức rõ ràng về ý nghĩa của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ. Chính vì vậy, biện pháp đặt ra lúc này là cần nâng cao nhận thức một cách sâu rộng, tới toàn bộ GV và SV trong HVNNVN để thấy được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ.

  • - Thực trạng mức độ đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng cho sinh viên

  • Để điều tra thực trạng mức độ đạt được mục tiêu GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ. Chúng tôi tiến hành điều tra ở câu hỏi số 8 ở cả hai phiếu GV và SV, kết quả sau khi xử lý số liệu chúng tôi thu được như sau:

  • - Mức độ đạt được mục tiêu GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ

  • Mục tiêu GD rất quan trọng với SV, khi giao tiếp với các cư dân nông thôn, SV phải đặt ra mục tiêu càng rõ ràng, càng cụ thể thì càng dễ dàng thực hiện nhiệm vụ GD KNGT. Mục tiêu GD KNGT là kim chỉ nam, giúp SV tìm ra những phương hướng biết mình phải làm gì, làm như thế nào khi giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ.

  • Chúng tôi đưa ra 05 mục tiêu GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ để hỏi GV và SV, kết quả chúng tôi thu được tất cả 5 mục tiêu chúng tôi đưa ra đều có tỷ lệ trên 50% đã đạt được mục tiêu, đây là kết quả rất khả quan. Đặc biệt mục tiêu SV có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò các đặc điểm /nội dung/hình thức giao tiếp và các KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ được SV lựa chọn nhiều nhất với 82.7%. Như vậy điều quan trọng nhất đó chính là sự nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ đã được SV nhận thức và đạt được những mục tiêu này. Các mục tiêu còn lại cũng đạt được tỷ lệ rất cao như SV ý thức được việc rèn luyện thường xuyên, liên tục các KNGT với cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ chiếm tỷ lệ 69.2%. Tuy nhiên, ngoài những SV đã đạt được mục tiêu nói trên cũng còn những SV chưa đạt được mục tiêu đề ra, SV mạnh dạn, giao tiếp thành công với đối tượng là các cư dân các vùng nông thôn tại các TTHTCĐ khi đi thực tập hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp (44.7%)đây cũng là những hạn chế làm cho quá trình giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ còn nhiều khó khăn. Vì SV thường chưa được tiếp xúc hoặc giao tiếp, hoặc được trải nghiệm với các cư dân nông thôn tại TTHTCĐ trước khi đi thực tập nghề nghiệp nên khi phải giao tiếp với các cư dân các em trở lên bỡ ngỡ và ngại giao tiếp. Bên cạnh đó nhiều em còn rất tự ti vào những kiến thức, KN mà mình đã được học trên trường, khi giao tiếp, chia sẻ kiến thức sẽ nói sai, nói không đúng sẽ dẫn đến tâm lý bị bất ổn, lo lắng, hồi hộp khi đứng trước các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ.

  • - Tìm hiểu thực trạng cáckỹ năng giao tiếp với các các cư dân nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng của sinh viên

  • Chúng tôi tìm hiểu những KNGT đặc trưng nhất mà SV sẽ phải sử dụng khi xuống cơ sở thực tập khi giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ qua câu hỏi số 9 ở cả hai phiếu GV và SV. Phân tích kết quả thu được như sau:

  • - Thực trạng KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ của SV HVNNVN

  • Chúng tôi đưa ra 6 KNGT đây là những KNGT đặc trưng nhất khi SV giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ. Sau khi phân tích số liệu chúng tôi thu được kết quả và thống kê ra bảng 2.8. Nhìn vào bảng 2.8 chúng ta có thể thấy số lượng SV đạt được các KNGT này là không nhiều, chỉ có một vài KN các em cho rằng mình đã có KN như KN làm quen (59.2) và KN tạo niềm tin (63.8) còn các KN khác đang ở mức chưa có KN là đa số. Lý giải tại sao SV lại cho có KN này, chúng tôi tổng hợp các câu trả lời của SV: các em cho biết cuối năm thứ hai và năm thứ ba SV bắt đầu đi thực tập nghề nghiệp, trước khi thực tập tại HVNNVN hay Khoa cũng không tổ chức những buổi tập huấn hướng dẫn SV khi được tập sẽ phải làm những gì hay xuống gặp các cư dân nông thôn giao tiếp như thế nào. Trên thực tế SV mới chỉ được học những KNGT trong học phần KNGT của HVNNVN quản lý hoặc của trung tâm KN mềm quản lý, mà các KNGT này chủ yếu là KNGT chung của SV không có nội dung KNGT nào với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ, hoặc SV được rèn luyện các KNGT thông qua các môn học… chính vì thế khi xuống các cơ sở thực tập để thực tập nghề nghiệp, gặp đối tượng giao tiếp là các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ, SV trở lên lúng túng, không biết giao tiếp, và tự nhận thấy bản thân mình chưa có các KN này. Như vậy, câu hỏi đặt ra cần đưa những biện pháp GD để GD các KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV.

  • - Tìm hiểu về mức độ thực hiện nội dung giáo dục nội dung kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng cho sinh viên

  • Để tìm hiểu mức độ thực hiện nội dung GD các KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ chúng tôi điều tra qua câu hỏi số 10 ở cả hai phiếu GV và SV sau khi xử lý số liệu thống kê chúng tôi thu được kết quả như sau:

  • - Mức độ thực hiện nội dung GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ

  • Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi tính toán và cho ra bảng . Kết quả này cho thấy mức độ thực hiện các nội dung GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ được diễn ra không thường xuyên với điểm số trung bình từ 2.65 đến 2.89. Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy GV thực hiện các nội dung GD KNGT với các cư dân nông thôn tại TTHTCĐ cho SV chủ yếu là ở mức thỉnh thoảng là chiếm đa số (từ 43.1 cho tới 56.3). Lý do là vì thực tế trên lớp các GV thường hay quan tâm đến việc giảng dạy kiến thức môn học, chưa quan tâm hoặc chú tâm đến việc GD KNGT cho SV. Thỉnh thoảng có những phần kiến thức liên quan tới việc đi thực tập nghề nghiệp của SV thì GV mới hướng dẫn và GD KNGT với các cư dân nông thôn cho SV nên việc thực hiện nội dung GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ là không nhiều, ở mức thỉnh thoảng. Tuy nhiên, cũng có nhiều thầy cô cũng quan tâm đến việc GD KNGT với cư dân nông thôn tại TTHTCĐ, vì đây là những đối tượng SV đi thực tập nghề nghiệp sẽ tiếp xúc, nên GV quan tâm GD KNGT cho SV nhiều hơn. Ngược lại, cũng có GV cũng không hay quan tâm và GD KNGT cho SV. Chính vì vậy, đây cũng chính là những hạn chế làm cho KNGT với các cư dân nông thôn tại TTHTCĐ của SV gặp nhiều khó khăn, hoặc bản thân SV chưa tích cực chủ động rèn luyện hay tham gia vào quá trình GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ.

  • - Khảo sát về mức độ thực hiện các biện pháp giáo dục các kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông thôn ở các trung tâm học tập cộng đồng

  • Thực trạng hình thức tổ chức GD KNGT với các cư dân nông thôn được tiến hành điều tra qua câu hỏi số 11 ở cả hai phiếu GV và SV. Kết quả thu được như sau:

  • - Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp GD KNGT với các cư dân nông thôn cho SV HVNNVN

  • Qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy rằng GD KNGT cho SV thông qua môn học đánh giá ở mức thường xuyên chiếm tỷ lệ 55.7%. Có nhiều biện pháp GD KNGT cho SV nhưng biện pháp mà cả SV và GV cho rằng hiệu quả nhất tích hợp vào dạy các môn học, vì hiện nay, HVNNVN mới chỉ có 01 học phần là KNGT do Học viện quản lý, và 01 học phần do trung tâm KN mềm quản lý, SV có thể đăng ký để tham gia các lớp học KN này. Ngoài ra, ngay trên lớp các hoạt động giảng dạy tích cực, GV lồng ghép với các môn học để GD KNGT cho SV. Tiếp theo là hình thức tăng cường sự hợp tác giữa GV và SV, SV với người dân vì đây chính là những chủ thể của quá trình giao tiếp. Học đi đôi với làm, SV được học ở trên lớp nhưng không được đi thực tế, thực hành thì việc học cũng không hiệu quả. Nếu SV được tích cực tham gia các hoạt động, xuống các cơ sở thực tập thường xuyên thì KN giao tiếp của SV với các cư dân nông thôn sẽ tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, biện pháp thông qua hoạt động đoàn cũng được SV chọn thường xuyên. Vì hoạt động đoàn có nhiều hoạt động phong phú đa dạng, có thể giúp SV tham gia như: hội thao, hội diễn văn nghệ, hội thi, hoạt động từ thiện, chiến dịch mùa hè xanh…

  • - Kết luận thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng của sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam

  • Qua phân tích, điều tra thực trạng GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ, chúng tôi thấy rằng: GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ có ý nghĩa rất quan trọng, phần lớn GV và SV đều có cái nhìn đúng đắn, nhận ra các mức độ quan trọng của việc GD KNGT, chỉ còn lượng nhỏ là chưa nhận thấy tầm quan trọng của ý nghĩa GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ. Qua khảo sát chúng tôi thấy, với các KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ chúng tôi đưa ra, có 3 KN SV đã có KN với tỷ lệ 50%, còn 3 KN còn lại vẫn còn đang ở mức độ chưa có KN. Khi khảo sát mức độ cần thiết GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ, chúng tôi thu được kết quả SV đều nhận thấy cần GD ở mức rất cần thiết, và mức cần thiết là nhiều nhất. Hơn thế nữa, qua phần khảo sát, chúng tôi thấy được nguyên nhân ảnh hướng tới quá trình GD KNGT với cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ nhiều nhất đó chính là sự chủ động, tích cực của SV trong quá trình GD (chủ thể GD). Như vậy, cần có những biện pháp đưa ra để GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV.

  • Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới GD KNGT cho SV, chúng tôi tiến hành khảo sát qua câu hỏi số 13 với cả hai phiếu dành cho GV và SV, sau khi xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau:

  • - Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ

  • Chúng tôi đưa ra 06 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GD KNGT cho SV: Nhận thức của cán bộ quản lý về việc GD KNGTvới các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV.; GV; Chương trình GD KNGT; Nhận thức của SV về GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ; Tính tích cực, chủ động của SV khi tham gia vào quá trình GD; Vốn tri thức của SV. Kết quả chúng tôi thu được điểm trung bình từ 3.25 đến 3.78. Trong đó có 02 yếu tố có điểm số trung bình cao nhất GV đạt 3.64 vàTính tích cực, chủ động của SV khi tham gia vào quá trình GDđạt 3.78. Hai yếu tố này được cả GV và SV đều chọn mức độ rất ảnh hưởng là chủ yếu, vì hai yếu tố này đều là chủ thể của quá trình giao tiếp (GV là người hướng dẫn SV, SV là người thực hiện theo sự hướng dẫn của GV hoặc tự thực hiện) do đó dễ dàng nhận thấy mức độ rất ảnh hưởng của hai yếu tố này. Ngoài ra, chúng ta thấy Nhận thức của cán bộ quản lý về việc KNGT (47.3) và Nhận thức của SV về GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ (56.3)ở mức độ ảnh hưởng. Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ, vì khi nhận thức đúng đắn về ý nghĩa thì GV và SV mới có động lực để rèn luyện GD KNGT cho SV và tự SV rèn luyện cho bản thân mình trước khi đi thực tập nghề nghiệp. Ngoài ra,Học viện cũng tạo điều kiện cho SV tham gia vào các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội nhằm rèn luyện các KNGT cần thiết nhất cho SV chủ động tham gia các hoạt động đó.

  • Tóm lại, chúng ta thấy có hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình GD KNGT là năng lực tổ chức giảng dạy và khả năng lồng ghép các KNGT vào các môn học; tính tích cực, chủ động của SV khi tham gia vào quá trình GD (đây là hai chủ thể chính của quá trình giao tiếp).

  • Nhìn chung, chúng ta thấy cán bộ quản lý, GV và SV đều nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của GD KNGT, GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ.

  • HVNNVN cũng đã có các buổi tập huấn hướng dẫn giảng dạy KN mềm cho các GV, những buổi tập huấn về chương trình KN mềm cho SV, trong đó có KNGT. Những KNGT này là những KNGT cơ bản của SV có thể vận dụng vào học tập và trong cuộc sống. Học viện cũng đã quan tâm hơn, chú trọng vào đào tạo các KNGT cho SV. Ngoài ra Học viện cũng đã cố gắng nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện, kinh phí giúp cho việc GD KNGT được thuận tiện hơn.

  • Công tác tổ chức GD KNGT với cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ đã có những kết quả nhất định. Qua khảo sát cho thấy, KNGT chủ yếu với cơ dân nông thôn tại TTHTCĐ của SV đã có những kết quả nhất định. Ở mức độ nổi trội hơn là các KN như: Lắng nghe, thuyết trình, làm quen, nói lời cảm ơn, xin lỗi… GV và SV đánh giá ở mức đã có KN. Tuy nhiên vẫn còn những KN khác đang ở mức hạn chế, do SV thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp nên các KN như: KN chia sẻ thôn tin và kiến thức nông nghiệp; KN thu thập thôn tin và phân tích thông tin; KN thuyết phục…Do vậy, các KN này cần được GD nhiều hơn trong việc lồng ghép với các môn học, hay hoạt động trải nghiệm…

  • Vẫn còn một lượng nhỏ SV chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm KNGT hay ý nghĩa GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ.

  • Ngoài ra, những khó khăn mà GV và Học viện gặp phải trong quá trình GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ: Bản thân GV phần nào hạn chế về KNGT, chưa có kinh nghiệm trong việc dạy học tích hợp, lồng ghép GD KNGT vào các môn học; SV chưa chủ động, tích cực tham gia vào quá trình GD, thiếu tự tin, nhút nhát trong giao tiếp; Cán bộ quản lý cũng chưa thực sự quan tâm đến GD KNGT, chưa tổ chức được các buổi trải nghiệm thực tế cho SV tham gia, môi trường GD còn nhiều hạn chế về không gian, thời gian, địa điểm, con người.

  • Những tồn tại này làm cho quá trình GD KNGT cho SV gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp nâng cao chất lượng GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV.

  • Đa số GV và SV trong HVNNVN đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng của KNGT, tuy nhiên vẫn còn một số ý SV chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của các KNGT này, chưa hiểu rõ về các biểu hiện của các KNGT, vận dụng các KNGT vào trong cuộc sống.

  • Qua tìm hiểu và điều tra, các KNGT của SV hiện nay mới chỉ đừng ở mức khá và trung bình là nhiều, lượng SV đạt tốt ở các KNGT này còn hạn chế, trong số đó còn khá nhiều SV tự cho rằng mình còn chưa đạt ở các KNGT. Chính vì vậy cần có biện pháp GD các KNGT này cho SV.

  • Chúng tôi tìm hiểu các thực trạng KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV, chúng tôi đưa ra 6 KN thì có 3 KN SV cho rằng có KN, còn lại 3 KN là chưa đạt, mức độ mong muốn các KN này của SV là cần thiết và rất cần thiết. Qua đó, chúng ta phải đưa ra được biện pháp GD các nội dung giao tiếp này.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan